Đánh giá đại học y dược đại học thái nguyên

  • Giáo dục
  • Tuyển sinh
  • Đại học

Thứ năm, 15/9/2022, 18:41 [GMT+7]

Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên [TUMP] công bố điểm trúng tuyển từ 19 - 26,75 điểm, cao nhất là ngành Răng - Hàm - Mặt

Theo phương thức xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT [PTXT 100] ngành Răng - Hàm - Mặt lấy 26,75 điểm. Tiếp đến là ngành Y khoa với 25,75 điểm. Ngành Hộ sinh và Điều dưỡng có điểm đầu vào thấp nhất, 19 điểm.

Điểm chuẩn Y Dược - Đại học Thái Nguyên. Ảnh: Đại học Y Dược Thái Nguyên

Xem điểm chuẩn các đại học khác trên VnExpress

Ở phương thức xét tuyển kết quả học tập THPT [PTXT 200], ngành Răng - Hàm - Mặt tiếp tục lấy điểm chuẩn cao nhất, 28 điểm. Tiếp đến là ngành Y khoa với 26,5 điểm. Ngành Điều dưỡng lấy điểm chuẩn thấp nhất với 19,6 điểm.

Học phí năm học 2022 - 2023 của trường thấp nhất là 1,85 triệu đồng một tháng với sinh viên ngành Điều dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm Y học và Hộ sinh. Các ngành còn lại có học phí là 2,45 triệu đồng một tháng.

Năm ngoái, điểm chuẩn của trường dao động từ 19,15 - 26,25.

Lệ Thu

1. Sứ mệnh
Trường Đại học Y - Dược, Đại học Thái Nguyên có sứ mạng đào tạo cán bộ y tế có trình độ đại học, sau đại học; nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; hỗ trợ phát triển hệ thống y tế; cung cấp dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân các dân tộc khu vực trung du, miền núi phía Bắc Việt Nam và cả nước.
2. Tầm nhìn
Xây dựng Trường Đại học Y - Dược, Đại học Thái Nguyên thành một Đại học sức khỏe đa ngành, đa bậc học; cơ sở đào tạo lớn về nhân lực y tế; có tiềm năng và năng lực nghiên cứu khoa học, đội ngũ giảng viên và nghiên cứu viên trình độ cao, cơ sở vật chất đồng bộ để làm tiền đề phát triển vững chắc, hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế.
3. Giá trị cốt lõi: Đoàn kết - Đổi mới - Chất lượng - Hiệu quả.
4. Triết lý giáo dục: TÂM ĐỨC, TRÍ TÀI, NHÂN ÁI.
5. Mục tiêu chiến lược
Phát triển nhà trường theo định hướng ứng dụng; từng bước chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; phát triển quy mô đào tạo một cách hợp lý trên cơ sở nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ phát triển hệ thống y tế và cung cấp dịch vụ. Nâng cao chất lượng đào tạo một cách toàn diện, gồm: đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo; năng lực thực hành; năng lực nghiên cứu khoa học; năng lực ngoại ngữ và tin học đáp ứng nhu cầu nhân lực y tế chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức.  
6. Mô tả liên kết khu vực
Kết hợp các chuyên gia từ Đại học Y Harvard [Hoa Kỳ] trong xây dựng, phát triển chương trình đào tạo ngành y khoa đổi mới theo hướng tích hợp, lồng ghép [áp dụng từ năm học 2018-2019].
Kết hợp vứi Công ty Work Surport Y-Nhật Bản đào tạo tiếng Nhật cho các sinh viên ngành Điều dưỡng và kết nối với các cơ sở y tế để giới thiệu việc làm cho sinh viên đã tốt nghiệp và có đủ trình độ tiếng Nhật theo yêu cầu. Tính đến năm 2019, đã có 14 điều dưỡng viên làm việc tại Nhật Bản theo chương trình hợp tác này.
Tham gia dự án với các đối tác từ cộng đồng chung châu Âu và các nước trong khu vực để triển khai các nghiên cứu, nâng cao năng lực cho giảng viên, sinh viên, cán bộ y tế của Việt Nam. Điển hình là dự án nghiên cứu mở rộng các can thiệp quản lý bệnh không lây nhiễm tại các nước thuộc khu vực châu Á, dự án xây dựng trung tâm chuyên sâu về đào tạo nữ hộ sinh tại Việt Nam và Campuchia.
Trường luôn chú trọng nâng cao năng lực cho giảng viên thông qua hợp tác đào tạo, cử cán bộ đi đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ, các khóa ngắn hạn hoặc hội thảo tại các nước trên thế giới.
Sinh viên Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên cũng tham gia giao lưu, học tập ở các nước trên thế giới như:  Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản…
7. Các thành tích Trường đạt được
* Tập thể Trường
+ 01 Huân chương Độc lập hạng Nhì;
+ 01 Huân chương Độc lập hạng Ba;
+ 01 Huân chương Chiến công hạng Ba;
+ 01 Huân chương Lao động hạng Nhất;
+ 01 Huân chương Lao động hạng Nhì;
+ 02 Huân chương Lao động hạng Ba;
+ 05 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ;
+ 03 Cờ thi đua của Bộ GD&ĐT, 01 Cờ thi đua của Bộ Công an;
+ 08 Cờ thi đua của BCH Đảng bộ, UBND tỉnh Thái Nguyên;
+ Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Công An và Ủy ban nhân dân các tỉnh trong khu vực trung du và miền núi phía bắc. 
* Các tập thể đơn vị thuộc trường
- 03 Huân chương Lao động hạng Ba.
- 14 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
- 03 Cờ thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- 218 Bằng khen cấp Bộ và Tỉnh.
* Các cá nhân
- 02 cá nhân được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân.
- 05 cá nhân được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú.
- 01 cá nhân được phong tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân.
- 16 cá nhân được phong tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú.
- 04 cá nhân được tặng Huân chương Lao động hạng Ba.
- 22 cá nhân được nhận Bằng khen Thủ tướng Chính phủ.
- 152 cá nhân nhận Bằng khen Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế.
- 02 cán bộ được tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc.
- 22 lượt cán bộ đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp Bộ.
- 160 cá nhân được tặng Huy chương, Kỷ niệm chương chuyên ngành.
- 33 cá nhân được tặng Bằng khen của Công đoàn và Trung ương Đoàn.
- 10 cá nhân được tặng Bằng Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.  

Đến nay, Nhà trường đang đào tạo 06 mã ngành đại học: Y khoa, Dược học, Răng hàm mặt, Y học dự phòng, Điều dưỡng và Cử nhân xét nghiệm y học. Hai mã ngành Y khoa, Cử nhân xét nghiệm y học được đào tạo trong khối kiến thức chung [không tách thành các khoa], 04 mã ngành còn lại do các khoa quản lý, đạo tạo chuyên sâu kiến thức chuyên ngành.
1. Ngành Y khoa
- Là ngành đào tạo lâu đời nhất của Trường [từ năm 1968].
- Thời gian đào tạo: 6 năm.
- Tổng số tín chỉ: Chương trình đào tạo tổng số 189 tín chỉ bao gồm 42 tín chỉ kiến thức đại cương, 60 tín chỉ kiến thức cơ sở ngành, 87 tín chỉ kiến thức chuyên ngành.
- Yêu cầu tiếng Anh: Sinh viên tốt nghiệp cần đạt trình độ tiếng Anh từ chuẩn A2 trở lên [tốt nghiệp trước 2021] và chuẩn B1 [tốt nghiệp từ 2021 trở đi].
1.1. Mục tiêu tổng quát
Đào tạo Bác sĩ đa khoa có y đức, có kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức Y học cơ sở vững chắc, kiến thức và kỹ năng cơ bản về Y học lâm sàng và cộng đồng, kết hợp được Y học hiện đại với Y học cổ truyền, có khả năng tự học vươn lên, đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
1.2. Mục tiêu cụ thể
- Yêu cầu về kiến thức
+ Vận dụng được đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.
+ Vận dụng được những kiến thức về khoa học cơ bản, y dược học cơ sở, y tế công cộng, và y học lâm sàng trong cung cấp các dịch vụ y tế cho cá nhân, gia đình và cộng đồng.
+ Vận dụng được kiến thức y học cổ truyền, kết hợp với y học hiện đại trong công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.
+ Vận dụng được phương pháp luận nghiên cứu khoa học trong thực hành nghề nghiệp.
+ Vận dụng được các kiến thức về kinh tế, văn hóa - xã hội đặc thù ở khu vực miền núi trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.
- Yêu cầu về kỹ năng
+  Kỹ năng cứng
. Thực hiện được kỹ năng truyền thông - giáo dục sức khỏe để bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.
. Chẩn đoán, xử trí, theo dõi và dự phòng được các chứng, bệnh thường gặp và các cấp cứu thông thường.
. Định hướng chẩn đoán và xử trí ban đầu một số bệnh chuyên khoa và chuyển tuyến đúng.
. Chỉ định, phân tích được một số xét nghiệm và kĩ thuật thăm dò chức năng cơ bản phục vụ cho chẩn đoán và điều trị các bệnh thường gặp.
. Thực hiện được một số xét nghiệm, thăm dò cận lâm sàng và thủ thuật theo Quy định phân tuyến kỹ thuật của Bộ Y tế.
. Xác định được các vấn đề sức khỏe cộng đồng và lựa chọn được vấn đề sức khỏe ưu tiên.
. Phát hiện sớm dịch bệnh, đề xuất những biện pháp xử lý thích hợp nhằm chăm sóc bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng và bảo vệ môi trường.
. Thực hiện được các hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực y học.
+ Kỹ năng mềm
. Giao tiếp có hiệu quả với cá nhân, gia đình và cộng đồng.
. Phối hợp tốt với đồng nghiệp và cộng đồng để triển khai các hoạt động nghề nghiệp.
. Sử dụng được tiếng Anh trong thực hành nghề nghiệp.
. Sử dụng thành thạo máy vi tính trong học tập, hoạt động nghề nghiệp.
- Yêu cầu về thái độ
. Tận tụy với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
. Tôn trọng, cảm thông, chia sẻ và hết lòng phục vụ người bệnh.
. Tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành.
. Coi trọng việc kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền.
. Tôn trọng luật pháp, thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ và những yêu cầu nghề nghiệp.
. Trung thực, khách quan, có tinh thần nghiên cứu khoa học và ý thức học tập phát triển nghề nghiệp suốt đời.
. Tôn trọng sự đa dạng về văn hóa, phong tục tập quán của cộng đồng các dân tộc miền núi trong hoạt động nghề nghiệp.
1.3. Triển vọng nghề nghiệp
- Sinh viên tốt nghiệp được công tác tại các vị trí:
+ Các cơ quan quản lý nhà nước về y tế.
+ Các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập.
+ Các trường Đại học, Học viện, Cao đẳng, Trung cấp y tế.
- Được học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường:
+ Bác sĩ nội trú.
+ Bác sĩ chuyên khoa cấp I.
+ Bác sĩ chuyên khoa cấp II.
+ Thạc sĩ Y học.
+ Tiến sĩ Y học.​
2. Khoa Dược
2.1. Thông tin chung
- Tên đơn vị: Khoa Dược.
- Ngày thành lập: ngày 12/6/2008.
- Điện thoại: 02083 800 599.

- Website: //duoc.tump.edu.vn.
2.2.  Tóm tắt lịch sử thành lập
2.2.1. Lịch sử thành lập
Khoa Dược được thành lập vào ngày 12/6/2010. Hiện khoa gồm có 06 bộ môn: Bào chế - Công nghiệp dược, Dược Lâm sàng,  Dược liệu, Dược lý, Hóa dược, Quản lý & Kinh tế dược.
2.2.2. Chức năng năng nhiệm vụ của khoa Dược
 - Giảng dạy.
 - Nghiên cứu khoa học & chuyển giao công nghệ.
 - Đào tạo và tự đào tạo.
 - Hoàn thành các nhiệm vụ khác do nhà trường phân công.
2.2.3. Giảng viên đào tạo
 + Tổng số cán bộ: 58 Trong đó: 01  PGS.TS;  02 Tiến sĩ; Thạc sĩ: 40; DSCKII: 01; ĐH 03; CĐ, TH: 10; khác: 01.
2.3. Các ngành đào tạo
Giảng dạy cho các đối tượng: Đại học Dược, Đại học Y, Cử nhân điều dưỡng, Bác sỹ CKI, Bác sỹ CKII, Bác sỹ nội trú bệnh viện, cao học, Nghiên cứu sinh.
2.4. Mã ngành đào tạo Dược sĩ đại học
- Thời lượng đào tạo Ngành dược sĩ đại học: 05 năm.
- Tổng số tín chỉ: 153.
- Yêu cầu tiếng Anh: Theo chuẩn năng lực ngoại ngữ của sinh viên Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên.
2.5. Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo Dược sĩ đại học của Trường Đại học Y Dược Thái Nguyênnhằm đào tạo những người có đạo đức tốt, có kiến thức khoa học cơ bản và y dược học cơ sở, kiến thức và kỹ năng chuyên môn cơ bản để tư vấn về sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả; để sản xuất, quản lý và cung ứng thuốc tốt; có khả năng nghiên cứu khoa học và tự học nâng cao trình độ chuyên môn,  góp phần đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
2.6. Nghiên cứu khoa học
Tính đến năm 2019 Khoa Dược đã hoàn thành 50 đề tài khoa học cấp trường, 05 đề tài cấp Đại học, 5 đề tài cấp bộ được ứng dụng trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học phục vụ cho công tác chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh cho nhân dân địa phương.
2.7. Triển vọng nghề nghiệp trong tương lai, mô hình liên kết, hợp tác quốc tế
2.7.1. Triển vọng nghề nghiệp trong tương lai
Sinh viên tốt nghiệp đại học ngành Dược có cơ hội lựa chọn việc làm phong phú và đa dạng tại các đơn vị như: các cơ quan quản lý nhà nước về dược; các cơ sở khám chữa bệnh công lập và ngoài công lập;  công ty sản xuất và phân phối dược phẩm trong và ngoài nước; tại các cơ sở đào tạo nhân lực ngành dược hoặc các viện nghiên cứu... Với những lĩnh vực hoạt động cụ thể như sau:
Tại Bệnh viện: Dược sĩ lâm sàng tham gia tư vấn cho bác sĩ trong việc kê đơn nhằm giảm thiểu tương tác thuốc trên bệnh nhân, làm việc làm công tác kiểm tra các chất lượng Dược phẩm,…
Tại cơ sở sản xuấtđảm nhận vị trí nghiên cứu viên, tham gia xây dựng, thiết kế công thức thuốc, nghiên cứu các hoạt chất mới dùng làm thuốc hoặc tham gia quy trình sản xuất các dạng bào chế, giám sát quy trình sản xuất, đảm bảo thuốc sản xuất ra đạt chất lượng, chiết xuất dược liệu...
Tại trường đại học, viện nghiên cứu: đảm nhận với vai trò là giảng viên, nghiên cứu viên ngành Dược,…
Tại trung tâm kiểm nghiệm: kiểm tra chất lượng thuốc, phát hiện thuốc giả, thuốc kém chất lượng…
Tại các cơ sở kinh doanhlàm việc tại các cơ sở bán lẻ [Nhà thuốc], bán buôn [công ty phân phối] hay công ty nhập khẩu.
Mặt khác, những người làm việc trong ngành dược có nhiều cơ hội để khẳng định bản thân và phát triển khả năng quản trị doanh nghiệp, xây dựng hệ thống kinh doanh độc lập. Một trong những xu hướng được ưu tiên lựa chọn hiện nay chính là thành lập công ty sản xuất, kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm, thuốc tân dược, thuốc từ dược liệu, thực phẩm chức năng hoặc thành lập chuỗi nhà thuốc, nhà thuốc...
2.7.2. Được học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường:
+ Dược sĩ chuyên khoa cấp I.
+ Dược sĩ chuyên khoa cấp II.
+ Thạc sĩ Dược học.
+ Tiến sĩ Dược học.​
2.7.3. Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế
Trong đào tạo: liên kết  đào tạo Dược sĩ đại học với Đại học Y Dược Hải Phòng.
Trong nghiên cứu khoa học & chuyển giao công nghệ: Hợp tác với Công ty cổ phần phát triển nông lâm nghiệp và môi trường Việt Nam, Công ty cổ phần cây thuốc và vị thuốc Việt Nam để nghiên cứu xây dựng công thức bào chế, đa dạng hóa các sản phẩm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng từ dược liệu.
3. Khoa Y tế công cộng
3.1. Vài nét về khoa
- Năm thành lập: 2010.
- Lịch sử khoa: Khoa Y tế công cộng được thành lập vào ngày 21/4/2010. Hiện khoa gồm có 05 bộ môn: Y xã hội học, Y học cộng đồng, Dịch tễ, Sức khỏe môi trường và Sức khỏe nghề nghiệp.
- Giảng viên đào tạo: 01 giáo sư, 04 phó giáo sư, 8 tiến sĩ, 01 Bác sĩ chuyên khoa cấp 2, 12 thạc sĩ [trong đó có 03 thạc sĩ đang học nghiên cứu sinh]; 6 Bác sĩ [trong đó có 02 bác sĩ đang học thạc sĩ, 01 bác sĩ đang học nghiên cứu sinh], 02  kỹ thuật viên có trình độ trung học, 01 chuyên viên, 01 y công.
- Các ngành đào tạo chính: Hệ đại học Y học dự phòng, Hệ sau đại học: Ths YHDP, CK1 Y tế công cộng, CK2 Y tế công cộng, Tiến sĩ Y tế công cộng.

- Email: .
- Điện thoại: 02083840557.
3.2. Thông tin về ngành đào tạo
3.2.1. Y học dự phòng
- Mục tiêu đào tạo: Đào tạo Bác sĩ Y học dự phòng có y đức, sức khoẻ, có kiến thức về khoa học cơ bản, khoa học xã hội, y học cơ sở vững chắc, có kiến thức và kỹ năng thực hành cơ bản về y học dự phòng để xác định, đề xuất và tham gia tổ chức giải quyết có hiệu quả các vấn đề cơ bản của y tế dự phòng và sức khoẻ cộng đồng, có khả năng tự học vươn lên đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
- Thời lượng đào tạo: 6 năm.
- Tổng số tín chỉ: 194.
- Yêu cầu tiếng Anh [đầu ra]: B1 chuẩn quốc tế.
- Triển vọng nghề nghiệp trong tương lai: làm việc tại Trung tâm y tế huyện, Trung tâm phòng kiểm soát bệnh tật CDC tỉnh. Các vị trí việc làm liên quan đến dự phòng bệnh các cơ sở y tế các tuyến, khoa Y tế công cộng các trường Đạihọc Y và Cao đẳng/trung cấp y, Các tổ chức phi chính phủ có các hoạt động liên quan đến dự phòng và nâng cao sức khỏe cho người dân…
-Mô hình liên kết hợp tác quốc tế: Khoa hiện có hợp tác với Hàn Quốc, Thái Lan trong việc thực hiện trao đổi sinh viên quốc tế. Hiện có 2 câu lạc bộ Global Health với 2 sinh viên và câu lạc bộ One Health có khoảng 20 sinh viên tham dự chủ yếu là sinh viên khối Y học dự phòng.
3.2.2. Đào tạo sau đại học
+ Thạc sĩ Y học dự phòng
- Thời lượng đào tạo: 18 tháng.
- Tổng số tín chỉ: 45.
+ Chuyên khoa I Y tế Công cộng
- Thời lượng đào tạo: 2 năm.
- Tổng số tín chỉ: 100
+ Chuyênkhoa II Y tế Công cộng
- Thời lượng đào tạo: 2 năm.
- Tổng số tín chỉ: 75.
+ Tiến sĩ Y tế công cộng
4. Khoa Điều dưỡng
4.1. Vài nét về Khoa
- Năm thành lập: 2007
- Lịch sử thành lập: Khoa Điều Dưỡng trường Đại học Y - Dược được thành lập theo quyết định số 689/QĐ-TCCB ngày 02/10/2007 của Đại học Thái Nguyên. Ngày 25/02/2008, Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập khoa Điều dưỡng.
- Sứ mạng của Khoa Điều dưỡng: Khoa Điều dưỡng - Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên có sứ mạng đào tạo cán bộ y tế là Điều dưỡng có trình độ đại học,có năng lực nghiên cứu khoa học và hỗ trợ phát triển hệ thống y tế, cung cấp dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho cá nhân, gia đình và cộng đồng, sẵn sàng hội nhập quốc tế.
- Tầm nhìn: Khoa Điều dưỡng - trường Đại học Y Dược; Đại học Thái Nguyên sẽ trở thành một một cơ sở đào tạo nhân lực điều dưỡng có uy tín trong nước và khu vực, có năng lực nghiên cứu khoa học, có đội ngũ cán bộ, giảng viên và nghiên cứu viên có trình độ cao, có cơ sở vật chất đồng bộ, từng bước hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Cơ cấu tổ chức: Khoa trực thuộc trường gồm 37 CBVC: 02 tiến sĩ, 29 thạc sĩ, có 05 cán bộ đang học nghiên cứu sinh. 07 bộ môn bao gồm: Bộ môn Điều dưỡng cơ bản; Bộ môn Điều dưỡng Người trưởng thành; Bộ môn Điều dưỡng Bà mẹ và trẻ em; Bộ môn Điều dưỡng Tâm thần; Bộ môn Điều dưỡng Cộng đồng; Bộ môn Huấn luyện kỹ năng; Bộ môn Quản lý Điều dưỡng.    
- Các ngành đào tạo chính: Cử nhân Điều dưỡng chính quy, Cử nhân Điều dưỡng vừa làm vừa học, Liên thông cao đẳng lên đại học.
- Số điện thoại liên lạc của khoa:[+84] 02083.840.339.

- Trang web //dieuduong.tump.edu.vn.
- Chuẩn đầu ra:
 Yêu cầu về kiến thức:
Vận dụng được đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Vận dụng được những kiến thức về khoa học cơ bản, y dược học cơ sở, y tế công cộng và kiến thức chuyên ngành Điều dưỡng trong cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Vận dụng được kiến thức y học cổ truyền, kết hợp với y dược học hiện đại trong công tác Điều dưỡng để chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Vận dụng được phương pháp luận nghiên cứu khoa học trong công tác điều dưỡng.
Vận dụng được các kiến thức về kinh tế, văn hóa - xã hội đặc thù ở khu vực miền núi trong công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Yêu cầu về kỹ năng:
Kỹ năng cứng:
Thực hiện được kỹ năng truyền thông - giáo dục sức khỏe để bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Thực hiện thành thạo quy trình, kỹ thuật Điều dưỡng trong công tác chăm sóc sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng.
Thực hiện tốt chăm sóc sức khoẻ toàn diện, liên tục, hiệu quả đáp ứng nhu cầu người bệnh.
Vận hành được một số máy móc, trang thiết bị phục vụ công tác Điều dưỡng.
Thực hiện được một số hoạt động khoa học trong lĩnh vực Điều dưỡng.
Quản lý được nhân lực và cơ sở vật chất phục vụ công tác Điều dưỡng.
Giao tiếp có hiệu quả với cá nhân, gia đình và cộng đồng.
Kỹ năng mềm:
Sử dụng được tiếng Anh trong thực hành nghề nghiệp.
Sử dụng thành thạo máy vi tính trong học tập và hoạt động nghề nghiệp.
Phối hợp tốt với đồng nghiệp và cộng đồng trong hoạt động nghề nghiệp.
Yêu cầu về thái độ:
Tận tụy với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Tôn trọng, cảm thông, chia sẻ và hết lòng phục vụ người bệnh.
Tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành Điều dưỡng.
Coi trọng việc kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền.
Trung thực, khách quan, có tinh thần nghiên cứu khoa học và ý thức học tập, phát triển nghề nghiệp suốt đời.
Tôn trọng sự đa dạng về văn hóa, phong tục tập quán của cộng đồng các dân tộc trong hoạt động Điều dưỡng.
- Liên kết khu vực:
Khoa Điều dưỡng liên kết với Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, Bệnh viện A, Bệnh viện C, Bệnh viện Giang thép và các bệnh viện tuyến huyện trong tỉnh, các bệnh viện tuyến tỉnh trong khu vực.
4.2. Thông tin về từng ngành
- Các ngành đào tạo:
Đào tạo ngành Điều dưỡng chính quy thời gian 4 năm với trên 214 tín chỉ trên 50 môn học.
Đào tạo ngành Điều dưỡng Vừa làm vừa học thời gian 4 năm với trên 164 tín chỉ trên 50 môn học.
Đào tạo ngành Điều dưỡng Liên thông cao đẳng lên đại học thời gian 2 năm với 62 tín chỉtrên 26 môn học.
- Yêu cầu về tiếng Anh: Theo quy định của Trường Đại học Y Dược [tiếng Nhật yêu cầu trình độ N2].
- Định hướng mục tiêu: Phát triển khoa Điều dưỡng theo hướng chuẩn hóa và hội nhập quốc tế; nâng cao chất lượng đào tạo một cách toàn diện bao gồm: giáo dục đạo đức nghề nghiệp, trang bị kỹ năng sống, rèn luyện năng lực chuyên môn - ngoại ngữ - tin học đáp ứng nhu cầu xã hội và sẵn sàng hội nhập quốc tế.
- Triển vọng nghề nghiệp trong tương lại, hợp tác quốc tế:Đạo tạo sau đại học. Đào tạo chuyên khoa. Đưa sinh viên đi thực tập, thực tế tại các nước Bỉ, Thái Lan, Đài Loan. Liên kết đạo tạo với các nước như Bỉ, Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản. Đưa Điều dưỡng sang Nhật Bản, Đức học tập, làm việc.
5. Khoa Răng hàm mặt
- Tên đơn vị: Khoa Răng Hàm Mặt
- Ngày thành lập: ngày 9 tháng 4 năm 2012
- Điện thoại: 02083840628
- Website: //ranghammat.tump.edu.vn

Email khoa:
5.1. Tóm tắt lịch sử thành lập
Những năm đầu khi Trường mới thành lập [1968-1978], phân môn Răng Hàm Mặt được thành lập và nằm trong Bộ môn Chuyên khoa, bao gồm tất cả các chuyên khoa hệ Nội và hệ Ngoại. Từ năm 1979-1983, phân môn Răng Hàm Mặt nằm trong Bộ môn Chuyên khoa I, bao gồm các chuyên khoa thuộc hệ Ngoại là Mắt, Răng Hàm Mặt, Tai Mũi Họng. Từ năm 1984, Bộ môn Răng Hàm Mặt được tách ra.
Khoa RHM được thành lập vào ngày 9/4/2012 theo quyết định số 296/QĐ-ĐHTN, gồm có 04 bộ môn: Nha khoa cơ sở, Nha khoa dự phòng và phát triển, Nha khoa phục hồi, Bệnh lý và phẫu thuật miệng – hàm mặt.
5.2. Nhân lực
Khoa RHM có 26 cán bộ, trong đó có 02 tiến sĩ, 11 thạc sĩ, 09 bác sỹ, 02 KTV, 01 chuyên viên, 01 y công.
5.3. Các ngành đào tạo chính
Khoa RHM là khoa chuyên môn có chức năng quản lý hành chính, quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và quản lý cơ sở vật chất trong khoa thuộc lĩnh vực RHM. Khoa bắt đầu thực hiện đào tạo bác sĩ RHM từ năm 2008 và trực tiếp đảm nhận 79 tín chỉ trong tổng số 200 tín chỉ [chiếm 39,5%]; đến thời điểm hiện tại, Khoa đã đào tạo được 5 khoá bác sĩ RHM tốt nghiệp ra trường với tổng số 113 bác sĩ và 100% đều có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
Bên cạnh đó, Khoa có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức quản lý toàn diện sinh viên trong khoa, ngoài ra còn tham gia đào tạo học phần RHM cho các mã ngành Y khoa, Y học dự phòng, Điều dưỡng và các lớp sau đại học như CKII Ngoại, CKI Tai mũi họng.
5.4. Liên kết khu vực
Khoa RHM đã có các hoạt động hợp tác với khoa RHM của Đại học Khon Kaen, Thái Lan.
5.5. Hoạt động NCKH
Các cán bộ trong khoa luôn tích cực thực hiện các công trình NCKH. Hoạt động NCKH của khoa luôn được lãnh đạo quan tâm. Hằng năm đều có các công trình NCKH được đăng tải trên các tạp chí trong nước và quốc tế. Các đề tài nghiên cứu đều được triển khai và thực hiện theo đúng tiến độ đề ra.
Khoa RHM đã phối hợp với Nhà trường tổ chức các hội thảo, hội nghị chuyên ngành RHM. Cán bộ, sinh viên của Khoa đã tham gia báo cáo khoa học đạt giải cao tại các hội nghị chuyên ngành trong nước quốc tế.
5.6. Mã ngành Răng Hàm Mặt
Thời lượng đào tạo: 6 năm.
Tổng số tín chỉ: 200.
Yêu cầu tiếng Anh: Theo chuẩn năng lực ngoại ngữ của sinh viên Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên.
Mục tiêu: Đào tạo bác sĩ RHM có y đức, có kiến thức về pháp luật, có kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức y học cơ sở vững chắc, kiến thức và kỹ năng cơ bản về Y học lâm sàng và cộng đồng, kết hợp được y học hiện đại với Y học cổ truyền, có khả năng tự học vươn lên, đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế: Khoa RHM đã có các hoạt động hợp tác với Khoa RHM của Đại học KhonKaen, Thái Lan. Bên cạnh đó, Khoa cũng có các giảng viên được tham gia các khóa tập huấn, hội thảo tại Hoa Kỳ, Thái Lan để nâng cao trình độ và kết nối các mối quan hệ hợp tác quốc tế, trao đổi chuyên môn.
6. Ngành cử nhân xét nghiệm y học
- Thời gian đào tạo 4 năm
- Tổng số tin chỉ:Chương trình đào tạo Xét nghiệm Y học có tổng khối lượng kiến thức: 131 tín chỉ [67 tín chỉ lý thuyết, 64 tín chỉ thực hành], bao gồm cả phần kiến thức Giáo dục quốc phòng và Giáo dục thể chất, được chia thành 2 khối kiến thức: Khối kiến thức đại cương: 47; Khối kiến thức giáo dục cơ sở ngành và chuyên ngành: 84.
6.1. Yêu cầu về tiếng Anh
- Sinh viên tốt nghiệp cần đạt trình độ tiếng Anh từ chuẩn B1 trở lên theo khung tham chiếu Chấu Âu.
6.2. Định hướng mục tiêu
6.2.1. Mục tiêu tổng quát
Cử nhân Xét nghiệm y học có y đức, có kiến thức khoa học cơ bản, Y học cơ sở, kiến thức và kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ ngành học ở trình độ đại học; có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, tự học và nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
6.2.2. Mục tiêu cụ thể
Yêu cầu về kiến thức
Vận dụng được các kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở, nguyên lý kỹ thuật- công nghệ và kiến thức chuyên môn ngành học để giải quyết độc lập, sáng tạo các vấn đề thuộc ngành kỹ thuật Xét nghiệm y học;
Vận dụng được các nguyên lý, qui tắc, quy trình vận hành, bảo quản, bảo dưỡng một số loại trang thiết bị thuộc ngành Xét nghiệm y học;
Vận dụng được phương pháp luận nghiên cứu khoa học trong thực hành kỹ thuật, học tập, nghiên cứu khoa học;
Vận dụng được các kiến thức về kinh tế, văn hóa - xã hội trong công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân;
Vận dụng được các kiến thức về pháp luật, các chính sách trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
Chuẩn đầu ra về kỹ năng
Thực hiện thành thạo các kỹ thuật xét nghiệm lâm sàng thông thường và ứng dụng những kỹ thuật mới trong hoạt động chuyên ngành;
Thực hiện được các xét nghiệm tại cộng đồng một cách độc lập hoặc phối hợp với đồng nghiệp;
Thực hiện, kiểm tra và giám sát được các quy chế vô khuẩn, quy định về sử dụng hoá chất, sinh phẩm chuyên dụng và an toàn sinh học trong phòng xét nghiệm;
Thực hiện được các biện pháp đảm bảo chất lượng và kiểm tra chất lượng xét nghiệm;
Tham gia tổ chức và quản lý hoạt động của một phòng xét nghiệm y sinh học;
Tham gia chỉ đạo tuyến và phòng chống dịch;
Tham gia nghiên cứu khoa học và tiếp cận thông tin từ nhiều nguồn, nhiều hình thức khác nhau;
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Đề xuất được các sáng kiến trong thực hiện các kỹ thuật, biện pháp đảm bảo chất lượng và kiểm tra chất lượng xét nghiệm.
+  Định hướng và thích nghi được với môi trường làm việc.
+ Học tập và tích lũy được những kinh nghiệm chuyên môn.
- Sử dụng được tiếng Anh ở trình độ B1 theo khung tham chiếu châu Âu.
- Sử dụng thành thạo một số phần mềm tin học văn phòng và phần mềm phục vụ chuyên môn, tin học đạt chứng chỉ IC3.
- Có kỹ năng giao tiếp, ứng xử theo chuẩn mực quy tắc ứng xử trong ngành y.
- Phối hợp tốt với đồng nghiệp và cộng đồng trong hoạt động nghề nghiệp
Chuẩn đầu ra về thái độ       
- Tận tụy với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân, hết lòng phục vụ người bệnh;
- Tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp;
- Trung thực, khách quan, nghiêm túc trong công việc chuyên môn, có tinh thần nghiên cứu khoa học và học tập vươn lên.
-  Tôn trọng sự đa dạng về văn hóa, phong tục tập quán của cộng đồng các dân tộc trong hoạt động nghề nghiệp.
3. Triển vọng nghề nghiệp
- Sinh viên tốt nghiệp được công tác tại các vị trí:
+ Các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập.
+  Các trường Đại học, Học viện, Cao đẳng, Trung cấp Y tế.
- Được học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường

Trường Đại học Y-Dược, Đại học Thái Nguyên là đơn vị đặc thù đào tạo khối ngành sức khỏe, nên tỷ lệ có việc làm ngay sau tốt nghiệp khá cao, Phòng Khảo thí-đảm bảo chất lượng giáo dục đã có những khảo sát và báo cáo kết quả tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp trong vài năm gần đây dao động từ 80%-85%.
Hàng năm, Nhà trường đã có những cam kết từ các bệnh viện [tỉnh, huyện], các công ty dược [Nhà nước và tư nhân] để cho sinh viên năm cuối thực tế tốt nghiệp. Trong thời gian sinh viên thực tế, Nhà trường đều cử các đoàn công tác đến các cơ sở để xin các ý kiến phản hồi về người học, mặt khác Nhà trường cũng tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng người lao động của các cơ sở, từ đó các thông tin này đều được triển khai tới sinh viên, giúp sinh viên có khả năng lựa chọn công việc phù hợp.
Nhà trường có thành lập Trung tâm tư vấn, hỗ trợ người học. Trung tâm này hàng năm có mối liên hệ với các cơ sở y tế, bệnh viện, công ty dược để làm cầu nối giúp cho sinh viên có khả năng khởi nghiệp. Hàng năm, Nhà trường nhận được các thông tin về nhu cầu tuyển dụng từ các cơ sở y tế trong nước và các sinh viên mới tốt nghiệp đã liên lạc trực tiếp với đơn vị phù hợp nguyện vọng và sớm được tuyển dụng.

Chủ Đề