Điều 17 điều khoản miễn trách tiếng anh là gì năm 2024

  1. Kiến thức
  2. Ngữ pháp tiếng Anh
  3. Kinh nghiệm, Kỹ năng

Tiếng Anh chủ đề: các mục trong hợp đồng.

- Tiếng Anh chủ đề: tên các môn thể thao

- Tên tiếng Anh các môn học

Điều 17 điều khoản miễn trách tiếng anh là gì năm 2024

1. agreement (n) /ə’gri:mənt/ hợp đồng, khế ước, thỏa thuận 2. appendix (n) /ə’pendiks/ phụ lục 3. arbitration (n) /,ɑ:bi’treiʃn/ giải quyết tranh chấp 4. article (n) /’ɑ:tikl/ điều, khoản, mục 5. clause (n) /klɔ:z/ điều khoản 6. condition (n) /kən’diʃn/ điều kiện, quy định, quy ước 7. force majeure (n) /fɔ:s mə’jɔlikə/ trường hợp bất khả kháng 8. fulfil (v) /ful’fil/ thi hành 9. herein (adv) /’hiər’in/ ở đây, ở điểm này, sau đây (trong tài liệu này) 10. hereinafter (adv) /’hiərin’ɑ:ftə/ ở dưới đây (trong tài liệu này) 11. hereto (adv) /’hiə’tu:/ theo đây, đính theo đây 12. heretofore (adv) /’hiətu’fɔ:/ cho đến nay, trước đây 13. in behalf of /in bi:hɑ:f ɔv/ theo ủy quyền của ai 14. null and void invalid /nʌl ænd vɔid ‘invəli:d/ miễn trách nhiệm, không ràng buộc 15. party (n) /’pɑ:ti/ bên 16. stipulate (v) /’stipjuleit/ quy định thành điều khoản 17. terms (n) /tə:ms/ điều, khoản, điều kiện được chấp nhận, điều kiện đề nghị 18. warrant (v) /’wɔrənt/ bảo đảm 19. whereas (conj) /we r’ z/ xét rằng, trong khi

Trong quan hệ hợp đồng, có không ít những yếu tố ngăn cản việc thực hiện nghĩa vụ của các bên đã giao kết. Đặc biệt, trong thời kỳ dịch bệnh nhóm A, theo cách phân loại của pháp luật Việt Nam (sau đây gọi là “dịch bệnh”) bùng phát, việc xác định dịch bệnh và các sự kiện khác phát sinh liên quan có được xem là sự kiện bất khả kháng hay không là cần thiết để hạn chế những tổn thất đối với một bên trong hợp đồng mà bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng. Trên cơ sở phân tích các khía cạnh pháp lý của sự kiện bất khả kháng trong việc thực hiện hợp đồng ở thời kỳ dịch bệnh, bài viết nhằm mục đích xác định những khiếm khuyết và đề xuất một số kiến nghị liên quan đến quy định về sự kiện bất khả kháng của pháp luật Việt Nam.

Từ khóa: pháp luật Việt Nam, sự kiện bất khả kháng, thực hiện hợp đồng, dịch bệnh

In the process of performing contractual obligations, there are numerous factors preventing the contractual performance. Especially, in the period a type-A disease (as classified in the legal system of Vietnam, which is called shortly as “disease” afterwards), the determination whether an event could be considered a force majeure event is crucial in minimizing the damage to the parties of a contract, who are already affected by that force majeure event. From the basis of analyzing the legal aspects of force majeure, the article points out some deficiencies in Vietnam law on force majeure and offers some recommendations.

Keywords: Vietnam law, force majeure events, performance of contractual obligations, disease.

1. Các khái niệm

1.1. Sự kiện bất khả kháng

1.1.1. Định nghĩa sự kiện bất khả kháng

Trong quá trình thực hiện hợp đồng có thể xảy ra những biến cố mà không xuất phát từ lỗi của bất kỳ bên tham gia hợp đồng nào, nằm ngoài khả năng dự đoán, kiểm soát của các bên và khiến hợp đồng không được triển khai theo đúng kế hoạch cũng như gây ảnh hưởng đến việc hoàn thành các điều khoản trong hợp đồng. Những biến cố này được gọi là sự kiện bất khả kháng. Trong tiếng Anh, sự kiện bất khả kháng được đặt với nhiều tên gọi như là “force majeure”, “act of God”, “unforeseen circumstances”, “exceptions”,… nhằm thể hiện các tính chất của sự kiện được nhắc đến như không thể biết trước, vượt quá khả năng của con người.

Về định nghĩa của sự kiện bất khả kháng, Điều 156(1) Bộ luật Dân sự 2015 (“BLDS 2015”) quy định: “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”. Những hiện tượng xã hội như đảo chính, bạo loạn, đình công, biểu tình, cấm vận, thay đổi chính sách của chính phủ,… và những hiện tượng tự nhiên như: hạn hán, động đất, sóng thần,… có thể được xem là sự kiện bất khả kháng trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam.

Trước đây, tại Điều 4(1) Quyết định số 42/2002/QĐ-BCN quy định mưa, giông, bão, lốc, lụt, sấm sét,… cũng có thể được coi là sự kiện bất khả kháng. Tuy nhiên, trong các văn bản pháp luật thay thế Quyết định này như Quyết định số 31/2006/QĐ-BCN hay Thông tư 27/2013/TT-BCT không còn quy định theo hình thức liệt kê các trường hợp cụ thể được coi là sự kiện bất khả kháng mà có cách quy định giống với BLDS. Vậy vấn đề đặt ra là liệu những hiện tượng thời tiết tự nhiên như mưa, giông, bão, sấm sét,… có còn được coi là sự kiện bất khả kháng. Trên thực tế, chúng ta không thể căn cứ vào sức tàn phá của hiện tượng tự nhiên đó để xét rằng đó có phải sự kiện bất khả kháng hay không. Theo quan điểm của nhóm tác giả, nếu những hiện tượng nêu trên đáp ứng đủ những điều kiện được phân tích ở phần tiếp theo đây thì chúng sẽ được coi là sự kiện bất khả kháng. Việc đồng nhất quy định theo BLDS là hợp lý bởi chúng ta cần đặt ra những chuẩn mực cụ thể để xem xét, đánh giá thay vì liệt kê một số trường hợp có tiềm năng trở thành sự kiện bất khả kháng một cách rập khuôn mà không xem xét tới hoàn cảnh cụ thể.

1.1.2. Điều kiện để một sự kiện được xem là bất khả kháng

Tùy theo pháp luật và thực tiễn mỗi quốc gia mà sự kiện bất khả kháng được nhìn nhận và xác định khác nhau. Pháp luật nước ta quy định một sự kiện được xem là sự kiện bất khả kháng thì cần thỏa mãn các điều kiện sau đây:

(1) Thứ nhất, sự kiện này phải xảy ra một cách khách quan. Có thể suy luận một cách hợp lý rằng, một sự kiện xảy ra một cách khách quan khi sự kiện đó xảy ra không theo ý chí của các bên. Hay nói cách khác, sự kiện đó không do các bên tạo ra hoặc phát sinh do lỗi chủ quan của các bên;

(2) Thứ hai, sự kiện này không thể lường trước được. Cụ thể, không chỉ tại thời điểm giao kết hợp đồng mà ngay cả trong quá trình thực hiện hợp đồng, không bên nào có thể dự đoán được sự kiện đó sẽ xảy ra;

(3) Thứ ba, hậu quả sau khi sự kiện xảy ra là không thể khắc phục được mặc dù bên không thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép để khắc phục. Nghĩa là, khi xảy ra sự kiện, bên có nghĩa vụ theo hợp đồng phải áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép để khắc phục các tác động của sự kiện đến hợp đồng nhằm mục đích thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết và nghĩa vụ theo hợp đồng. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng là các bên vẫn không thể hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký kết.

Có thể thấy, BLDS 2015 đã có những quy định về điều kiện xác định sự kiện bất khả kháng. Trong thực tế, người ta vẫn có thể tìm đến những quy định khác ngoài quy định về sự kiện bất khả kháng của BLDS 2015 để có cơ sở pháp lý bảo vệ quyền lợi của mình khi sự kiện bất khả kháng xảy ra.

Điều 79(1) Công ước Viên 1980 (sau đây gọi là “CISG”) quy định: “Một bên không phải chịu trách nhiệm về việc không thực hiện nghĩa vụ nếu việc đó là do trở ngại nằm ngoài khả năng kiểm soát của họ và họ không thể tiên liệu một cách hợp lý vào thời điểm giao kết hợp đồng hoặc không thể khắc phục được trở ngại đó hoặc hậu quả của nó.” Ở đây, CISG không có định nghĩa cụ thể về sự kiện bất khả kháng, tuy nhiên các điều kiện xác định trở ngại và hệ quả khi một trở ngại xảy ra đã được quy định với các yếu tố cần và đủ là nằm ngoài khả năng kiểm soát, không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng và không thể khắc phục được. Các điều kiện bất khả kháng theo quy định của BLDS 2015 khá tương đồng với các điều kiện xác định trở ngại theo quy định của CISG. Do đó, bên cạnh các hợp đồng mua bán hàng hóa thuộc phạm vi áp dụng của Công ước, những quy định của CISG về sự miễn trừ đối với trở ngại khách quan có thể được cân nhắc tham khảo khi soạn thảo điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa nội địa.

1.2. Dịch bệnh

1.2.1. Khái niệm dịch bệnh

Pháp luật nước ta định nghĩa dịch bệnh, hay bệnh truyền nhiễm, là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm. Những tác nhân này là vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm có khả năng gây bệnh truyền nhiễm. Mặt khác, theo định nghĩa chuyên ngành thì dịch bệnh có thể được nhìn nhận là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm với số người mắc bệnh vượt quá số người mắc bệnh dự tính bình thường trong một khoảng thời gian xác định ở một khu vực nhất định.

Xét theo cách phân loại bệnh truyền nhiễm của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007, các nhóm bệnh khác nhau có khả năng lây truyền và mức độ nguy hiểm khác nhau. Bài viết tập trung vào các loại bệnh truyền nhiễm nhóm A, những loại bệnh này là những bệnh đặc biệt nguy hiểm, có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỉ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh. Một số bệnh truyền nhiễm nhóm A đã từng xuất hiện trên thế giới, bao gồm: bệnh cúm A-H5N1; bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ebola, Lassa hoặc Marburg; bệnh sốt Tây sông Nile và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân bệnh. Gần đây, thế giới đang phải đương đầu với một bệnh dịch mới, đó là đại dịch Covid-19, gây ảnh hưởng tiêu cực đến mọi hoạt động trong đời sống con người, đặc biệt là ảnh hưởng đến các hoạt động trao đổi, mua bán giữa các chủ thể kinh doanh.

1.2.2. Sự kiện bất khả kháng trong thời kỳ dịch bệnh bùng phát

Xét theo pháp luật nước ta, để xác định một sự kiện bất kì có phải là sự kiện bất khả kháng cần xét xem sự kiện đó có đáp ứng đủ ba điều kiện đã được đề cập ở mục 1.1.2. hay không. Nhóm tác giả sẽ đánh giá và phân tích các trường hợp có thể xảy ra khi một dịch bệnh bùng phát và xác định trong trường hợp nào thì một sự kiện là sự kiện bất khả kháng.

Trong trường hợp hai bên đã giao kết hợp đồng trước khi dịch bệnh bùng phát và quá trình thực hiện hợp đồng diễn ra ngay trong thời gian dịch bùng phát, có khả năng gây ảnh hưởng đáng kể đến các hoạt động của con người thì trường hợp này đã đáp ứng điều kiện thứ nhất của sự kiện bất khả kháng: xảy ra một cách khách quan.

Về vấn đề không thể lường trước được và khả năng khắc phục của bên không thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng trước tình hình dịch bệnh, không thể chắc chắn rằng hai điều kiện này đã được đáp ứng.

Thứ nhất, việc hai bên có thể lường trước được những trở ngại mà dịch bệnh mang tới hay không tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể. Trong tình huống hai bên ký kết hợp đồng trước khi dịch bệnh xảy ra, sau đó, khi dịch bệnh bùng phát, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành những văn bản chỉ đạo quan trọng về các biện pháp phòng, chống dịch, trong đó bao gồm biện pháp chủ đạo như giãn cách xã hội làm ảnh hưởng trực tiếp tới việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của một bên thì dịch bệnh trong trường hợp này đáp ứng được điều kiện không thể lường trước được. Ví dụ, vào cuối tháng 10 năm 2019 một công ty xuất khẩu lao động tại Việt Nam đã ký hợp đồng cung ứng lao động với một công ty dịch vụ giúp việc tại Lào. Cuối tháng 3, đầu tháng 4 năm 2020, đến thời hạn đưa lao động qua phía tiếp nhận lao động, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn ra hết sức phức tạp, Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào đã đưa ra quyết định tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới đối với người tại các cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ, đường mòn, lối mở tại khu vực biên giới Việt Nam – Lào. Trong tình huống này cả hai bên đều không thể lường trước được những quyết định của nhà nước đưa ra.

Mặt khác, trong trường hợp thời điểm giao kết hợp đồng được diễn ra sau thời điểm một dịch bệnh bùng phát, điều đó có nghĩa là các bên đã được biết đến ảnh hưởng và nguy cơ của dịch bệnh. Do đó các bên đã biết và lẽ ra phải có những biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng có thể tiếp tục. Dịch bệnh lúc này không đáp ứng điều kiện thứ hai và vì vậy không được xem là sự kiện bất khả kháng.

Thứ hai, dịch bệnh đó có thể không ngăn chặn hoàn toàn khả năng thực hiện nghĩa vụ của một bên trong hợp đồng, hoặc, nếu một bên trong hợp đồng không áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép để khắc phục (thực hiện nghĩa vụ hợp đồng), dịch bệnh đó không được xem là điều kiện bất khả kháng. Ví dụ, ‘đối với các hợp đồng thi công xây dựng, ảnh hưởng của Covid-19 có thể là: khó huy động nhân công, thiếu hụt lao động, thiếu hụt nguồn cung vật liệu, máy móc. Tuy vậy, hợp đồng vẫn có thể được thực hiện, vẫn thi công được trên công trường, chỉ có điều tiến độ sẽ chậm hơn, khó khăn hơn’. Vì vậy, điều kiện thứ ba nên được xem xét trong từng trường hợp cụ thể nhằm xác định trường hợp nào một dịch bệnh cụ thể có thể được xem là điều kiện bất khả kháng, qua đó xác định bên vi phạm hợp đồng có được miễn trách nhiệm hay không.

Trong trường hợp tại thời điểm dịch bệnh đang bùng phát, sau đó tình hình đã được dự báo sẽ trở nên khả quan hơn, khả năng lây nhiễm của dịch bệnh sẽ giảm, hai bên vì có được thông tin này nên quyết định giao kết hợp đồng. Sau một thời gian ngắn, dịch bệnh không trở nên khả quan như đã được dự đoán mà bùng phát trở lại, bên có nghĩa vụ hợp đồng vi phạm nghĩa vụ thì trường hợp này sẽ không được xem là sự kiện bất khả kháng với lý do: các bên trong hợp đồng đã biết đến dịch bệnh này từ trước, dịch bệnh vẫn chưa được đảm bảo đã chấm dứt, các bên lẽ ra phải có biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro đối với khả năng thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của mình. Trong trường hợp này, dịch bệnh chỉ đáp ứng điều kiện xảy ra một cách khách quan, nhưng không thỏa mãn hai điều kiện: không lường trước được và đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Như vậy, khi dựa vào thời điểm giao kết một hợp đồng trong từng giai đoạn của dịch bệnh thì chỉ có trường hợp hợp đồng được giao kết trước thời điểm dịch bệnh bùng phát và quá trình thực hiện nghĩa vụ hợp đồng diễn ra giữa tâm dịch mới được xem xét có phải là sự kiện bất khả kháng hay không. Vậy nếu xét đến trường hợp dịch bệnh này được xem là một sự kiện bất khả kháng thì quyền và nghĩa vụ của các bên khi một sự kiện được xác định là sự kiện bất khả kháng được phân tích ở mục 2.

2. Quyền và trách nhiệm các bên đối với hợp đồng thương mại trong trường hợp dịch bệnh được xem là sự kiện bất khả kháng

2.1. Quyền của các bên

2.1.1. Quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ

Trong hợp đồng song vụ: “Bên phải thực hiện nghĩa vụ trước có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ, nếu khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên kia đã bị giảm sút nghiêm trọng đến mức không thể thực hiện được nghĩa vụ như đã cam kết cho đến khi bên kia có khả năng thực hiện được nghĩa vụ hoặc có biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.” Đồng thời, “Bên phải thực hiện nghĩa vụ sau có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ đến hạn nếu bên thực hiện nghĩa vụ trước chưa thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn.” Điều kiện để áp dụng quy định về quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ và điều kiện để áp dụng quy định về sự kiện bất khả kháng giống nhau ở việc khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ đã bị ảnh hưởng. Do đó, khi một sự kiện bất khả kháng xảy ra đối với các bên trong hợp đồng song vụ, quy định của BLDS 2015 về quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ có thể được áp dụng. Trong hợp đồng song vụ, việc không thực hiện nghĩa vụ của một bên sẽ không bảo đảm lợi ích của bên còn lại. Do đó, quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ tạo điều kiện để tránh các trường hợp bên có quyền không được bảo đảm lợi ích nhưng vẫn phải thực hiện nghĩa vụ và như vậy sẽ giảm bớt rủi ro cho bên có quyền khi sự kiện bất khả kháng xảy ra.

2.1.2. Quyền kéo dài thời hạn và từ chối thực hiện nghĩa vụ hợp đồng

Các bên trong hợp đồng có quyền kéo dài thời hạn hợp đồng và từ chối thực hiện hợp đồng theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 296(1) Luật thương mại 2005 (sau đây gọi là “LTM 2005”), khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, các bên có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng; nếu các bên không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được tính thêm một thời gian bằng thời gian xảy ra trường hợp bất khả kháng cộng với thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả, nhưng không được vượt quá thời gian theo quy định tại Điều 296(1)(a) và 296(1)(b). Nếu kéo dài quá thời hạn này, các bên có quyền từ chối thực hiện hợp đồng và không bên nào có quyền yêu cầu bên kia bồi thường thiệt hại.

Ví dụ, hai người A và B giao kết hợp đồng vào ngày 01/09/2019, với thỏa thuận A phải giao hàng cho B vào ngày 01/06/2020. Tuy nhiên, vì dịch Covid-19 diễn biến thất thường nên A không thể hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng đúng thời hạn. Trong trường hợp này, thời hạn giao hàng theo hợp đồng giữa A và B là (09 tháng), theo đó, khi đến thời hạn giao hàng, nếu A và B không có/không thể thỏa thuận được thời hạn kéo dài hợp đồng thì A có quyền kéo dài thời hạn hợp đồng tối đa 05 tháng để khắc phục hậu quả và hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng. Tương tự, nếu A và B thỏa thuận A phải giao hàng cho B vào ngày 01/10/2020, thời hạn giao hàng là 13 tháng thì A có quyền kéo dài thời hạn hợp đồng tối đa là 08 tháng.

Việc quy định về thời hạn hợp đồng tối đa được kéo dài là nhằm giúp bên vi phạm hợp đồng khắc phục hậu quả, tuy nhiên không được quá một thời hạn nhất định nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng phải trong một thời hạn hợp lý, hạn chế những thiệt hại cho bên không vi phạm hợp đồng. Nếu bên vi phạm hợp đồng có khả năng khắc phục trong một thời hạn thỏa thuận hoặc trong thời hạn theo quy định của LTM 2005, nếu không có/không thể thỏa thuận, thì sẽ đảm bảo một cách tương đối rằng thiệt hại cho hai bên là không quá đáng kể.

2.1.3. Quyền được miễn trách nhiệm dân sự

Đối với việc không thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng nói chung, nếu xảy ra sự kiện bất khả kháng, Điều 351(2) BLDS 2015 quy định: “Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.” Còn về hợp đồng thương mại, Điều 294(1)(b) LTM 2005 quy định bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng. Theo LTM 2005, các trường hợp được miễn trừ trách nhiệm khi xảy ra sự kiện bất khả kháng bao gồm: phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng.

Trong trường hợp bên vi phạm hợp đồng vẫn có thể khắc phục được (có thể tiếp tục thực hiện hợp đồng) nhưng việc thực hiện hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho bên vi phạm hợp đồng, lúc này bên vi phạm hợp đồng có thể áp dụng quy định về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản tại Điều 420 BLDS 2015. Theo đó, bên bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý. Nếu hai bên không thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng, một trong các bên có thể yêu cầu tòa án (1) chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định hoặc (2) sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Khi so sánh với quy định về sự kiện bất khả kháng theo pháp luật Việt Nam, quy định về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản là một cách giải quyết khác có tính linh hoạt và ít rủi ro hơn khi những sự kiện khách quan và không lường trước được xảy ra, có ảnh hưởng đến quá trình thực hiện hợp đồng của các bên.

2.2. Nghĩa vụ của các bên đối với hợp đồng khi xảy ra sự kiện bất khả kháng

Xét đến nghĩa vụ chứng minh trường hợp miễn trách nhiệm, bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh về trường hợp miễn trách nhiệm của mình theo Điều 295(3) LTM 2005. Nếu bên vi phạm không chứng minh được thì sẽ chịu trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

2.2.1. Nghĩa vụ của bên vi phạm hợp đồng trong việc chứng minh họ đã áp dụng mọi biện pháp và khả năng cho phép nhưng không thể khắc phục được

Để được miễn trách nhiệm khi sự kiện bất khả kháng xảy ra, bên vi phạm hợp đồng phải chứng minh rằng họ đã áp dụng mọi biện pháp và khả năng cho phép nhưng không thể khắc phục được. Ví dụ, trong một vụ tranh chấp:

[M]ột công ty Việt Nam bán gạo cho Phi-líp-pin. Tàu biển do người mua thuê đang trên đường đến Hải Phòng để nhận hàng thì người bán cho biết Thủ tướng Việt Nam đã quyết định dừng xuất khẩu gạo từ ngày 24/3/2020 để đảm bảo an ninh lương thực do Covid-19 nên không thể giao hàng cho tàu và coi đây là sự kiện bất khả kháng. Người mua cho rằng người bán phải chịu một phần thiệt hại do tàu sắp đến cảng. Quan điểm của người bán là người mua phải chịu toàn bộ thiệt hại vì không có hàng cho tàu do bất khả kháng là đúng.

Ở đây, việc Thủ tướng Việt Nam quyết định dừng xuất khẩu gạo là một sự kiện không theo ý chí của cả bên bán và bên mua, cả hai bên đều không lường trước được sự kiện này và bên bán không thể có cách khắc phục nào khác do bên bán không được phép xuất khẩu gạo tại thời điểm yêu cầu của hợp đồng. Vì vậy, sự kiện này là một sự kiện bất khả kháng và bên bán không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Hoặc, khi một bên (A) trong hợp đồng có nghĩa vụ giao hàng cho bên còn lại (B). Tuy nhiên, bên A đã không giao hàng cho bên B với lý do dịch bệnh bùng phát. Trong trường hợp A và B ký kết hợp đồng trước khi dịch bệnh bùng phát, để chứng minh dịch bệnh này là sự kiện bất khả kháng, A cần chứng minh mình đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết nhưng không thể khắc phục được. Cụ thể, A phải chứng minh những mình đã thực hiện những biện pháp phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện nghĩa vụ hợp đồng; biện pháp bảo đảm hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng như thuê/nhờ bên thứ ba thực hiện nghĩa vụ, tìm đối tác khác để mua hàng với mức giá cao hơn,… Đồng thời A phải cho thấy mức độ thiệt hại về tài sản do phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng và mức độ hoàn thành nghĩa vụ tương ứng với mức độ thiệt hại của mình. Các biện pháp như trên dù không được đề cập cụ thể theo quy định của BLDS 2015 và LTM 2005, nhóm tác giả cho rằng trong thực tế vẫn có thể dựa vào các tiêu chí này để xác định bên vi phạm hợp đồng đã áp dụng mọi biện pháp cho phép nhưng không thể khắc phục khi một dịch bệnh xảy ra.

Cần phải lưu ý rằng, bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm không có nghĩa là được miễn thực hiện nghĩa vụ đã cam kết theo hợp đồng với bên còn lại, trừ trường hợp bên có quyền trong hợp đồng chủ động miễn một phần hoặc toàn bộ các nghĩa vụ đó cho bên có nghĩa vụ. Ví dụ, trong hợp đồng vay vốn: ‘Bên vay không được miễn, giảm nghĩa vụ thanh toán nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng nếu chứng minh được việc không thanh toán đúng hạn là do chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 thì bên vay được miễn trách nhiệm đối với các khoản phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng đối với bên cho vay.’ Tuy nhiên, bên vi phạm hợp đồng vẫn phải thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của mình. Việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng có thể được gia hạn thời hạn với điều kiện bên vi phạm hợp đồng phải tiếp tục thực hiện và hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng.

Việc chứng minh này phải cho thấy sự kiện ngăn chặn khả năng thực hiện hợp đồng của bên vi phạm hợp đồng đã đáp ứng đủ 3 điều kiện đã đề cập, có thể thông qua việc cung cấp các bằng chứng như văn bản của công ty, văn bản của nhà nước về các vấn đề liên quan,… Trong thời kỳ dịch bệnh bùng phát, việc chứng minh dịch bệnh đáp ứng điều kiện khách quan và không lường trước được có lẽ sẽ đơn giản hơn so với việc chứng minh rằng bên vi phạm hợp đồng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép nhưng không thể khắc phục. Vì vậy, sẽ hợp lý hơn nếu trong văn bản thông báo có kèm theo các văn bản pháp luật, quyết định hành chính được ban hành nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, văn bản chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền, tài liệu, chứng cứ hợp pháp có giá trị chứng minh. ‘Nếu một bên gửi cho bên kia một thông báo về sự kiện bất khả kháng mà không có tài liệu chứng minh thì chắc chắn sẽ không được chấp nhận.’ Ví dụ, năm 1993, công ty Vegetexco của Việt Nam đã ký một hợp đồng xuất khẩu đưa sang Nga trong vụ đông xuân trước khi thu hoạch một tháng. Miền Bắc bị một đợt sương muối nặng; miền trung là vùng trồng dưa lớn thứ hai bị bão sớm đổ bộ làm hư hỏng gần hết. Kết quả là Vegetexco chỉ thực hiện được 65% hợp đồng đã ký. Để được miễn trách nhiệm trong trường hợp này, Vegetexco đã phải xin Giấy chứng nhận của Ủy ban nhân dân các cấp nơi xảy ra thiên tai, Giấy chứng nhận của Tổng cục khí tượng thủy văn và Giấy chứng nhận bất khả kháng của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Khi có đầy đủ bằng chứng như vậy, đối tác của Vegetexco đã chấp nhận coi đó là một sự kiện bất khả kháng và miễn trách nhiệm bồi thường cho công ty Vegetexco.

2.2.2. Nghĩa vụ của bên vi phạm hợp đồng trong việc thông báo và xác nhận trường hợp miễn trách nhiệm

Khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, bên vi phạm hợp đồng do sự kiện bất khả kháng phải thông báo cho bên còn lại của hợp đồng về sự kiện bất khả kháng trong một thời hạn hợp lý. Theo quy định tại Điều 295(1) và 295(2) LTM 2005, bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ thông báo về trường hợp miễn trách nhiệm, những hậu quả có thể xảy ra. Khi trường hợp miễn trách nhiệm chấm dứt, bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ thông báo, nếu không thông báo hoặc không thông báo kịp thời sẽ phải bồi thường. Những quy định này có điểm tương đồng nhất định với quy định về nghĩa vụ thông báo khi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng do sự kiện bất khả kháng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do không thông báo hoặc không thông báo kịp thời tại Điều 79(4) CISG: Bên không thực hiện nghĩa vụ phải thông báo cho bên kia biết về trở ngại và ảnh hưởng của nó đối với khả năng thực hiện nghĩa vụ. Nếu không thông báo trong một thời hạn hợp lý từ khi bên không thực hiện nghĩa vụ đã biết hay đáng lẽ phải biết về trở ngại đó thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do việc bên kia không nhận được thông báo. Như vậy, thông báo là nghĩa vụ của bên không thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng trong sự kiện bất khả kháng, việc thông báo này nhằm xác nhận với bên còn lại trong hợp đồng rằng khả năng thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của bên vi phạm hợp đồng đã bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng.

Mặt khác, nếu bên vi phạm hợp đồng có bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng nhưng không thông báo hoặc thông báo không trong một thời hạn hợp lý về sự kiện bất khả kháng và làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bên còn lại thì bên vi phạm hợp đồng hiển nhiên có trách nhiệm bồi thường.

So sánh quy định của CISG và quy định của LTM 2005 về nghĩa vụ thông báo, có thể thấy rằng CISG và LTM 2005 đều đề cập đến hậu quả mà bên vi phạm hợp đồng phải chịu khi không thông báo về trường hợp miễn trách nhiệm và những hậu quả có thể xảy ra. Ngoài ra, LTM 2005 còn có quy định về hậu quả đối với việc không thông báo khi trường hợp miễn trách nhiệm chấm dứt. Điều này có thể được hiểu rằng nếu bên vi phạm hợp đồng có hành vi (1) che giấu hoặc (2) cố tình tạo sự hiểu nhầm rằng bên vi phạm hợp đồng đã chịu sự tác động của sự kiện bất khả kháng để được miễn trách nhiệm, dù trong thực tế không phải là như vậy, thì bên vi phạm hợp đồng sẽ phải chịu trách nhiệm.

3. Khó khăn trong việc áp dụng quy định về sự kiện bất khả kháng trong thời kỳ dịch bệnh tại Việt Nam

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, ngoài những cơ sở pháp lý, các bên trong hợp đồng còn có các thỏa thuận để hạn chế những rủi ro cho mình khi một sự kiện bất khả kháng xảy ra. Tuy nhiên, việc áp dụng quy định về sự kiện bất khả kháng trong thực tế vẫn còn nhiều khó khăn.

Điều kiện để xác định sự kiện bất khả kháng đã được quy định tại BLDS 2015. Tuy nhiên, câu hỏi cần đặt ra là làm thế nào để đánh giá một điều kiện đã được thỏa mãn. Cụ thể, việc xác định khả năng các bên trong hợp đồng có thể lường trước một sự kiện khách quan có thể làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng hay không chưa được quy định rõ ràng. Có quan điểm cho rằng có thể áp dụng tiêu chuẩn này trên cơ sở xem xét liệu một người bình thường trong hoàn cảnh tương tự có thể lường trước được việc xảy ra một sự kiện như thế hay không; nếu xem xét trên góc độ một người bình thường có thể lường trước được một sự kiện sẽ xảy ra thì sự kiện đó không nên được coi là một sự kiện bất khả kháng. Nhóm tác giả nhận thấy rằng đây là một quan điểm hợp lý vì với cùng hoàn cảnh mà một người bình thường có thể lường trước được thì lẽ ra các bên tham gia hợp đồng cũng có thể lường trước được. Và vì vậy nên các bên cần xem xét, tìm ra biện pháp giải quyết nhằm tránh hoặc hạn chế tối đa rủi ro, thiệt hại mà sự kiện bất khả kháng đó đem lại.

Ví dụ, trong đợt dịch Covid-19 lần thứ hai tại Việt Nam, mọi người đều đã biết về sự bùng phát dịch và các cơ quan có thẩm quyền đã thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế, kiểm soát và loại bỏ dịch bệnh này. Do đó, các bên giao kết hợp đồng sau khi dịch bệnh này bùng phát thì đã phải thấy trước tác động tiềm tàng của dịch bệnh đối với khả năng thực hiện nghĩa vụ của họ và cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa để khắc phục ảnh hưởng và đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.

Thêm vào đó, BLDS 2015 cũng chưa đặt ra tiêu chí để đánh giá nỗ lực khắc phục của một bên là hợp lý và trong khả năng cho phép hay không. Tương tự với quan điểm ở trên, có quan điểm cho rằng có thể nhìn từ góc độ các biện pháp khắc phục mà một người bình thường trong hoàn cảnh tương tự có thể áp dụng. Quan điểm này cũng có thể được xem là hợp lý bởi nếu xem biện pháp khắc phục của một người bình thường khi dịch bệnh xảy ra là chấp nhận được, biện pháp khắc phục nhằm cố gắng thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của bên vi phạm hợp đồng cần tương xứng với biện pháp khắc phục của một người bình thường. Nhóm tác giả cho rằng pháp luật Việt Nam có thể quy định rõ ràng hơn về các tiêu chí để đánh giá nỗ lực khắc phục của bên vi phạm hợp đồng là hợp lý và trong khả năng cho phép như: thời gian đã bỏ ra để khắc phục, mức độ thiệt hại về tài sản, loại biện pháp đã áp dụng đối với từng loại sự kiện bất khả kháng,… Trong trường hợp muốn xác định dịch bệnh là sự kiện bất khả kháng thông qua nỗ lực khắc phục của bên vi phạm hợp đồng, nhóm tác giả cho rằng có thể xem xét liệu rằng bên vi phạm hợp đồng đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, đã thật sự bị thiệt hại đáng kể về tài sản,… hay chưa.

4. Đề xuất, kiến nghị

Nhóm tác giả cho rằng sẽ hợp lý hơn nếu bên bị vi phạm có trách nhiệm trong việc hỗ trợ khắc phục ảnh hưởng của sự kiện bất khả kháng đối với việc thực hiện hợp đồng. Cụ thể, bên không vi phạm hợp đồng có thể chủ động cung cấp các thông tin, tài liệu cần thiết cho bên vi phạm hợp đồng khi bên vi phạm hợp đồng yêu cầu nhằm mục đích chứng minh việc vi phạm hợp đồng của mình là do sự kiện bất khả kháng.

Trong thực tiễn các giao dịch, điều khoản về sự kiện bất khả kháng ít được các bên quan tâm và đôi khi không được soạn thảo kỹ để có thể phản ánh đúng những thỏa thuận của các bên. Do vậy, điều khoản sự kiện bất khả kháng cần được soạn thảo kỹ lưỡng vì cơ quan xét xử đôi khi rất do dự trong việc xác định một sự kiện là sự kiện bất khả kháng nếu không dựa thỏa thuận của các bên trong hợp đồng. Theo quan điểm của nhóm tác giả, khi giao kết hợp đồng, các bên cần lường trước và có thỏa thuận rõ ràng về quyền, nghĩa vụ và phương án giải quyết khi sự kiện bất khả kháng xảy ra.

Tham khảo Luật Hợp đồng năm 1999 của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Contract law of the People’s Republic of China), Điều 94(1) quy định các bên trong hợp đồng được phép chấm dứt hợp đồng trong trường hợp mục đích của hợp đồng không thể đạt được do sự kiện bất khả kháng. Ngoài ra, Điều 117 quy định “Nếu hợp đồng không thể được hoàn thành do sự kiện bất khả kháng, nghĩa vụ có thể được miễn toàn phần hoặc một phần tùy theo mức độ ảnh hưởng của sự kiện bất khả kháng, trừ khi luật có quy định khác. Nếu sự kiện bất khả kháng xảy ra sau quá trình hoàn thành hợp đồng bị trì hoãn, nghĩa vụ của các bên liên quan có thể sẽ không được miễn.” Có thể thấy, đây là cách tiếp cận khác với pháp luật Việt Nam, đó là quy định nói trên cho phép các bên liên quan trong hợp đồng được miễn một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ, hoặc chấm dứt hợp đồng. Các nhà lập pháp có thể cân nhắc đến việc cho phép chấm dứt hợp đồng và miễn nghĩa vụ hợp đồng tùy theo từng trường hợp do quy định như trên sẽ góp phần tạo sự linh hoạt, giảm thiểu rủi ro cho các bên trong hợp đồng khi xảy ra sự kiện bất khả kháng.

Tham khảo hoạt động của Hội đồng Xúc tiến Thương mại Quốc tế tại Trung Quốc, trong đợt bùng phát dịch Covid-19 tại nước này, Hội đồng này đã cung cấp “force majeure certificates” (tạm dịch: chứng nhận bất khả kháng) cho các các công ty mà tuyên bố rằng họ không đủ khả năng đáp ứng nghĩa vụ hợp đồng. Điều này nhằm bảo vệ các công ty khỏi những những khiếu nại vi phạm hợp đồng có thể xảy ra được tuyên bố bởi đối tác. Tuy nhiên, những chứng nhận này không mặc định thỏa mãn các điều kiện được xem là sự kiện bất khả kháng theo luật nước Trung Quốc, Mỹ hay bất kỳ nước nào khác. Có thể thấy đây chỉ là một hình thức hỗ trợ tạm thời nhằm củng cố các tuyên bố của các công ty khi gặp sự kiện bất khả kháng. Các công ty này vẫn cần phải thực hiện nghĩa vụ chứng minh, đưa ra bằng chứng cho thấy Covid-19 là sự kiện bất khả kháng.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, sự kiện bất khả kháng là dễ bắt gặp do những hiện tượng tự nhiên, hiện tượng xã hội luôn có nguy cơ xảy ra và có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của các bên. Do đó, việc chú ý đến các điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng và theo quy định của pháp luật là không thể thiếu trong trường hợp một dịch bệnh xảy ra.

DANH MỤC VĂN BẢN PHÁP LUẬT

1. Công ước Viên 1980 – Công ước của Liên hợp quốc về mua bán hàng hóa quốc tế

2. Luật Hợp đồng năm 1999 của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

3. Bộ luật dân sự 2015

4. Luật Thương mại 2005

5. Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007

6. Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp số 42/2002/qđ-bcn ngày 9 tháng 10 năm 2002 về việc ban hành quy định kiểm tra cung ứng, sử dụng điện và xử lý vi phạm hợp đồng mua bán điện

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. VICMC, ‘Covid-19: Câu chuyện pháp lý về force majeure, hardship và việc sử dụng hòa giải thương mại’ vicmc.vn

2. Lâm Tố Trang, ‘Bàn về việc miễn thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng trong trường hợp bất khả kháng – Covid-19’ Tạp chí Dân chủ & Pháp luật

3. Lê Văn Sua, ‘Bàn về sự kiện bất khả kháng và nguyên tắc suy đoán lỗi tại điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015’ Bộ Tư pháp (02/03/2017)

4. Trương Nhật Quang, Ngô Thái Ninh, Công ty luật TNHH YKVN, ‘Vấn đề miễn trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ thanh toán trong trường hợp bất khả kháng – Covid-19’ Nghiên cứu lập pháp (17/03/2020)

5. ‘Sự kiện bất khả kháng – Những điểm còn “bỏ ngỏ” và góc tiếp cận mới’ viac.vn (03/04/2020)

6. Đỗ Minh Tuấn, ‘Sự kiện bất khả kháng và một vài lưu ý trong thực tiễn áp dụng’ Thông tin pháp luật dân sự (16/03/2010)

7. Nguyễn Trung Nam, ‘Covid-19: Ý nghĩa của sự kiện bất khả kháng tại Việt Nam’ viac.vn (10/04/2020)

8. Ngô Khắc Lễ, ‘Trường hợp bất khả kháng’ viac.vn

9. ‘Dịch COVID-19 có phải là sự kiện bất khả kháng?’ Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh (11/11/2020)


Tham khảo thêm tại Mục 7, ‘Sự bùng phát của virus corona – Định nghĩa về sự kiện bất khả kháng theo pháp luật Việt Nam’ vnlaw.com (29/03/2020) truy cập ngày 10/12/2020

Trương Nhật Quang, Ngô Thái Ninh, ‘Vấn đề miễn trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ thanh toán trong trường hợp bất khả kháng – Covid-19’ Nghiên cứu lập pháp (17/03/2020) truy cập ngày 12/12/2020

Tlđd, n2

BLDS 2015, Điều 156(1)

Lâm Tố Trang, ‘Bàn về việc miễn thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng trong trường hợp bất khả kháng – Covid-19’, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật truy cập ngày 13/12/2020

Công ước của Liên Hợp Quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (The United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods – CISG)

Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007, Điều 2(1)

Hoàng Quốc Vũ, ‘Một số khái niệm, định nghĩa và tiêu chuẩn trong phòng chống dịch bệnh’, Cổng thông tin điện tử Sở Y tế Quảng Trị (13/9/2018) truy cập ngày 30/8/2020

‘Tạm dừng các hoạt động qua lại tại khu vực biên giới Việt Nam-Campuchia và Việt Nam-Lào’, Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Nam (31/03/2020) truy cập ngày 16/12/2020

VICMC, ‘Covid-19: Câu chuyện pháp lý về force majeure, hardship và việc sử dụng hòa giải thương mại’ vicmc.vn truy cập ngày 15/09/2020

BLDS 2015, Điều 411(1)

BLDS 2015, Điều 411(2)

Điều 296(1)(a) quy định thời gian là năm (05) tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ được thỏa thuận không quá mười hai tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng.

Điều 296(1)(b) quy định thời gian là tám (08) tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ được thỏa thuận trên mười hai tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng.

Xem thêm tại Chương VII về “Chế tài trong thương mại và giải quyết tranh chấp trong thương mại”, Luật Thương mại 2005

Ngô Khắc Lễ, ‘Trường hợp bất khả kháng’ viac.vn truy cập ngày 21/11/2020

Lâm Tố Trang, ‘Bàn về việc miễn thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng trong trường hợp bất khả kháng – Covid-19’ Tạp chí Dân chủ & Pháp luật truy cập ngày 13/09/2020

Lê Đình Vinh & Nguyễn Thanh Hà, ‘Dịch Covid-19 có phải là sự kiện bất khả kháng để doanh nghiệp được miễn nghĩa vụ theo hợp đồng?’ Law Firm & Intellectual Property Agent (09/04/2020) truy cập ngày 15/09/2020

‘Dịch COVID-19 có phải là sự kiện bất khả kháng?’ Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh (11/11/2020) truy cập ngày 21/11/2020

Đỗ Minh Tuấn, ‘Sự kiện bất khả kháng và một vài lưu ý trong thực tiễn áp dụng’ Thông tin pháp luật dân sự (16/03/2010) truy cập ngày 21/11/2020

Tham khảo thêm tại: Nguyễn Thị Hương, ‘Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế’ (Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014)

Điều 295(1) LTM 2005: “Bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên kia về trường hợp được miễn trách nhiệm và những hậu quả có thể xảy ra.”

Điều 295(2) LTM 2005: “Khi trường hợp miễn trách nhiệm chấm dứt, bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết; nếu bên vi phạm không thông báo hoặc thông báo không kịp thời cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại.”

Tlđd, n2

Nguyễn Trung Nam, ‘Covid-19: Ý nghĩa của sự kiện bất khả kháng tại Việt Nam’ viac.vn (10/04/2020) truy cập ngày 29/09/2020

Tlđd, n2

Bùi Tiến Long, ‘Sự kiện bất khả kháng – Có thể dự liệu được những điều chưa biết không?’ Tin & Tam Law Firm (06/2016) truy cập ngày 15/09/2020

Luật Hợp đồng năm 1999 của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

‘Covid 19: Force majeure event?’ Shearman & Sterling (12/03/2020) truy cập ngày 15/09/2020