Đáp an trắc nghiệm Module 4 THPT môn Sinh học

Ngân hàng câu hỏi Mô đun 3 môn Sinh học THPT giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời những câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh học cấp THPT, để ôn tập thật tốt chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối khóa trong chương trình tập huấn Module 3.0 - GDPT 2018.

Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm các dạng bài tập, hướng dẫn học Mô đun 3, câu hỏi ôn tập Mô đun 3. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Eballsviet.com:

Đáp án trắc nghiệm môn Sinh học THPT Mô đun 3

Câu 1: Quan niệm nào sau đây là đúng về đường phát triển năng lực Sinh học của HS THPT?

=> C. Là sự mô tả các mức độ phát triển khác nhau của năng lực sinh học mà HS cần hoặc đã đạt được.

Câu 2: Để xây dựng đường phát triển năng lực trong dạy học môn Sinh học ở trường THPT cần dựa trên cơ sở nào sau đây?

=> B. Yêu cầu cần đạt của chương trình.

Câu 3: Khi nói về đánh giá, nhận định nào sau đây đúng?

=> B. Đánh giá là một quá trình thu thập, tổng hợp, và diễn giải thông tin về đối tượng cần đánh giá, qua đó hiểu biểu và đưa ra được quyết định cần thiết về đối tượng.

Câu 4. Nhận định nào sau đây là đúng về đánh giá phẩm chất, năng lực HS trong dạy HS học ở trường THPT?

=> C. là đánh giá kết quả đầu ra và quá trình dẫn đến kết quả HS đạt được.

Câu 5. Thầy/cô sẽ Không sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá vào việc làm nào dưới đây?

=> B. Đánh giá sự phát triển một số năng lực chung của HS.

Câu 6.  Phát biểu nào sau đây không đúng về đánh giá năng lực?

=> C. Mục đích của đánh giá năng lực là xác định việc đạt kiến thức, kỹ năng theo mục tiêu của chương trình giáo dục.

Câu 7. Theo quan điểm đánh giá năng lực, đánh giá kết quả học tập cần tập trung vào hoạt động đánh giá nào sau đây?

=> D. Vận dụng sáng tạo kiến thức.

Câu 8. Phát biểu nào sau đây là biểu hiện của “đánh giá là học tập”?

=> C. Sử dụng kết quả đánh giá để cải thiện việc học của chính người học.

Câu 9. Mục đích chung của kiểm tra, đánh giá trong giáo dục là

=> A. Cung cấp thông tin để ra quyết định về dạy học và giáo dục.

Câu 10. Cách đánh giá nào sau đây phù hợp với quan điểm đánh giá là học tập?

=> A. HS tự đánh giá.

Câu 11. Phát biểu nào sau đây không đúng với định hướng đổi mới về đánh giá kết quả giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học năm 2018?

=> D. Căn cứ để đánh giá kết quả giáo dục của HS là hệ thống kiến thức, kĩ năng được quy định trong chương trình môn Sinh học.

Câu 12. Dựa vào tiêu chí cơ bản nào sau đây để phân chia đánh giá thành Đánh giá trên lớp học, đánh giá dựa vào nhà trường, và đánh giá trên diện rộng?

=> C. Phạm vi đánh giá.

Câu 13. Theo quan điểm đánh giá nào sau đây người học được đóng vai trò là chủ đạo trong quá trình đánh giá?

=> B. Đánh giá là học tập.

Câu 14. Mục tiêu đánh giá kết quả học tập là

=> D. Xác nhận kết quả học tập của người học để phân loại, ra quyết định.

Câu 15. Mục đích chủ yếu của đánh giá năng lực là

=> A. Đánh giá khả năng vận dụng các kiến thức, KN đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn của cuộc sống.

Câu 16. Phát biểu nào sau đây đúng về đánh giá thường xuyên trong nhà trường phổ thông?

=> C. Được thực hiện linh hoạt trong quá trình dạy học và giáo dục, không bị giới hạn bởi số lần đánh giá.

Câu 17. Khi nói về đánh giá thường xuyên, nhận định nào sau đây đúng?

=> C. ĐGTX diễn ra trong tiến trình dạy học, cung cấp thông tin phản hồi cho GV và HS nhằm mục tiêu cải thiện hoạt động dạy học.

Câu 18. Phát biểu nào sau đây là đúng với đặc điểm của loại hình đánh giá đánh giá tổng kết?

=> C. Thường được tiến hành sau một giai đoạn giáo dục/học tập nhằm xác nhận kết quả ở thời điểm cuối của giai đoạn đó.

Câu 19. Đánh giá đầu vào

=> A. thường được thực hiện khi bắt đầu một giai đoạn giáo dục/học tập, nhằm cung cấp hiện trạng ban đầu cho chất lượng HS.

Câu 20. Nhận định nào sau đây đúng về ưu điểm phương pháp kiểm tra viết trong đánh giá kết quả giáo dục ở trường phổ thông?

=> D. Đánh giá được khả năng diễn đạt, sắp xếp trình bày và đưa ra ý tưởng mới về một nội dung nào đó.

Câu 21. Lợi thế của phương pháp quan sát trong kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục ở trường phổ thông là

=> A. thu thập thông tin cần đánh giá kịp thời, nhanh chóng.

Câu 22. Phát biểu nào sau đây không đúng về ưu điểm của phương pháp hỏi đáp trong kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục ở trường phổ thông?

=> D. Có khả năng đo lường được các mục tiêu cần thiết và khả năng diễn đạt, phân tích vấn đề của người học.

Câu 23. Để phát hiện và ghi nhận sự tiến bộ của học sinh, GV cần thực hiện hình thức đánh giá nào sau đây:

=> C. Đánh giá thường xuyên và nhận xét.

Câu 24. Ở trường phổ thông, công cụ đánh giá kết quả học tập nào sau đây thường được dùng cho phương pháp quan sát?

=> A. Thang đo, bảng kiểm.

Câu 25. Phát biểu nào sau đây không đúng về việc sử dụng câu hỏi mở để đánh giá kết quả học tập của HS trong dạy HS học ở trường THPT?

=> D. Sử dụng câu hỏi mở để đánh giá mang lại sự khách quan và mát ít nhiều thời gian chấm điểm.

Câu 26. Phát biểu nào sau đây không đúng về việc sử dụng hồ sơ học tập để đánh giá kết quả học tập của HS trong dạy học ở trường THPT?

=> D. Hồ sơ học tập công cụ đánh giá thông qua việc ghi chép những sự kiện thường nhật trong quá trình tiếp xúc với người học.

Câu 27. Quan niệm nào sau đây là đúng về đường phát triển năng lực Sinh học của HS THPT?

=> C. Là sự mô tả các mức độ phát triển khác nhau của năng lực sinh học mà HS cần hoặc đã đạt được.

Câu 28. Để xây dựng đường phát triển năng lực trong dạy học môn Sinh học ở trường THPT cần dựa trên cơ sở nào sau đây?

=> B. Yêu cầu cần đạt của chương trình.

Câu 29. Trong dạy học môn Sinh học, để đánh giá NL giao tiếp và hợp tác, GV nên sử dụng các công cụ là

=> A. 1 [bài tập và rubrics], 4 [thang đo và thẻ kiểm tra].

Câu 30. Một GV muốn đánh giá NL vận dụng kiến thức, KN đã học của HS, GV nên sử dụng những công cụ đánh giá nào sau đây?

=> A. Bài tập thực tiễn và bảng kiểm.

Câu 31. Trong dạy học môn Sinh học, để đánh giá phẩm chất trung thực, GV nên sử dụng các cặp công cụ là

=> A. Bài tập thực nghiệm và checklist.

Câu 32. Những phát biểu nào sau đây không đúng về việc sử dụng bảng kiểm để đánh giá kết quả học tập của HS trong dạy HS học ở trường THPT?

=> D. Bảng kiểm là bộ sưu tập có hệ thống các hoạt động học tập của HS trong thời gian liên tục.

Câu 33. Một GV yêu cầu HS xây dựng công cụ đánh giá kết quả hoạt động thảo luận nhóm của nhóm bạn. GV đó muốn HS xây dựng công cụ đánh giá nào sau đây?

=> C. Rubrics.

Câu 34. Khi nói về đánh giá, nhận định nào sau đây đúng?

=> B. Đánh giá là một quá trình thu thập, tổng hợp, và diễn giải thông tin về đối tượng cần đánh giá, qua đó hiểu biết và đưa ra được các quyết định cần thiết về đối tượng.

Câu 35. Nhận định nào sau đây là đúng về đánh giá phẩm chất, năng lực HS trong dạy HS học ở trường THPT?

=> C. Là đánh giá kết quả đầu ra và quá trình dẫn đến kết quả HS đạt được.

Tải về Bản in

Mô đun 4.0 có nội dung là xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục nhà trường theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Sau đây là Tài liệu bồi dưỡng mô đun 4 môn Sinh học THPT, mời các thầy cô tham khảo và tải về để tìm hiểu rõ hơn về nội dung module 4.

Modul 4 gồm các nội dung: Những vấn đề chung về xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục cá nhân trong năm học; Phân tích và phát triển được chương trình môn học, hoạt động giáo dục.

  • Gợi ý đáp án mô đun 4.0
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm mô đun 4.0 Tiểu học
  • Mẫu kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp mô đun 4

Nội dung mô đun 4 Sinh học THPT

I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ MÔ ĐUN 4

Mô đun “Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trường THCS/THPT” là mô đun thứ tư trong 9 mô đun thuộc chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên phổ thông được ban hành theo Quyết định 4660/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Mô đun 4 tập trung hướng dẫn tổ chuyên môn và giáo viên xây dựng các loại kế hoạch dạy học và giáo dục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, cụ thể là: Giới thiệu về kế hoạch giáo dục của nhà trường mà trọng tâm là khung kế hoạch thời gian thực hiện các môn học, hoạt động giáo dục của nhà trường trong năm học làm căn cứ để các tổ chuyên môn, các giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ, của cá nhân; hướng dẫn tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ [bao gồm kế hoạch dạy học môn học và kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục]; hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục của cá nhân; hướng dẫn xây dựng, phát triển kế hoạch bài dạy theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

Như vậy, mô đun 4 là sự vận dụng tổng hợp các kết quả tập huấn cho giáo viên về Chương trình giáo dục phổ thông 2018 [mô đun 1], phương pháp dạy học và giáo dục [mô đun 2] và kiểm tra đánh giá [mô đun 3] để xây dựng các loại kế hoạch giáo dục nói trên trong bối cảnh cụ thể của nhà trường nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN 4

Kết thúc tập huấn, học viên có thể:

  • Khái quát được những vấn đề chung về xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh ở trường
  • Xây dựng được kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn [gồm kế hoạch dạy học môn học và kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục].
  • Xây dựng được kế hoạch giáo dục của cá nhân trong năm học.
  • Xây dựng được kế hoạch bài dạy môn Sinh học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học
  • Phân tích, đánh giá được kế hoạch bài dạy môn Sinh học thông qua trường hợp thực tiễn [case studies];
  • Xây dựng được kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh [đối với giáo viên phổ thông cốt cán].

III. NỘI DUNG CHÍNH CỦA MÔ ĐUN 4

Mô đun bao gồm các nội dung chính sau:

Nội dung 1. Những vấn đề chung về xây dựng KHGD của nhà trường theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh ở trường THPT.

Nội dung 2. Xây dựng kế hoạch giáo dục tổ của chuyên môn Sinh học ở trường trung học phổ thông.

Nội dung 3. Xây dựng kế hoạch giáo dục của giáo viên.

Nội dung 4. Xây dựng kế hoạch bài dạy môn Sinh học.

Nội dung 5. Xây dựng kế hoạch tự học và hỗ trợ đồng nghiệp của giáo viên cốt cán trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục.

IV. KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG

Kế hoạch bồi dưỡng mô đun 4 [dành cho giáo viên cốt cán] theo công thức [7:2:7], trong đó: bồi dưỡng qua mạng lần 1 [7 ngày], bồi dưỡng trực tiếp [2 ngày] và bồi dưỡng qua mạng lần 2 [thực hành cuối khóa 7 ngày].

4.1. Kế hoạch bồi dưỡng qua mạng lần 1

[Thời lượng 7 ngày – trước khi tổ chức bồi dưỡng trực tiếp]

4.1.1. Mục tiêu bồi dưỡng

Sau 7 ngày học tập qua mạng trước trực tiếp, học viên phải hiểu và vận dụng được quy trình xây dựng các kế hoạch giáo dục [được hướng dẫn trong tài liệu này] để xây dựng được 4 kế hoạch [kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn, kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục, kế hoạch giáo dục của giáo viên và kế hoạch bài dạy] theo 4 phụ lục trong công văn 5512/BGDĐT-GDTrH, ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Để xem đầy đủ nội dung Tài liệu bồi dưỡng mô đun 4 Sinh học THPT mới nhất, mời các bạn tải file về.

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Tác giả: Trường THPT Đông Thụy Anh

Chuyên mục: Giáo dục

Video liên quan

Chủ Đề