Tron legacy công nghệ đánh giá

Sự kết hợp độc đáo giữa cảnh người đóng, hình vẽ từ máy tính và hoạt họa vẽ tay lần đầu tiên xuất hiện trong một một phim điện ảnh đã làm chấn động thế giới. Do đó, Tron đã trở thành một một bộ phim kinh điển được tôn sùng và có một vị trí vững chắc giữa nhiều dòng phong cách nổi bật trong suốt 28 năm qua và giờ đây được mến mộ vì như một khoảnh khắc quan trọng của lịch sử hiệu ứng đặc biệt trong phim.

Năm 2010, Tron trở lại với khán giả một cách nối tiếp nhưng độc lập và công nghệ mới mẻ: máy XBOX nối mạng Internet, điện thoại giống như những chiếu máy tính bé xíu, và mội người chơi trò chơi không dây, thế giới chúng ta đang sống chỉ là một giấc mơ vào thời điểm mà Tron được thực hiện. Các nhà sản xuất hy vọng “Tron: Legacy” sẽ đặt tiếp một dấu mốc thứ hai cho lịch sử hiệu ứng đặc biệt của điện ảnh thế giới. Khi mà mọi tưởng tượng của con người được kỹ thuật hiện đại tiếp sức một cách hoàn hảo và không giới hạn.

Có đến 10 năm để thai nghén tác phẩm này. Nhà sản xuất Steven Lisberger phát biểu: “Chúng tôi đã bắt đầu những cuộc thảo luận tại Disney khoảng 10 năm trước...và bản thân bộ phim cũng đã thay đổi trong suốt hàng năm trời ấy và trải qua nhiều đoạn rẽ khác nhau. Khi nó trở nên rõ nét hơn thời gian gần đây, tôi nghĩ mình có một cảm giác rằng đội ngũ thích hợp đã bằng một cách nào đó, đã cùng tới một thời điểm thích hợp.”

Ngoài độ phức tạp về công nghệ, Tron: Legacy còn được sản xuất với công nghệ 3D. Bailey nói: “3D thực sự là một thử thách kỹ thuật; các máy quay đều to hơn và nặng hơn, ngoài ra còn có rất nhiều yếu tố khác mà bạn phải tính đến, vì vậy chắc chắn nó sẽ làm chậm quá trình lại”. Đạo diễn Kosinskicho biết: “Tron:Legacy là một bộ phim 3D đúng nghĩa. Có rất nhiều bộ phim ngày nay được chuyển thể từ 2D. Tuy nhiên, môi trường trong phim bắt buộc phải dùng công nghệ 3D thực thụ”.

Để quay Tron: Legacy, các nhà làm phim sử dụng thế hệ máy quay mới nhất, thiết kế đặc biệt riêng cho bộ phim này, kịch bản này và áp dụng các kỹ thuật 3D kết hợp công nghệ giữa thu hình động kỹ thuật số hoàn toàn và hệ thống quay với người thật.

Cha và con và công nghệ cao

Năm 1982, khi Kevin Flynn sống sót thoát ra khỏi Mạng Lưới và trở lại nắm giữ Encom, công ty mà ông đã sáng lập cùng người bạn và người đồng nghiệp lâu năm Alan Bradley, mọi người đều cho rằng Kevin sẽ tập trung vào phát triển và sản xuất những trò chơi nổi tiếng. Bề ngoài thì có vẻ như vậy: Kevin cưới vợ, có một cậu con trai tên là Sam, và yên vị với cương vị người cha trong khi bản thân cùng Alen lèo lái Encom thành một nhà máy trò chơi điện tử. Tuy nhiên mọi người đều không biết rằng Kevin vẫn thường thí nghiệm với dịch chuyển tức thời, thường xuyên quay lại thăm Mạng Lưới từ một phòng thí nghiệm bí mật được giấu dưới máy chơi game của mình. Và rồi một ngày, Kevin biến mất, và Sam bị bỏ lại một mình, thiếu vắng người cha và những câu hỏi chưa được trả lời. 20 năm sau, Tron: Legacy bắt đầu. Khi một lời nhắn kéo chàng trai Sam nay đã trưởng thành đến chỗ máy chơi game của Flynn, anh bị dịch chuyển tới Mạng Lưới – nơi người cha của anh đã bị mắc kẹt trong 20 năm qua, Sam bắt đầu một chuyến đi sẽ thay đổi cuộc đời của mình và của người cha xa cách bao lâu nay.

Ở trung tâm của những hình ảnh đẹp mắt và kỳ vĩ về công nghệ cao là một câu chuyện về một cậu bé mất đi người cha của mình. Cậu ta dần trưởng thành với nỗi đau đó trong tim. Cậu vẫn không tin rằng người cha đã biến mất thực sự và mong đợi cơ hội để xây đắp lại tình cha con bị bỏ lỡ. Khía cạnh Flynn vẫn còn sống và câu chuyện tình cha con thực sự cuốn hút trong Tron: Legacy. Nó giúp Tron hấp dẫn cả với khán giả 28 năm trước từng xem phim lẫn khán giả mới tinh, chưa từng biết câu chuyện trước đó.

Bộ phim bom tấn cuối năm của Hollywood đang chờ đợi khán giả cảm nhận sự hấp dẫn chết người với những hình ảnh, thông tin về một thế giới công nghệ đặc biệt và độc đáo, một thế giới không còn biên độ nào cho óc tưởng tượng.

Mấy ngày nay Cali mưa tầm tã. Mưa dầm rả rich như thế này thì có cái thú ngồi café hoặc chui vào rạp coi phim. Khổ nỗi, mùa Gíang sinh này hầu như ít phim hay, giở phim nào ra cũng chỉ lèo tèo 2 sao 3 sao với những lời tường thuật miễn cưỡng lãnh đạm ơ hờ như ngầm ý “phải cố lắm để không lên tiếng chê bai” thì chả biết coi phim nào nữa. Tui đành nhắm mắt với Tron: Legacy – bộ phim được coi là sequel của Tron cũng của Disney ra đời năm 1982. Với kinh phí gần 200 triệu đô, Tron: Legacy hướng tới một thị trường béo bở là những fan của Tron 1982 với những hoài niệm quay quắt về một viễn cảnh tương lai khi công nghệ bắt đầu nuốt chửng lấy con người hay con người đã quá lệ thuộc vào công nghệ.

Nhưng tui, hầu như không có một hoài niệm nào, hay một tuổi thơ mang dấu chân của computer, đến với Tron: Legacy chỉ vì những lý do tương tự như với Avatar: cũng đúng vào thời điểm này năm ngoái, Avatar ra đời và đưa ra một thông điệp mới: bộ phim này có thể được coi là một kinh nghiệm, một trải nghiệm mới mẻ thay vì chăm chăm vào plot. Nói cách khác, plot được coi là một điểm yếu của Avatar và nếu bạn chấp nhận với trải nghiệm, bạn sẽ sẵn lòng bỏ qua plot mỏng tang và đơn giản của bộ phim. Với sự phát triển ầm ầm của công nghệ hiện nay thì trong tương lai rất có thể chúng ta sẽ làm quen với ý tưởng mới it’s all about the EXPERIENCE này và Tron: Legacy là một ví dụ. Cốt truyện của Tron: Legacy thì cũng đơn giản như Avatar: Sam, con trai của một bậc thầy công nghệ và sáng tạo Kevin Flynn, là một đứa bé mồ côi lớn lên đã có sẵn trong tay một công ty kếch xù tài sản do cha cậu để lại sau khi ông mất tích 20 năm trước. Trước khi mất tích ông đã kịp tuyên bố về một phát minh đột phá mang tới những thành quả kỳ diệu cho loài người nhưng chưa kịp làm gì hết thì ông biến mất. Lần mò rơi rụng thế nào mà cuối cùng Sam way trở lại với căn phòng tĩnh mịch của cha mình và từ computer mở ra một thế giới mới là The Grid. Sam chui tọt vào thế giới đó và bắt gặp cha mình bị giam giữ trong The Grid bởi Clu 2, một “lỗ hổng” trong hệ thống. Cha con họ đã hội ngộ trong hoảng sợ, hồi hộp và lo âu. Và từ đó mở ra một cuộc săn đuổi không ngừng nghĩ trong cyber world giữa người và máy mở ra một cuộc phiêu lưu như trong videogame với những ngừi hùng, mỹ nhân và kẻ ác tà …

Xem qua phần hình ảnh thì các bưởi dễ dàng nhận thấy tông màu chính của phim là xanh sáng hoặc cam vàng với những mặt ngừi tuy đẹp nhưng vẫn mang nét máy móc xa vời tuy đẹp nhưng vẫn đầy khoảng cách chớ không thân thương gần gũi như khuôn mặt của ta và bạn của ta là những con người nguyên chất chưa hề qua pha trộn pha tạp và đẽo gọt hay bất kì một process quái dị nào. Đôi khi ta chợt nghĩ hay thôi kệ cứ mang mãi dung nhan da thịt đầy lầm lỗi của ngừi trần cam chịu sự già úa héo tàn theo năm tháng còn hơn cái sự đẹp đẽ vô hồn hoàn hảo của bọn nửa ngừi nửa máy kia. Thành phố trong Tron” Legacy gợi nhớ nhiều tới Philip K. Dick với vẻ đẹp rất futuristic và cũng rất âm u. Tóm lại đây là một bộ phim căng thẳng không hài hước cũng không đẹp bằng Avatar nhưng nó đúng chất với concept về công nghệ: một bộ phim làm bạn ngạc nhiên với những hình ảnh và visual effects thay vì rung động theo kiểu “con người” hay cảm thấy connect về mặt tình cảm với bộ phim. Đây là một bộ phim để xem và để chiêm ngưỡng kỹ xảo hơn là để phập phồng rung động và xét cho cùng cũng đủ biến một buổi chiều mặc áo thật ấm chui vào rạp thả hồn thoát ly vào một thế giới mông lung huyền ảo trở nên bận rộn mặc kệ cho cơn mưa lạnh lẽo và nhớp nháp đang gặm nhấm ngoài kia… Và nếu các bưởi đọc xong bài review ngắn ngủi này chợt bâng khuâng chiều nội trú nhận ra vì seo bài review thiếu đi hơi ấm tình người với những rung động tinh khôi và sâu xa mang đầy tính nhân văn và giáo dục vốn có thì hãy nhớ cho rằng it’s all about the technology and it’s all about the experience nên tui chỉ là người gợi mở cho các bưởi quyết định đến hay không đến với công nghệ mà thôi. Nhưng như một câu nói nổi tiếng đã chỉ ra đó là phần cuối cuộc đời thì ngừi ta thường nuối tiếc với những gì mình không làm hơn là những gì họ đã làm thì các bưởi hãy mạnh dạn đến với công nghệ và kỹ xão để nhận ra mình cũng đang hòa cùng nhịp đập của sự sống và nền văn minh nhân loại.

Chủ Đề