Dđịnh nghĩa và nguyên nhân đa niệu

Nguồn chủ đề

Cân bằng nội môi được kiểm soát bởi sự cân bằng lượng nước đưa vào cơ thể (gồm nhiều cơ chế tự điều hòa), tưới máu thận, sự lọc cầu thận, hấp thu các chất tan ở ống thận và hấp thu nước từ ống góp của thận.

Khi lượng nước đưa vào cơ thể tăng, thể tích tuần hoàn tăng và áp lực thẩm thấu trong máu giảm, giảm giải phóng ADH (còn gọi là argininevasopressin) từ hệ trục dưới đồi - tuyến yên. Vì ADH làm tăng tái hấp thu nước ở hệ thống ống góp của thận nên giảm tiết ADH làm tăng lượng nước tiểu, khiến cho áp thẩm thấu máu trở lại bình thường.

Vì vậy, đa niệu là kết quả của bất kỳ quá trình liên quan

  • Tăng lượng nước uống vào (Chứng cuồng uống)

  • Giảm nhạy cảm ADH ngoại biên (đái tháo nhạt do thận)

  • Lợi tiểu thẩm thấu

Nguyên nhân phổ biến nhất của đa niệu ở người lớn là

  • Dùng thuốc lợi tiểu

Trong trường hợp không có đái tháo đường, các nguyên nhân phổ biến nhất là

  • Chứng uống nhiều nguyên phát

  • Đái tháo nhạt do thận

Dđịnh nghĩa và nguyên nhân đa niệu

Bệnh sử nên bao gồm số lượng dịch đưa vào và lượng dịch thải ra để phân biệt giữa đa niệu Đa niệu Đa niệu là lượng nước tiểu > 3 L/ngày; đa niệu phải được phân biệt với tiểu nhiều lần, đó là nhu cầu đi tiểu rất nhiều lần trong ngày hoặc ban đêm nhưng thể tích nước tiểu bình thường hoặc... đọc thêm và tiểu nhiều lần Tiểu nhiều lần Tiểu nhiều lần là tình trạng người bệnh cần phải đi tiểu rất nhiều lần trong ngày, hoặc vào ban đêm (tiểu đêm), hoặc cả hai, nhưng lượng nước tiểu bình thường hoặc ít hơn bình thường. Thường... đọc thêm . Nếu có biểu hiện của đa niệu, bệnh nhân cần được hỏi về tuổi khởi phát, diễn biến của triệu chứng (ví dụ đột ngột hay từ từ) và bất kỳ các yếu tố lâm sàng gần đây có thể gây đa niệu (ví dụ như truyền dịch tĩnh mạch, cho ăn qua ống xông, sau giải quyết tắc nghẽn đường niệu, đột quỵ, chấn thương sọ não, phẫu thuật). Bệnh nhân nên được hỏi về mức độ khát nước.

Tiền sử y khoa nên được xem xét các tình trạng bệnh liên quan đến đa niệu, bao gồm đái tháo đường Đái tháo đường (DM) Đái tháo đường (DM) là tình trạng giảm tiết insulin và kháng insulin ngoại vi dẫn đến tăng glucose máu. Triệu chứng sớm liên quan tới tăng glucose má... đọc thêm , rối loạn tâm thần, bệnh hồng cầu hình liềm Bệnh hồng cầu liềm Bệnh hồng cầu liềm (bệnh huyết sắc tố) gây ra chứng thiếu máu tan máu mạn tính xảy ra hầu như chỉ ở người da đen. Nguyên nhân do di truyền đồng hợp tử của cá... đọc thêm

Dđịnh nghĩa và nguyên nhân đa niệu
, sarcoidosis Sarcoidosis Sarcoidosis là một bệnh lý viêm biểu hiện bằng tổn thương u hạt không hoại tử ở một hoặc nhiều cơ quan và mô; căn nguyên không rõ ràng. Phổi... đọc thêm
Dđịnh nghĩa và nguyên nhân đa niệu
, amyloidosis Bệnh Amyloidosis Amyloidosis là một nhóm các tình trạng khác nhau, được đặc trưng bằng sự lắng đọng ngoài tế bào bởi các sợi fibrin không hòa tan. Các sợi... đọc thêm
Dđịnh nghĩa và nguyên nhân đa niệu
và cường tuyến cận giáp Tăng canxi máu Tăng canxi máu là nồng độ calci huyết thanh > 10,4 mg/dL (> 2,60 mmol/L) hoặc canxi ion hóa huyết thanh > 5,2 mg/dL (> 1,30 mmol/L). Các nguyên nhân chính... đọc thêm . Tiền sử gia đình về chứng đa niệu và uống nước quá nhiều cũng nên được chú ý. Tiền sử dùng thuốc cần được lưu ý khi sử dụng các loại thuốc có liên quan đến đái tháo nhạt do (xem bảng Một số nguyên nhân đa niệu Một số nguyên nhân của đa niệu
Dđịnh nghĩa và nguyên nhân đa niệu
) thận và các thuốc làm tăng số lượng nước tiểu (ví dụ thuốc lợi tiểu, rượu, đồ uống chứa caffein).

Những phát hiện sau đây cần được quan tâm đặc biệt:

  • Khởi phát đột ngột hoặc khởi phát trong những năm đầu đời

  • Ra mồ hôi đêm, ho, và sụt cân, đặc biệt là khi có tiền sử hút thuốc lá nhiều

  • Rối loạn tâm thần

Khai thác bệnh sử thường có thể phân biệt đa niệu với tiểu nhiều lần, nhưng có khi cần đến việc thu thập nước tiểu 24 giờ.

Đánh giá lâm sàng có thể gợi ý nguyên nhân, (xem bảng. Một số nguyên nhân của đa niệu Một số nguyên nhân của đa niệu

Dđịnh nghĩa và nguyên nhân đa niệu
) nhưng thường cần làm thêm các xét nghiệm. Bệnh đái tháo nhạt Đái tháo nhạt trung ương Đái tháo nhạt là kết quả của thiếu hụt vasopressin (hoóc-môn chống bài niệu [ADH]) do tình trạng bệnh lý ở vùng dưới đồi - tuyến yên (đá... đọc thêm được gợi ý bởi tiền sử mắc bệnh ung thư hoặc bệnh u hạt mạn tính (do tăng calci huyết Tăng canxi máu Tăng canxi máu là nồng độ calci huyết thanh > 10,4 mg/dL (> 2,60 mmol/L) hoặc canxi ion hóa huyết thanh > 5,2 mg/dL (> 1,30 mmol/L). Các nguyên nhân chính... đọc thêm ), sử dụng một số loại thuốc (lithium, cidofovir, foscarnet, ifosfamide), và các nguyên nhân ít phổ biến hơn (ví dụ:, bệnh hồng cầu hình liềm Bệnh hồng cầu liềm Bệnh hồng cầu liềm (bệnh huyết sắc tố) gây ra chứng thiếu máu tan máu mạn tính xảy ra hầu như chỉ ở người da đen. Nguyên nhân do di truyền đồng hợp tử của cá... đọc thêm
Dđịnh nghĩa và nguyên nhân đa niệu
, bệnh amyloidosis ở thận Bệnh Amyloidosis Amyloidosis là một nhóm các tình trạng khác nhau, được đặc trưng bằng sự lắng đọng ngoài tế bào bởi các sợi fibrin không hòa tan. Các sợi... đọc thêm
Dđịnh nghĩa và nguyên nhân đa niệu
, sarcoidosis Sarcoidosis Sarcoidosis là một bệnh lý viêm biểu hiện bằng tổn thương u hạt không hoại tử ở một hoặc nhiều cơ quan và mô; căn nguyên không rõ ràng. Phổi... đọc thêm
Dđịnh nghĩa và nguyên nhân đa niệu
, Hội chứng Sjögren Hội chứng Sjögren Hội chứng Sjögren là một bệnh viêm tự miễn hệ thống mạn tính, không rõ nguyên nhân. Bệnh được đặc trưng bởi triệu chứng khô miệng, mắt, và cá... đọc thêm
Dđịnh nghĩa và nguyên nhân đa niệu
) các biểu hiện của các bệnh này thường nổi bật hơn và xuất hiện trước biểu hiện đa niệu.

Một khi lượng nước tiểu quá nhiều đã được xác định bởi tiền sử hoặc theo dõi số lượng nước tiểu, cần phải định lượng glucose huyết thanh hoặc đường máu mao mạch để loại trừ bệnh đái tháo đường mất kiểm soát.

Nếu không có tăng glucose máu thì sau đó cần phải kiểm tra:

  • Hóa sinh huyết thanh và nước tiểu (chất điện giải, canxi)

  • Áp lực thẩm thấu huyết thanh, nước tiểu và đôi khi định lượng ADH huyết tương

  • Áp lực thẩm thấu niệu điển hình < 300 mOsm/kg (300 mmol/kg) trong trường hợp đái tháo nhạt và > 300 mOsm/kg (300 mmol/kg) trong trường hợp lợi tiểu thẩm thấu.

Nếu chẩn đoán vẫn còn chưa rõ ràng, tiếp theo cần định lượng nồng độ natri, áp lực thẩm thấu của huyết thanh và nước tiểu trong khi đánh giá nghiệm pháp nhịn uống và đánh giá phản ứng của cơ thể với việc sử dụng ADH ngoại sinh. Bởi vì thử nghiệm này có thể gây mất nước nặng, do đó chỉ nên làm khi bệnh nhân được giám sát liên tục; và phải nhập viện. Ngoài ra, những bệnh nhân bị nghi ngờ cuồng uống do nguyên nhân tâm thần phải được theo dõi để phòng ngừa người bệnh lén uống nước.

Có nhiều hướng dẫn có thể được sử dụng để làm nghiệm pháp nhịn uống. Mỗi hướng dẫn đều có một số hạn chế. Thông thường, nghiệm pháp được bắt đầu vào buổi sáng bằng cách bệnh nhân được cân, lấy máu tĩnh mạch để xác định nồng độ chất điện giải, độ thẩm thấu huyết thanh, và đo độ thẩm thấu của nước tiểu. Nước tiểu được gom lại mỗi giờ, và độ thẩm thấu của nước tiểu cũng được đo mỗi giờ. Nghiệm pháp nhịn uống được tiếp tục cho đến khi hạ huyết áp tư thế Hạ huyết áp tư thế Hạ huyết áp tư thế là sự suy giảm huyết áp tư thế quá mức khi đứng dậy. Định nghĩa hạ huyết áp tư thế được đồng thuận nhất là mức suy giảm huyết áp tâm thu 20 mm Hg, hoặc mức suy giảm huyết... đọc thêm và nhịp tim tăng lên, giảm 5% trọng lượng cơ thể ban đầu, hoặc độ thẩm thấu của nước tiểu không tăng > 30 mOsm/kg (30 mmol/kg) đối với mẫu nước tiểu lấy theo tuần tự mỗi giờ. Các chất điện giải và độ thẩm thấu huyết thanh được xác định lại và 5 đơn vị dung dịch vasopressin được tiêm dưới da. Đo độ thẩm thấu nước tiểu một lần cuối cùng sau khi tiêm 60 phút, và kết thúc thử nghiệm.

Đáp ứng bình thường tạo ra độ thẩm thấu của nước tiểu tối đa sau khi mất nước (> 700 mOsm/kg) (700 mmol/kg) và độ thẩm thấu không tăng hơn 5% sau khi tiêm vasopressin.

Trong chứng cuồng uống do tâm lý, độ thẩm thấu nước tiểu < 100 mOsm/kg. Giảm lượng nước uống vào từ từ sẽ làm giảm lượng nước tiểu, tăng độ thẩm thấu huyết tương, nước tiểu cũng như tăng nồng độ natri huyết thanh.

Định lượng ADH lưu hành là phương pháp trực tiếp nhất để chẩn đoán bệnh đái tháo nhạt trung ương. Lượng ADH ở cuối nghiệm pháp nhịn uống (trước khi tiêm vasopressin) thấp ở bệnh nhân đái tháo nhạt trung ương và tăng lên đáng kể trong bệnh đái tháo nhạt do thận. Tuy nhiên,định lượng ADH không phải sẵn có ở mọi nơi. Ngoài ra, nghiệm pháp nhịn uống cũng rất chính xác đến nỗi mà việc định lượng ADH trực tiếp hiếm khi cần thiết. Nếu định lượng, ADH cần được kiểm tra khi bắt đầu ghiệm pháp nhin uống, khi bệnh nhân kết thúc nghiệm pháp; Nồng độ ADH sẽ tăng lên do giảm thể tích tuần hoàn trong lòng mạch.

Điều trị khác nhau tùy theo nguyên nhân. Tiểu đêm có thể được điều trị bằng các biện pháp như giảm lượng nước uống trước khi đi ngủ, sử dụng desmopressin và/hoặc cải thiện vệ sinh giấc ngủ.

  • Sử dụng thuốc lợi tiểu và đái tháo đường không kiểm soát được là nguyên nhân phổ biến của đa niệu.

  • Trong trường hợp đã loại trừ đái tháo đường và sử dụng lợi tiểu, các nguyên nhân phổ biến nhất của đa niệu mãn tính là chứng cuồng uống nguyên phát, bệnh đái tháo tháo nhạt trung ương và đái tháo nhạt do thận.

  • Tăng natri máu có thể là dấu hiệu bệnh đái tháo nhạt trung ương hoặc đái tháo nhạt do thận.

  • Hạ natri máu là đặc trưng của chứng cuồng uống.

  • Đa niệu xuất hiện một cách đột ngột gợi ý đái tháo nhạt trung ương.

  • Nghiệm pháp nhịn uống có thể giúp chẩn đoán nhưng chỉ nên thực hiện với bệnh nhân có sự giám sát chặt chẽ.

Dđịnh nghĩa và nguyên nhân đa niệu

Bản quyền © 2022 Merck & Co., Inc., Rahway, NJ, USA và các chi nhánh của công ty. Bảo lưu mọi quyền.