Dự án nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ - Ảnh: Q.H.

Ngày 6-4, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì buổi làm việc với thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho ý kiến về báo cáo giám sát 5 năm thực hiện nghị quyết của Quốc hội về dừng thực hiện chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Theo báo cáo tại buổi làm việc, thực hiện nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XII và nghị quyết của Quốc hội về dừng thực hiện chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, Chính phủ đã ban hành nghị quyết về 3 nhóm nội dung thực hiện một số cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận phát triển kinh tế - xã hội, ổn định sản xuất và đời sống nhân dân giai đoạn 2018 - 2023, phát triển năng lượng tái tạo.

Qua 5 năm triển khai kết luận của trung ương, các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, kinh tế, xã hội tỉnh Ninh Thuận phát triển vượt bậc. Từ một tỉnh có quy mô kinh tế, thu nhập bình quân đầu người thấp nhất nước vào năm 2016, tới nay, quy mô GRDP và tổng mức đầu tư tăng mạnh. 

Bên cạnh đó, Ninh Thuận cũng đạt được nhiều kết quả quan trọng về phát triển các nguồn năng lượng mới, an toàn, hiệu quả bảo vệ môi trường… theo yêu cầu của nghị quyết Quốc hội.

Quang cảnh phiên làm việc - Ảnh: Q.H.

Cụ thể, hết năm 2021, Ninh Thuận có quy mô phát triển nguồn điện năng lượng tái tạo lớn nhất nước với tổng công suất là 3.205 MW, bao gồm 2.296 MW điện mặt trời trang trại, 287 MW điện mặt trời mái nhà và 622 MW điện gió. 

Tập đoàn Điện lực Việt Nam đang triển khai 4 dự án lưới truyền tải điện tại đây với mục tiêu đóng điện trong năm nay, tích hợp với các dự án điện gió, điện mặt trời vào hệ thống điện quốc gia…

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá các kết quả ấn tượng, rất quan trọng nói trên khẳng định chủ trương, chính sách rất đúng đắn, sáng suốt, có tính lịch sử, nổi bật của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị mà đứng đầu là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và là kết quả triển khai kịp thời nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ.

Tuy còn nhiều khó khăn và thách thức nhưng với quyết tâm lớn của tỉnh Ninh Thuận với sự hỗ trợ của trung ương, đã huy động được các thể chế, nguồn lực để từng bước hiện thực hóa chủ trương xây dựng tỉnh trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước.

Đồng thời, thu hút được các nhà đầu tư lớn chiến lược, tập trung vào một số lĩnh vực trọng điểm, đột phá, có những dự án lớn có tính lan tỏa được triển khai.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tiếp thu ý kiến tại cuộc họp, phối hợp các bộ, ngành, tỉnh Ninh Thuận hoàn thiện báo cáo giám sát kết quả 5 năm thực hiện nghị quyết số 31 của Quốc hội, xem xét, đánh giá những kết quả đạt được và tồn tại, hạn chế.

Trong đó, nhất là về vấn đề di dân, tái định cư, quy hoạch, bố trí đất đai cho sản xuất sau khi dừng triển khai dự án điện hạt nhân, kiến nghị đề xuất với Quốc hội, Chính phủ để tiếp tục tháo gỡ, tạo điều kiện cho Ninh Thuận tiếp tục phát triển nhanh, bền vững hơn nữa. 

Dừng điện hạt nhân Ninh Thuận là quyết định dũng cảm

THÀNH CHUNG

Thôn Vĩnh Trường - nơi quy hoạch điện hạt nhân 1 ở Ninh Thuận - Ảnh: DUY NGỌC

Trên con đường dẫn về thôn Vĩnh Trường ngày 4-6, chúng tôi chứng kiến lớp nhựa đường bong tróc, lởm chởm ổ gà. Ven đường, một số trại tôm bỏ không, cỏ mọc um tùm, ao tôm cũ nham nhở.

Không thể chờ mãi...

Điều dễ nhận thấy trong thôn là hàng trăm nhà dân đang xuống cấp, cũ kỹ nhưng không được sửa sang. Cạnh đó có nhiều căn nhà bỏ hoang, lụp xụp lúc ẩn, lúc hiện trong những bụi cây dại cao cả mét.

Đang loay hoay dọn vệ sinh cho đìa tôm, ông Nguyễn Văn Luận [53 tuổi] cho biết khi dự án điện hạt nhân được quy hoạch, ông và nhiều người dân trong thôn đồng thuận, chuẩn bị dời chỗ ở sang nơi khác. Tuy nhiên, chờ mãi suốt nhiều năm không thấy dự án triển khai. 

Đìa tôm 8.000m2 của ông giờ vẫn giữ nguyên hiện trạng, không dám đầu tư, chỉ nuôi cầm chừng để duy trì cuộc sống cho gia đình 6 miệng ăn. 

"Không thể để người dân chờ 13 năm trời, giờ lại tiếp tục chờ" - ông Luận nói.

Bên bờ đìa tôm gần đó, ông Nguyễn Văn Niển [71 tuổi] trầm ngâm kể ngày trước các loại hải sản như cá mú, tôm, ốc... ở đây rất nhiều. Mỗi ngày chỉ cần ra biển là người dân có ngay vài trăm ngàn đồng để trang trải cuộc sống. 

Khi dự án điện hạt nhân rục rịch đưa các loại máy móc hiện đại vào thăm dò địa chất, nổ mìn... các loại hải sản dần thưa thớt. Đời sống người dân khó khăn nhiều hơn.

Ông Nguyễn Thành Du, trưởng thôn Vĩnh Trường, cho biết năm 2008, khi nghe dự án điện hạt nhân sẽ triển khai tại thôn, 100% nhân dân đều đồng tình, ủng hộ Đảng, Nhà nước. Sau đó dự án cứ kéo dài mãi đến nay vẫn chưa thực hiện nhưng không có chính sách hỗ trợ khiến nhiều gia đình lâm vào cảnh khốn khó.

Chỉ tay về những ngôi nhà lụp xụp, ông Du bộc bạch do vướng quy hoạch nên người dân ở đây không dám cơi nới nhà cửa, đất đai không thể sang nhượng hay tặng cho được, hạ tầng như đường sá, trường học... ngày càng xuống cấp.

Ngày trước đất đai ở thôn có thể trồng các loại hoa màu [dưa, đậu phộng, bắp/ngô... ], nhưng từ ngày có quyết định quy hoạch làm điện hạt nhân phải ngưng sản xuất, đất đai bỏ hoang, bà con mất hết nguồn thu nhập. 

Thay mặt khoảng 250 hộ với hơn 1.000 khẩu, ông Du khẩn thiết kiến nghị Chính phủ, các bộ ngành trung ương sớm có thông báo rõ ràng vấn đề quy hoạch điện hạt nhân để hồi sinh vùng đất hơn 13 năm chờ đợi mỏi mòn. 

Tại thôn Vĩnh Trường có nhiều trại nuôi tôm, ốc nằm trong diện thu hồi phục vụ làm điện hạt nhân, nhiều người dân đang lo lắng nếu về tái định cư mới họ không biết làm gì - Ảnh: DUY NGỌC

Cùng chung cảnh ngộ với thôn Vĩnh Trường, nhiều năm qua cuộc sống của hơn 800 hộ dân với hơn 2.500 nhân khẩu ở thôn Thái An [vùng dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2] cũng bị đảo lộn vì không thể giao dịch được bất cứ thủ tục gì từ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển nhượng, thừa kế, chuyển mục đích, đăng ký thế chấp vay vốn...


Cần sớm có chính sách hỗ trợ người dân

Ông Trần Quốc Nam - chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận - cho biết từ khi Quốc hội bấm nút triển khai dự án điện hạt nhân, nhân dân ở 2 vùng dự án đồng tình, ủng hộ, sẵn sàng hy sinh lợi ích vì nguồn điện quốc gia. 

Năm 2016, Quốc hội có chủ trương dừng dự án điện hạt nhân, người dân cũng đồng ý và chờ chủ trương mới. Tuy nhiên, hơn chục năm qua, cơ sở vật chất ở hai vùng quy hoạch không được đầu tư, đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn.

"Tỉnh mong muốn bộ, ngành trung ương tham mưu với Thủ tướng Chính phủ nếu không làm dự án điện hạt nhân nữa, thì sớm trả lại diện tích của 2 dự án cho tỉnh để triển khai các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội" - ông Nam đề đạt.

Trước đó, ngày 12-4, đoàn công tác Quốc hội do ông Nguyễn Đức Hải - phó chủ tịch Quốc hội - làm trưởng đoàn đã khảo sát thực tế tại khu vực dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, xã Phước Dinh [huyện Thuận Nam].

Sau khi lắng nghe cử tri phản ảnh tâm tư, nguyện vọng, đoàn công tác ghi nhận, tổng hợp các ý kiến của cử tri trình lên Quốc hội để sớm có những chính sách cụ thể hỗ trợ bà con.

DUY NGỌC

Xem xét phát triển dự án điện hạt nhân

Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đã được dừng theo quyết định tại Nghị quyết 31 năm 2016 của Quốc hội khoá VIII.

Trong báo cáo giám sát về việc thực hiện nghị quyết này, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, Việt Nam xem xét phát triển điện hạt nhân trong giai đoạn tiếp theo, điều này góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, phát triển kinh tế độc lập, tự chủ và bảo đảm an ninh hệ thống điện với nhu cầu đa dạng nguồn phát.

Để phát triển loại năng lượng này, theo Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội "cần được đánh giá đầy đủ, khoa học, chính xác thực trạng và dự báo cung cầu năng lượng". Trước mắt, cần có chủ trương của Đảng; từ đó tính toán quy hoạch điện hạt nhân và nghiên cứu tái khởi động dự án ở Ninh Thuận vào thời điểm thích hợp", Uỷ ban Kinh tế nhận xét.

Để chuẩn bị cho quá trình này, cơ quan thẩm tra của Quốc hội đề nghị Chính phủ xem xét tạm giữ quy hoạch với các vị trí dự kiến xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 cho đến khi có quyết định chính thức. Bởi thực tế, việc chọn địa điểm xây dựng nhà máy đưa vào quy hoạch là quá trình lâu dài, tuân thủ quy định chặt chẽ và rất tốn kém.

Mặt khác, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận mới được dừng thực hiện, nếu hủy bỏ sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển điện hạt nhân trong tương lai, quan hệ với các nước đối tác.

Ủy ban Kinh tế đề xuất xem xét phát triển điện hạt nhân. Ảnh minh hoạ, nguồn AFP 

Khả thi khi làm điện hạt nhân

Bên hành lang Quốc hội, trao đổi với phóng viên Lao Động, Đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Trị, Ủy viên Ủy ban Tài chính, ngân sách của Quốc hội cho hay, để đảm bảo vấn đề an ninh năng lượng, cần xem xét nhiều yếu tố và phải phù hợp với lộ trình phát thải khí nhà kính về 0 vào năm 2050.

Để phù hợp với lộ trình này, ông Hà Sỹ Đồng cho biết, hiện Việt Nam ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời. Nhưng các loại năng lượng mới này có một vấn đề là giá cao, phải bỏ ra ngân sách rất lớn để đầu tư hệ thống truyền tải. 

Còn về điện hạt nhân, Quốc hội khoá VIII đã quyết định dừng thực hiện loại năng lượng này ở Ninh Thuận. Việc dừng nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận, theo ông Hà Sỹ Đồng "rất phù hợp, bởi để dồn lực cho các dự án trọng điểm khác, đồng thời phải đặt vấn đề an toàn lên hàng đầu, không an toàn thì không làm".

Gần đây, kiến nghị khởi động lại điện hạt nhân được giới chuyên gia, nhà khoa học nêu tại nhiều diễn đàn về năng lượng. Theo họ, nếu phát triển điện hạt nhân sau năm 2030 mới có thể hiện thực hoá mục tiêu "net zero" vào năm 2050 theo cam kết của Thủ tướng tại COP26.

Đại biểu Hà Sỹ Đồng, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XIV, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị. Ảnh: Quochoi 

Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, việc Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội vừa đề xuất làm điện hạt nhân sau năm 2040, điều này có tính khả thi và phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước.

"Khả thi là bởi nước ta có tốc độ phát triển và nhu cầu sử dụng điện ngày càng lớn, khả năng áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật tốt, học hỏi kinh nghiệm quốc tế từ các quốc gia đầu tư điện hạt nhân. Tôi đồng tình, ủng hộ thực hiện dự án điện hạt nhân sau năm 2040", ông Đồng nói.

Khi được hỏi về công suất cho nhà máy điện hạt nhân bao nhiêu là phù hợp, ông Hà Sỹ Đồng cho rằng, thời điểm này, chưa thể nói về công suất của nhà máy điện hạt nhân. "Phải có tính toán về nhu cầu, cũng như địa hình, địa lý. Đảm bảo các điều kiện phù hợp về môi trường và an toàn cuộc sống lâu dài cho người dân, bền vững cả 3 mặt kinh tế - xã hội - môi trường.

Về điện gió, trả lời câu hỏi của Báo Lao Động "có những thời điểm nguồn điện gió chỉ huy động được 0,37%; điện mặt trời cũng chỉ huy động ban ngày [chủ yếu từ 8h sáng đến 3-4h chiều]. Liệu đây có phải loại năng lượng bất ổn không?"

Ông Hà Sỹ Đồng khẳng định: "Đầu tư điện gió nên khuyến khích, vì điện gió rất an toàn, thân thiện với môi trường; vừa sinh điện, vừa sinh thái vừa sinh kế.

Tuy nhiên, thời gian vừa rồi, đầu tư quá ồ ạt, thiếu nghiên cứu, thiếu khảo sát, thiếu đánh giá, phải đo lượng gió cả 4 mùa để tính toán hiệu quả về kinh tế, nên có những bất ổn", ông Đồng khẳng định. 

Video liên quan

Chủ Đề