Dấu hiệu của gãy xương Chấn

Trên thực tế, một số người thậm chí có thể đi lại bằng chân bị gãy tùy thuộc vào vị trí chấn thương. Dù tất cả các trường hợp gãy xương đều gây ra đau đớn, có 4 dấu hiệu khác có thể giúp nhận biết xương bị gãy.

Bầm tím

Bầm tím là hiện tượng chảy máu bên dưới da xảy ra khi các mạch máu nhỏ bị vỡ do chấn thương. Tình trạng này có thể xảy ra với hầu hết mọi loại tổn thương mô và có thể là dấu hiệu của gãy xương nhỏ lẫn gãy xương lớn.

Khi bị gãy xương, máu cũng có thể tự chảy ra từ xương gãy. Với những trường hợp gãy xương nghiêm trọng hơn, máu bị rò rỉ có thể gây ra vết bầm tím trên diện rộng. Các vết bầm tím lúc đầu có xu hướng chuyển sang màu vàng khi vết thương lành.

Những trường hợp gãy xương nghiêm trọng có thể làm xuất hiện vết bầm tím lớn trên da. Ảnh: Parisorthopedic

Sưng tấy

Sưng cũng có thể là dấu hiệu của gãy xương. Chấn thương có thể tạo ra chất lỏng và đôi khi máu rò rỉ vào các mô mềm như cơ, mỡ và da. Tất cả lượng chất lỏng dư thừa đó làm cho các mô mềm sưng lên.

Thay đổi ở bên ngoài

Khi cánh tay hoặc chân uốn cong ở những vị trí khác thường, rất có thể bạn đã bị gãy xương. Nếu xương nhô ra ngoài da, có thể đó là dấu hiệu gãy xương và trật khớp. Loại chấn thương này còn được gọi là gãy xương kép hoặc gãy xương hở.

Trật khớp liên quan đến một khớp, như đầu gối. Trật khớp có thể gây ra những hệ quả nghiêm trọng hơn cả gãy xương. Hầu hết trường hợp xương gãy vẫn ở gần vị trí của nó. Trật khớp gây ra căng và đôi khi thậm chí làm rách dây chằng và gân. Nếu nghĩ rằng mình bị trật khớp, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.

Xương kêu cót két

Âm thanh cót két hoặc kèn kẹt do xương cọ xát vào nhau có thể là do các mảnh xương bị gãy cọ xát với nhau. Nếu nghe thấy âm thanh này và có các triệu chứng khác, rất có thể bạn đã bị gãy xương.

Hãy tìm kiếm sự trợ giúp y tế nếu: chấn thương ảnh hưởng đến đầu hoặc cột sống; gãy xương ảnh hưởng đến một xương lớn, chẳng hạn như xương đùi; gãy xương có cảm giác vô cùng đau đớn do vết gãy lớn; xương đục qua da; một chi rõ ràng bị lệch.

Gãy xương lớn gây cảm giác rất đau đớn. Ảnh: Thunderbasinorthopaedics

Bác sĩ sẽ chụp X-quang để xác định rõ phần xương bị gãy và hướng dẫn điều trị cụ thể. Phương pháp METH có thể áp dụng, bao gồm:

Di chuyển chấn thương: Uốn cong và kéo dài vùng bị thương hết mức có thể.

Nâng cao: Nâng cánh tay hoặc chân bị thương lên cao hơn tim.

Kéo: Đây là một kỹ thuật mà người bị thương sử dụng trọng lực và ròng rọc để kéo xương vào thẳng hàng. Điều này chỉ nên thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ.

Chườm nóng lên khu vực chấn thương.

Tránh dùng thuốc chống viêm nếu bị gãy xương, do quá trình viêm vốn là phản ứng chữa lành của hệ thống miễn dịch.

Có thể người bệnh phải dùng nẹp tạm thời, bó bột và quyết định xem có cần phẫu thuật hay không. Nghỉ ngơi hợp lý và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp lành xương.

Khi bị gãy xương, chúng ta cảm thấy vô cùng đau đớn. Bệnh nhân đau dữ dội đừng nghĩ là chấn thương phần mềm. Dấu hiệu cho thấy gãy xương gồm nhìn thấy biến dạng chân hoặc tay. Như trường hợp ba của bạn Quang Tiến, cổ tay sưng và vẹo qua một bên là hình ảnh của sự biến dạng. Khi có biến dạng chắc chắn là gãy xương. Vì nếu sưng thì phải sưng đều, còn sưng mà vẹo sang một bên có thể gãy đầu dưới xương quay.

Dấu hiệu để kiểm tra gãy xương nữa là nhìn và sờ. Bác sĩ sẽ ấn nhẹ vào chỗ điểm đau và thấy tiếng lạo xạo do những mảnh gương gãy cọ vào nhau. Bệnh nhân khi cử động có thể cảm nhận, nghe thấy tiếng lạo xạo, lục cục của xương gãy.

Cử động bất thường cũng là dấu hiệu đáng lưu ý. Ví dụ, ngón tay bình thường sẽ thẳng, đốt ngón không thể bẻ gập được. Nếu bẻ nhẹ thấy ngón tay cong lại, đó là cử động bất thường. Hay chân thẳng, không thể bẻ cong được, nếu giở nhẹ ngón chân mà thấy bàn chân và nửa dưới của cẳng chân đi lên, còn phần còn lại nằm yên và cong lên chắc chắn là gãy xương.

Ba dấu chứng không chắc chắn là gãy xương gồm sưng, bầm tím và mất cử động. Bình thường nếu té, chúng ta bị chấn thương phần mềm vẫn đi được nhưng khi không đi được, nhiều khả năng là gãy xương. Theo nghiên cứu của Hiệp hội gãy xương của Canada, với bệnh nhân chấn thương vùng cổ chân, nếu bệnh nhân đi được bốn bước bình thường mà không đau nhiều sẽ không gãy xương. Trường hợp bệnh nhân chỉ đi một bước và cà nhắc và đau, thì khi chụp X-quang là thấy gãy xương.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh gãy xương?

Nguy cơ gãy xương phụ thuộc một phần vào độ tuổi. Bệnh rất phổ biến trẻ nhỏ, mặc dù gãy xương ở lứa tuổi này nói chung ít phức tạp hơn so với ở người lớn. Khi bạn già đi, xương trở nên giòn và dễ bị gãy xương do té ngã, mặc dù bạn ít bị gãy do ngã khi còn trẻ.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán bệnh gãy xương là gì?

Cách phổ biến nhất để bác sĩ đánh giá gãy xương là chụp X-quang vì nó cung cấp hình ảnh xương rõ ràng. X-quang có thể cho biết xương còn nguyên vẹn hoặc bị gãy,các loại gãy xương và vị trí chính xác chỗ gãy.

Đôi khi, phương pháp này sẽ không cho thấy tình trạng gãy xương, đặc biệt là đối với một số loại gãy xương ở cổ tay, ở hông [ở người lớn tuổi] và gãy xương do mệt mỏi. Trong những tình huống này, bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm khác, chẳng hạn như chụp cắt lớp điện toán [CT scan], chụp cộng hưởng từ [MRI] hoặc máy quét xương.

Trong một số trường hợp, chẳng hạn như gãy xương cổ tay, X-quang ban đầu sẽ bình thường, vì vậy bác sĩ có thể dùng một thanh nẹp để cố định khu vực tổn thương và chụp lại X –quang thứ hai từ 10-14 ngày sau đó.

Đôi khi, sau khi đã chẩn đoán gãy xương, bạn cũng cần làm các xét nghiệm khác [chẳng hạn như chụp CT, MRI hoặc chụp động mạch, đặc biệt X-quang mạch máu] để xác định xem các mô khác quanh xương có bị hư hỏng hay không.

Nếu nghi ngờ gãy xương sọ, bác sĩ sẽ bỏ qua X-quang hoàn toàn và làm luôn CT scan để chẩn đoán gãy xương và bất kỳ thương tích liên quan bên trong hộp sọ, chẳng hạn như chảy máu xung quanh não.

Những phương pháp dùng trong điều trị gãy xương là gì?

Bác sĩ thường điều trị bệnh theo một nguyên tắc cơ bản: những mảnh xương vỡ được đưa trở về đúng vị trí và ngăn di lệch ra khỏi chỗ cho đến khi lành.

Các phần xương mới hình thành xung quanh phần bị gãy và làm lành vết thương.

Phẫu thuật đôi khi cũng cần thiết để điều trị gãy xương. Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chỗ gãy, gãy “hở” hay “kín” và xương nào gãy.

Các bác sĩ sử dụng một loạt các phương pháp để điều trị gãy xương, bao gồm:

  • Băng bột cố định: bột thạch cao hoặc sợi thủy tinh đúc là loại phổ biến nhất trong điều trị gãy xương vì hầu hết các xương vỡ có thể tự lành một khi chúng đã thay đổi vị trí. Một khuôn bột dùng để giữ cho các đầu gãy ở vị trí thích hợp trong khi vết nứt tự lành;
  • Nẹp cố định: các khuôn bột hoặc nẹp sẽ hạn chế hoặc “kiểm soát” chuyển động của khớp gần đó. Cách điều trị này khá tốt cho một số loại gãy xương nhưng không phải tất cả;
  • Kéo liên tục: lực kéo thường dùng để sắp xếp lại một hay nhiều xương bằng lực nhẹ, liên tục và ổn định;
  • Cố định ngoài: trong loại phẫu thuật này, bác sĩ thường đặt đinh kim loại hoặc ốc vít vào phía trên và dưới xương gãy ở. Các đinh hoặc ốc vít kết dính với một thanh kim loại bên ngoài da để giữ các xương ở vị trí thích hợp trong khi chúng tự lành.Trong trường hợp xuất hiện tổn thương nặng ở da và mô mềm xung quanh chỗ gãy, bác sĩ sẽ dùng một vật cố định bên ngoài cho đến khi người bệnh có thể phẫu thuật được;
  • Mổ hở và cố định trong: trong phẫu thuật này, bác sĩ sẽ tái định các mảnh xương về vị trí bình thường và sau đó giữ chúng với các ốc vít đặc biệt hoặc các tấm kim loại ở bề mặt ngoài xương. Bác sĩ cũng có thể sắp xếp lại các mảnh vỡ bằng cách đặt một thanh kim loại vào khoang tủy ở trung tâm xương.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh gãy xương?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh nếu áp dụng các biện pháp sau:

Sau khi gỡ bỏ khuôn bột đúc hoặc nẹp, bạn nên bắt đầu hoạt động từ từ với khu vực từng tổn thương này, có thể mất từ 4-6 tuần để xương hồi phục như ban đầu. Dựa trên tình trạng xương gãy và sức khỏe tổng quát, bạn hãy thảo luận với bác sĩ những loại hoạt động và cường độ nào là an toàn cho mình. Bơi lội thường là cách tốt để phục hồi và củng cố xương.

Chế độ ăn uống thích hợp có thể giúp cải thiện sức mạnh xương. Một chế độ ăn giàu canxi và vitamin D sẽ giúp xương khỏe mạnh.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chủ Đề