Đi xe máy về quê có bị cách ly không

Người dân tự ý về quê bị lực lượng chức năng tại chốt đường Hoàng Hữu Nam, phường Long Thạnh Mỹ, TP Thủ Đức yêu cầu quay đầu xe chiều 30-7 - Ảnh: TRƯỜNG VŨ

Người dân muốn về quê phải liên hệ địa phương đăng ký

Ngày 30-7, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, thượng tá Nguyễn Văn Bình - phó trưởng Phòng cảnh sát giao thông [CSGT] đường bộ - đường sắt [PC08] Công an TP.HCM - cho biết theo tinh thần chỉ thị 16 của Thủ tướng và chỉ thị 12 của Thành ủy TP.HCM, cũng như chỉ đạo của UBND TP.HCM tại công văn 2468, 2522, người dân không được ra khỏi nhà khi không thật sự cần thiết, trừ những trường hợp mua lương thực, thực phẩm, cấp cứu, trong đó người đi mua lương thực phải có phiếu "đi chợ" do địa phương cấp theo khung giờ, ngày.

Cho nên việc người dân tự ý đi ra khỏi nhà, phòng trọ để về quê là vi phạm trong trường hợp ra đường không cần thiết. Nếu bị lực lượng chức năng tại các chốt, trạm, tuần tra, kiểm soát lưu động phát hiện sẽ xử lý theo quy định hoặc nhắc nhở quay đầu xe.

Theo thượng tá Bình, người dân muốn về quê thì phải liên hệ chính quyền địa phương nơi thường trú, tạm trú để lập danh sách theo từng địa phương. Sau đó, địa phương ở TP.HCM sẽ gửi danh sách đăng ký của người dân cho các tỉnh, thành còn nhận người từ TP về.

Địa phương tại TP sẽ phối hợp với các tỉnh, thành tổ chức sắp xếp nơi tập trung cho người dân, đón bằng phương tiện do địa phương bố trí nhưng phải có lực lượng chức năng dẫn đường.

Ngoài xe chuyên dụng do CSGT dẫn đoàn, trong đoàn xe còn có các lực lượng CSGT đi trong đoàn, cuối đoàn còn được bố trí xe chuyên dụng khóa đuôi.

Người dân tự đi xe máy về quê đứng nán lại dưới cầu vượt Linh Xuân sau khi bị lực lượng yêu cầu quay đầu xe - Ảnh: CHÂU TUẤN

Nhiều người đi xe máy về quê phải quay đầu khi đến chốt kiểm dịch

Sáng 30-7, trên quốc lộ 1K đoạn chân cầu vượt Linh Xuân [TP Thủ Đức], nhiều người dân đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ "thông hành", chứng minh được lý do chính đáng khi ra đường nên đều được qua chốt.

Tuy nhiên, một số trường hợp đi xe cá nhân về quê bị yêu cầu quay đầu mặc dù có giấy xét nghiệm âm tính COVID-19.

Khoảng 9h30, một nhóm người dân đi 8 xe gắn máy từ hướng quận 12 đi Suối Tiên, khi đến chốt cầu vượt Linh Xuân thì bị yêu cầu quay đầu.

Một người dân cho biết: "Vì dịch bệnh nên chúng tôi đã thất nghiệp hơn 2 tháng rồi. Hôm nay đi cùng bạn bè chạy xe máy về quê ở Lâm Đồng, nhưng đến chốt kiểm dịch thì bị yêu cầu quay đầu, mặc dù chúng tôi đã có giấy xét nghiệm âm tính".

"Chiến sĩ trực chốt nói với chúng tôi là không được tự ý rời khỏi TP để về quê, mọi người cần phải liên hệ với chính quyền địa phương để được tiếp nhận và hướng dẫn về quê bằng các chuyến xe được tổ chức sẵn để đảm bảo an toàn chống dịch" - người này nói.

Tương tự, những ngày qua tại các chốt giao thông qua cửa ngõ phía tây TP.HCM, nhiều người chạy xe máy để về quê được lực lượng chức năng yêu cầu quay đầu xe.

Anh Nguyễn Hải Dương [quê Bến Tre] cho biết từng liên hệ với hội đồng hương để đăng ký xe về quê nhưng không được vì số lượng có hạn.

Tài chính ngày càng cạn kiệt nên anh "đánh liều" thử chạy xe máy về quê, nhưng đến chốt kiểm soát giáp ranh với tỉnh Long An thì bị yêu cầu quay đầu. "Bây giờ ở cũng không được, mà về cũng chẳng xong", anh Dương chia sẻ.

Ngày 29-7, UBND tỉnh Quảng Ngãi phát đi văn bản hỏa tốc tạm dừng tiếp nhận người dân trở về từ tỉnh, thành phố đang có dịch từ ngày 1-8 bởi quá tải trong cách ly, yếu về tài chính, y tế.

Tối 28-7, UBND tỉnh Lâm Đồng có văn bản từ 12h ngày 29-7 tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các huyện, thành phố thuộc địa phương tuyệt đối không tiếp nhận đối với các trường hợp tự ý về địa phương bằng phương tiện cá nhân hoặc các phương tiện khác [không liên hệ, đăng ký với chính quyền địa phương để tổ chức đón theo quy định] để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn.

Đắk Lắk lập tổ công tác đặc biệt vào TP.HCM đón người dân về quê

MINH HÒA - CHÂU TUẤN

Tại bến xe Miền Đông, lượng khách đã tăng hơn những ngày trước đó [ảnh chụp sáng 24-1] - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Tại bến xe Miền Đông chiều 24-1 [22 tháng chạp], lượng khách đã tăng hơn so với một ngày trước đó. Từ 16h, nhiều xe đã vào bến để đón khách và chuẩn bị xuất bến. Tài xế Trần Thanh Sơn, nhà xe Thành Long chạy chuyến TP.HCM - Bình Định, cho hay khách 2 ngày gần đây tăng thấy rõ. 

"Tỉnh nhà bỏ quy định cách ly y tế nên việc đi lại của chúng tôi và khách cũng thuận lợi hơn. Tuy nhiên chúng tôi không dự tính tăng chuyến vì chưa biết lượng khách ra sao những ngày tới, tùy tình hình thực tế mới tính tiếp", tài xế Sơn nói.

Một nhà xe tuyến TP.HCM - Tây Nguyên cho hay đã biết thông tin Bộ Y tế yêu cầu các địa phương không cách ly người về quê ăn Tết nhưng còn đang chờ xem lượng khách tăng nhiều mới tính tăng chuyến. 

"Hiện tại chúng tôi cũng nhận khách về Tết gần hết, từ nay tới 29 âm lịch nếu khách có nhu cầu đặt vé thêm thì chúng tôi mới tính tiếp chứ không tăng chuyến rồi vào bến đợi khách, như vậy rủi ro chạy xe không về rất cao", nhà xe này cho hay.

Đại diện Hãng xe Thành Bưởi cho biết mấy ngày qua lượng khách của hãng này có tăng nhưng không sôi động như mọi năm, chủ yếu là người dân về quê chứ sinh viên thì ít do năm nay sinh viên vẫn còn ở quê học online. 

Theo kế hoạch, trong 3 ngày 26, 27 và 28-1 hãng này sẽ phải tăng chuyến khá nhiều. Số chuyến xe hoạt động trong ngày đã gần như hồi phục so với thời điểm trước dịch. "Đặc biệt số chuyến từ mùng 2 Tết có rất nhiều khách đặt, người dân đổ xô đi Đà Lạt để thỏa cơn khát du lịch sau thời gian dài giãn cách", đại diện hãng xe cho biết.

Còn theo đại diện Hãng xe Phương Trang, số chuyến xe hãng đang khai thác vẫn chỉ bằng 50% so với cùng kỳ năm 2021. Lượng khách về quê các ngày cận Tết chủ yếu là người lao động có tăng nhẹ, còn số hành khách là sinh viên mọi năm rất lớn nhưng năm nay rất ít. Lượng khách đặt vé đi du lịch sau Tết chưa biến động nhiều.

Ông Tạ Chương Chín - phó tổng giám đốc bến xe Miền Đông - cho biết hai ngày 21 và 22 tháng chạp mỗi ngày có khoảng 500 lượt xe xuất bến với khoảng 8.000 lượt khách, bằng khoảng 60% so với cùng kỳ. Theo ông Chín, dự báo Tết này sẽ không xảy ra hiện tượng "cháy vé" nhưng bến xe cũng đã lên kế hoạch chuẩn bị một số xe tăng cường để phục vụ khi cần. 

"Còn bến xe Miền Đông mới tại Thủ Đức vẫn vắng xe ra vào. Trong ngày 23-1, bến xe chỉ đón 64 khách và có 11 lượt xe ra vào bến. Với tình hình lượng khách năm nay không cao thì khó có khả năng bến xe cũ quá tải và cần phải điều tiết khách, xe về bến xe mới", ông Chín nói.

Ông Trần Văn Phương - phó giám đốc bến xe Miền Tây - cho biết nhiều tỉnh miền Tây cũng có quy định về phòng chống dịch COVID-19 mới tạo điều kiện cho người dân về quê đón Tết nên khách đặt vé ở bến đã tăng đáng kể. 

Tính tới sáng 24-1 [22 tháng chạp], có 101/121 nhà xe đăng ký chạy Tết. Số lượng đặt và bán vé trước là 61.840 vé, riêng Hãng xe Phương Trang đã bán trước 40.655 vé. Theo ông Phương, từ nay đến 29 tháng chạp có khả năng cung ứng 71.427 vé.

Đường sắt sẵn sàng tăng tàu khi khách tăng

Ngày 24-1, ông Nguyễn Ánh Luyện - phó giám đốc Chi nhánh vận tải đường sắt Sài Gòn, Công ty cổ phần vận tải đường sắt Sài Gòn - cho biết ngành đường sắt đã bước vào cao điểm phục vụ tết. Hiện mỗi ngày có 11 đoàn tàu xuất phát từ ga Sài Gòn, đạt khoảng 55% so với cùng kỳ năm trước.

Theo ông Luyện, những ngày gần đây rất nhiều người dân ra ga Sài Gòn mua vé. Nếu khách tiếp tục tăng, ngành đường sắt sẵn sàng tăng thêm tàu để phục vụ. Tết năm nay, ngành đường sắt không bán vé phụ để tạo sự thoải mái và an toàn cho hành khách trong phòng chống dịch. Ông Luyện khuyến cáo hành khách nên ra ga trước giờ tàu chạy 30 phút, những ngày qua có một số hành khách đến trễ không kịp lên đoàn tàu đã mua vé.

ĐỨC PHÚ

Bến xe nhộn nhịp không khí Tết

LÊ PHAN - THU DUNG

  • 15:46 | Thứ Ba, 27/07/2021

[QBĐT] - Tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp với số lượng ca mắc bệnh tăng nhanh, nhất là các tỉnh, thành phố phía Nam. Do hoàn cảnh khó khăn nên nhiều trường hợp ở vùng dịch, trong đó có người Quảng Bình tự phát theo từng nhóm đi xe máy về quê. Hiện tượng này khiến công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 nói chung và của tỉnh Quảng Bình nói riêng rất khó kiểm soát và nhiều hệ lụy…

Hiện, có khoảng 60.000 người Quảng Bình đang sinh sống, lao động, học tập… ở các địa phương phía Nam, trong đó tập trung chủ yếu ở TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương… Khi làn sóng dịch bệnh Covid-19 bùng phát lần thứ 4, nhiều người không có việc làm, đời sống khó khăn nên nảy sinh tâm lý trở về quê nhà.

Đoàn cán bộ, y bác sỹ tỉnh Quảng Bình tham gia hỗ trợ phòng chống dịch bệnh Covid-19 ở TP. Hồ Chí Minh.

Đó là nguyện vọng chính đáng của người dân khi tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp. Nhưng bà con cũng phải cân nhắc, bình tĩnh và hợp tác với chính quyền địa phương nhằm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và khuyến cáo “5K” của ngành Y tế.

Thấu hiểu sự khó khăn của đồng bào ở các tỉnh, thành phố phía Nam, cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể và nhân dân trong tỉnh đã ra sức, đồng lòng hỗ trợ 3,5 tỷ đồng, hàng trăm tấn hàng hóa, đồng thời thành lập đoàn công tác với đội ngũ y bác sỹ hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Bên cạnh đó, với tinh thần đoàn kết “tương thân tương ái”, Hội đồng hương Quảng Bình ở các tỉnh phía Nam sẵn sàng hỗ trợ bà con để cùng nhau vượt qua khó khăn trong mùa dịch bệnh.

Tuy vậy, trong những ngày qua, một số người dân đã tự phát đi về quê bằng xe máy, ô tô, trong đó có người Quảng Bình, dẫn đến khó khăn trong công tác phòng chống dịch bệnh. Đặc biệt, nhiều trường hợp về từ vùng dịch nhưng không hợp tác với cơ quan chức năng để làm thủ tục xét nghiệm, cách ly theo quy định.

Hành vi này làm công tác phòng, chống Covid-19 của tỉnh khó kiểm soát và nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng. Nếu điều này xảy ra, nguy cơ đối diện với án phạt tù về tội “làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người” là không tránh khỏi.

Lực lượng CSGT, Công an tỉnh tổ chức lực lượng dẫn đoàn người tự phát đi xe máy từ vùng dịch phía Nam qua địa phận Quảng Bình.

Do vậy, mọi người hãy bình tĩnh, suy xét thấu đáo mọi tình huống có thể xảy ra trước khi hành động để bảo đảm an toàn cho chính mình, gia đình, người thân và xã hội.

Qua theo dõi mạng xã hội, nhiều nhóm lao động của các tỉnh Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Thanh Hóa ở vùng dịch hẹn nhau về quê khá phổ biến. Dẫn đến các chốt phòng dịch trên địa bàn tỉnh khá vất vả khi phải tổ chức lực lượng giám sát, phát lương thực, thực phẩm, khẩu trang y tế, đồng thời dẫn đoàn qua địa phận tỉnh để họ trở về quê an toàn.

Với phương châm tất cả hướng về miền Nam ruột thịt, tỉnh cũng đã có phương án chuẩn bị cơ sở vật chất ở các khu cách ly, thiết bị y tế để đón bà con về quê trong thời gian sớm nhất, tuy nhiên sẽ có sự cân nhắc, tính toán khoa học để vừa giảm tải cho các địa phương phía Nam vừa bảo đảm đời sống cho người dân và kiểm soát, phòng dịch an toàn.

Theo số liệu thống kê ban đầu của cơ quan chức năng, đến nay có hơn 10 người Quảng Bình đi xe máy ở các tỉnh, thành phố phía Nam trở về quê đã được cơ quan chức năng tiếp đón, kiểm tra y tế và đưa vào các khu cách ly theo quy định.

Ngay trong chiều 27-7, tiếp tục có gần 200 người đi xe máy từ vùng dịch phía Nam về đến chốt phòng dịch Sen Thủy [huyện Lệ Thủy].

Đông A

Video liên quan

Chủ Đề