Dân số thế giới 2023 là bao nhiêu năm 2024

Trong năm 2023, Ấn Độ đã vượt qua Trung Quốc để trở thành nước đông dân nhất thế giới, theo Liên Hiệp Quốc

REUTERS

Trong năm 2023, dân số Ấn Độ đã vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới, chiếm gần 1,43 tỉ trong tổng số 8 tỉ người trên trái đất, theo số liệu của Liên Hiệp Quốc.

Cục Thống kê dân số Mỹ cho biết dân số nước này vào ngày 1.1.2024 là 335,8 triệu người, tăng 1,7 triệu người [0,53%] trong năm qua. Nhà nhân khẩu học William Frey tại Viện Brookings [Mỹ] dự báo nếu đà này tiếp tục đến cuối thập niên 2020, đây sẽ là thập niên tăng trưởng dân số chậm nhất của Mỹ trong lịch sử với mức tăng chưa đầy 4% so với thập niên trước đó.

Gặp những em bé chào đời khi dân số thế giới chạm mốc 8 tỉ người

Kỷ lục chậm nhất trước đó là thập niên 1930 với mức tăng 7,3%, giai đoạn sau cuộc Đại suy thoái. "Đương nhiên là mức tăng có thể cao lên một chút khi chúng ta bước qua khỏi những năm đại dịch nhưng sẽ rất khó để đạt mức 7,3%", ông Frey nói.

Vào đầu năm 2024, Mỹ dự kiến có 1 ca sinh mỗi 9 giây và 1 ca tử vong mỗi 9,5 giây. Việc nhập cư được cho là sẽ giúp dân số Mỹ không bị giảm. Sau khi kết hợp 3 yếu tố sinh, tử và nhập cư, dân số Mỹ sẽ tăng thêm 1 người sau mỗi 24,2 giây trong năm sau.

Hưởng ứng Ngày Dân số thế giới năm 2023: “Phát huy sức mạnh của bình đẳng giới: Nâng cao tiếng nói của phụ nữ và trẻ em gái để giải phóng tiềm năng vô hạn của thế giới chúng ta”.

Lượt xem: 4442

Nhân Ngày Dân số Thế giới, 11/7/2023, chúng ta nhấn mạnh sự cần thiết thúc đẩy bình đẳng giới để tạo điều kiện thực hiện những giấc mơ của 8 tỷ người. Quá trình này cần bắt đầu từ việc lắng nghe tiếng nói của phụ nữ, trẻ em gái và những người yếu thế, và xây dựng luật pháp và chính sách để có thể giúp họ thực hiện các quyền của mình và đưa ra các quyết định đúng đắn.

Dữ liệu do Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ công bố hôm 29/12 cho biết dân số thế giới đã tăng 75 triệu người trong năm qua và sẽ đạt hơn 8 tỷ người vào ngày đầu năm mới [1/1/2024].

Hãng tin AP dẫn số liệu cho thấy tốc độ tăng trưởng dân số toàn cầu trong năm qua là 0,95% so với ngày đầu năm mới 2023. Theo Cục Thống kê Dân số, vào đầu năm 2024, dự kiến mỗi giây trên toàn thế giới sẽ có 4,3 ca sinh và 2 ca tử vong.

Cục Thống kê cũng chỉ rõ dân số Mỹ tăng trưởng chậm lại, với tỷ lệ gia tăng là 0,53%, chỉ bằng hơn một nửa con số trung bình toàn thế giới. Hoa Kỳ có thêm 1,7 triệu người và sẽ có dân số vào ngày đầu năm mới là 335,8 triệu người.

Dân số Mỹ tăng trưởng ở mức 0,53%. Ảnh: AFP

William Frey, nhà nhân khẩu học tại Viện Brookings nói với hãng tin AP rằng nếu tốc độ hiện tại tiếp tục duy trì thì đây có thể là thập kỷ tăng trưởng chậm nhất trong lịch sử nước Mỹ, ở mức dưới 4%. “Tất nhiên, tốc độ tăng trưởng có thể tăng lên một chút khi đại dịch qua đi,” ông nói.

AP dẫn số liệu của Liên Hiệp Quốc cho biết Ấn Độ đã vượt Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới trong năm 2023. Cụ thể là dân số Ấn Độ chiếm gần 1,43 tỷ trong tổng số 8 tỷ người trên trái đất. Ngược lại, một số quốc gia như Nhật Bản lại đang phải đối mặt với tình trạng giảm dân số với tốc độ nhanh nhất trong 14 năm liên tiếp.

Du khách tham quan phố mua sắm dành cho người đi bộ trong kỳ nghỉ lễ Quốc tế Lao động ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: AP

Trước đó, Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ ước tính dân số thế giới đạt 8 tỷ người vào ngày 26/9/2023. Tuy nhiên, theo Quỹ Dân số Liên hợp quốc [UNFPA], điều này đã xảy ra vào ngày 15/11/2022.

Sự tăng trưởng dân số thế giới đã chậm lại kể từ những năm 1960. Phải mất 12,5 năm để dân số toàn cầu tăng từ 7 tỷ lên 8 tỷ. Nhưng Cục Thống kê Dân số cho biết sẽ mất 14,1 năm để dân số tăng từ 8 tỷ lên 9 tỷ và 16,4 năm để tăng từ 9 tỷ lên 10 tỷ, điều này có thể sẽ xảy ra vào khoảng năm 2055. Còn theo báo cáo của UNFPA, dân số toàn cầu dự kiến sẽ đạt 8,5 tỷ người vào năm 2030 và 9,7 tỷ người vào năm 2050.

Tháng 4/2023, Việt Nam đã trở thành quốc gia thứ 15 trên thế giới có trên 100 triệu dân. Theo UNFPA, Việt Nam hiện có tỷ lệ dân số trẻ cao nhất trong lịch sử đất nước với 21,1% tổng dân số là thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 10 đến 24.

UNFPA dự báo Việt Nam sẽ trở thành quốc gia có dân số già vào năm 2036 khi dân số từ 65 tuổi trở lên đạt 15,5 triệu người, chiếm hơn 14% tổng số dân.

Chủ đề: “Phát huy sức mạnh của bình đẳng giới: Nâng cao tiếng nói của phụ nữ và trẻ em gái để giải phóng tiềm năng vô hạn của thế giới chúng ta”

Theo số liệu của Liên hợp quốc, tính đến ngày 29/6/2023 dân số Thế giới là 8.031.418.653 người, trong đó dân số Việt Nam là 99.694.772 người [chiếm 1,24% dân số thế giới, đứng thứ 15 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ, mật độ dân số là 322 người/km2]. Theo dự báo, dân số thế giới sẽ đạt mốc 9 tỷ người vào năm 2037 và đạt 10 tỷ người vào năm 2057.

Ngày 11/7/1987, thế giới đã chào đón sự ra đời của công dân thứ 5 tỷ. Đứng trước những nguy cơ của việc bùng nổ dân số, diễn đàn Dân số Thế giới do Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc [UNFPA] tổ chức tại Amsterdam [Thủ đô Hà Lan] tháng 11 năm 1989 đã quyết định lấy ngày 11/7 hàng năm là Ngày Dân số Thế giới để nhắc nhở các quốc gia và mỗi người trên trái đất về nguy cơ dân số tǎng quá nhanh, con người không đủ điều kiện sống với đầy đủ quyền chính đáng như: quyền học hành, có việc làm, đủ dinh dưỡng, nhà ở, bảo vệ sức khỏe… Ngày Dân số thế giới cũng là lúc chúng ta có những hành động và suy nghĩ để tìm ra các biện pháp tích cực trong việc giảm gia tăng dân số, nâng cao chất lượng cuộc sống, dân trí và cải tạo môi trường sống. Ngoài ra, Ngày Dân số Thế giới cũng là dịp nhắc nhở các cấp, các ngành, các đoàn thể và quần chúng nhân dân xem xét lại việc thực hiện chương trình dân số ở địa phương mình, trên cơ sở đó có biện pháp khắc phục các tồn tại, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành trong thời gian tới.

Hiện nay phụ nữ và trẻ em gái chiếm 49,7% dân số toàn cầu, nhưng những mong muốn của họ về cuộc sống, gia đình và việc làm vẫn bị bỏ qua khi bàn về các vấn đề nhân khẩu học và quyền của họ vẫn bị vi phạm trong các chính sách về dân số. Điều này đã tạo ra một thế giới đang loại trừ, bỏ qua và hạn chế tiềm năng của mỗi cá nhân trên hành tinh của chúng ta. Nó sẽ làm cho tất cả chúng ta, chứ không chỉ riêng phụ nữ và trẻ em gái, không được hưởng một tương lai thịnh vượng, hòa bình và bền vững hơn.

Nguồn gốc của vấn đề này chính là bất bình đẳng giới. Khắp nơi trên thế giới sự bất công phổ biến này đã làm cho phụ nữ và trẻ em gái không được đi học, không có việc làm và không giữ vị trí lãnh đạo; hạn chế những nỗ lực cá nhân và khả năng ra quyết định về sức khỏe và đời sống tình dục và sinh sản của họ; và làm tăng nguy cơ dễ bị tổn thương do bạo lực, những thực hành có hại và tử vong mẹ do những nguyên nhân hoàn toàn có thể ngăn chặn được.

Nhưng có lẽ điều quan trọng nhất là bất bình đẳng giới đã ngăn cản thế giới đặt ra các câu hỏi hay quan tâm đến những gì mà phụ nữ và trẻ em gái mong muốn.

Những mong muốn của phụ nữ và trẻ em gái là quan trọng và UNFPA quan tâm đến những mong muốn đó. Như đã khẳng định trong Báo cáo tình trạng Dân số năm 2023, khi phụ nữ và trẻ em gái được xã hội trao quyền tự chủ về cuộc sống và cơ thể của mình, họ và gia đình của họ sẽ thành đạt. Và kết quả là chúng ta sẽ tạo ra một thế giới tốt đẹp, bao trùm và được trang bị tốt hơn để có thể giải quyết bất cứ những thay đổi và thách thức nhân khẩu học nào trong tương lai.

Nhân Ngày Dân số Thế giới năm 2023, chúng ta nhấn mạnh sự cần thiết thúc đẩy bình đẳng giới để tạo điều kiện thực hiện những giấc mơ của 8 tỷ người. Quá trình này cần bắt đầu từ việc lắng nghe tiếng nói của phụ nữ, trẻ em gái và những người yếu thế, và xây dựng luật pháp và chính sách để có thể giúp họ thực hiện các quyền của mình và đưa ra các quyết định đúng đắn.

Chỉ khi đó chúng ta mới có thể huy động được sức mạnh của một nửa dân số trên hành tinh để giải quyết những vấn đề cấp bách hiện nay. Một thế giới đa dạng, thịnh vượng với 8 tỉ người đầy những tiềm năng vô hạn phụ thuộc vào điều này.

NHỮNG THÔNG ĐIỆP CHÍNH NHÂN NGÀY DÂN SỐ THẾ GIỚI NĂM 2023

Chúng ta phải thúc đẩy bình đẳng giới để tạo ra một thế giới vốn với những tiềm năng vô hạn được công bằng, có khả năng chống chịu và bền vững hơn.

– Xã hội và cộng đồng sẽ mạnh mẽ và lành mạnh hơn khi phụ nữ và trẻ em gái được quyền quyết định về việc lập gia đình và thời điểm kết hôn theo mong muốn của mình.

– Sức sáng tạo, sự khéo léo, nguồn lực và sức mạnh của một nửa dân số trên hành tinh của chúng ta là cơ sở quan trọng để giải quyết các thách thức về nhân khẩu học và các thách thức khác đang đe dọa tương lai của chúng ta, trong đó có biến đổi khí hậu và xung đột.

– Phụ nữ đóng vai trò quan trọng tạo sự đồng thuận và kiến tạo hòa bình ở mọi cấp độ.

Bất bình đẳng giới là có hại và vi phạm các quyền và sự lựa chọn của phụ nữ và trẻ em gái.

– Bất bình đẳng giới làm cho phụ nữ và trẻ em gái không được đến trường, không có việc làm và không được đảm nhận những vị trí lãnh đạo; hiện chỉ có 6 quốc gia có đại diện nữ giới ngang bằng với nam giới trong quốc hội.

– Bất bình đẳng giới hạn chế nỗ lực cá nhân và khả năng ra quyết định về sức khỏe và đời sống tình dục và sinh sản của người phụ nữ và thường dẫn đến sự khác biệt giữa mong muốn và thực tế sinh sản của người phụ nữ.

– Bất bình đẳng giới cũng làm trầm trọng nguy cơ phụ nữ và trẻ em gái bị tổn thương do bạo lực và các thực hành có hại. Nó cũng như tăng nguy cơ tử vong khi mang thai và sinh đẻ do những nguyên nhân có thể ngăn ngừa được, với thực trạng là cứ mỗi hai phút lại có một phụ nữ tử vong khi mang thai hay trong khi sinh đẻ.

Những điều phụ nữ và trẻ em gái mong muốn có ý nghĩa rất quan trọng dù ở bất cứ đâu – trong bối cảnh phát triển hay khủng hoảng nhân đạo, trực tuyến hay ngoại tuyến.

– Tăng cường bình đẳng giới đòi hỏi chúng ta cần lắng nghe tiếng nói của phụ nữ, trẻ em gái và những người yếu thế để hiểu những thách thức mà họ phải đối mặt khi họ hiện thực hóa ước mơ hay tiềm năng của mình.

– Rất phổ biến thực trạng là những rào cản và khó khăn về kinh tế [liên quan đến giới] đối với sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục và quyền của phụ nữ, bao gồm cả việc không có các biện pháp tránh thai đang ngăn cản phụ nữ tạo dựng một gia đình mà họ mong muốn. Đó là các thí dụ về vi phạm quyền tự quyết cơ thể của người phụ nữ và vấn đề này đe dọa tương lai toàn cầu chung của chúng ta.

– Các chính phủ phải thúc đẩy các quyền của phụ nữ và trẻ em gái và khả năng tự đưa ra quyết định của mình thông qua luật pháp nhằm đảm bảo sự bao trùm toàn diện và khả năng chống chịu của dân số toàn cầu.

Đầu tư vào bình đẳng giới hôm nay là đầu tư cho tương lai chung của chúng ta.

– Trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái để họ thực hiện các quyền và đưa ra các quyết định, đặc biệt liên quan đến quyền tự quyết về cơ thể, sẽ góp phần tạo dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Đó là một thế giới mà người dân có thể sống một cuộc sống không bị bạo lực và có thể phát huy đầy đủ tiềm năng cá nhân.

– Quyền của phụ nữ cũng là quyền con người; vì vậy tăng cường bình đẳng giới là các biện pháp cần thiết để đảm bảo thực thi quyền con người ở mức độ cao nhất có thể.

– Theo Ngân Hàng Thế giới, thu hẹp khoảng cách giới trong việc làm có thể làm tăng tỷ lệ GDP đầu người trong tương lai lên trung bình 20%.

Con số và sự kiện:

– Hơn 40% phụ nữ trên thế giới không thể tự quyết định về sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục và các quyền về sức khỏe sinh sản của mình.

– Cứ 4 phụ nữ thì chỉ có một người ở các nước có mức thu nhập thấp và trung bình thực hiện được mong muốn sinh sản của mình.

– Cứ 2 phút lại có một phụ nữ tử vong khi mang thai hay trong lúc sinh nở [ở những khu vực có xung đột thì con số tử vong này cao gấp đôi]

– Gần một phần ba phụ nữ bị bạo lực bởi bạn tình, bị bạo lực tình dục bởi người không quen biết hoặc cả hai trường hợp

Dân số Việt Nam 2023 đứng thứ mấy thế giới?

Dân số trung bình khu vực thành thị là 38,2 triệu người, chiếm 38,1%; khu vực nông thôn là 62,1 triệu người, chiếm 61,9%. Việt Nam là quốc gia đông dân thứ ba trong khu vực Đông Nam Á [xếp sau Indonesia và Philippines] và đứng thứ 15 trên thế giới.

Dân số thế giới năm 2023 là bao nhiêu?

Trước đó, Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ ước tính dân số thế giới đạt 8 tỷ người vào ngày 26/9/2023. Tuy nhiên, theo Quỹ Dân số Liên hợp quốc [UNFPA], điều này đã xảy ra vào ngày 15/11/2022. Sự tăng trưởng dân số thế giới đã chậm lại kể từ những năm 1960. Phải mất 12,5 năm để dân số toàn cầu tăng từ 7 tỷ lên 8 tỷ.

Ngày dân số Việt Nam là bao nhiêu?

TTXVN - Ngày 26/12 hằng năm được chọn là Ngày Dân số Việt Nam nhằm tập trung sự quan tâm của toàn xã hội cho công tác dân số, điều chỉnh sự phát triển dân số cho phù hợp với quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, trước mắt và lâu dài.

Mật độ dân số trung bình trên thế giới là bao nhiêu?

Ví dụ, dân số thế giới có 7.9 tỷ người và diện tích Trái Đất là 510 triệu km² [200 triệu dặm vuông]. Vì thế mật độ dân số trên toàn thế giới bằng 7900 triệu / 510 triệu = 15 trên km² [40 trên mi²], hay 4 nếu coi như con người sống trên lục địa, với diện tích 150 triệu km² trên Trái Đất.

Chủ Đề