Đánh giá tỷ lệ còn lại công trình xây dựng năm 2024

Thông tư 05/2022/TT-BXD ngày 30/11/2022, có hiệu lực từ 01/6/2023 – Ban hành QCVN 03:2022-BXD Phân cấp công trình phục vụ thiết kế xây dựng

Mục 2.2.1 (QCVN 03:2022) thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình phải được xác định trong nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình.

Đánh giá tỷ lệ còn lại công trình xây dựng năm 2024

A.1 Các công trình có cấp C3

A.1.1 Công trình tập trung đông người

A.1.1.1 Nhà ga hàng không (nhà ga chính)

A.1.1.2 Tòa nhà trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, rạp xiếc, vũ trường và các công trình văn hóa tập trung đông người tương tự với tổng sức chứa trên 1200 chỗ.

A.1.1.3 Tòa nhà trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng và các nhà để kinh doanh dịch vụ tập trung đông người tương tự, có nhiều tầng với tổng diện tích sàn trên 30.000m2

A.1.1.4 Khán đài sân vận động hoặc khán đài thi đấu thể thao ngoài trời (và mái che khán đài, nếu có) với sức chứa trên 5000 chỗ.

A.1.1.5 Tòa nhà thi đấu thể thao có khán đài với sức chứa trên 5000 chỗ

A.1.1.6 Tòa nhà bệnh viện với tổng giường bệnh trong tòa nhà đó 500 giường trở lên.

A.1.2 Công trình có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường hoặc thiệt hại về kinh tế nếu có sự cố

A.1.2.1 Các công trình chính trong cơ sở sản xuất, chế biến, sử dụng, lưu trữ, bảo quản, xử lý, tiêu hủy chất phóng xạ, vật liệu nổ có nguy cơ rò rỉ hoặc phát nổ

A.1.2.2 Các công trình chính trong cơ sở sản xuất, chế biến, sử dụng, lưu trữ, bảo quản, xử lý, tiêu hủy hóa chất nguy hiểm, độc hại có nguy cơ rò rỉ hoặc cháy nổ

A.1.2.3 Các công trình chính trong các cơ sở : nhà máy lọc, hóa dầu, nhà máy chế biến khí, trạm cấp khí (LPG, CNG, LNG), nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học, kho chứa dầu thô, xăng dầu, kho chứa khí hóa lỏng, trạm chiết khí hóa lỏng, phân phối khí; các tuyến ống dẫn khí, dẫn dầu có nguy cơ sự cố gây thiệt hại về người và hậu quả cao về kinh tế hoặc môi trường.

A.1.2.4 Các công trình chính thuộc nhà máy nhiệt điện có công suất từ 150MW trở lên.

A.1.3 Các công trình có ý nghĩa chính trị – xã hội

A.1.3.1 Nhà Quốc hội, Phủ chủ tịch, tòa nhà trụ sở chính phủ, tòa nhà trụ sở trung ương đảng.

A.1.3.2 Tòa nhà bảo tàng, thư viện, triễn lãm, nhà trưng bày cấp quốc gia.

A.1.4 Công trình có quy mô kết cấu lớn

A.1.4.1 Kết cấu dạng nhà có chiều cao trên 75m

Chú thích : chiều cao kết cấu dạng nhà được tính từ cao độ mặt đất đặt công trình tới điểm cao nhất của kết cấu công trình (bao gồm tầng tum, mái dốc nếu có; không bao gồm các thiết bị kỹ thuật như cột ăng ten, cột thu sét, thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời, bể nước kim loại … nếu có). Đối với công trình đặt trên mặt đất có các cao độ mặt đất khác nhau thì chiều cao tính từ cao độ mặt đất thấp nhất.

A.1.4.2 Kết cấu cột, trụ tháp có chiều cao trên 75m

Chú thích : chiều cao kết cấu cột, trụ tháp được tính từ cao độ mặt đất đặt công trình hoặc cao độ mặt móng công trình, lấy theo cao độ cao hơn, tới đỉnh kết cấu cột, thu, tháp (không bao gồm các thiết bị kỹ thuật đặt trên trụ tháp). Đối với công trình đặt trên mặt đất có các cao độ mặt đất khác nhau thì chiều cao tính từ cao độ mặt đất thấp nhất.

A.1.4.3 Kết cấu dạng bể chứa, silo có chiều cao trên 75m hoặc dung tích chứa lớn hơn 15000m3

A.1.4.4 Kết cấu có nhịp từ 100m trở lên

A.1.4.5 Kết cấu ngầm thuộc công trình dân dụng và hạ tầng kỹ thuật trong độ thị có chiều sâm ngầm từ 18m trở lên.

Chú thích : chiều sâu ngầm kết cấu được tính từ cao độ mặt đất đặt công trình tới mặt sàn dưới cùng.

A.1.5 Các công trình khác theo quyết định của người quyết định đầu tư

Chú thích : Đê, đập, tường chắn, kè và các công trình chịu áp tương tự phân cấp theo quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành khác.

A.2. Các công trình có cấp C1

A.2.1 Nhà ở riêng lẻ 1 tầng sử dụng vật liệu độ bền lâu thấp (gạch xỉ, vôi xỉ, đá ong, đất, tre, lá và tương tự)

A.2.2 Nhà 1 tầng dùng vào các mục đích : sinh hoạt tạm cho người, nhà tạm tổ chức sự kiện, hoạt động văn hóa, dịch vụ ngoài trời quy mô vừa và nhỏ; gia công, sản xuất tạm; kho lưu trữ tạm.

A.2.3 Nhà di động dạng container hoặc nhà tháo lắp được, sử dụng vào mục đích tạm thời.

A.2.4 Nhà bảo vệ, bãi để xe, lều trại, hàng rào tạm.

A.2.5 Các công trình có mục đích sử dụng tạm khác.

—QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH XÁC ĐỊNH TỶ LỆ CHẤT LƯỢNG CÒN LẠI—

Tác động ảnh hưởng của môi trường tới độ bền công trình bê tông & BTCT tạo bởi các quá trình sau:

* Quá trình thấm ion Cl- vào bê tông gây ra ăn mòn và phá huỷ cốt thép;

* Quá trình thấm ion SO4-2 vào bê tông, tương tác với các sản phẩm thuỷ hoá của đá xi măng tạo ra khoáng ettringit trương nở thể tích gây phá huỷ kết cấu (ăn mòn sunfat);

* Quá trình cacbonat hoá làm giảm độ pH bê tông theo thời gian làm phá vỡ màng thụ động bảo vệ cốt thép, góp phần đẩy nhanh quá trình ăn mòn cốt thép làm phá huỷ kết cấu;

* Quá trình khuếch tán oxy và hơi ẩm và clo vào trong bê tông trong điều kiện môi trường nhiệt độ không khí cao là các điều kiện làm cho quá trình ăn mòn cốt thép xảy ra rất mạnh;

* Các hiện tượng xâm thực khác: ăn mòn rửa trôi, ăn mòn vi sinh do các loại hà, sò biển gây ra, ăn mòn cơ học do sóng biển.

Sự thẩm thấu của các ion Sulfat và chloride là nguyên nhân phá hoại kết cấu bên trong theo thời gian dẫn đến các vết nứt và làm yếu kết cấu bê tông.

  • Sulfat phá hoại bề mặt bê tông

Sulfat phát phân bố ở đâu ? Trong môi trường có nước thải, nước ngầm, đất Các công trình ven sông gần các thành phố, có nhiều nước thải hữu cơ Nước biển cũng có nhưng không nhiều – không đáng lo ngại khu vực nước biển

  • Clorua chui vào các lỗ rỗng bê tông, vào đến thép : ăn mòn do muối biển (không tấn công vào bề mặt bê tông mà chui vào các lỗ rỗng, rồi tấn công vào cốt thép)

Đánh giá tỷ lệ còn lại công trình xây dựng năm 2024

Đánh giá tỷ lệ còn lại công trình xây dựng năm 2024

Đánh giá tỷ lệ còn lại công trình xây dựng năm 2024

Bê tông bị ăn mòn ở cả 3 môi trường rắn, lỏng và khí. Quá trình ăn mòn của bê tông chủ yếu là sự thay đổi thành phần hoá học của xi măng dưới tác dụng của các chất hoá học trong môi trường. Trong thành phần xi măng có các chất như Ca(OH)2 và C3AH6 ( 3CaO.Al2O3.6H2O) dễ hoà tan, chúng tan vào nước làm cho cấu trúc bê tông bị rỗng do đó cường độ bê tông giảm và có thể bị phá huỷ. Mặt khác chúng có tính hoạt động hoá học mạnh, dễ tương tác với một số hợp chất hoá học của môi trường như axit, muối tạo thành các sản phẩm mới dễ hoà tan trong nước hơn hoặc nở thể tích nhiều, gây nội ứng suất phá hoại kết cấu bê tông. Trong các chất gây ăn mòn bê tông thì các axit và muối axit gây ra ăn mòn bê tông nhiều nhất và mạnh nhất. Bản chất của quá trình là do sự tác dụng của các muối khoáng hoá có tính chất kiềm trong bê tông với các muối axit hoặc axit (HNO3 , H2SO4, HCl..)

Bình thường, cốt thép được bảo vệ hoàn toàn trong môi trường kiềm của bê tông nhờ Ca (OH)2 là chủ yếu, iữ độ pH ở mức 12-13 giúp tạo nên một lớp màng bảo vệ mỏng trên bề mặt cốt thép. Trong điều kiện thông thường, lớp màng mỏng có khả năng bảo vệ cốt thép chống lại sự tấn công của các tác nhân ăn mòn từ môi trường. Cơ chế này được gọi là “cơ chế bảo vệ thụ động” của cốt thép, có hai cơ chế có thể phá vỡ sự tự bảo vệ của kết cấu bê tông cốt thép và được xem như là tác nhân chính dẫn đến ăn mòn của cốt thép trong bê tông. Đó là hiện tượng cacbonat hoá và sự xâm nhập của ion clorua.

– Quá trình Carbonat hoá trong bê tông:

+Sự tập trung hàm lượng dung dịch Canxi hydroxit hoà tan (Ca(OH)2) trong các lỗ hổng của kế cấu bê tông là kết quả của quá trình thuỷ hoá xi măng giúp giữ độ pH ở ngưỡng an toàn 12-13. Như đã nói, trong môi trường kiềm, cốt thép hoàn toàn được bảo vệ khỏi các tác nhân ăn mòn nhờ vào lớp màng mỏng trên bề mặt (dày từ 2-20 nanomét). Tuy nhiên, quá trình carbonat hoá với sự hiện diện của CO2, nước và Ca(OH)2 tạo nên canxi carbonat và trung hoà môi trường kiềm trong bê tông theo phản ứng dưới đây:​

CO2 + H2O + Ca(OH)2 và CaCO3 (calcium carbonate) + 2H2O​

+ Sau quá trình trung hoà, khi độ pH trong bê tông giảm xuống dưới mức 9, cơ chế “tự bảo vệ thụ động” của bê tông không còn tồn tại và cốt thép bắt đầu bị ăn mòn. Quá trình ăn mòn bắt đầu khi gỉ thép xuất hiện và phát triển trên bề mặt cốt thép và gây nứt tại những vị trí tiếp giáp với bê tông. Sự phát triển của vết nứt phát triển dần dưới sự tấn công của các tác nhân ăn mòn cho đến khi phá vỡ hoàn toàn sự kết dính giữa bê tông và cốt thép (spalling) như hình minh hoạ trên.​

+ Tốc độ của quá trình carbonat hoá phụ thuộc vào tác động của các tác nhân từ môi trường như độ ẩm không khí, nhiệt độ, hàm lượng CO2 và tính chất cơ lý của bê tông như độ kiềm và độ thẩm thấu. Điều kiện lý tưởng thúc đẩy quá trình carbonat hoá hoạt động mạnh là khi độ ẩm không khí ở mức 60-75%. Hơn nữa, tốc độ quá trình carbonat hoá tăng dần khi hàm lượng CO2 trong không khí và nhiệt độ tăng dần. Mặt khác, hàm lượng xi măng là một yếu tố quan trọng để tăng độ kiềm và làm chậm quá trình carbonat hoá.​

+ Ngoài ra, bề dày lớp bê tông bảo vệ cũng đóng vai trò quan trọng giảm quá trình ăn mòn Carbonat hoá là một quá trình chậm, đặc biệt khi nhiệt độ môi trường ở mức bình thường. Tốc độ của quá trình này có thể đo đạc được và ngăn chặn. Tuy nhiên, nó lại là vấn đề nghiêm trọng đối với những công trình có tuổi thọ cao (≥ 30 năm).​

– Sự xâm nhập của ion clorua

+ Clorua có thể tồn tại trong hỗn hợp bê tông thông qua nhiều cách, có thể tồn tại trong hỗn hợp cát, cốt liệu, nước, một cách vô tình hay cố ý. Tuy nhiên, nguyên nhân chính của hiện tượng ăn mòn do clorua trong hầu hết các công trình là do sự khuếch tán của ion clorua từ môi trường như kết cấu tiếp xúc trực tiếp với môi trường biển có nhiều muối.​

+ Tương tự quá trình carbonat hoá, quá trình xâm nhập của clorua không trực tiếp ăn mòn cốt thép, ngoại trừ chúng phá vỡ lớp màng bảo vệ trên bề mặt cốt thép và thúc đẩy quá trình ăn mòn phát triển. Nói cách khác, clorua đóng vai trò như một chất xúc tác cho quá trình ăn mòn BTCT. Tuy nhiên, cơ chế ăn mòn do ion clorua khác quá trình carbonat hoá ở chỗ ion clorua xâm nhập qua lớp bê tông bảo vệ và tấn công cốt thép ngay cả khi độ pH trong hỗn hợp vẫn ở mức cao (12-13). Ăn mòn cục bộ do sự tập trung của ion Cl- trên bề mặt cốt thép trong bê tông. Có bốn cơ chế xâm nhập của ion clorua qua lớp bảo vệ bê tông:​

* Sức hút mao dẫn;​

* Sự thẩm thấu do tập trung hàm lượng ion clorua cao trên bề mặt bê tông; * Thẩm thấu dưới áp căng bề mặt;​

* Sự dịch chuyển do chênh lệch điện thế.​

– Mối quan hệ tương hỗ giữa quá trình cacbonat hoá và sự xâm nhập của ion clorua

Trong thực tế, kết cấu BTCT thường xuyên làm việc dưới tác động hỗn hợp của cả hai cơ chế trên. Clorua aluminat (AlCl4-), được tạo ra từ phản ứng giữa ion clorua và xi măng có tác dụng làm giảm lượng clorua, qua đó làm chậm quá trình ăn mòn. Tuy nhiên, khi quá trình carbonat hoá làm giảm độ pH trong bê tông, AlCl4- sẽ bị phá vỡ. Kết quả là những kết cấu chịu sự tác động của cả hai cơ chế trên đồng thời sẽ nhạy cảm hơn nhiều với ăn mòn và khó để kiểm soát hơn.​

1. Khảo sát sơ bộ và phân cấp hư hỏng kết cấu

Khảo sát sơ bộ bằng quan trắc toàn bộ kết cấu hay hệ kết cấu. Ghi chép đánh dấu trên bản vẽ kết hợp với chụp ảnh, quay phim ghi nhận các dấu hiệu hư hỏng sau đây (bao gồm: dạng, vị trí và qui mô hư hỏng):

– Dấu hiệu ăn mòn rửa trôi bê tông trong vùng ngập nước và nước lên xuống;

– Dấu hiệu ăn mòn cốt thép, biểu hiện là các vết rỉ vàng thấm ra mặt ngoài bê tông, vết nứt dọc cốt thép hoặc bê tông bảo vệ bị bong rộp để lộ cốt thép đã bị rỉ;

– Các dấu hiệu hư hỏng kết cấu khác gồm có:

– Các dạng nứt kết cấu khác (ngoài nứt lớp bê tông bảo vệ do rỉ cốt thép);

– Biến dạng kết cấu như: võng, nghiêng, lệch;

– Gẫy, sụp đổ kết cấu.

Từ kết quả khảo sát sơ bộ như đã nêu trên, phân loại kết cấu hoặc vùng hay từng bộ phận kết cấu theo các cấp hư hỏng điển hình như sau:

– Cấp I: Kết cấu (vùng hay bộ phận kết cấu) chưa có bất cứ dấu hiệu hư hỏng nào thể hiện ra bên ngoài.

– Cấp II: Kết cấu (vùng hay bộ phận kết cấu) đã có dấu hiệu bị hư hỏng nhẹ. Cụ thể gồm các dấu hiệu:

+ Cốt thép bị rỉ nhẹ, có vết rỉ thấm ra mặt ngoài kết cấu hoặc bê tông bảo vệ bị nứt nhỏ (bề rộng vết nứt tối đa 1,0 mm), gõ nhẹ bằng búa không làm bong lớp bê tông bảo vệ;

+ Các dạng vết nứt khác với bề rộng vết nứt nhỏ hơn 0,5 mm.

– Cấp III: Kết cấu (vùng hay bộ phận kết cấu) bị hư hỏng nặng, gồm các dấu hiệu:

+ Có dấu hiệu ăn mòn bê tông;

+ Cốt thép bị rỉ nặng, bê tông bị nứt to hoặc bong lở hoàn toàn trên diện rộng;

+ Có thể có dấu hiệu khả năng chịu lực của kết cấu đã bị suy giảm như nứt kết cấu nghiêm trọng, biến dạng kết cấu lớn…

– Cấp IV: Kết cấu bị mất khả năng chịu lực hoàn toàn.

Các kết cấu lớn đơn chiếc như cầu, cống, silô, bể nước, kè, tháp, vòm thì được phân thành các vùng hư hỏng khác nhau. Đối với hệ kết cấu gồm nhiều bộ phận như cột, dầm, sàn (của nhà, cầu cảng) thì từng bộ phận này được phân thành các mức hư hỏng như đã phân cấp ở trên.

Ngoài việc phân loại kết cấu theo các cấp hư hỏng như trên cần ghi chép, xác định vị trí kết cấu hay bộ phận kết cấu làm việc trong các môi trường xâm thực khác nhau. Cụ thể phân làm 3 vùng môi trường xâm thực: vùng ngập nước biển hoàn toàn; vùng nước lên xuống và sóng đánh; và vùng khí quyển trên mặt biển, khí quyển ven bờ và gần bờ.

Qui mô và mức độ khảo sát chi tiết cần được lựa chọn tùy theo cấp hư hỏng kết cấu, tính chất xâm thực của môi trường và tầm quan trọng của kết cấu (xem Bảng 10).

Bảng 10 – Quy mô thẩm tra chi tiết kết cấu theo cấp độ hư hỏng

Cấp hư hỏng kết cấu hay bộ phận kết cấu Qui mô thẩm tra Tính chất cơ lý bê tông Tình trạng ăn mòn cốt thép Hàm lượng và chiều sâu thâm nhập tác nhân xâm thực Thông số đánh giá khả năng chịu lực Cấp I(1) Thử tối thiểu 3 vùng hay 3 bộ phận kết cấu hư hỏng đại diện cho 1 môi trường xâm thực Thử tối thiểu 15 phần trăm số vùng hay bộ phận kết cấu hư hỏng đại diện cho 1 môi trường xâm thực Chọn tối thiểu 3 mẫu thử đại diện cho 1 môi trường xâm thực. – Cấp II Thử tối thiểu 3 vùng hay 3 bộ phận kết cấu hư hỏng đại diện cho 1 môi trường xâm thực Thử tối thiểu 15 phần trăm số vùng hay bộ phận kết cấu hư hỏng đại diện cho 1 môi trường xâm thực Chọn tối thiểu 3 mẫu thử đại diện cho 1 môi trường xâm thực. – Cấp III, cấp IV(2) Thử tối thiểu 3 vùng hay 3 bộ phận kết cấu hư hỏng đại diện cho 1 môi trường xâm thực Thử toàn bộ kết cấu hay các bộ phận kết cấu hư hỏng Chọn tối thiểu 3 mẫu thử đại diện cho 1 môi trường xâm thực. Toàn bộ kết cấu CHÚ THÍCH:

  1. Đối với kết cấu thuộc bảo trì loại A cần phải kiểm tra tình trạng rỉ cốt thép trên toàn bộ kết cấu cho mọi cấp hư hỏng.
  1. Đối với kết cấu đã bị hư hỏng hoàn toàn (cấp IV), không cần phải kiểm tra chi tiết nếu chủ công trình không có yêu cầu xác định nguyên nhân hư hỏng.

2. Kiểm tra tình trạng ăn mòn cốt thép

Đối với các vùng kết cấu hoặc bộ phận kết cấu chưa bị rỉ cốt thép (cấp I) hoặc mới bị rỉ nhẹ (cấp II), lựa chọn lấy từ 10% đến 15% số vùng hoặc bộ phận kết cấu tiêu biểu để kiểm tra tình trạng rỉ cốt thép. Tiến hành kiểm tra không phá hủy theo tiêu chuẩn TCVN 9348:2012 hoặc tham khảo ASTM C 876:1999, kết hợp với đục lộ cốt thép tại một vài điểm để kiểm tra đối chứng.

Đối với các vùng kết cấu hay bộ phận kết cấu đã bị rỉ cốt thép nặng (cấp III), tiến hành kiểm tra toàn bộ kết cấu. Việc kiểm tra được tiến hành bằng cách đục lộ cốt thép, đo chiều dày lớp rỉ và đường kính còn lại của cốt thép bằng thước kẹp cơ khí.

Đối với các kết cấu hay bộ phận kết cấu quan trọng được bảo trì loại A (xem 4.2.3) thì cần phải kiểm tra tình trạng rỉ cốt thép trên toàn bộ kết cấu.

Tại các vùng kết cấu hay bộ phận kết cấu được kiểm tra ăn mòn cốt thép, cần xác định chiều dày lớp bê tông bảo vệ tương ứng. Việc kiểm tra được tiến hành bằng thiết bị điện từ chuyên dụng theo tiêu chuẩn TCVN 9356:2012 hoặc tham khảo BS 1881 – Part 204:88, hoặc đục lộ cốt thép để đo trực tiếp. Nên lựa chọn vị trí kiểm tra ăn mòn cốt thép trùng với vị trí kiểm tra tính chất cơ lý của bê tông và vị trí lấy mẫu xác định chiều sâu các tác nhân gây ăn mòn xâm nhập vào bê tông.

Đánh giá tỷ lệ còn lại công trình xây dựng năm 2024

Hiệp hội ăn mòn Hoa Kỳ (Nace) : điện áp các điện cực chuẩn

Đánh giá tỷ lệ còn lại công trình xây dựng năm 2024

Theo TCVN 9348 : 2012 – Điện áp các điện cực chuẩn

3. Kiểm tra hàm lượng và chiều sâu thâm nhập các tác nhân gây ăn mòn bê tông, cốt thép và thành phần hóa của bê tông

Vị trí lấy mẫu cần trùng với vị trí kiểm tra tính chất cơ lý của bê tông và tình trạng ăn mòn cốt thép trên kết cấu. Tại mỗi vùng xâm thực thuộc mỗi cấp hư hỏng kết cấu cần lấy tối thiểu 3 mẫu song song trên 3 vị trí khác nhau.

Mẫu được lấy ở dạng bột bằng phương pháp khoan khô. Dùng mũi khoan đường kính 12 cm đến 16 cm khoan nhiều lỗ trên một diện tích tối thiểu 400 cm2 theo các lớp từ 0 cm đến 1 cm; 1 cm đến 2 cm… 6cm đến 8 cm hoặc sâu hơn theo hướng từ ngoài vào trong. Lượng bột cần lấy cho mỗi lớp chiều sâu tối thiểu là 200 g. Mẫu sau khi lấy được bảo quản ngay trong túi kín để tránh hiện tượng cacbonát hóa. Đối với các bộ phận kết cấu nằm ngập hoàn toàn trong nước thì phải áp dụng phương pháp khoan lấy lõi, sau đó cắt lát theo từng lớp rồi đập nghiền mịn để phân tích.

Trên tất cả các mẫu chỉ tiêu độ pH và hàm lượng ion Cl– tan trong axit được xác định theo các tiêu chuẩn ASTM D5015:95 và ASTM C1152:94. Trong trường hợp nghi ngờ có ăn mòn bê tông cần phân tích thêm các chỉ tiêu về hàm lượng SO3, CaO, SiO2 hòa tan theo các tiêu chuẩn TCVN 141:2008 và tham khảo ASTM C 1084:1997.

4. Thu thập số liệu để đánh giá lại khả năng chịu lực của kết cấu

Cần phải đánh giá lại khả năng chịu lực của kết cấu tại các vị trí quan trọng về yêu cầu chịu lực, các vị trí kết cấu bị hư hỏng nặng (cấp III). Các số liệu cần thiết để đánh giá gồm có:

– Kích thước hình học kết cấu, các mặt cắt tiết diện;

– Bố trí cốt thép;

– Cường độ và độ đồng nhất về cường độ của bê tông;

– Mức độ rỉ cốt thép, đường kính còn lại của cốt thép;

– Tải trọng và tác động lên kết cấu;

– Các vết nứt vỡ và mức độ biến dạng của kết cấu.

Trong một số trường hợp cần thiết nếu không xác định được các thông số nói trên thì có thể gia tải kết cấu để kiểm tra trực tiếp khả năng chịu lực của chúng. Chi tiết xem hướng dẫn ở 6.1.

Kích thước hình học và mặt cắt tiết diện kết cấu được xác định bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp. Bố trí cốt thép được lấy theo hồ sơ hoàn công. Trong trường hợp không có hồ sơ hoàn công thì tiến hành dò cốt thép bằng thiết bị điện từ theo tiêu chuẩn hoặc xác định bằng các phương pháp không phá hủy theo

  • TCVN 9356:2012 Phương pháp điện từ – Xác định đường kính & lớp bảo vệ cốt thép
  • TCVN 9348:2012 Kiểm tra khả năng cốt thép bị ăn mòn – Phương pháp điện thế
  • TCVN 9357:2012 Đánh giá chất lượng bê tông bằng vận tốc siêu âm
  • TCVN 9334:2012 Bê tông nặng – Phương pháp xác định cường độ nén bằng súng bật nẩy
  • TCVN 9335:2012 Bê tông nặng – Phương pháp xác định cường độ nén kết hợp siêu âm & súng bật nẩy
  • TCVN 13536:2022 Bê tông – Phương pháp siêu âm xác định cường độ chịu nén
  • TCVN 12252 : 2020 – Xác định cường độ bê tông – Mẫu khoan cắt.
  • TCVN 10303:2014 Bê tông – Kiểm tra và đánh giá cường độ chịu nén
  • TCVN 3118:2022 Bê tông nặng – Phương pháp xác định cường độ nén
  • TCVN 2737:1995 – Tải trọng tác động lên kết cấu được xác định trực tiếp trên hiện trường, lấy theo tiêu chuẩn
  • TCVN 9381:2012 Hướng dẫn đánh giá mức độ nguy hiểm của kết cấu nhà
  • TCVN 9378:2012 Khảo sát đánh giá tình trạng nhà và công trình xây gạch đá

Các vết nứt và biến dạng của kết cấu dưới tác động của tải trọng hoặc do lún nền móng (nếu có) được kiểm tra theo hướng dẫn

5. Kiểm tra các hồ sơ lưu trữ có liên quan và xác định tính chất xâm thực của môi trường

Các hồ sơ lưu trữ có liên quan cần được kiểm tra gồm có:

– Hồ sơ khảo sát địa chất và đánh giá tính chất xâm thực của môi trường;

– Hồ sơ thiết kế;

– Hồ sơ hoàn công;

– Hồ sơ ghi chép kết quả thẩm tra ban đầu, thẩm tra thường xuyên và định kỳ (xem Điều 5).

Ngoài ra cần phải tiến hành xác lập các thông tin sau:

– Tầm quan trọng và cấp bảo trì của kết cấu; Tuổi thọ thiết kế ban đầu; Thời gian thực tế công trình đã được sử dụng; Các đợt sửa chữa trước đây (nếu có);

– Vật liệu trước đây đã được sử dụng để chế tạo bê tông như xi măng, cốt liệu, nước trộn, phụ gia; mác bê tông; hàm lượng xi măng…;

– Xác định tính chất xâm thực của môi trường như thành phần hóa của nước biển, độ ẩm và nhiệt độ không khí, hàm lượng ion clorua.

6. Về phương pháp xác định tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà, vật kiến trúc

Phương pháp phân tích kinh tế – kỹ thuật

– Tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà, vật kiến trúc được xác định căn cứ vào tỷ lệ chất lượng còn lại của các kết cấu chính (nếu là nhà thì kết cấu chính gồm: móng, khung, cột, tường, nền, sàn, kết cấu đỡ mái và mái) tạo nên nhà đó và tỷ lệ giá trị của các kết cấu chính đó so với tổng giá trị của nhà hoặc vật kiến trúc.

Công thức tính như sau:

Tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà, vật kiến trúc (%)

\=

Đánh giá tỷ lệ còn lại công trình xây dựng năm 2024

Tỷ lệ chất lượng còn lại của kết cấu chính thức i (%)

x

Tỷ lệ giá trị của kết cấu chính thứ i so với tổng giá trị của ngôi nhà hoặc vật kiến trúc(%)

Tổng tỷ lệ giá trị của các kết cấu chính so với tổng giá trị của ngôi nhà hoặc vật kiến trúc (%)

Trong đó:

i: số thứ tự của kết cấu chính

n: số các kết cấu chính.

– Tỷ lệ chất lượng còn lại của kết cấu chính do Hội đồng kiểm kê xác định căn cứ vào thiết kế ban đầu, thiết kế cải tạo, nâng cấp do cơ quan quản lý đã thực hiện và thực trạng của các kết cấu đó theo TCVN 9381 : 2012 “Chỉ dẫn đánh giá mức độ nguy hiểm của kết cấu nhà”.

– Tỷ lệ giá trị của các kết cấu chính so với tổng giá trị của ngôi nhà hoặc vật kiến trúc tham khảo tại Phụ lục số 1 kèm theo sau :

PHỤ LỤC SỐ 1

BẢNG TỶ LỆ GIÁ TRỊ CỦA CÁC KẾT CẤU CHÍNH SO VỚI TỔNG GIÁ TRỊ CỦA NGÔI NHÀ

Loại nhà

Tỷ lệ giá trị các kết cấu chính (%)

Móng

Khung cột

Tường

Nền, sàn

Kết cấu dỡ mái

Mái

2

3

4

5

6

7

8

1. Nhà nhiều tầng – 2 tầng lắp ghép tấm lớn bằng bê-tông xỉ than

8

_

13

16

13

6

– Từ 3 đến 5 tầng khung cột tường gạch

8

10

12

16

12

5

– Từ 6 tầng trở lên

18

15

12

16

10

5

2. Nhà Biệt thự – Biệt thự 1 tầng mái ngói

8

_

20

17

7

8

– Biệt thự 1 tầng mái bằng

8

_

18

16

_

16

– Biệt thự 2 tầng mái ngói

8

_

20

16

3

6

– Biệt thự 2 tầng mái bằng

8

_

18

16

_

14

3. Nhà xây gạch – 1 tầng cấp 4

10

_

18

5

9

17

– 1 tầng cấp 2-3

10

_

18

6

9

16

– 2 tầng mái ngói

10

_

18

13

6

10

– 2 tầng mái bằng

10

_

18

13

_

16

– 3 tầng mái ngói

10

_

16

15

4

11

– 3 tầng mái bằng

9

_

18

14

_

13

– 4 tầng mái ngói

10

_

18

16

3

10

– 4 tầng mái bằng

10

_

18

16

_

14

– 5 tầng mái bằng

10

_

18

17

_

12

PHỤ LỤC SỐ 2

TÍNH GIÁ TRỊ CỦA NHÀ DỰA TRÊN CƠ SỞ XÁC ĐỊNH TỶ LỆ CHẤT LƯỢNG CÒN LẠI THEO PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KINH TẾ- KỸ THUẬT

Giá trị còn lại của nhà nêu trong ví dụ trên được xác định theo các bước sau:

1. Khảo sát đánh giá chất lượng còn lại của từng kết cấu chính của nhà

Dựa vào thực trạng để xác định tỷ lệ chất lượng còn lại các kết cấu chính của nhà theo TCVN 9381 : 2012 “Chỉ dẫn đánh giá mức độ nguy hiểm của kết cấu nhà”. Ta có kết quả như sau:

TT

Kết cấu chính

Tỷ lệ chất lượng còn lại (%)

1 Móng

70

2 Tường

60

3 Nền, sàn

65

4 Kết cấu đỡ mái

75

5 Mái

60

Download => Thông tư số 23/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính: Hướng dẫn quản lý tài chính nhà nước đối với nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước