Dđa dạng hóa sinh kế gồm những nội dung gì năm 2024

Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Thái Nguyên là tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo thấp nhất trong số 14 tỉnh thuộc khu vực trung du và miền núi phía Bắc.

Kết thúc năm 2022, tỉnh Thái Nguyên còn 26.869 hộ nghèo và cận nghèo theo chuẩn đa chiều (chiếm tỷ lệ 7,99%). Trong đó, 14.626 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 4,35% và 12.245 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 3,64%.

Báo cáo của UBND tỉnh Thái Nguyên cũng cho thấy, thời gian qua, tỉnh đã triển khai, thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; nhờ vậy, đời sống vật chất, tinh thần của người dân trong tỉnh được nâng cao, số hộ nghèo và cận nghèo giảm nhanh, vượt kế hoạch đề ra hơn 1%.

Dđa dạng hóa sinh kế gồm những nội dung gì năm 2024
Bà Nguyễn Thị Quỳnh Hương - Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: ĐVCC.

Để có được kết quả này, tỉnh đã đưa ra nhiều giải pháp để hỗ trợ người nghèo phát triển kinh tế, xóa nghèo đa chiều. Cụ thể, cùng với việc đầu tư xây dựng hạ tầng, tỉnh Thái Nguyên còn chú trọng tới việc hỗ trợ vốn, khoa học kỹ thuật giúp người dân, đặc biệt là người nghèo nâng cao năng lực, từ đó, xây dựng, phát triển các mô hình kinh tế giúp xóa đói giảm nghèo hiệu quả.

Có thể kể đến các mô hình giảm nghèo hiệu quả như: mô hình sản xuất cống bê tông và kinh doanh vật liệu xây dựng của gia đình ông Phan Văn Huấn (thôn Bãi Hội, xã Bảo Cường, huyện Định Hóa) cho thu nhập hơn 800 triệu đồng/năm; mô hình chăn nuôi gà trang trại và kinh doanh thức ăn chăn nuôi của gia đình ông Vũ Văn Quang (xóm Bờ Suối, xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ) cho thu nhập gần 1 tỉ đồng/năm...

Năm 2023, Thái Nguyên đặt mục tiêu phấn đấu giảm 4.711 hộ nghèo và cận nghèo (gồm 3.365 hộ nghèo và 1.346 hộ cận nghèo) tại Kế hoạch số 75/KH-UBND ngày 27/4/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023.

Cũng trong năm 2023, tỉnh Thái Nguyên sẽ bố trí số vốn hơn 84 tỷ đồng để thực hiện các dự án thành phần của Chương trình giảm nghèo bền vững gồm: đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; truyền thông và giảm nghèo về thông tin; nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá chương trình.

Đồng thời triển khai kế hoạch giảm nghèo, tỉnh cũng triển khai tiểu dự án 3.4 về hỗ trợ việc làm bền vững. Mục tiêu dự án đặt ra là có 100% người lao động thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được học nghề phù hợp. Sau học nghề, người lao động được các đơn vị dạy nghề giới thiệu việc làm hoặc tự tạo việc làm để có thu nhập ổn định, thoát nghèo bền vững.

Một trong những địa phương thực hiện tốt việc hỗ trợ việc làm bền vững cho lao động là huyện Đồng Hỷ. Qua rà soát theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025, toàn huyện còn gần 2.400 hộ nghèo (chiếm 9,8%) và gần 1.600 hộ cận nghèo (chiếm 6,5%). Giai đoạn 2020-2022, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều của huyện giảm bình quân 2,35%/năm.

Để tạo việc làm bền vững cho lao động, nhất là lao động nghèo, huyện tăng cường đào tạo nghề, song song với đó thực hiện các biện pháp tư vấn giới thiệu việc làm.

Từ năm 2021-2022, huyện Đồng Hỷ đã tổ chức thành công 01 ngày hội việc làm cấp huyện, 13 phiên giao dịch việc làm lưu động tại các xã, thị trấn, với tổng số gần 2.700 lượt người lao động tham gia. Thông qua đó, doanh nghiệp và người lao động được tuyên truyền, phổ biến đầy đủ, chính xác những thông tin về thị trường lao động; phòng tránh cho lao động nông thôn những rủi ro không đáng có vì bị đối tượng xấu lợi dụng, buôn bán người. Từ việc triển khai đào tạo nghề và kết nối việc làm phù hợp cho bà con nông dân, diện mạo nông thôn ở Đồng Hỷ đã nhanh chóng khởi sắc.

Dđa dạng hóa sinh kế gồm những nội dung gì năm 2024
Chè Thái Nguyên - một những loại "đặc sản" giúp giảm nghèo bền vững. Ảnh: ĐVCC.

Giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ chính trị quan trọng

Theo bà Nguyễn Thị Quỳnh Hương - Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thái Nguyên, dự báo trong những năm tới, hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số vẫn chiếm tỷ trọng cao so với tổng số hộ nghèo chung của tỉnh. Trong đó, tập trung chủ yếu ở các “lõi nghèo" là vùng nông thôn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn như: huyện Đồng Hỷ, Phú Lương, Võ Nhai… nguy cơ tái nghèo, nghèo mới còn cao.

Tỉnh Thái Nguyên xác định, công tác giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn tỉnh, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và mang tính nhân văn sâu sắc. Điều này được khẳng định tại Kế hoạch số 137/KH-UBND tỉnh Thái Nguyên truyền thông về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Để giảm nghèo bền vững, hiệu quả, hiện tỉnh đã, đang triển khai tích cực các giải pháp của tỉnh lồng ghép với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2021-2025 và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 nhằm tiếp tục tạo nhiều nguồn lực hơn cho công tác giảm nghèo.

Theo đó, tỉnh Thái Nguyên sẽ tiếp tục xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường, liên kết phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề với bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, cộng đồng với hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên quan và các nội dung khác theo quy định của pháp luật; phát triển mô hình giảm nghèo gắn với quốc phòng, an ninh; tổ chức các hoạt động đa dạng hóa sinh kế khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng; phù hợp với mục tiêu của kế hoạch và quy định của pháp luật.

Dđa dạng hóa sinh kế gồm những nội dung gì năm 2024

Hộ nghèo nhận bò nuôi sinh sản từ Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo. Ảnh: ĐVCC.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Dự án hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản. Đẩy mạnh phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao nhằm đổi mới phương thức, kỹ thuật sản xuất, bảo đảm an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, tăng thu nhập. Phát triển giáo dục nghề nghiệp cả về quy mô và chất lượng đào tạo, hỗ trợ đào tạo nghề cho người nghèo, người cận nghèo, người dân sinh sống trên địa bàn tỉnh, gắn kết chặt chẽ giáo dục nghề nghiệp với tạo việc làm, sinh kế bền vững, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống...

Video: TH Thái Nguyên

Dđa dạng hóa sinh kế gồm những nội dung gì năm 2024
Nghệ An: Chung tay giúp đỡ các xã nghèo miền Tây xóa đói giảm nghèo

Qua 9 năm thực hiện cuộc vận động ủng hộ, giúp đỡ các xã nghèo miền Tây đã khẳng định chủ trương đúng đắn, mang ...

Dđa dạng hóa sinh kế gồm những nội dung gì năm 2024
Thêm 10 triệu người được hưởng lợi từ các chính sách giảm nghèo

Theo báo cáo Nghèo đa chiều 2021 vừa mới được công bố mới đây, với chuẩn nghèo đa chiều mới (được phê duyệt năm 2021) ...

Dđa dạng hóa sinh kế gồm những nội dung gì năm 2024
Tết vắng mẹ và câu chuyện giảm nghèo đa chiều

Hồi đầu tháng 10 năm ngoái, trước làn sóng mất việc, trong cuộc trao đổi với một nhóm công nhân tại một nhà máy ở ...