Đánh giá mức độ ô nhiễm chợ hà nội

Đại lộ Thăng Long, Hà Nội nhiều đoạn mù mịt bụi, người dân phải bịt kín mít, nín thở khi qua đây - Ảnh: NAM TRẦN

Ông Mai Trọng Thái - chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường [Sở Tài nguyên - môi trường Hà Nội] - chia sẻ nhận định này với Tuổi Trẻ Online.

Còn theo ông Dư Đức Tiến [Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia], từ ngày mai 3-10 đến khoảng 6-10, tại Bắc Bộ hình thành vùng hội tụ gió và từ ngày 5-10 có khả năng lưỡi áp cao lục địa được tăng cường yếu trở lại.

Do đó, từ ngày 3 đến 6-10, thời tiết Bắc Bộ sẽ chuyển nhiều mây, có mưa rào và dông rải rác. Thủ đô Hà Nội sẽ chuyển sang hình thái thời tiết nhiều mây, có lúc có mưa rào và dông, nhiệt độ 24-33 độ C.

Với điều kiện thời tiết như dự báo, khả năng hiện tượng nghịch nhiệt sẽ chỉ tiếp tục đến hết 2-10, sau đó từ ngày 3-10 hiện tượng này kết thúc, chất lượng không khí hi vọng được cải thiện.

Tuy nhiên, điều đáng nói trong suốt cả đợt ô nhiễm không khí kéo dài vừa qua, gần như Hà Nội không có giải pháp cấp bách nào để kiểm soát, giảm các nguồn thải gây ô nhiễm.

Khi phóng viên Tuổi Trẻ Online đặt ra vấn đề này, cả đại diện Sở Tài nguyên - môi trường và UBND TP Hà Nội đều không nêu được những giải pháp cấp bách đã thực hiện, thậm chí chưa có phương án ứng phó khẩn cấp nếu tình trạng ô nhiễm không khí suy giảm tới ngưỡng xấu hơn.

Bà Ngụy Thị Khanh - giám đốc Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh - cho rằng ô nhiễm không khí không phải vấn đề mới, năm nào đến thời điểm chuyển mùa, tình trạng này cũng trở nên trầm trọng hơn.

Tuy nhiên, bà Khanh khẳng định thời tiết chỉ là một yếu tố, vấn đề chính vẫn là các địa phương không kiểm soát được những nguồn thải gây ô nhiễm.

Theo bà Khanh, phải thẳng thắn nhìn nhận rằng suốt đợt ô nhiễm không khí kéo dài vừa qua, trong cả hành động cũng như các giải pháp, chính quyền các địa phương đều chưa đánh giá và phản ứng đúng với mức độ nghiêm trọng của thực tế ô nhiễm.

"Đợt ô nhiễm vừa qua ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người dân, nhiều gia đình đã ốm cả nhà, hết viêm họng, mũi đến viêm đường hô hấp. Tác động từ ô nhiễm không khí kinh khủng như vậy nhưng các giải pháp gần như không tiến triển trong thời gian qua.

Thậm chí đến khi ô nhiễm kéo dài tới 3 ngày, đến ngày 1-10 mới có cảnh báo của cơ quan chức năng, khi đó người dân đã bị ảnh hưởng rồi", bà Khanh nêu.

Theo bà Khanh, trước thực tế ô nhiễm đã trở nên nghiêm trọng, từng địa phương cần xây dựng kế hoạch hành động tổng thể, định ra mục tiêu ưu tiên kiểm soát nguồn gây ô nhiễm, xác định công việc của từng ngành, từng người phụ trách.

Theo đó, sáng 14/9, trên ứng dụng AirVisual [sản phẩm của Tổ chức IQAir sở hữu lượng dữ liệu tổng hợp rất lớn về chất lượng không khí, có trụ sở chính tại Thụy Sĩ], Hà Nội đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng ô nhiễm không khí của các thành phố lớn trên thế giới. Dubai [các tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất] và Lahore [Pakixtan] lần lượt đứng thứ 1 và 2 về mức độ ô nhiễm không khí với chỉ số AQI là 181 và 177. Hà Nội có chỉ số AQI 164, đứng thứ 3 thế giới về mức độ ô nhiễm không khí, trên cả thành phố Bắc Kinh [Trung Quốc].

Theo bản đồ chất lượng không khí, tại khu vực Hà Nội, nhiều điểm có mức ô nhiễm cảnh báo màu tím [mức rất nguy hại cho sức khỏe] như Nam Từ Liêm có chỉ số AQI 199, đường Âu Cơ [Tây Hồ] có chỉ số 185. Nhiều khu vực có cảnh báo màu đỏ như bán đảo Linh Đàm 159, phố Nguyễn Duy Trinh 179, Láng Hạ 181, Bắc Từ Liêm 170…

Sáng 14/9, chỉ số chất lượng không khí rất xấu khiến Hà Nội mờ mịt trong sương mù.

Thời điểm 9h sáng 14/9, trên ứng dụng PamAir, chỉ số chất lượng không khí ở Hà Nội cũng thể hiện ô nhiễm khá nghiêm trọng với điểm có chỉ số cao nhất là Ngọc Thụy [Long Biên] 227, đường Lê Văn Lương 207, đây đều là những mức cảnh báo màu tím – cực kỳ nguy hại cho sức khỏe. Khu vực trường Đại học Ngoại ngữ là 158, Bệnh viện E là 182, Nhân Chính 151, Vĩnh Hồ 192, Giảng Võ 186, Học viện Tài Chính 157… là những điểm cảnh báo ô nhiễm không khí mức nguy hại.

Các tỉnh, thành phố gần với Hà Nội về phía Đông cũng có tình trạng chất lượng không khí rất xấu. Chỉ số AQI ở Bắc Ninh là 190 [điểm ở TT. Hồ lên tới 199] , Bắc Giang 171, Hải Dương 158…

Tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội bắt đầu xuất hiện từ hôm qua [13/9]. Các ứng dụng quan trắc chất lượng không khí ở Hà Nội cho thấy nhiều điểm ở mức đỏ [có hại], thậm chí có điểm ở mức nâu [nguy hiểm - tất cả mọi người có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe].Thời điểm lúc hơn 9 giờ sáng ngày 13/9, ứng dụng VN Air của Tổng cục Môi trường [Bộ Tài nguyên và môi trường] ghi nhận cả 2 điểm quan trắc tại Hà Nội đều ô nhiễm.

Điểm 556 Nguyễn Văn Cừ [quận Long Biên] không khí ô nhiễm ở mức đỏ - những người bình thường bắt đầu có các ảnh hưởng tới sức khỏe, nhóm người nhạy cảm có thể gặp những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Điểm Chi cục Bảo vệ môi trường [quận Đống Đa] ở mức cam.

Trên ứng dụng AirVisual, một số điểm quan trắc ở Hà Nội xuất hiện ô nhiễm ở mức đỏ. Đặc biệt, điểm quan trắc tại khu vực Hồ Linh Đàm và một số điểm tại quận Hoàng Mai ở mức tím - rất có hại cho sức khỏe.

Nhiều hệ lụy từ ô nhiễm không khí

Theo TS Nguyễn Thị Trang Nhung, Trường Đại học Y tế cộng đồng, Bộ Y tế, cơ chế ảnh hưởng sức khỏe của ô nhiễm không khí vẫn đang được nghiên cứu. Tuy nhiên, có hai cơ chế được tán thành, bao gồm phản ứng viêm [inflammation], ứng kích oxy hóa [oxidative stress] với các độc tố trong các thành phần trong chất ô nhiễm.

Đối với phản ứng viêm, chất ô nhiễm không khí có thể kích hoạt phản ứng của cytokin [một dạng tế bào truyền tin trong hệ thống miễn dịch] và hoạt hóa phản ứng viêm để cơ thể chống lại những tác nhân ngoại lai. Phản ứng viêm này được đặc trưng bởi một số triệu chứng gồm sưng, nóng, đỏ, đau. Mặc dù là cơ chế bảo vệ, nhưng phản ứng viêm quá mức cũng có thể gây ra một số bệnh, đặc biệt liên quan đến hệ hô hấp như viêm phổi hay bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính [COPD].

Đối với ứng kích oxy hóa, các chất ô nhiễm không khí gồm các thành phần có chứa nhiều gốc tự do [free radicals]. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, các chất này có thể tác động đến tế bào bằng cách lấy đi những electron [những hạt mang điện tích âm] của các hợp chất trong cơ thể người, dẫn đến một số phản ứng viêm.

Ô nhiễm không khí có thể tác động ngắn hạn hoặc dài hạn lên sức khỏe. Đối với ngắn hạn, những tác động này có thể xảy ra sau khi phơi nhiễm với ô nhiễm không khí trong thời gian ngắn [khoảng vài ngày hoặc vài giờ]. Ngược lại, phơi nhiễm trong khoảng thời gian dài cũng có thể tác động lên sức khỏe sau khoảng một hoặc nhiều năm.

"Các nghiên cứu cho thấy, chức năng phổi của trẻ em ở thành phố kém hơn trẻ em nông thôn rất nhiều. Các bệnh liên quan đến tiểu đường, tim mạch, huyết áp ở người lớn… có liên quan trực tiếp đến ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí liên quan đến phát triển của thai nhi, sinh non. Bà mẹ hít khí bụi, khí gas trong thời kỳ mang thai khiến thai nhi bị ảnh hưởng về khả năng nhận thức, học tập", TS Nhung cho biết.

Làm gì để bảo vệ sức khoẻ?

Theo TS Nhung, sử dụng khẩu trang là một trong những biện pháp làm giảm mức độ phơi nhiễm với ô nhiễm không khí ở cấp độ cá nhân. Một số những loại khẩu trang đạt chuẩn được sử dụng trên thế giới bao gồm N95 tại Hoa Kỳ, KN95 tại Trung Quốc và FFP2 tại các quốc gia Châu Âu. Khác với các loại khẩu trang thông thường, các loại khẩu trang này được trang bị với màng lọc [có thể loại bỏ hơn 95% các tạp chất trong không khí và ngăn chặn các hạt bụi nhỏ tới 0,3 micron] và được thiết kế để khít với mặt.

Theo các chuyên gia môi trường, ngoài các tác động của thời tiết, để ngăn ngừa và kiểm soát được hiện tượng ô nhiễm không khí phải giảm được lượng khí hydrocacbon và nitrogen oxides thải ra từ động cơ xe, quá trình sản xuất công nghiệp, người dân có thể thực hiện một số biện pháp đơn giản gồm trồng cây xanh, tránh ở ngoài khi trời nắng nóng, oi bức.

Các chuyên gia khuyến cáo, khi không khí ô nhiễm, nhóm người bình thường nên giảm các hoạt động mạnh khi ở ngoài trời, tránh tập thể dục kéo dài. Những người thấy có triệu chứng đau mắt, ho hoặc đau họng… nên cân nhắc giảm các hoạt động ngoài trời.

Những người mắc bệnh hen suyễn có thể cần sử dụng thuốc thường xuyên hơn. Nhóm người nhạy cảm có thể bị ảnh hưởng tới sức khỏe nhiều hơn, tránh hoạt động ngoài trời.

Người dân tốt nhất nên ở trong nhà và giảm hoạt động mạnh, nếu thật sự cần thiết phải ra ngoài, hãy đeo khẩu trang đạt tiêu chuẩn.

Cần sự chung tay của toàn xã hội

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội nhận định, nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí rất đa dạng, trong đó GTVT vẫn được đánh giá là nguồn gây ô nhiễm nhiều nhất đối với không khí.

Ước tính, tốc độ gia tăng phương tiện giao thông cá nhân của Hà Nội vào khoảng 15%/năm. Thế nhưng, tỷ lệ quỹ đất dành cho giao thông quá ít, chỉ chiếm từ 7 - 8% đất xây dựng đô thị, trong khi đó mức yêu cầu hợp lý cho một đô thị hiện đại từ 20 - 26%.

Với mật độ phương tiện giao thông dày đặc như hiện nay, nhất là tình trạng phương tiện chất lượng kém vẫn đang lưu hành dẫn đến lượng khí thải gây ô nhiễm không khí có xu hướng gia tăng. Bên cạnh đó, trong quá trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật giao thông cũng gây ô nhiễm không khí đáng kể do hoạt động của máy móc thi công, phương tiện vận chuyển phát sinh chất khí độc hại và tiếng ồn.

Nhằm giảm thiểu ô nhiễm bụi, bảo đảm môi trường xanh - sạch - đẹp, đi đôi với công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng, thời gian qua lực lượng chức năng của Hà Nội đã tăng cường giám sát việc chống bụi ngay tại các công trường xây dựng, các bãi khai thác, trung chuyển cát, sỏi; các phương tiện vận chuyển vật liệu và phế thải xây dựng bắt buộc phải được che chắn kín khi tham gia giao thông; kiểm soát chặt chẽ về các biện pháp bảo vệ môi trường, giảm bụi đối với tất cả các công trường thi công xây dựng các công trình ở khu vực nội thành.

Dưới góc nhìn của chuyên gia, TS. Hoàng Dương Tùng - Chủ tịch mạng lưới không khí sạch Việt Nam cho rằng, chất lượng không khí chuyển xấu vào thời điểm này là điều có thể lý giải được và nó đã diễn ra trong nhiều năm qua. "Vào mùa hè, thời tiết có nhiều nắng, gió, mưa… tạo điều kiện cho việc khuếch tán không khí. Tuy nhiên, khi mùa Đông đến, thời tiết rất ít gió, ít nắng, độ ẩm không khí cao… khiến các chất ô nhiễm không khuếch tán được, tích tụ gây ra tình trạng ô nhiễm không khí kéo dài", TS. Hoàng Dương Tùng nói.

TS. Hoàng Dương Tùng cho rằng, để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí, Hà Nội cần đẩy nhanh tiến độ hạn chế phương tiện cá nhân, không cho phép lưu hành các phương tiện không đạt tiêu chuẩn về khí thải. Đồng thời, sớm di dời các nhà máy ra khỏi nội đô, xử lý nghiêm các cơ sở phát sinh khí thải vượt ngưỡng cho phép gây ảnh hưởng đến môi trường, CLKK.

Đồng quan điểm này, Thạc sỹ Nguyễn Văn Chiến – Viện Chuyên ngành Môi trường, Viện Khoc học Công nghệ GTVT nhấn mạnh vai trò của các cơ quan chức năng, các cơ quan chức năng cần quản lý chặt chẽ các phương tiện giao thông, đặc biệt là các phương tiện đường bộ. Trong đó, cần hạn chế phát triển phương tiện cá nhân. Ban hành các tiêu chuẩn khi thải theo hướng siết chặt phát thải theo từng thời kỳ, phù hợp với điều kiện kỹ thuật, KT-XH…

Chia sẻ về công tác giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí tại Thủ đô Hà Nội, Phó Giám đốc Sở TN&MT Hà Nội Mai Trọng Thái cho biết, hiện TP đã triển khai nhiều giải pháp nhằm hạn chế nguồn phát sinh chất gây ô nhiễm không khí như; xóa được hơn 98% số lượng bếp than tổ ong, giảm 80% lượng đốt rơm rạ ở ngoại thành, xóa bỏ hàng trăm lò gạch thủ công; thu gom, vận chuyển rác thải hàng ngày đạt 99 - 100% ở tất cả khu vực trên địa bàn Thủ đô…

"Đặc biệt, TP vừa mới triển khai chương trình đo kiểm khí thải xe mô tô, xe gắn máy cũ đang lưu hành trên địa bàn làm cơ sở nghiên cứu, đề xuất giải pháp cải thiện CLKK. Ngoài ra, UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương tăng cường kiểm tra, xử lý cơ sở sản xuất, công trình xây dựng gây bụi bẩn; yêu cầu các đơn vị VSMT tăng cường tưới nước rửa đường, thu gom rác thải... nhằm hạn chế phát sinh ô nhiễm", Phó Giám đốc Sở TN&MT Mai Trọng Thái cho biết. Tuy nhiên, ông cũng thẳng thắn thừa nhận rằng, để cải thiện chất lượng môi trường không khí thì một mình Hà Nội không thể làm được mà cần phải có sự chung sức từ các bộ, ngành, địa phương khác trong triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp hạn chế phát sinh nguồn gây ô nhiễm ra môi trường.

Chủ Đề