Gia đình văn hóa cần đảm bảo mấy tiêu chuẩn năm 2024

Sự ra đời của Nghị định 122/2018/NĐ-CP là bước cụ thể hóa các Nghị quyết của Trung ương, trọng tâm là Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết Trung ương 9 khóa XII về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Nội dung Nghị định có nhiều điểm mới so với Thông tư 12/2011/TT-BVHTTDL ngày 10/10/2011 quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận Danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương.

Tiêu chuẩn đạt Gia đình văn hóa nêu trong Nghị định có 03 nhóm với 24 tiêu chí [Thông tư 12/2011/TT-Bộ VHTTDL có 3 nhóm với 11 tiêu chí];

Cụ thể, các tiêu chuẩn danh hiệu về Gia đình văn hóa gồm:

1. Gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương nơi cư trú;

2. Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng;

3. Tổ chức lao động, sản xuất kinh doanh, công tác, học tập đạt năng suất, chất lượng hiệu quả.

Mỗi một tiêu chuẩn lại có nhiều tiêu chí đánh giá. Nội hàm các tiêu chí dễ định lượng, xác định được mức độ đạt và không đạt khi thực hiện bình xét; các tiêu chí có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, phản ánh đầy đủ các yếu tố văn hóa chủ đạo trong đời sống gia đình.

Nghị định cũng quy định 07 nhóm trường hợp không được xét tặng gia đình văn hóa [Thông tư 12/2011/TT-BVHTTDL không quy định]. Đây là điểm mới, cụ thể, giúp cho việc bình xét được thuận lợi, đồng thời hạn chế tối đa tính hình thức trong quá trình bình xét danh hiệu.

Các trường hợp không xét tặng danh hiệu gia đình văn hóa

Thành viên trong gia đình vi phạm một trong các trường hợp sau:

1. Bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính theo quy định của luật xử lý vi phạm hành chính.

2. Không hoàn thành nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ nộp thuế.

3. Bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng; phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường.

4. Có tảo hôn hoặc hôn nhân cận huyết thống.

5. Có bạo lực gia đình bị xử phạt hành chính.

6. Mắc các tệ nạn xã hội, ma túy, mại dâm, trộm cắp, tổ chức đánh bạc hoặc đánh bạc.

7. Tham gia tụ tập đông người gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Tiêu chuẩn danh hiệu Khu dân cư văn hóa bao gồm 05 nhóm nội dung với 27 tiêu chí cụ thể, phù hợp với các quy định hiện hành về đánh giá hộ nghèo đa chiều, mức độ tiếp cận văn hóa, giáo dục, y tế, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Đặc biệt, các tiêu chí phản ánh yêu cầu từ thực tế, phù hợp với môi trường ở nông thôn và thành thị, tránh được tính hình thức, chạy đua theo thành tích, đánh giá không thực chất.

Tiêu chuẩn danh hiệu Khu dân cư văn hóa gồm:

1. Đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển;

2. Đời sống văn hóa, tinh thần lành mạnh, phong phú;

3. Môi trường cảnh quan sạch đẹp;

4. Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

5. Có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng.

Điều 13 của Nghị định cũng quy định 03 trường hợp không xét tặng danh hiệu Khu dân cư văn hóa. Thông tư 12/2011/TT-BVHTTDL không có nội dung này.

Các trường hợp không xét tặng danh hiệu khu dân cư văn hóa

1. Có khiếu kiện đông người và khiếu kiện vượt cấp trái pháp luật.

2. Có điểm, tụ điểm ma túy, mại dâm

3. Có hoạt động lợi dụng tôn giáo vi phạm pháp luật.

Nghị định quy định, thang điểm tối đa làm căn cứ xét công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa và Khu dân cư văn hóa là 100 điểm. Tổng điểm của mỗi tiêu chuẩn Gia đình văn hóa và Khu dân cư văn hóa không dưới 50% số điểm tối đa.

* Cách chấm điểm để xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa được thực hiện như sau:

a- Hộ gia đình thuộc quận, huyện tại thành phố trực thuộc trung ương đạt từ 90 điểm trở lên.

b- Hộ gia đình thuộc xã, phường, thị trấn thuộc miền núi, hải đảo hoặc xã đặc biệt khó khăn hoặc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định của Chính phủ đạt từ 60 điểm trở lên.

c- Hộ gia đình không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và b đạt từ 85 điểm trở lên.

* Cách chấm điểm để xét tặng danh hiệu Khu dân cư văn hóa được thực hiện như sau:

a- Khu dân cư thuộc quận, huyện tại thành phố trực thuộc trung ương đạt từ 90 điểm trở lên;

b- Khu dân cư thuộc xã, phường, thị trấn thuộc miền núi, hải đảo hoặc xã đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ đạt từ 60 điểm trở lên;

c- Khu dân cư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và b đạt từ 80 điểm trở lên.

Giấy khen Gia đình văn hóa, Khu dân cư văn hóa được tặng không quá 15% trên tổng số gia đình được công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa đủ 03 năm liên tục, khu dân cư được công nhận danh hiệu Khu dân cư văn hóa đủ 05 năm liên tục.

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa gồm những tiêu chuẩn nào? Hồ sơ, thủ tục đề nghị xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa gồm những gì? – Thu Cúc [Đà Nẵng]

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa từ 30/01/2024 [Hình từ internet]

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

1. Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa từ 30/01/2024

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa từ 30/1/2024 bao gồm:

[1] Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước

- Các thành viên trong gia đình chấp hành tốt chủ trương của Đảng và quy định của pháp luật.

- Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội theo quy định.

- Bảo đảm thực hiện an ninh trật tự, phòng cháy, chữa cháy.

- Bảo đảm các quy định về độ ồn, không làm ảnh hưởng đến cộng đồng theo quy định của pháp luật về môi trường.

[2] Tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất, học tập, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương

- Tham gia các hoạt động nhằm bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên và môi trường của địa phương.

- Tham gia các phong trào từ thiện, nhân đạo; đền ơn đáp nghĩa; khuyến học khuyến tài và xây dựng gia đình học tập.

- Tham gia sinh hoạt cộng đồng ở nơi cư trú.

- Tích cực tham gia các phong trào phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội do địa phương tổ chức.

- Người trong độ tuổi có khả năng lao động tích cực làm việc và có thu nhập chính đáng.

- Trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường.

[3] Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; thường xuyên gắn bó, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ trong cộng đồng

- Thực hiện tốt Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình.

- Thực hiện tốt chính sách dân số, hôn nhân và gia đình.

- Thực hiện tốt các mục tiêu về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình/bạo lực trên cơ sở giới.

- Hộ gia đình có nhà tiêu, nhà tắm, thiết bị chứa nước/các loại hình tương tự hợp vệ sinh.

- Tương trợ, giúp đỡ mọi người trong cộng đồng khi khó khăn, hoạn nạn.

[Phụ lục I kèm theo Nghị định 86/2023/NĐ-CP]

2. Trường hợp không xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa

Thành viên trong gia đình vi phạm một trong các trường hợp sau thì không xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa:

- Bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Không hoàn thành nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ nộp thuế;

- Bị xử phạt vi phạm hành chính về: Hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn; vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng;

- Bị xử phạt vi phạm hành chính về: Vi phạm quy định về trật tự công cộng; hành vi đánh bạc trái phép; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và phòng, chống bạo lực gia đình.

[Khoản 4 Điều 6 ]

3. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa

Hồ sơ đề nghị xét tặng các danh hiệu Gia đình văn hóa gồm:

- Văn bản đề nghị xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa” [Mẫu số 01];

- Bảng tổng hợp danh sách hộ gia đình đạt tiêu chuẩn và kết quả lấy ý kiến người dân [Mẫu số 02];

- Biên bản họp bình xét danh hiệu “Gia đình văn hóa” [Mẫu số 03].

[Khoản 1 Điều 7 ]

4. Trình tự xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa

Trình tự, thủ tục xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa được quy định tại khoản 1 Điều 8 như sau:

- Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức thực hiện theo trình tự sau:

Chủ trì, phối hợp với Trưởng ban Ban Công tác Mặt trận, các tổ chức đoàn thể cùng cấp tổ chức họp, đánh giá mức độ đạt các tiêu chuẩn của từng hộ gia đình trong phạm vi quản lý.

Tổng hợp danh sách các hộ gia đình đủ điều kiện đề nghị xét tặng và thông báo công khai trên bảng tin công cộng hoặc các hình thức khác [nếu có] để lấy ý kiến người dân trong thời hạn 10 ngày.

Hết thời hạn lấy ý kiến, lập hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 7 , trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định.

- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa” [Mẫu số 10 của Phụ lục IV kèm theo Nghị định 86/2023/NĐ-CP].

Các tiêu chuẩn của gia đình văn hóa là gì?

Biểu hiện của gia đình văn hóa là vợ chồng cần bình đẳng, yêu thương và giúp đỡ nhau tiến bộ. Không xuất hiện bạo lực gia đình dưới mọi hình thức. Thực hiện quyền bình đẳng giới và vợ chồng cùng có trách nhiệm nuôi con khỏe, dạy con ngoan. Gia đình nề nếp, ông bà, cha mẹ gương mẫu, con cháu hiếu thảo.

Danh hiệu gia đình văn hóa là gì?

Theo khoản 3 Điều 20 Luật Thi đua, khen thưởng 2003 [sửa đổi 2005, 2013], Danh hiệu Gia đình văn hóa là một danh hiệu thi đua đối với hộ gia đình. Cụ thể, danh hiệu thi đua là hình thức ghi nhận, biểu dương, tôn vinh cá nhân, tập thể có thành tích trong phong trào thi đua.

Gia đình văn hóa để làm gì?

Gia đình văn hóa là một chỉ tiêu được chính phủ Việt Nam đề ra để thực hiện trong nhiều gia đình ở Việt Nam ở cấp tổ dân phố nhằm tạo ra một số tiêu chuẩn về văn hóa và khuyến khích các gia đình đạt các tiêu chuẩn này.

Có bao nhiêu trường hợp không xét tặng danh hiệu gia đình văn hóa?

Các trường hợp không xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa - Không hoàn thành nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ nộp thuế. - Bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng; phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường. - Có tảo hôn hoặc hôn nhân cận huyết thống. - Có bạo lực gia đình bị xử phạt hành chính.

Chủ Đề