Đánh giá loa 2 đường tiếng năm 2024

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại loa khác nhau gây khó khăn cho người dùng mỗi khi tìm mua sản phẩm. Trong bài viết này, Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn sẽ giới thiệu đến bạn một dòng loa rất phổ biến nhưng không hẳn mọi người đều hiểu về ý nghĩa tên gọi của nó - loa full. Vậy loa full là gì? Cùng đọc tiếp bài viết để tìm câu trả lời nhé!

Đánh giá loa 2 đường tiếng năm 2024

Loa full là gì

Loa full là gì?

Loa full (còn gọi là loa full range hay loa toàn dải) mô tả những loại loa có thể tái tạo cả ba dải âm thanh cao (treble), trung (mid) và trầm (bass). Nói một cách đơn giản, những loại loa khác thường chỉ tập trung đảm nhận việc tạo một dải âm riêng biệt (ví dụ loa siêu trầm sẽ tập trung tái tạo âm trầm), còn loa toàn dải sẽ tái tạo hầu hư tất cả mọi tần số âm thanh chỉ với một thùng loa duy nhất.

Đánh giá loa 2 đường tiếng năm 2024

Loa full đôi JBL PRX812

Vậy tại sao gọi là loa toàn dải? Từ toàn dải chỉ tần số âm thanh mà con người có thể tiếp nhận. Tai con người có thể nghe được tất cả các tần số từ 20Hz đến 20.000Hz (20 kHz). Trong khi các loa bass thường sẽ tạo ra âm trầm ở tần số 20 Hz hoặc loa treble tạo ra âm ở tần số 20 000 Hz (20 Hz) thì loa full có khả năng tạo âm thanh ở hầu hết các dải tần này.

\>>> Xem thêm: Điểm danh các loại loa nghe nhạc trên thị trường hiện nay

Các loại loa full range cơ bản

Loa toàn dải có thể được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí, sau đây là cách phân loại dựa trên số loa được tích hợp trong thùng loa:

Loa full range 2 đường tiếng

Loa full 2 đường tiếng có cấu tạo gồm một loa trầm (loa bass) để tái tạo các tần số thấp và một loa tweeter (loa treble) để tái tạo các tần số cao hơn.

Loa full range 3 đường tiếng

Loa full 3 đường tiếng tương tự như loa 2 đường tiếng nhưng có thêm một loa mid cung cấp độ rõ ràng và chi tiết trong dải tần số trung bình của âm thanh.

Loa full range 4 đường tiếng

Loa toàn dải 4 đường tiếng tương tự như loa ba đường tiếng nhưng được nhà sản xuất tích hợp thêm “siêu loa tweeter” bên cạnh loa tweeter tiêu chuẩn để xử lý các tần số siêu cao.

Ưu nhược điểm của loa full range

Ưu điểm loa full là gì?

Cho chất lượng âm thanh mượt mà và đồng bộ

Loa toàn dải mang lại trải nghiệm âm thanh tuyệt vời và chất lượng hơn hẳn các loa thông thường. Việc loại bỏ tính năng phân tần giúp loa full mang lại trải nghiệm nghe hoản hảo, đặc biệt là độ chi tiết của các âm trung. Ngoài ra, vì hầu hết giọng nói của con người chủ yếu là ở tầng trung, vì vậy loa full cũng rất thích hợp dùng trong các buổi hội thảo để tái tạo lại giọng nói của con người với chất âm đầy đặn và tự nhiên.

Đánh giá loa 2 đường tiếng năm 2024

Loa full thường dùng trong dàn âm thanh hội trường

Dễ dàng lắp đặt và sử dụng

Nếu không phải là người thường lắp đặt các thiết bị điện tử, việc cài đặt loa có thể là một nhiệm vụ khá khó khăn đối với bạn. Vì vậy, ưu điểm của loa full nằm ở việc lắp đặt vô cùng đơn giản và nhanh chóng. Khi có đầy đủ các công cụ và linh kiện cần thiết, bạn có thể cài đặt loa full chỉ trong vài phút.

Công suất lớn

Vì có nhiệm vụ tái tạo âm thanh ở nhiều tần số nên loa toàn dải thường có công suất rất lớn, thích hợp sử dụng trong những không gian rộng như hội trường hoặc các phòng karaoke chuyên nghiệp để mang đến trải nghiệm âm thanh sôi động, mạnh mẽ cho người nghe.

Nhược điểm loa full là gì?

Việc phải tái tạo toàn bộ dải âm thanh chỉ với một thùng loa khiến loa full range gặp khó khăn trong việc mở rộng hoặc xác định tần số cụ thể của từng dải tần. Chính vì vậy, người dùng cũng không thể điều chỉnh các tần số cao - trung - trầm một cách riêng biệt.

\>>> Xem thêm: Cách sửa loa bị rè hiệu quả, đảm bảo chất lượng âm thanh

Tổng kết

Tóm lại, có thể nhận định rằng loa full mang lại âm thanh tuyệt vời và chất lượng tốt hơn so với hầu hết các loại loa khác trên thị trường. Chỉ với một thùng loa, người dùng có thể trải nghiệm nhiều tần số khác nhau một cách thống nhất mà không cần phải điều chỉnh quá nhiều.

Đánh giá loa 2 đường tiếng năm 2024

Loa full có khả năng tái tạo chất âm đồng bộ và tuyệt vời

Hy vọng những thông tin về loa full là gì mà Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn mang đến sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về các loại loa trên thị trường hiện nay, từ đó dễ dàng lựa chọn các thiết bị điện tử cho hệ thống tái tạo âm thanh của mình.

Loa 2 đường tiếng và 3 đường tiếng khác nhau như thế nào?

Điểm khác nhau thể hiện ở cách cắt tần số. Phân tần tần loa 3 đường tiếng có tần số cắt lần lượt là 900hz và 5000hz, trong khi đó phân tần loa 2 đường tiếng chỉ có một tần số cắt duy nhất đó là 3600hz. Chính vì sự tái tạo âm thanh chính xác nên loa 3 đường tiếng được dùng trong các phòng hát karaoke.

Loa kéo 2 đường tiếng là gì?

Loa 2 đường tiếng là một thiết bị được tạo từ hai tín hiệu âm thanh khác nhau đó là âm thanh trầm và âm thanh cao. Loa hai đường tiếng có cấu tạo bao gồm 3 phần: Loa Bass-mid, loa Treble và phân tần. Loa Bass-mid có chức năng vừa thực hiện dải âm thanh Bass và dải âm thanh Mid.

Đường tiếng mid là gì?

Loa bass-mid: là đường tiếng chính của loa 2 đường tiếng, có kích thước lớn hơn đường tiếng loa cao tần và được thiết kế để tái tạo các tần số âm trầm, như bass và mid-bass.

Loa 25 đường tiếng là gì?

Loa 2.5 đường tiếng là loại loa có thiết kế sử dụng hai củ loa cùng xử lý một phạm vi tần số, trong đó một củ loa chơi các dải bass quãng thấp nhất và một củ loa tweeter chơi các dải tần số cao hơn.