Cách tính đáo hạn phái sinh

Đáo hạn chứng khoán phái sinh là gì?

Ngày đáo hạn chứng khoán phái sinh - Expiration date là ngày có hiệu lực cuối cùng của các hợp đồng phái sinh. Trước hoặc trong ngày này, những nhà đầu tư phải quyết định được họ sẽ làm gì với vị trí của mình.

Trước khi tiến hành đáo hạn người nắm giữ hợp đồng có thể chọn lựa thực hiện quyền chọn, đóng vị thể ghi nhận lãi lỗ hoặc để nguyên 1 hợp đồng không có giá trị đáo hạn.

Ngày đáo hạn chứng khoán phái sinh là ngày có hiệu lực cuối cùng của các hợp đồng phái sinh

Thời điểm chứng khoán phái sinh đáo hạn

Khác với thị trường chứng khoán cơ sở, mỗi một hợp đồng tương lai trong chứng khoán phái sinh đều được nêu rõ ràng thời gian đáo hạn. Vào ngày này những giao dịch của hợp đồng sẽ bị ngừng lại và chuyển thành tiền mặt.

Thời gian đáo hạn được quy định là thứ 5 lần thứ 3 trong tháng đáo hạn hợp đồng. Tại bất cứ thời điểm nào cũng luôn có 4 hợp đồng tương lai được giao dịch. Trong số đó, những tháng đáo hạn lần lượt là tháng hiện tại, tháng kế tiếp và tháng cuối cùng của 2 quý gần nhất.

Thời gian đáo hạn được quy định là thứ 5 lần thứ 3 trong tháng

Với thị trường chứng khoán nhiều biến động, 

Đáo hạn phái sinh có ảnh hưởng tới thị trường không?

Thị trường luôn luôn có sự biến động mạnh trước ngày đáo hạn phái sinh. Tại thời điểm đáo hạn phái sinh là lúc những nhà đầu tư thể hiện vị thế của mình. Với lợi thế giao dịch 2 chiều và có khả năng gia tăng lợi nhuận ngay cả khi thị trường giảm vậy nên nó được nhiều người lựa chọn để đầu tư.

Hoạt động đáo hạn gây nên sự chú ý bởi sự biến động đột ngột và bất ngờ của chỉ số VN30 trên thị trường chứng khoán cơ sở. Trong khi bản chất thực của thị trường phái sinh là quan tâm và để ý đến kết quả đầu tư lỗ hoặc lãi khi hợp đồng tương lai đến kỳ đáo hạn.

Thống kê từ năm 2017 [khi thị trường phái sinh ra đời] cho đến nay những phiên ATC đều có sự tăng - giảm đột ngột trước khi bước vào ATC. Đa phần là giảm chứ ít khi tăng, giá những mã luôn có sự chênh lệch trước phiên ATC. Do đó, những nhà đầu tư cũng cần theo dõi biến động, phân tích và đưa ra dự báo thị trường.

Ngay trong thời điểm đáo hạn, thị trường có xu hướng bán mạnh bởi khối tự doanh công ty chứng khoán nhằm kiếm lời từ sự chênh lệch chỉ số VN30 và hợp đồng tương lai VN30. Thông qua điều này, Taichinhz có nhận định rằng chứng khoán phái sinh ở Việt Nam phù hợp và tương thích với tổ chức hơn là các cá nhân đơn lẻ.

Thị trường luôn luôn có sự biến động mạnh trước ngày đáo hạn phái sinh

Những lưu ý khi giao dịch chứng khoán phái sinh trong ngày đáo hạn

Ngày đáo hạn hợp đồng tương lai là thời điểm rất quan trọng. Nếu không hiểu rõ và nắm bắt kịp thời, thì tài khoản của nhà đầu tư có thể bị hao hụt do không đóng hoặc mở vị thế đúng cách khi kết thúc ngày giao dịch.

Nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ để có vị thế tốt, kiểm soát vốn tôt. Tránh việc vay tiền nóng dẫn đến nhiều rủi ro.

Với những thông tin mà bài viết chia sẻ đã giúp các bạn hiểu ngày đáo hạn chứng khoán phái sinh là gì và ảnh hưởng của nó đến thị trường chứng khoán. Chính điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho các nhà đầu tư chủ động hơn trong quá trình đầu tư của mình./.

MH

Để giao dịch chứng khoán phái sinh, nhà đầu tư cần:

I. MỞ TÀI KHOẢN chứng khoán phái sinh.
Quý khách chỉ cần ký hợp đồng điện tử và có thể bắt đầu giao dịch tại ngày làm việc kế tiếp sau khi tiểu khoản phái sinh được kích hoạt thành công. Vui lòng tham khảo hướng dẫn mở tài khoản phái sinh tại đây.

II. NỘP TIỀN KÝ QUỸ BAN ĐẦU 


Mức ký quỹ ban đầu là khoản “đặt cọc” để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong tương lai của hợp đồng. Mức ký quỹ yêu cầu để mở vị thế được tính:
= [Tỷ lệ ký quỹ ban đầu : Tỷ lệ duy trì] x Giá trần x  Số lượng HĐTL dự kiến đặt lệnh x Hệ số nhân HĐ
Xem chính sách Tỷ lệ ký quỹ ban đầu và Tỷ lệ duy trì tại đây

Ví dụ: Nhà đầu tư mua 10 HĐTL VN30F2110 tại mức giá là 1500. Giá trần của HĐTL là 1619. Hệ số nhân của hợp đồng là 100.000 đồng. Tỷ lệ ký quỹ ban đầu là 13%. Tỷ lệ duy trì là 85% Phí giao dịch và thuế giao dịch là 0 đồng. Như vậy:

  • Giá trị hợp đồng tính theo giá trần = 1619 x 10 x 100.000 = 1.619.000.000 VND
  • Số tiền ký quỹ để mở vị thế = 13% : 85%*1.619.000.000 = 247.611.765 VNĐ

Qua đó, thay vì phải bỏ ra 1.619.000.000 VND, Nhà đầu tư chỉ cần bỏ ra 247.611.765 VND là đã bắt đầu có thể tham gia. Đây là lợi thế “đòn bẩy” của chứng khoán phái sinh.

Để nộp tiền giao dịch phái sinh, Quý khách thao tác theo hướng dẫn chi tiết tại đây

- Tên tài khoản thụ hưởng: Công ty cổ phần Chứng khoán Kỹ Thương
- Số tài khoản nhận tiền: 19033336666968 tại Techcombank - CN Trung tâm GD Hội sở
- Nội dung chuyển tiền: [Họ tên chủ TKCK] [Số TKCK]A Nop tien ky quy PS 
  Ví dụ: Nguyen Van A 105C123456A Nop tien ky quy PS

Tính năng này giúp Quý khách giao dịch phái sinh sau 1 bước chuyển tiền. Số tiền khi nộp ký quỹ phái sinh là đã trừ phí 5.500đ theo quy định của Ủy ban chứng khoán [tham khảo tại đây]

III. THỰC HIỆN GIAO DỊCH


Để giao dịch chứng khoán phái sinh, Quý khách có thể đặt lệnh thường hoặc lệnh điều kiện theo như hướng dẫn. 
Ví dụ về giao dịch phái sinh:

  • Nhà đầu tư mua HĐTL [mở vị thế long] VN30F2110 nếu kỳ vọng chỉ số VN30 tăng. Để đóng vị thế, Nhà đầu tư phải bán HĐTL hoặc có thể giữ đến đáo hạn.
  • Nhà đầu tư bán HĐTL [mở vị thế short] chỉ số CP VN30 nếu kỳ vọng chỉ số VN30 giảm. Nhà đầu tư không cần có hợp đồng nào cũng có thể bán được [bán khống]. Để đóng vị thế, Nhà đầu tư phải mua lại HĐTL hoặc giữ đến đáo hạn.
  • Nếu chỉ số VN30 thay đổi đúng kỳ vọng Nhà đầu tư sẽ có lãi.
  • Nếu chỉ số VN30 thay đổi không đúng kỳ vọng [ngược chiều], Nhà đầu tư sẽ bị lỗ.
  • Giao dịch của chứng khoán phái sinh là T+0 do Nhà đầu tư có thể mua, bán HĐTL ngay trong ngày.

Với 1 giao dịch phái sinh, NĐT sẽ phải thanh toán các phí và thuế như sau:

  • Phí nộp tiền ký quỹ phái sinh: 5.500 đồng/giao dịch
  • Phí giao dịch tại thời điểm đặt lệnh thành công: 3.700 đồng/1 HĐ
  • Thuế giao dịch tại thời điểm đặt lệnh thành công: 9.800 đồng/ 1 HĐ
  • Phí rút ký quỹ phái sinh: 5.500 đồng/giao dịch

Trường hợp NĐT nắm giữ vị thế qua đêm, NĐT cần nộp thêm phí quản lý cho VSD:

  • Quản lý tài sản ký quỹ 0,0024% giá trị lũy kế số dư tài khoản ký quỹ/ngày, tối thiểu 100,000 đồng/tháng
  • Quản lý vị thế: 2.550 VND/HĐTL/ngày

NĐT tham khảo chi tiết thông tin về Chính sách về phí, thuế khi giao dịch phái sinh tại TCBS được cập nhật chính xác tại đây.

IV. QUẢN LÝ TỶ LỆ SỬ DỤNG TÀI SẢN KÝ QUỸ TRONG GIỜ GIAO DỊCH
Khi giá thị trường biến động, ký quỹ yêu cầu của các vị thế mở trên tài khoản Nhà đầu tư cũng biến động tương ứng.
Ký quỹ yêu cầu = Ký quỹ ban đầu + Lỗ
Trong đó:
+ Ký quỹ ban đầu = Tỷ lệ ký quỹ ban đầu * Giá thị trường * Số lượng HĐTL* Hệ số nhân HĐ
+ Lỗ của tài khoản có vị thế:

  • Long:  [Giá thị trường – Giá mở vị thế]* Số lượng HĐTL*Hệ số nhân HĐ
  • Short: [Giá mở vị thế – Giá thị trường]* Số lượng HĐTL*Hệ số nhân HĐ

Nhà đầu tư cần theo dõi tỉ lệ sử dụng tài sản ký quỹ trong phiên để quản lý tài khoản để đảm bảo tỉ lệ an toàn:

- Trường hợp tỉ lệ sử dụng tài sản ký quỹ chạm mức xử lý trong phiên giao dịch: TCBS sẽ tự động đóng vị thế bắt buộc [Force close], ưu tiên Force close mã hợp đồng có thời gian đáo hạn gần nhất.
- Trường hợp tỉ lệ sử dụng tài sản ký quỹ chạm mức xử lý trong phiên ATC:

  • Nếu tỉ lệ chạm mức 90% đến dưới 100%: NĐT cần nộp thêm tiền vào tiểu khoản phái sinh trước 8h sáng ngày làm việc kế tiếp
  • Nếu tỉ lệ từ 100% trở lên: NĐT cần nộp thêm tiền ký quỹ phái sinh trước 15h30 ngày giao dịch phát sinh trạng thái vi phạm. Nếu NĐT không nộp ký quỹ bổ sung đúng hạn, TCBS hỗ trợ giải ngân tiền mặt vào tài khoản vi phảm để đưa tỉ lệ về 95% và đến ngày giao dịch kế tiếp, TCBS sẽ đóng vị thể bắt buộc và/hoặc rút ký quỹ từ VSD về để thu hồi nợ.


Tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ = Ký quỹ yêu cầu / Tài sản ký quỹ
Tiếp ví dụ trên:

    1. Trong phiên giá HĐTL VN30F2110 biến động giảm xuống mức 1450

  • Ký quỹ ban đầu = 13%*1450*10*100.000 = 188.500.000

  • Lỗ = [1450 – 1500]*10*100.000 =50.000.000

  • Ký quỹ yêu cầu = 188.500.000 + 50.000.000 = 238.500.000

  • Tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ = 238.500.000/247.611.765 = 96%

  • Tỷ lệ xử lý theo chính sách của TCBS giả sử là 90% => tài khoản sẽ bị TCBS xử lý đóng vị thế bắt buộc.

IV. THANH TOÁN HÀNG NGÀY THEO MỨC LÃI LỖ

a. Tính lãi lỗ tại ngày mở vị thế:

  • Lãi/lỗ trong ngày = [Giá đóng – Giá mở ] x Số vị thế x Hệ số nhân
  • Lãi/lỗ cuối ngày = [Giá cuối ngày – Giá mở] x Số vị thế x Hệ số nhân

Tiếp ví dụ trên:
1. Cùng ngày đóng vị thế 3 HĐTL tại mức giá 1505:
Lãi = [1505 – 1500] x 3 x 100.000 = 1.500.000 VND
2. Giá VN30 cuối ngày là 1495, 7 HĐTL còn lại:
Lỗ = [1495 - 1500] * 7 * 100.000 = -3.500.000 VND
Trước 8h sáng ngày làm việc tiếp theo, Nhà đầu tư cần nộp 2.000.000 VND [= [1] + [2]] vào tiểu khoản phái sinh để thanh toán

b. Tính lãi lỗ ngày tiếp theo [nắm giữ qua ngày]:

  • Lãi/lỗ đóng trong ngày = [Giá đóng – Giá thanh toán cuối ngày GD liền trước] x Số vị thế x Hệ số nhân
  • Lãi/lỗ cuối ngày = [Giá thanh toán cuối ngày – Giá thanh toán cuối ngày GD liền trước] x Số vị thế x Hệ số nhân

Tiếp ví dụ trên:
3. Cùng ngày đóng vị thế 3 HĐTL tại mức giá 1502:
Lãi = [1502 – 1495] x 3 x 100.000 = 2.100.000 VND
4. Giá VN30 cuối ngày là 1500, 4 HĐTL còn lại:
Lãi = [1500 – 1495] * 4 * 100.000 = 2.000.000 VND
Nhà đầu tư sẽ được nhận được lãi vào ngày giao dịch tiếp theo là 4.100.000 VND [= [3] + [4]]

c. Tính lãi lỗ vào ngày đáo hạn:

= [Giá thanh toán cuối cùng – Giá cuối ngày GD liên trước] x Số vị thế x Hệ số nhân
Tiếp ví dụ trên:
Giả sử giá cuối ngày GD liền trước ngày đáo hạn là 1510. Giá thanh toán cuối cùng là 1515, vậy với 4 HĐTL còn lại, nhà đầu tư nhận được:
Lãi = [1515 – 1510] * 4 * 100.000 = 2.000.000 VND

Lưu ý:


1. Giao dịch phái sinh được thanh toán theo cơ chế hằng ngày. Cụ thể, nhà đầu tư [NĐT] khi giao dịch và nắm giữ các vị thế trong các hợp đồng chứng khoán phái sinh sẽ phải thực hiện thanh toán toàn bộ lãi/lỗ phát sinh từ các vị thế đó mỗi ngày:

  • Nếu trạng thái lỗ ròng: NĐT sẽ phải thanh toán đầy đủ toàn bộ số lỗ phát sinh vào tiểu khoản phái sinh trước 8h sáng ngày giao dịch kế tiếp. 
  • Nếu trạng thái lãi ròng: TCBS sẽ thanh toán đầy đủ số lãi phát sinh chậm nhất trong ngày giao dịch kế tiếp.
2. Trường hợp NĐT không thanh toán nghĩa vụ VM lỗ đúng thời hạn, TCBS sẽ rút ký quỹ từ VSD và/hoặc đóng vị thế bắt buộc để thanh toán cho nghĩa vụ VM lỗ. Trường hợp không thu được hết nghĩa vụ thanh toán VM tại ngày giao dịch kế tiếp, TCBS sẽ tiếp tục xử lý tại các ngày giao dịch tiếp theo. Số tiền chậm thanh toán sẽ bị tính lãi là 10.5%/năm.

Video liên quan

Chủ Đề