Ghđ và ĐCNN của dụng cụ đo là gì

Bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về đơn vị đo độ dài [chiều dài] là gì? dụng cụ đo độ dài là gì? giới hạn đo [GHĐ] và độ chia nhỏ nhất [ĐCNN] của dụng cụ đo độ dài là gì?

I. Đơn vị đo độ dài

1. Ôn lại một số đơn vị đo độ dài

- Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là mét [ký hiệu: m].

- Đơn vị đo độ dài thường dùng nhỏ hơn mét là:

Đề-xi-mét [dm]: 1m = 10dm

Xen-ti-mét [cm]: 1m = 100cm

Mi-li-mét [mm]: 1m = 1000mm

Như vậy, ta có: 1m = 10dm = 100cm = 1000mm

- Đơn vị đo độ dài thường dùng lớn hơn mét là:

Ki-lô-mét [km]: 1km = 1000m

hay: 1m = 0,001km

Để đo khoảng cách rất lớn trong vũ trụ, người ta dùng đơn vị năm ánh sáng: 1nas 9461 tỉ km.

2. Ước lượng độ dài

- Ước lượng độ dài 1m trên cạnh bàn và dùng thước kiểm tra lại.

-Ước lượng độ dài gang tay bằng 11cm và dùng thước kiểm tra lại.

II. Đo độ dài

1. Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài

- Khi dùng thước đo, cần biết giới hạn đô và độ chia nhỏ nhất của thước.

- Giới hạn đo [GHĐ] của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước [ví dụ thước kẻ các em thường dùng trong lớp có giới hạn đo thường là 20cm hoặc 30cm].

- Độ chia nhỏ nhất [ĐCNN] của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước [ví dụ các thước đo các em thường dùng trong lớp có ĐCNN là 1mm].

Đo độ dài bằng thước cuộn và thước thẳng

* Ví dụ: Cách dùng thước đo chiều dài [độ dài]

Đo chiều rộng của sách vật lý 6: dùng thước có GHĐ 20cm; ĐCNN: 1mm

Đo chiều dài của sách vật lý 6: dùng thước có GHĐ 30cm; ĐCNN: 1mm

Đo chiều dài bạn học: dùng thước có GHĐ 2m; ĐCNN: 1cm

2. Đo độ dài

Để đo độ dài ta dùng thước đo. Tùy theo hình dạng, thước đo độ dài có thể được chia ra thành nhiều loại: thước thẳng, thước cuộn, thước dây, thước xếp, thước kẹp,...

Thí dụ, như để đo chiều dài bàn học và bề dày cuốn sách chúng ta có thể dùng 1 thước dây, và thước kẻ học sinh.

Video liên quan

Chủ Đề