Di sản văn hóa phố cổ hội an năm 2024

Năm 1999 Hội An được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới. Được coi là điển hình đặc biệt tiêu biểu về cảng thị truyền thống ở Đông Nam Á với những công trình kiến trúc truyền thống có từ thế kỉ 17 đến thế kỉ 19. Trải qua bao nhiêu năm tháng và nhiều cuộc tàn phá của chiến tranh, nhưng những công trình kiến trúc ở đây vẫn còn nguyên vẹn và giữ nguyên giá trị thẩm mĩ cho đến ngày nay.

Nằm bên bồ hạ lưu sông Thu Bồn, cách thành phố Đà Nẵng 30km. Phố cổ Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, là trung tâm buôn bán nối liền ba miền Bắc, Trung, Nam. Vì vậy những công trình kiến trúc và giá trị văn hóa của phổ cổ Hội An được hội tụ từ nhiều nền văn hóa khác nhau. Chính điều này đã tạo nên cho chúng ta một miền đất hội tụ và giao thoa văn hóa đa dạng.

Với sự pha trộn, giao thoa của nhiều nét đẹp khác nhau. Những công trình kiến trúc, tôn giáo, tín ngưỡng và giá trị văn hóa của phố cổ Hội An là vật chứng sống động nhất cho quá trình hình thành, phát triển và cả sự suy tàn của đô thị xưa. Các hội quán, đền miếu là công trình tiêu biểu cho dấu tích của người hoa. Nằm bên cạnh đó là những mái nhà ghi lại nét truyền thống của người Việt và những ngồi nhà mang đậm phong cách cổ kính của Pháp. Bước chân vào khu phố cổ xinh đẹp này, ta có thể cảm nhận sâu sắc sự pha trộn đa dạng, đầy nghệ thuật và cổ kính bởi những dãy nhà san sát mang những nét đặc trưng kiến trúc của các nền văn hóa khác nhau.

Không chỉ là bảo tàng sống của các công trình kiến trúc. Giá trị văn hóa của phố cổ Hội An còn nằm ở nền văn hóa phi vật thể phong phú và đa dạng. Trải qua nhiều sự biến động của thời cuộc, nhưng cuộc sống thường nhất của người dân đất Hội vẫn giữ nguyên nét đẹp ban đầu và tránh xa mọi sự xô bồ. Với những phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt, tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hóa vẫn đang được lưu giữ, bảo tồn và phát triển. Trong cuộc sông hiện đại này thật khó để bắt gặp một phố cổ về đêm, hát bài chòi trên sông Đoài, ẩm thực đường phố, đêm đèn lồng lung linh huyền ảo. Cùng với đó là những mẹt hàng lưu niệm tò hè hay gánh chè của những mẹ già xứ Hội, cảnh tượng đầy ắp trong tuổi thơ của mỗi người nhưng giờ đây thật hiếm có, khó tìm. Ở đây, cuộc sống trôi qua thệt đẹp và đầy ắp âm thanh gọi về một niềm hoài niệm đã xa.

Trong sự phát triển của cuộc sống hiện đại, thì những làng nghề truyền thống vẫn đang được người dân nơi đây giữ gìn và phát triển. Làng mộc Kim Bồng, rau Trà Quế, gốm sứ Thanh Hà. Những công việc đã gắn liền với biết bao nhiêu thế hệ, nuôi sống biết bao nhiêu con người và là niềm tự hào của mỗi người dân nơi đây. Ngày nay, đây còn là nơi lưu giữ lại những giá trị văn hóa của phố cổ Hội An và thu hút khách du lịch đến tham quan để hiểu hơn về những ngành nghề truyền thống của dân tộc.

Là nơi lưu giữ và pha trộn nhiều nền văn hóa, hàng năm Hội An thu hút được hàng triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước. Bằng việc bảo tồn các công trình kiến trúc, phong tục tập quán và tái tạo các lễ hội, chắc chắn du lịch Hội An sẽ ngày càng phát triển và những giá trị văn hóa của phố cổ Hội An sẽ còn được lưu giữ mãi theo thời gian.

Đô thị cổ Hội An từ thế kỷ XVI đã là một thương cảng sầm uất, là nơi giao thoa của các nền văn hóa phương Tây, Nhật, Trung... Dấu tích của một thời thương nhân nước ngoài đến buôn bán còn đó. Mặc dầu trải qua bao thăng trầm của lịch sử, những kiến trúc đô thị từ xa xưa vẫn được bảo tồn gần như nguyên vẹn đến hôm nay. Một thị xã nhỏ nhắn, xinh xinh, diện tích chỉ 60,7km2 nhưng lại chứa trong nó cả hàng trăm di tích. Phố cổ Hội An với những mái nhà, bức tường rêu phong, con phố hẹp gần gũi, đình chùa theo lối kiến trúc phong phú, độc đáo đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Thế giới vào ngày Nhân kỷ niệm 5 năm ngày Hội An được công nhận là Di sản văn hóa Thế giới, đồng thời góp phần tuyên truyền và bảo tồn di sản văn hóa có ý nghĩa này, Bộ Bưu chính, Viễn thông phát hành bộ tem "Hội An - Di sản văn hóa Thế giới" gồm 01 mẫu và 01 blốc.- Mẫu 1-1: hình ảnh Chùa Cầu - một công trình kiến trúc độc đáo, giá mặt 800đ.- Blốc: Hội quán Phúc Kiến với toàn cảnh đô thị cổ Hội An cổ kính, giá mặt 8.000đ .

Trong số hơn 40 Di sản thế giới được UNESCO công nhận ở Đông Nam Á, Tạp chí du lịch danh tiếng Wanderlust [Anh] đã chọn ra một số di sản ấn tượng nhất và có 3 địa danh Việt Nam lọt top. Đó là Vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng và Phố cổ Hội An.

  • Hội An đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 18/7, bà Trương Thị Ngọc Cẩm - Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh - Truyền hình TP Hội An [Quảng Nam] thông tin, Tạp chí du lịch danh tiếng Wanderlust [Anh] vừa chọn 3 địa danh Việt Nam đã lọt top 3 di sản UNESCO, gồm: Vịnh Hạ Long [Quảng Ninh], Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng [Quảng Bình] và Phố cổ Hội An [Quảng Nam].

Việc bình chọn này được Tạp chí Wanderlust tiến hành trong số hơn 40 Di sản thế giới được UNESCO công nhận ở Đông Nam Á.

Năm 1999, Hội An chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Vào thời điểm thời tiết cực đoan nhất, Phố cổ Hội An vẫn có sức thu hút đặc biệt đối với nhiều du khách quốc tế.

Theo lời giới thiệu của Tạp chí Wanderlust, Phố cổ Hội An là một điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam. Năm 1999, Hội An chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Từ đó đi du lịch phố cổ, tham quan Hội An trở thành điểm thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Hội An nổi tiếng bởi vẻ đẹp kiến ​​trúc truyền thống, hài hòa của những ngôi nhà cổ, những bức tường và cả những con đường. Dù đã trải qua hàng trăm năm với biết bao biến cố nhưng nơi đây vẫn còn lưu giữ những nét đẹp cổ kính, trầm mặc, phong trần trên từng mái ngói, hàng cây…

Chủ Đề