Gân tay nổi cộm là dấu hiệu của bẹnh gì

Nhiều người thường lo lắng khi tay chân nổi gân xanh vì sợ rằng bản thân đang gặp vấn đề bệnh lý. Thực tế tình trạng tay chân nổi gân xanh là bệnh gì? có nguy hiểm không? Cách trị nổi gân xanh như thế nào?

Các đường gân xanh dưới da của chúng ta gọi là tĩnh mạch, đảm nhận nhiệm vụ quan trọng trong việc đưa máu từ các bộ phận trên cơ thể trở lại tim. Ở một số người, những đường gân này nổi lên rõ hơn những người khác. Vậy tại sao tay chân bạn bị nổi gân xanh dưới da? Cùng Hello Bacsi tìm hiểu trong bài viết sau nhé.

5 nguyên nhân khiến bạn bị nổi gân xanh ở tay chân

1. Do làn da nhạt màu

Trong nhiều trường hợp, người có tay nổi gân xanh hoặc bị nổi gân xanh ở chân do làn da nhạt màu. Bên cạnh đó, da dày hay mỏng cũng là một yếu tố tạo nên sự khác biệt. Khi chúng ta già đi, các lớp chất béo dưới da trở nên mỏng hơn. Do đó, người cao tuổi thường có gân xanh nổi rõ trên cánh tay, chân và các bộ phận khác của cơ thể.

Ngoài ra, một số trường hợp bẩm sinh đã có tĩnh mạch nằm sát với bề mặt của làn da khiến tình trạng gân tay nổi nhiều dễ nhìn thấy hơn.

2. Nổi gân tay chân do quá gầy

Ở những người gầy, lượng chất béo tốt và xấu trong cơ thể thấp, đồng nghĩa với việc lớp mỡ dưới da mỏng, không che phủ được hoàn toàn các đường gân xanh. Vì thế, gân tay nổi nhiều hoặc gân xanh ở chân trở nên nổi bật, dễ nhìn thấy hơn.

3. Vận động mạnh làm tay chân nổi gân xanh

Gân xanh nổi ở tay chân trong quá trình tập luyện, vận động mạnh là điều bình thường. Khi hoạt động liên tục, cơ bắp của bạn sẽ căng lên và đẩy các tĩnh mạch lên bề mặt da, dẫn đến hiện tượng nổi gân xanh. Sau khi kết thúc tập luyện, cơ bắp của bạn sẽ giãn ra. Tĩnh mạch cũng trở về vị trí cũ và gân xanh nổi ở tay và gân xanh ở chân sẽ mờ dần đi.

4. Nổi gân xanh ở phụ nữ mang thai

Tay chân nổi gân xanh hay gân tay nổi nhiều là một vấn đề khá phổ biến ở phụ nữ mang thai và điều này không ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi. Để nuôi dưỡng thai nhi, thể tích máu của thai phụ thường cao hơn so với phụ nữ bình thường. Vì vậy, hệ thống mạch máu phải hoạt động nhiều hơn. Trong khi mang thai, nếu bạn đột nhiên nhìn thấy những đường gân xanh nổi lên chằng chéo thì cũng đừng quá lo lắng. Chúng thường sẽ biến mất sau khi sinh mà thôi.

5. Bàn tay nổi gân xanh hoặc nổi gân xanh ở chân là biểu hiện của vấn đề sức khỏe

Trong trường hợp đường gân xanh hiện rõ nhưng bạn vẫn bình thường và khỏe mạnh thì không có gì phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu tay chân nổi gân kèm theo một số triệu chứng khác như đau ngực, khó thở, viêm loét gần tĩnh mạch hoặc tĩnh mạch bị sưng thì bạn nên đi khám để kiểm tra sức khỏe. Những triệu chứng này có thể do các vấn đề nghiêm trọng như giãn tĩnh mạch, viêm tắc tĩnh mạch… gây ra.

Cách chữa nổi gân xanh ở tay, chân

Trong nhiều trường hợp, nổi gân tay hoặc bị nổi gân xanh ở chân không phải là vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Vì vậy, bạn không cần tìm cách điều trị chân nổi gân xanh hoặc tay nổi gân bằng cách can thiệp y tế.

Mặc dù vậy, đối với những trường hợp nổi gân xanh không phải do bệnh lý, mặc dù không ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng cũng rất mất thẩm mỹ. Vậy, gân chân và gân tay nổi nhiều phải làm sao? Hãy lưu ý thực hiện những cách làm giảm gân tay, chân sau:

  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất, uống đủ nước [tối thiểu [2 lít/ngày]. Điều này không chỉ giúp bạn có sức khỏe tốt mà còn giúp giảm nguy cơ độc tố bị ứ đọng trong cơ thể.
  • Nếu thường xuyên bị mệt mỏi, căng thẳng, bạn nên thực hành các bài tập yoga, thiền, đi bộ…
  • Thực hành các động tác giãn cơ kỹ càng trước và sau khi tập thể dục.
  • Massage chân, tay thường xuyên hoặc ngâm chân với nước ấm để tay chân tay được nghỉ ngơi thư giãn, đặc biệt là với các mẹ bầu.
  • Với phụ nữ cần hạn chế đi giày cao gót giúp tránh tình trạng tĩnh mạch chân bị chèn ép dẫn đến nổi gân xanh.
  • Duy trì việc khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện các vấn đề sức khỏe.

Nhìn chung, tay chân nổi gân xanh là hiện tượng khá phổ biến. Trong một số trường hợp, điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Do đó, nếu nhận thấy hiện tượng này đi kèm theo các triệu chứng bất thường khác, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra càng sớm càng tốt.

Trợt là các vùng da bị tổn thương do mất một phần hoặc toàn bộ lớp thượng bì. Trợt có thể do chấn thương hoặc có thể xảy ra trong các bệnh viêm hoặc nhiễm trùng da khác nhau. Vết xước là một vết trợt thành dải do gãi, chà xát hoặc xé.

Các chấm xuất huyết là những điểm xuất huyết ấn kính không mất màu Các chấm xuất huyết là những điểm xuất huyết ấn kính không mất màu Các nguyên nhân bao gồm các bất thường tiểu cầu [ví dụ như giảm tiểu cầu, rối loạn chức năng tiểu cầu Tổng quan về rối loạn tiểu cầu Tiểu cầu là những mảnh tế bào trong hệ tuần hoàn có chức năng trong hệ đông máu. Thrombopoietin giúp kiểm soát số lượng tiểu cầu lưu hành bằng cách kích thích tủy xương để sản sinh mẫu tiểu... đọc thêm

], viêm mạch Tổng quan về viêm mạch Viêm mạch là bệnh lý viêm các mạch máu, thường dẫn tới thiếu máu, hoại tử và tổn thương viêm ở các cơ quan. Viêm mạch có thể xuất hiện ở bất kỳ mạch máu nào - các động mạch, tiểu động mạch,... đọc thêm
, và nhiễm trùng [ví dụ, bệnh màng não mô cầu, sốt màng não miền núi Sốt phát ban Rocky Mountain [RMSF] Sốt phát ban Rocky Mountain [RMSF] gây ra bởi Rickettsia rickettsii và được truyền qua bọ ve cứng. Triệu chứng gồm sốt cao, đau đầu nghiêm trọng và phát ban. [Xem thêm Tổng quan về Nhiễm... đọc thêm
, các nhiễm trùng do rickettsia].

Ban xuất huyết là một vùng xuất huyết lớn có thể sờ thấy. Ban xuất huyết có thể sờ thấy được coi là dấu hiệu vàng của viêm mạch máu có mảnh vỡ bạch cầu. Xuất huyết có thể là chỉ điểm một bệnh lý rối loạn đông máu Xuất huyết có thể là chỉ điểm một bệnh lý rối loạn đông máu Xuất huyết lớn có thể được gọi là vết bầm máu hoặc vết thâm tím.

Giãn mao mạch là giãn các mao mạch nhỏ vĩnh viễn, do ánh nắng mặt trời, trứng cá đỏ Trứng cá đỏ Trứng cá đỏ là một bệnh lý viêm mạn tính có đặc điểm là nóng bừng mặt, giãn mạch, ban đỏ, sẩn, mụn mủ và trong trường hợp nặng là triệu chứng mũi sư tử. Chẩn đoán dựa trên đặc điểm xuất hiện... đọc thêm

, các bệnh hệ thống [đặc biệt là xơ cứng hệ thống Xơ cứng bì toàn thể Xơ cứng bì toàn thể là bệnh mạn tính hiếm gặp chưa rõ nguyên nhân được đặc trưng bởi xơ hóa lan tỏa và tổn thương mạch ở da, khớp và các cơ quan nội tạng [đặc biệt là thực quản, đường tiêu hóa... đọc thêm
], hoặc bệnh di truyền [ví dụ, chứng thất điều giãn mạch mất điều hòa - giãn mạch Thất điều-giãn mạch do khiếm khuyết sửa chữa DNA thường dẫn đến suy giảm miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào; nó gây ra chứng mất điều hòa tiểu não tiến triển, giãn mao mạch mắt-da và nhiễm... đọc thêm
, giãn mao mạch xuất huyết di truyền Hereditary Hemorrhagic Telangiectasia Giãn mạch xuất huyết di truyền là một rối loạn mạch máu di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường gặp ở nam và nữ. [Xem thêm Tổng quan các rối loạn chảy máu do mạch máu.] Hơn 80% bệnh nhân có... đọc thêm
] hoặc sau khi điều trị lâu dài bằng corticosteroid tại chỗ.

Cấu hình là hình dạng của các tổn thương đơn độc và sự sắp xếp của nhiều tổn thương.

Tổn thương dạng lưới có dạng mạng lưới. Các ví dụ bao gồm nổi vân tím ỏ da và lưới livedo.

Một số tổn thương da có hình ảnh hoặc có thể sờ thấy được gợi ý chẩn đoán.

Tổn thương dạng lichen là sự dày lên của da với sự hằn lên của các dấu hiệu da bình thường; nó là kết quả của việc gãi hoặc xát nhiều lần.

Tổn thương trung tâm có lõm giữa và thường do nhiễm virut. Những ví dụ bao gồm u mềm lây U mềm lây U mềm lây có đặc trưng là các sẩn tròn, màu hồng, mịn, nhẵn bóng, tập trung thành đám, hoặc sẩn giống ngọc trai và lõm giữa có đường kính từ 2 đến 5 mm do virut molluscum gây nên, một loại virut... đọc thêm

và herpes simplex Nhiễm virus Herpes simplex [HSV] Herpes simplex Herpes [vi rút herpeses loại 1 và 2] thường gây nhiễm trùng tái phát ảnh hưởng đến da, miệng, môi, mắt và bộ phận sinh dục. Các bệnh nhiễm trùng nặng thường gặp gồm viêm não,... đọc thêm
.

U vàng có màu vàng, tổn thương dạng sáp, có thể tự phát hoặc có thể xảy ra ở những bệnh nhân có rối loạn lipid.

Điều quan trọng cần lưu ý là

  • Có một hay nhiều tổn thương.
  • Bộ phận đặc trưng của cơ thể bị ảnh hưởng [ví dụ như lòng bàn tay, da đầu, niêm mạc].
  • Phân bố là ngẫu nhiên hoặc có khuôn mẫu, đối xứng hoặc không đối xứng.
  • Các tổn thương ở trên vùng da tiếp xúc với ánh nắng hoặc da được bảo vệ.

Mặc dù vài mô hình là đặc trưng, một số phù hợp với một số bệnh nhất định.

Lichen phẳng Lichen Phẳng Planen planus là một phản ứng viêm tái phát, ngứa, đặc trưng bởi các sẩn nhỏ, rải rác, đa giác, đỉnh phẳng, có thể kết hợp thành các mảng vẩy thô, thường kèm theo tổn thương ở miệng và/hoặc... đọc thêm

thường xuất hiện trên cổ tay, cẳng tay, bộ phận sinh dục, và cẳng chân.

Khi kiểm tra màu da, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cần lưu ý rằng màu da tự nhiên của bệnh nhân có thể thay đổi biểu hiện về màu sắc.

Da đỏ [ban đỏ] có thể là kết quả của nhiều bệnh viêm hoặc nhiễm trùng khác nhau. Các khối u da thường có màu hồng hoặc đỏ. Các tổn thương mạch máu nông chẳng hạn như bớt rượu vang có thể có màu đỏ.

Da màu cam thường thấy ở chứng tăng caroten trong máu, đây là tình trạng lành tính của lắng đọng carotene khi ăn quá nhiều beta carotene.

Da màu tím có thể là kết quả của xuất huyết dưới da hoặc viêm mạch Tổng quan về viêm mạch Viêm mạch là bệnh lý viêm các mạch máu, thường dẫn tới thiếu máu, hoại tử và tổn thương viêm ở các cơ quan. Viêm mạch có thể xuất hiện ở bất kỳ mạch máu nào - các động mạch, tiểu động mạch,... đọc thêm

. Các tổn thương mạch hoặc các khối u, chẳng hạn như Kaposi sarcoma Kaposi Sarcoma Kaposi sarcoma [KS] là một khối u mạch máu nhiều ổ gây ra bởi herpesvirus loại 8. Nó có thể xảy ra trong các bệnh cổ điển, liên quan đến AIDS, hoặc do tính đặc hữu [ở châu Phi], và chứng rối... đọc thêm
và u máu, có thể có màu tím. Ban màu tím của mí mắt hoặc ban heliotrope là đặc trưng của bệnh viêm da cơ Viêm cơ tự miễn Viêm cơ tự miễn dịch được đặc trưng bởi các tổn thương viêm và thoái hóa ở cơ [viêm đa cơ, bệnh cơ qua trung gian miễn dịch hoại tử] hoặc ở da và cơ [viêm da cơ]. Các biểu hiện bao gồm yếu cơ... đọc thêm
.

Màu xanh, bạc và màu xám có thể là kết quả của sự lắng đọng của thuốc hoặc kim loại trong da, bao gồm minocycline, amiodarone, và bạc [argyria]. Da khi thiếu máu xuất hiện màu tím hoặc xám. Nevi trung bì sâu có màu xanh.

Da đen tổn thương có thể từ tế bào hắc tố, bao gồm nevi và u hắc tố Ung thư hắc tố U hắc tố ác tính phát sinh từ các tế bào hắc tố trong một vùng sắc tố [ví dụ: da, niêm mạc, mắt hoặc hệ thần kinh trung ương]. Di căn liên quan đến độ sâu của sự xâm nhập trong trung bì. Với... đọc thêm

. Vẩy đen do tế bào chết kết tụ có thể phát sinh từ nhồi máu, có thể là do nhiễm trùng [ví dụ, bệnh than Anthrax Do trực khuẩn gram dương Bacillus anthracis, là những sinh vật sinh độc tố, có vỏ, kỵ khí tuỳ tiện. Bệnh than, một bệnh thường gây tử vong ở động vật, được lây sang người bằng cách tiếp... đọc thêm
, nấm xâm nhập mạch bao gồm Rhizopus, bệnh viêm màng não do não mô cầu Bệnh Meningococcal Meningococci [Neisseria meningitidis] là những song cầu khuẩn gram âm gây viêm màng não mủ và nhiễm trùng huyết. Các triệu chứng, thường là nặng, bao gồm đau đầu, buồn nôn, nôn, sợ ánh... đọc thêm
], , thiếu máu động mạch, hoặc viêm mạch Viêm mạch ngoài da Viêm mạch ngoài da liên quan tới tình trạng viêm các mạch nhỏ hoặc trung bình ở trong da và mô dưới da nhưng không phải ở các cơ quan nội tạng. Viêm mạch ngoài da có thể chỉ giới hạn tổn thương... đọc thêm
.

Chứng da vẽ nổi [vẽ da nổi] là sự xuất hiện của sẩn phù mày đay sau khi tì đè tại chỗ [ví dụ, vuốt hoặc cào vào da] ở những vùng bị tì đè. Có đến 5% bệnh nhân bình thường có thể biểu hiện dấu hiệu này, đây là một dạng của mày đay vật lý.

Chủ Đề