Dòng máu Lạc Hồng là ai

“ Dòng máu lạc hồng

Bốn nghìn năm

Dòng máu đỏ tươi

Chảy trong tim mình

Nòi giống lạc hồng

Giống rồng tiên……”

Những âm hưởng hào hùng cứ vang lên, in đậm trong tâm chí của bất cứ ai ở đất nước Việt Nam này.

Nguyễn Toản là một kẻ như vậy, mang trong mình dòng máu Lạc Hồng, luôn tự hào về cha ông cũng như cảm thấy tiếc nuối cho những kế hoạch sự dang dở trong quá khứ.

“ Nếu như……..nếu như.” Câu hỏi cứ da diết, ám ảnh trong đầu.

Một ngày nọ, Nguyễn Toản được thoả ước nguyện, xuyên về một thời kì đầy hỗn loạn[năm 1789, sau chiến thắng quân Thanh], thật giả khó phân.

Mời mọi người cùng đón đọc và đồng hành xem, Nguyễn Toản làm gì để hoàn thành những điều tiếc nuối đó: đòi Lưỡng Quảng, tìm về thành phố trực thuộc trung ương thứ 6..... và khám phá về những bí mật đã bị chôn vui, phủ bụi.

........................................

Bố cục truyện:

A]: Phần 1: Tiền Truyện: Nhà Tây Sơn: [Tiền truyện 01] – [Tiền truyện 35]: Đã hoàn thành. [ Miễn phí]

B]: Phần 2: Giang Sơn thống nhất: Chương 1 – Chương 293: Đã hoàn thành. [ Miễn phí]

**1.1: Xuyên không - Gặp Nguyễn Huệ: Chương 1- Chương 41: Đã hoàn thành.

**1.2: Giúp Tây Sơn - Mở trường, dạy chữ Quốc Ngữ: Chương 42- Chương 128: Đã hoàn thành.

**1.3: Một tay thao túng- nhà Thanh rung động: Chương 129- Chương 161: Đã hoàn thành.

**1.4: Bước tiến lớn - Tây Sơn đại thịnh: Chương 162- 185: Đã hoàn thành.

**1.5: Hành trình Tây Tiến - Náo loạn Ấn Độ - Căn cứ Yangon, Chiang Rai thành lập: Chương 186- 225: Đã hoàn thành.

**1.6: Dẹp nội loạn - Thống nhất Giang Sơn: Chương 226- Chương 293: Đã hoàn thành.

C]: Phần 3: Tranh bá năm châu: Chương 296 - ……: Đang viết. [Thu phí]

**3.1: Khẳng định chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa: Chương 296- Chương 302: Đã hoàn thành.

**3.2: Bá chủ Biển Đông - Liên Bang thành lập: Chương 303- Chương 352: Đã hoàn thành.

**3.3: Thao túng Quảng Đông - Sắp xếp ở nhà Thanh: Chương 304- Chương 375: Đã hoàn thành.

**3.4: Hành trình Trời Âu - Gặp mặt Napoleon: Chương 376- 449: Đã hoàn thành.

**3.5: Đánh Thanh - bình Đông Á: Chương 450- Chương 597: Đã hoàn thành.

**3.6: Ngọn lửa chiến tranh: Chương 598- Chương 709: Đã hoàn thành.

**3.7: Chiến tranh thế giới: Chương 710- Chương 802: Đã hoàn thành.

........................

Tất cả nhân vật sự kiện trong truyện hoàn toàn hư cấu, không phản ánh sự thật lịch sử.

Không đả động ai cũng như bất kỳ tổ chức cá nhân nào. Thế giới trong truyện toàn bộ là hư cấu.

VHSG- Dù ở đâu, trong hoàn cảnh nào mọi người Việt Nam cũng đều hướng về Giỗ Tổ Hùng Vương như hướng về nguồn cội thiêng liêng và tự hào dòng máu Lạc Hồng. Không chỉ ở Đất Tổ mà nhiều nơi trong lẫn ngoài nước, và ngay tại các gia đình người Việt còn làm bánh làm cơm cung kính thắp hương dâng lên tiền nhân. Giỗ Tổ trở thành một trong những nét đẹp văn hóa tâm linh…

Lễ giỗ Tổ Hùng Vương sẽ diễn ra sáng ngày 2-4-2020, tức ngày 10-3 âm lịch tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng – Phú Thọ. Do đại dịch Covid-19, Giỗ Tổ năm nay tổ chức có giới hạn, do UBND tỉnh Phú Thọ chủ trì thay vì Bộ VH-TT-DL như dự kiến và cũng hạn chế số lượng đại biểu tham dự, không truyền hình trực tiếplễ dâng hương.

Đối với mọi người Việt Nam, bất cứ hoàn cảnh nào thì ngày Giỗ Tổ Hùng Vương vẫn luôn có ý nghĩa như câu ca dao:“Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba/ Dù ai buôn bán gần xa/ Nhớ ngày Giỗ Tổ tháng ba mùng mười”. Không về được Đất Tổ thì mọi người dâng hương tổ tiên trong tâm khảm, có gia đình còn làm mâm cơm có bánh chưng bánh dày cúng kính trang nghiêm. Những nơi trên đất nước đã dựng Đền Hùng thì người dân nơi đó tụ về tưởng nhớ tiền nhân.

Truyền thuyết “Lạc Long Quân và Âu Cơ” với hình ảnh “Bọc trăm trứng” chứa đựng triết lý nhân văn sâu sắc để lý giải nguồn cội con cháu Rồng Tiên

Lịch sử cho thấy, từ các thời nhà Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hậu Lê người Việt đã có phong tục Giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày 10-3 âm lịch hàng năm như quốc lễ. Các triều đình phong kiến giao cho quan dân Đất Tổ trông nom, bảo quản, sửa chữa, hương khói, cúng bái đền thờ các vua Hùng; và vùng này được miễn một số sưu thuế. Đến thời vua Khải Định nhà Nguyễn, Bộ Lễ gửi sắc lệnh ghi ngày 25-7-1917 phái quan hàng tỉnh Phú Thọ hàng năm vào ngày Giỗ Tổ phải mặc phẩm phục lên đền Hùng thay mặt triều đình dâng lễ vật cúng tế.

Sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra sắc lệnh xem Giỗ Tổ Hùng Vương mồng 10-3 âm lịch là một trong những ngày lễ chính thức của quốc gia. Vào năm Bính Tuất 1946, trong lễ Giỗ Tổ đầu tiên khi nước nhà giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến dự lễ tại Việt Nam học xá [nay là khu vực Trường Đại học Bách khoa Hà Nội], còn Bộ trưởng Nội vụ Huỳnh Thúc Kháng dẫn đầu đoàn đại biểu chính phủ lên Đền Hùng làm lễ dâng một tấm bản đồ Tổ quốc Việt Nam và một thanh gươm báu. Nghi thức này nhằm tế cáo với tổ tiên về tình hình đất nước đang lâm nguy do Pháp tái xâm lược và cầu mong tổ tiên phù hộ cho toàn dân toàn quân đoàn kết một lòng đánh tan quân giặc, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, quốc thái dân an, ấm no hạnh phúc!

Dù chính thể nào, ở đâu người Việt Nam cũng đều hướng về Giỗ Tổ như hướng về nguồn cội dòng giống Lạc Hồng. Chẳng những ở miền Bắc mà trước năm 1975 ở miền Nam chính quyền Việt Nam Cộng hoà cũng tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương ngày 10-3 âm lịch với nghi thức quốc gia trang trọng. Đến khi đất nước thống nhất, sau hơn 30 năm dừng ở mức ngày kỷ niệm, từ năm 2007 chính phủ đã chính thức quy định Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày lễ toàn quốc. Nhiều nơi trong nước đã tiến hành lễ Giỗ Tổ. Quy mô lớn nhất vẫn là tại kinh đô Phong Châu của nước Văn Lang xưa. Ngoài những năm chẵn do Trung ương trực tiếp chủ trì, còn lại mỗi năm tỉnh Phú Thọ phối hợp với các tỉnh thành khác đại diện ba miền Bắc – Trung – Nam cùng tổ chức.

Bình thường mùng 10-3 âm lịch tại Phú Thọ, Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng tổ chức làm hai phần lễ và hội, với nhiều hoạt động văn hoá sôi động trong nhiều ngày. Phần nghi lễ trang nghiêm, bao gồm lễ dâng hương tưởng niệm các vua Hùng, Quốc tổ Lạc Long Quân, Tổ mẫu Âu Cơ, rước kiệu về Đền Hùng,… Còn phần hội thì gồm các lễ hội rất phong phú nhằm tôn vinh di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát xoan Phú Thọ. Tuy nhiên, năm nay do đại dịch, phần lễ thì hạn chế còn phần hội không tổ chức.

Bên cạnh Khu di tích lịch sử Đền Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh ở Phú Thọ thì nhiều nơi trong nước cũng xây dựng đền thờ các vua Hùng, đặc biệt là Khu tưởng niệm các vua Hùng rất hoành tráng nằm trong Công viên Lịch sử Văn hoá Dân tộc ở TPHCM. Và không chỉ trong nước mà kiều bào ở nhiều nước trên thế giới như Thái Lan, Lào, Nga, Pháp, Đức, Mỹ,… cũng tiến hành Giỗ Tổ Hùng Vương bằng nhiều hình thức thành kính khác nhau. Đây cũng là hoạt động nằm trong Dự án Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu sau khi Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể nhân loại năm 2012.

Còn nhớ năm ngoái vào dịp này hơn 200 bà con Việt kiều ở tỉnh Udonthani và các tỉnh lân cận vùng Đông Bắc Thái Lan đã long trọng tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương lần đầu tiên. Hình ảnh xúc động đã truyền ngay về Tổ quốc. Một bức tượng vua Hùng từ trong nước mang sang đã được đại diện Đại sứ quán trao cho Hội Người Việt Nam tỉnh Udonthani để các nhà sư tiến hành nghi lễ hô thần nhập tượng. Những mâm phẩm vật mang đậm bản sắc Việt cũng được dâng lên tri ân công đức các vua Hùng. Mọi người con xa xứ đã nghiêng mình bái vọng cố quốc, tưởng nhớ tổ tiên, hun đúc tình yêu quê hương nguồn cội, tự hào dòng máu Lạc Hồng thiêng liêng chảy trong huyết quản mình!

PHAN HUỲNH

Xem thêm:

  • Thổ phỉ – Tiểu thuyết của Đoàn Hữu Nam – Kỳ 3
  • Vài giai thoại về nhà văn Sơn Nam
  • Nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Tú: Chỉ còn nỗi nhớ thương là vẫn thức
  • Nhà thơ Hoàng Anh Tuấn: “Thơ là duyên, văn là nợ”
  • Bùi Sim Sim sang sông sáo sổ lồng lặng lẽ

Chủ Đề