Đề thi năng lực của đại học quốc gia

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM các năm trước

Đề thi mẫu kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2022 dài 16 trang, gồm 120 câu. Thí sinh làm bài thi trong vòng 150 phút [không kể thời gian phát đề]. Câu hỏi được ra ở hình thức trắc nghiệm với 4 phương án lựa chọn, trong đó chỉ có 1 phương án đúng.

Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực này có 3 phần: ngôn ngữ; toán học, tư duy logic, phân tích số liệu; giải quyết vấn đề. Trong đó, phần 1 ngôn ngữ gồm 40 câu đầu tiên kiểm tra kiến thức thuộc lĩnh vực tiếng Việt và tiếng Anh.

Phần 2 từ câu 41-70 gồm các nội dung về toán học, tư duy logic và phân tích số liệu.

Phần 3 gồm các câu còn lại từ 71-120, thí sinh giải quyết vấn đề liên quan đến hóa học, vật lý, sinh học, địa lý và lịch sử.

Xem toàn bộ đề thi mẫu

Ngay sau khi đề thi mẫu này được công bố, trên mạng đã xuất hiện đáp án chi tiết. Nhưng theo tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo [ĐH Quốc gia TP.HCM], ĐH này chỉ công bố đề thi mẫu, không có đáp án.

Năm nay kỳ thi này đánh giá năng lực được ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức 2 đợt vào ngày 27.3 và 22.5. Ở đợt 1, kỳ thi dự định được tổ chức tại 17 địa phương gồm: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, Khánh Hòa, Đắk Lắk, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, An Giang, Kiên Giang và Cần Thơ. Ở đợt 2, ĐH Quốc gia TP.HCM dự kiến tổ chức thi tại 4 địa phương: Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP.HCM, An Giang.

Thí sinh tham dự cần đăng ký dự thi đồng thời với đăng ký xét tuyển, đợt 1 từ ngày 28.1 - 28.2, đợt 2 từ ngày 6 - 25.4. Đến thời điểm này đã có hơn 80 trường ĐH và CĐ đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển một phần chỉ tiêu tuyển sinh năm 2022.

ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực lần đầu tiên vào năm 2018. Ở năm 2021, đợt 1 kỳ thi này thu hút gần 70.000 thí sinh dự thi. Ngoài ĐH Quốc gia TP.HCM, năm nay một số trường ĐH khác cũng triển khai kỳ thi riêng với những tên gọi khác nhau phục vụ tuyển sinh như: ĐH Quốc gia Hà Nội, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, Trường ĐH Việt Đức… Trước khi tổ chức kỳ thi, các trường ĐH đều công bố đề thi mẫu, đề minh họa để thí sinh tham khảo.

Tin liên quan

Nhằm chuẩn bị tốt hơn cho kỳ thi Đánh giá năng lực[ĐGNL] năm 2022 sắp tới, dưới đây là 03 bộ đề thi mẫu kèm lời giải chi tiết Kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG TP.Hồ Chí Minh giúp các em cọ sát và có thêm cơ hội xét tuyển vào Đại học. 

Bài thi đánh giá năng lực ĐHQG TP.Hồ Chí Minh chú trọng kiểm tra các năng lực cơ bản của thí sinh như: Sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý số liệu và giải quyết vấn đề. Chính vì mục tiêu này mà cấu trúc của bài thi đánh giá năng lực ĐHQG TP.Hồ Chí Minh gồm 03 phần:

Phần 1: Ngôn ngữ _tiếng Việt, tiếng Anh [40 câu]

Phần 2: Toán học, tư duy logic, phân tích số liệu [30 câu]

Phần 3: Giải quyết vấn đề [50 câu]

Về hình thức: Bài thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan đa lựa chọn trong thời gian làm bài là 150 phút.

Về nội dung: Bài thi không đánh giá khả năng học thuộc lòng mà cung cấp số liệu, dữ kiện và các công thức cơ bản nhằm đánh giá và suy luận vấn đề, cách tiếp cận được xây dựng như các đề thi SAT [Scholastic Assessment Test] của Hoa kỳ và đề thi TSA [Thinking Skills Assessment] của Anh.

Dưới đây là FULL Bộ đề thi có lời giải chi tiết Kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG TP.Hồ Chí Minh do huongnghiep.hocmai.vn sưu tầm được.

Tải FULL 03 bộ đề thi mẫu kèm lời giải chi tiết Kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG TP.Hồ Chí Minh

Xem thêm: Bộ đề thi có lời giải phần “Toán học, tư duy logic, phân tích số liệu” Kỳ thi Đánh giá năng lực ĐHQG TP.Hồ Chí Minh

Hy vọng rằng, bộ đề thi mẫu kèm lời giải chi tiết Kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG TP.Hồ Chí Minh sẽ giúp ích cho các em trong quá trình ôn thi Đại học.

Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực Đại học Quốc Gia Hà Nội

Kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQGHN hiện đang rất được các bạn học sinh quan tâm và chú ý tới. Bên cạnh đó, theo như đề thi mẫu đã được công bố thì đề thi ĐHQGHN năm 2022 lại có những điểm khác biệt so với cấu trúc chung của ĐHQGTPHCM các năm. Chính vì vậy, luyenthidgnl sẽ chia sẻ cấu trúc đề thi đánh giá năng lực Đại học Quốc Gia Hà Nội được phân tích bởi các chuyên gia để các bạn học sinh có thể nắm được và đưa ra chiến lược ôn thi một cách hiệu quả và chất lượng nhất.

I. Nội dung bài thi đgnl ĐHQGHN 2022

a. Số lượng câu hỏi và thời gian làm bài

Tương tự như bài thi của ĐHQGTPHCM, bài thi tại Hà Nội cũng được xây dựng dựa trên 2 bài thi SAT [Scholastic Assessment Test] của Mỹ và bài thi TSA [Thinking Skills Assessment] của Anh. Toàn bộ các câu hỏi trong đề đa số có dạng trắc nghiệm gồm tổng cộng 150 câu [trong đó 132 câu trắc nghiệm 4 đáp án và 18 câu hỏi dạng điền đáp án] với thời gian làm bài cho thí sinh là 195 phút và bao gồm 3 phần môn thi:

  • Phần thi Định lượng [Toán học] bao gồm 50 câu
  • Phần thi Định tính [Ngữ văn] bao gồm 50 câu
  • Phần thi Khoa học [bao gồm các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí] bao gồm 50 câu

b. Kiến thức trong đề thi

Kiến thức của đề thi đgnl Đại học Quốc Gia Hà Nội không giới hạn trong phạm vi chương trình học như đề thi tốt nghiệp THPT. Bên cạnh đó, học sinh sẽ cần trang bị cho mình kiến thức nền tảng các môn ở bậc THPT kết hợp với các kiến thức vận dụng xã hội,.. và cả về những kỹ năng, năng lực, phẩm chất, thái độ của người học; cách ứng biến cũng xử lí vấn đề trong khoản thời gian bị giới hạn,… Có thể nói đề thi đòi hỏi các thí sinh cần phải có kiến thức rộng kết hợp với các kỹ năng làm bài, phản xạ và giải quyết tình huống.

II. Phân tích tổng quát đề thi mẫu ĐGNL ĐHQGHN

Trong đề thi tham khảo được Đại học Quốc Gia Hà Nội công bố gần đây, hệ thống các câu hỏi trong đề thi không được sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó như đề tốt nghiệp THPT mà đan xen lẫn nhau.

Tham khảo ngay: Đề thi mẫu đánh giá năng lực Đại học Quốc Gia Hà Nội  

Bên cạnh đó, trong đề thi mẫu cũng xuất hiện nhiều câu hỏi mới lạ so với đề thi tốt nghiệp THPT, cụ thể:

+ Phần Tư duy định tính: 70% câu hỏi trong đề thi là các câu hỏi có dạng đọc hiểu văn bản và để trả lời được các câu hỏi này học sinh phải vận dụng những kiến thức về văn học, Tiếng Việt hay Tập làm văn đã được học. Các văn bản sử dụng trong câu hỏi ngắn nhưng có số lượng tương đối lớn đòi hỏi thí sinh tham gia cần tích cực rèn luyện các kĩ năng đọc và phân tích để tìm được đáp án một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Các câu hỏi về kiến thức Tiếng Việt [chiếm khoảng 26%] có các câu hỏi về kiến thức dùng từ tương đối khó, học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT trước đây thường bỏ qua phần này vì tỉ trọng câu hỏi rất nhỏ trong đề thi, chính vì vậy các bạn học sinh thường dễ mất điểm trong phần này.

+ Phần Tư duy định lượng: Câu 1 là câu có dạng đọc dữ liệu trên biểu đồ, dạng câu hỏi này chưa từng có trong đề thì tốt nghiệp THPT. Các câu 2, 10, 13, 41 là các câu vận dụng kiến thức đạo hàm, tích phân, mũ, min – max vào giải quyết bài toán liên môn và áp dụng thực tiễn. Các dạng bài này trong các đề tốt nghiệp THPT những năm trở lại đây ít xuất hiện. Tuy nhiên, các câu hỏi này thường có độ khó trung bình nên học sinh dễ dàng có thể giải quyết và ghi điểm.

+ Phần Khoa học: Các câu hỏi thuộc mỗi môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí được phân bổ 10 câu hỏi trong đề thi mẫu. Trong phần nay cũng xuất hiện tương đối nhiều các câu hỏi mới lạ với học sinh. Cụ thể

  • Câu 132 kiểm tra kiến thức về độ hụt khối lượng ở môn Hóa: thông qua đồ thị học sinh cần phân tích mối liên hệ giữa nhiệt độ nung và độ hụt khối thì mới có thể giải được bài toán. Việc này đòi hỏi học sinh vừa phải nắm chắc kiến thức cơ bản vừa phải có khả năng tư duy phân tích đồ thị.
  • Câu hỏi 130 là một câu hỏi về chuyên đề điện xoay chiều [chương 3, Vật lí 12] có dạng toán khá quen thuộc và phổ biến trong đề thi THPT quốc gia những năm trước, tuy nhiên với hình thức điền đáp án học sinh buộc phải giải và tìm đáp án chính xác của câu hỏi chứ không sử dụng hình thức trắc nghiệm với 4 đáp án thông thường nên học sinh sẽ không thể sử dụng phương pháp loại trừ hay thử đáp án.
  • Câu hỏi 101 có dạng sắp xếp sự kiện, 102 sử dụng bảng số liệu, 105-109-110 là các câu hỏi dùng đoạn văn là những câu hỏi không yêu cầu học sinh nhớ chi tiết sự kiện nhưng phải có năng lực tư duy để so sánh, sắp xếp các sự kiện theo tiến trình lịch sử.

Việc xuất hiện dạng câu hỏi điền đáp án cùng với cách hỏi mới lại khác so với đề thi tốt nghiệp THPT, học sinh dự thi THPT quốc gia cần phải nắm vững kiến thức cơ bản cũng như phải có năng lực đọc hiểu, phân tích, đánh giá mới có thể hoàn thành tốt bài thi.

III. Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực Đại học Quốc Gia Hà Nội 

1.Cấu trúc chung của đề [dự kiến]

Cấu trúc chung của bài thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội
Bài thi Môn Khối kiến thức Số lượng [câu] Thời gian làm bài [phút] Thứ tự câu Loại câu hỏi

Phần 1: Tư duy định lượng

Toán học/ thống kê và xử lí số liệu

1-35 Trắc nghiệm
36-50 Điền đáp án
Phần 2: Tư duy định tính Văn học/ Tiếng Việt 10-12 50 60 51- 100 Trắc nghiệm
Phần 3: Khoa học KHTN + KHXH 50 60
Lịch sử 10 101 – 110 Trắc nghiệm
Địa lí 10 111 – 120 Trắc nghiệm
111 – 129 Trắc nghiệm
130 Điền đáp án
131 – 139 Trắc nghiệm
140 Điền đáp án
141 – 149 Trắc nghiệm
150 Điền đáp án
Tổng 150 195

2. Cấu trúc chi tiết của đề thi [dự kiến]

Thi tốt nghiệp THPT Thi Đánh giá năng lực
Cấu trúc bài thi Tổng quát Mỗi môn thời gian làm bài từ 50 – 120 phút. 195 phút cho 3 phần thi
150 câu hỏi: trong đó 132 câu trắc nghiệm 4 đáp án, 18 câu điền đáp án
Chi tiết *Môn Toán: *Phần I: Tư duy định lượng
– Thang điểm: 10 [0.2 điểm/câu] – Tổng điểm tối đa: 50 điểm [mỗi câu 1 điểm]
– Hình thức: Trắc nghiệm – Tổng thời gian làm bải: 75 phút
– Thời gian làm bài: 90 phút – Số lượng câu hỏi: 50 câu
– Số lượng câu hỏi: 50 câu* Môn Tiếng Anh:
– Thang điểm: 10 [0.2 điểm/câu]
– Hinh thức: Trắc nghiệm
– Thời gian làm bài: 60 phút
– Số lượng câu hỏi: 50 câu
* Môn Ngữ văn: *Phần 2: Tư duy định tính
– Thang điểm 10: – Tổng điểm tối đa: 50 điểm [mỗi câu 1 điểm]
+ Phần đọc hiểu: 3 điểm – Thời gian làm bài: 60 phút
+ Phần làm văn: 7 điểm – Số lượng câu hỏi: 50 câu
– Hình thức: Tự luận
– Thời gian làm bài: 120 phút
– Số lượng câu hỏi: 2 phần, gồm 6 câu hỏi
* Tổ hợp KHTN/ Tổ hợp KHXH [gồm 3 môn] * Phần 3: Khoa học
– Thang điểm 10/môn: 0.25 điểm/câu – Tổng điểm tối đa: 50 điểm [mỗi câu 1 điểm]
– Hình thức: Trắc nghiệm – Thời gian làm bài: 60 phút
– Thời gian làm bài: 50 phút/môn – Số lượng câu hỏi: 50 câu
– Số lượng câu hỏi: 40 câu
Tổng điểm – Tổng điểm mỗi bài thi là 10 điểm – Tổng điểm tối đa cho cả bài thi là 150 điểm.

Các bạn có thể xem bài viết: Phân tích chi tiết về đề thi đánh giá năng lực mẫu ĐHQGHN để có thể hiểu kỹ hơn về cấu trúc đề, những chuyên đề, kiến thức được thi.

Hy vọng thông qua bài viết trên, các bạn đã có cái nhìn tổng quan nhất về cấu trúc đề thi để các bạn có chiến lược ôn thi và làm bài phù hợp và hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, luyenthidgnl sẽ liên tục cập nhật những thông tin mới nhất về kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQGHN.

Các bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết liên quan:

Hướng dẫn đăng ký thi đánh giá năng lực ĐHQGHN

Video liên quan

Chủ Đề