Điểm yếu của bạn là gì khi phỏng vấn

Khi đi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường đặt ra các hỏi để cân đo trí thông minh của các ứng cử viên. Và bạn phải làm gì khi đứng trước câu hỏi: "Anh chị hãy nói về điểm mạnh và điểm yếu của mình"? Nên nói dối hay nói thật?
5 mẹo sau đây sẽ giúp bạn vượt qua được thử thách đó: 1. Đề cập tới một kỹ năng cụ thể
Bạn có thể nói ra điểm yếu của mình dựa trên một kỹ năng cụ thể. Ví dụ "Tôi rất quan tâm đến dịch vụ khách hàng. Tôi thường dành thời gian để đến gặp khách hàng. Nhưng cũng chính điều này đã gây cho tôi nhiều trở ngại vì họ ở những khu vực địa lí khác nhau." 2. Điểm yếu của bạn? Và bạn làm gì để khắc phục chúng?
Điều này thể hiện những nỗ lực vượt mọi khó khăn của chính bản thân bạn. Ví dụ "Tôi thực sự không tự tin khi diễn thuyết trước đám đông. Vì thế, tôi phải tham gia một câu lạc bộ thuyết trình để có thể khắc phục những nhược điểm đó". Ví dụ khác: "Hiện tại tôi chỉ biết nói tiếng Anh. Và tôi nhận thấy rằng, khi xã hội ngày càng phát triển thì như thế vẫn chưa đủ. Vì vậy, tôi sẽ học thêm tiếng Nhật để phục vụ cho công việc của tôi sau này." 3. Những điểm yếu có thể không liên quan đến công việc
Nếu có khiếu hài hước, đôi khi bạn có thể đưa ra một số điểm yếu không liên quan đến công việc bạn định xin tuyển. Chẳng hạn: "tôi là người nấu ăn tồi" hay "tôi không biết nhảy". Bằng cách này, nhà tuyển dụng sẽ tin rằng, bạn có thể đảm nhiệm được vị trí mới bởi điểm yếu của bạn chẳng liên quan gì đến công việc cả! 4. Không nên nói dối
Không ai có thể hoàn hảo về mọi mặt. Vì thế, đừng bao giờ nói với nhà tuyển dụng rằng bạn không có bất cứ điểm yếu nào. Hãy trung thực với chính bản thân mình vì không gì có thể che mắt được người phỏng vấn. 5. Không đưa ra câu trả lời chung chung
Nhà tuyển dụng sẽ thích những câu hỏi ngắn gọn, đơn giản và thực tế. Họ không có thời gian để tưởng tượng ra những lời bạn nói nếu chúng quá bóng bẩy hoặc quá chung chung. Ví dụ "Tôi là một người cầu toàn" hay bất cứ một câu nào tương tự như thế.

Điểm cuối cùng bạn cần chú ý là: khi nói đến điểm yếu của mình hãy kèm theo những việc làm, những bước đi mà bạn đã và đang thực hiện để khắc phục chúng. Cùng với sự tự tin, tính chuyên nghiệp chắc chắn cuộc phỏng vấn của bạn sẽ thành công.

Câu hỏi về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân là một trong những câu hỏi phổ biến nhất khi đi xin việc. Câu trả lời cho vấn đề này tưởng chừng rất đơn giản. Nhưng làm thế nào để nói về điểm mạnh mà không tạo cảm giác khoe khoang; nói về điểm yếu mà không bị đánh giá thấp lại chẳng hề dễ dàng.

Nhưng đừng lo, hãy để JobsGO giúp bạn vượt qua câu hỏi “huyền thoại” này nhé!

Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?

Điểm mạnh của bạn là gì?

Điểm mạnh là những kỹ năng, kiến thức,… bạn có thể làm tốt. “Bí kíp” nói về điểm mạnh khi đi phỏng vấn là đưa ra những thế mạnh “có thật” và chúng cần giúp ích cho công việc bạn đang ứng tuyển. Bạn tuyệt đối đừng vì muốn gây ấn tượng mà khoác lác, bịa ra những đặc điểm mình không có, không làm được. Tuỳ vào những vị trí công việc khác nhau mà bạn cần nói về điểm mạnh phù hợp.

Đâu là những điểm mạnh được đánh giá cao khi đi xin việc?

Dưới đây là một số khía cạnh nổi bật bạn nên đề cập khi được hỏi “điểm mạnh của bạn là gì?”.

  • Trình độ chuyên môn [kỹ năng đào tạo, kỹ năng thiết kế,..]
  • Trình độ ngoại ngữ
  • Khả năng sử dụng tin học văn phòng
  • Khả năng sử dụng các phần mềm, công cụ hỗ trợ công việc
  • Khả năng quản lí [ quản lí tài chính, quản lí thời gian,..]
  • Khả năng xử lý vấn đề
  • Khả năng đàm phán và thuyết phục
  • Khả năng trình bày, thuyết trình
  • Khả năng thích nghi với sự thay đổi
  • Khả năng tư duy sáng tạo
  • Khả năng kết hợp, làm việc nhóm
  • Tinh thần trách nhiệm
  • Tính kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp
  • Tính trung thực, đáng tin cậy
  • Tính kiên nhẫn, nỗ lực, chịu được áp lực cao

? Xem thêm: “Mức lương cũ của bạn là bao nhiêu?” – Trả lời thế nào cho đúng?

Hướng dẫn cách trả lời câu hỏi “điểm mạnh của bạn là gì?”

Trả lời thế nào khi được hỏi “điểm mạnh của bạn là gì?”?

Như đã nói ở trên, điểm mạnh đóng một vai trò quan trọng trong quá trình xét tuyển của nhà tuyển dụng. Vì vậy bạn phải cố gắng thể hiện tốt nhất có thể ở phần này.

Liệu liệt kê hết các điểm mạnh có phải là cách “ghi điểm” không? Có phải trong tất cả các ứng viên ai liệt kê nhiều nhất sẽ “chiến thắng” hay không?

Câu trả lời cho cả hai câu hỏi trên đều là KHÔNG. Bạn nên nhớ rằng “chất lượng sẽ hơn số lượng”. Do đó bạn cần kể ra những điểm mạnh chi tiết, phù hợp với công việc và kèm theo những dẫn chứng chứng minh: bạn đã ứng dụng lợi thế đó thế nào, một số thành tích đã đạt được hoặc một ví dụ cụ thể nhất. Từ đó nhà tuyển dụng có thể nhìn nhận được những kỹ năng nổi bật của bạn mà không cần kể lể nhiều.

Để bạn hình dung rõ hơn JobsGO sẽ đưa ra một số ví dụ thực tế nhất:

Mẫu câu trả lời “điểm mạnh của bạn là gì?” 1

“Điểm mạnh của tôi là khả năng tư duy sáng tạo, khả năng quản lý tổ chức và khả năng thuyết trình. Trong cả quá trình học tập ở Trung học phổ thông và Đại học tôi đều nằm trong Ban chấp hành Đoàn trường. Tôi giữ vị trí chủ chốt trong những công tác xây dựng, tổ chức các chương trình của đoàn trường. Thêm vào đó tôi đã tham gia một số hoạt động ngoại khóa dành cho học sinh sinh viên và luôn nằm trong ban chiến lược của các dự án đó.”

Mẫu câu trả lời “điểm mạnh của bạn là gì?” 2

Tôi có khả năng giao tiếp Tiếng Anh cơ bản, sử dụng thành thạo tin học văn phòng Microsoft office. Ngoài ra, kỹ năng nổi trội của tôi là quản lý thời gian và giải quyết vấn đề nhanh chóng và hiệu quả. Tôi có khả năng nhìn thấu nhiều khía cạnh của một vấn đề, từ đó sắp xếp thời gian hợp lí để đàm phán, đưa ra phương án hợp lí đối với phàn nàn của khách hàng. Khi còn làm công việc cũ, mỗi ngày tôi sẽ giải quyết khoảng 15-20 cuộc gọi và email phản ánh sự bất mãn của khách hàng. Tỉ lệ khách hàng hài lòng sau đó là 50-70%. “

Mẫu câu trả lời “điểm mạnh của bạn là gì?” 3

Cá nhân tôi thấy mình có kỹ năng thiết kế quảng cáo tốt, khả năng chịu áp lực cao và tối ưu hoá. Sau thời gian 2 năm làm việc trong lĩnh vực quảng cáo bán hàng, tôi đã vận dụng những kỹ năng vừa nêu trên để tăng lượt tiếp cận trên mạng xã hội của công ty 5%, tối ưu hoá tiền quảng cáo và tăng doanh thu của sản phẩm lên 7%. Trong suốt 10 tháng làm việc tại công ty cũ, tôi đã 2 lần được vinh danh là người đạt chỉ tiêu cao nhất tháng.”

? Xem thêm: Tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn xin việc thường gặp và cách trả lời

Điểm yếu của bạn là gì?

Ngược lại với điểm mạnh, điểm yếu là những kỹ năng, kiến thức,… bạn làm chưa tốt và cần cải thiện. Chẳng hạn như thiếu tự tin trước đám đông, thiếu tập trung, dễ bỏ cuộc, khả năng thích nghi kém,… Điểm yếu có thể trở thành lý do khiến nhà tuyển dụng “đánh rớt” bạn. Vì vậy, với câu hỏi này, bạn cần trả lời một cách thật khéo léo.

Bí quyết nói về điểm yếu khi đi phỏng vấn

Hãy biến điểm yếu thành điểm mạnh một cách thật tinh tế

Trường hợp nhà tuyển dụng hỏi điểm mạnh và điểm yếu cùng một lúc thì bạn nên nói về điểm yếu trước. Nếu điểm mạnh của bạn đủ ấn tượng thì thậm chí nó có thể khiến nhà tuyển dụng quên đi điểm yếu bạn nói trước đó. Ngoài ra, bạn cũng nên nói thêm các biện pháp mà bạn đang áp dụng để khắc phục điểm yếu của mình.

Trong một số trường hợp, bạn có thể biến điểm yếu thành điểm mạnh. Chẳng hạn, khi bạn ứng tuyển vào vị trí Content Leader, bạn có thể nói “Điểm yếu của tôi là kỹ tính. Tôi đánh giá bài viết rất kỹ và tôi thường tốn nhiều thời gian để sửa bài viết của các bạn nhân viên”.

“Đánh lạc hướng” là một “kế sách” khác được nhiều ứng viên giàu kinh nghiệm chia sẻ. Với kế sách này, bạn cần kể ra những điểm yếu không mấy liên quan đến công việc sắp tới.

Hướng dẫn cách trả lời câu hỏi “điểm yếu của bạn là gì?”

Sau đây là một số mẫu câu trả lời cho câu hỏi “điểm yếu của bạn là gì” để bạn tham khảo.

Mẫu câu trả lời “điểm yếu của bạn là gì?” 1

“Bản thân tôi tự nhận thấy mình còn một số khuyết điểm đó là quá toàn cầu trong mọi việc. Điều này làm cho tiến độ hoàn thành công việc của tôi luôn sát với deadline. Nhưng bù lại những thành phẩm của tốt luôn được hoàn thành trong trạng thái chỉnh chu nhất.”

Mẫu câu trả lời “điểm yếu của bạn là gì?” 2

Đối với tôi điểm yếu lớn nhất chính là nóng vội . Bằng khả năng tư duy sáng tạo tốt, nhưng ý tưởng liên tục nảy ra trong đầu tôi vì vậy tôi luôn hấp tấp thực hiện những kế hoạch đó. Gần đây tôi đã tiết chế tính cạnh đó bằng việc giữ bình tĩnh hơn, lắng nghe, tham khảo thêm nhiều ý kiến của đồng nghiệp.”

Mẫu câu trả lời “điểm yếu của bạn là gì?” 3

“Bên cạnh những điểm mạnh, tôi cũng nhìn thấy một số yếu điểm của bản thân như là khả năng ngoại ngữ và tin học văn phòng vẫn còn hạn chế. Tôi đã tập trung vào kỹ năng nói, giải quyết vấn đề hơn trong thời gian trước. Đến nay khi đã có một vốn kiến thức rộng để có thể hoàn thành tốt công việc Chăm sóc khách hàng trong nước, tôi đang nỗ lực trau dồi bản thân bằng việc đi học thêm sau giờ làm một khóa học Tiếng Anh và tin học cơ bản.”

? Xem thêm: Nên trả lời thế nào khi nhà tuyển dụng hỏi về “công ty cũ”?

Kết

Điểm mạnh và điểm yếu của bản thân đã trở thành câu hỏi “huyền thoại” hiện nay. Để có lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng, hãy chuẩn bị thật kĩ cho câu hỏi này nhé!

Video liên quan

Chủ Đề