Dân quân là lực lượng được tổ chức ở đâu

Dân quân tự vệ luôn được xác định là lực lượng nòng cốt tham gia bảo vệ Đảng, chính quyền, tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước ở địa phương, cơ sở. Bên cạnh đó, dây còn là thành phần quan trọng tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, từ đó đã góp phần to lớn đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại đất nước ta. 

Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

1. Dân quân cơ động là gì? 

Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác; là thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; là lực lượng bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước, làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh. Theo khoản 1 Điều 2 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định nội dung sau đây:

“1. Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, được tổ chức ở địa phương gọi là dân quân, được tổ chức ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) gọi là tự vệ.”

Ta nhận thấy, đối tượng dân quân tự vệ cơ động thuộc lực lượng dân quân tự vệ. Theo khoản 3 Điều 2 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định nội dung sau đây:

“3. Dân quân tự vệ cơ động là lực lượng cơ động làm nhiệm vụ trên các địa bàn theo quyết định của cấp có thẩm quyền.”

Dân quân tự vệ cụ thể là lực lượng dân quân tự vệ cơ động là thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân. Bên cạnh đó cũng là lực lượng bảo vệ Đảng, chính quyền, tính mạng, tài sản của Nhân dân, tài sản của cơ quan, tổ chức ở địa phương, cơ sở. Dân quân tự vệ còn là thành phần quan trọng làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh.

Dân quân tự vệ nói chung và lực lượng dân quân tự vệ cơ động nói riêng được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ, trực tiếp là sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, người đứng đầu cơ quan, tổ chức; sự chỉ huy cao nhất của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cũng như dưới sự chỉ huy của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, người chỉ huy đơn vị quân đội.

Tất cả các chủ thể thuộc lực lượng dân quân tự vệ cơ động sẽ có trách nhiệm phải tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bên cạnh đó, lực lượng dân quân tự vệ cơ động hoạt động theo nguyên tắc dựa vào dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc và hệ thống chính trị để thực hiện nhiệm vụ.

Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp có những vai trò quan trọng và góp phần tăng cường sức mạnh bảo vệ Tổ quốc, giữ ổn định tình hình an ninh chính trị tại địa phương cũng như trên địa bàn cả nước là nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước ta.

Xem thêm: Chế độ phụ cấp đối với dân quân tự vệ mới nhất năm 2022

Trong nhiều năm qua, ta nhận thấy, về cơ bản hệ thống dân quân tự vệ và lực lượng dân quân tự vệ cơ động nói riêng được đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và điều hành của cấp ủy đảng, chính quyền và cơ quan quân sự các cấp, lực lượng dân quân tự vệ đã được xây dựng ngày càng vững mạnh, rộng khắp. Bên cạnh đó, đã thực hiện tốt việc phối hợp các lực lượng giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, chính quyền, tính mạng và tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước, mục tiêu và công trình quốc phòng trên địa bàn cả nước.

2. Thời gian tham gia dân quân tự vệ cơ động:

Về  thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt trong thời bình tại Khoản 2, 3 Điều 8 Luật Dân quân tự vệ 2019 với quy định như sau:

“Điều 8. Độ tuổi, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong thời bình

2. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ tại chỗ, Dân quân tự vệ cơ động, Dân quân tự vệ biển, Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế là 04 năm; dân quân thường trực là 02 năm.

Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, quân sự của địa phương, cơ quan, tổ chức, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ được kéo dài nhưng không quá 02 năm; đối với dân quân biển, tự vệ và chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ được kéo dài hơn nhưng không quá độ tuổi quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định kéo dài độ tuổi, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ theo quy định tại Điều này.”

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì Thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ cơ động là bốn năm. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình hình thực tế tính chất nhiệm vụ và yêu cầu công tác, thời hạn thực hiện nghĩa vụ của các chủ thể là Dân quân tự vệ cơ động có thể được kéo dài nhưng không quá 02 năm. 

Đối với thẩm quyền quyết định kéo dài độ tuổi, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ thuộc về Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Gậy tự vệ là gì? Có được sử dụng gậy 3 khúc để tự vệ không?

3. Chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ:

Tại Điều 34 Luật Dân quân tự vệ 2019 đã đưa ra quy định về chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ khi làm nhiệm vụ.

Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 72/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ có hiệu lực thi hành từ ngày 15/8/2020 và thay thế Nghị định số 03/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ. Theo quy định của pháp luật thì Dân quân tự vệ sẽ được hưởng những chế độ phụ cấp, trợ cấp cụ thể do Nhà nước quy định trong hệ thống các văn bản pháp luật.

Theo Nghị định số 72/2020/NĐ-CP thì phụ cấp chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ được chi trả theo tháng, mức hưởng được quy định cụ thể như sau như sau:

– Đối với chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp xã; Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức thì mức hưởng là 357.600 đồng.

– Đối với phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã; Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức; Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên tiểu đoàn; Hải đoàn trưởng, Chính trị viên hải đoàn; Hải đội trưởng, Chính trị viên hải đội dân quân thường trực; Đại đội trưởng, Chính trị viên đại đội Dân quân tự vệ cơ động thì mức hưởng là 327.800 đồng.

– Đối với Phó Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên phó tiểu đoàn; Phó Hải đoàn trưởng, Chính trị viên phó hải đoàn; Phó Hải đội trưởng, Chính trị viên phó hải đội dân quân thường trực; Phó Đại đội trưởng, Chính trị viên phó đại đội Dân quân tự vệ cơ động thì mức hưởng là 312.900 đồng.

– Đối với Đại đội trưởng, Chính trị viên đại đội; Hải đội trưởng, Chính trị viên hải đội; Trung đội trưởng dân quân cơ động, Trung đội trưởng dân quân thường trực thì mức hưởng là298.000 đồng.

– Đối với Thôn đội trưởng thì mức hưởng là 178.800 đồng và hưởng thêm 29.800 đồng khi kiêm nhiệm chức vụ tiểu đội trưởng, hoặc 35.760 đồng khi kiêm nhiệm chức vụ trung đội trưởng dân quân tại chỗ. Trong trường hợp thôn chỉ tổ chức tổ dân quân tại chỗ thì được hưởng thêm 29.800 đồng.

– Đối với Phó Đại đội trưởng, Chính trị viên phó đại đội; Phó Hải đội trưởng, Chính trị viên phó hải đội thì mức hưởng là 223.500 đồng.

– Đối với Trung đội trưởng; Tiểu đội trưởng dân quân thường trực thì mức hưởng là 178.800 đồng.

– Đối với Tiểu đội trưởng, Thuyền trưởng, Khẩu đội trưởng thì mức hưởng là 149.000 đồng.

Thời gian được hưởng phụ cấp chức vụ theo quy định của pháp luật sẽ được tính từ ngày có quyết định bổ nhiệm và thực hiện cho đến ngày có quyết định thôi giữ chức vụ đó. Cần lưu ý trong trường hợp các chủ thể giữ chức vụ từ 15 ngày trở lên trong tháng thì sẽ được hưởng phụ cấp cả tháng đó, giữ chức vụ dưới 15 ngày trong tháng thì được hưởng 50% phụ cấp chức vụ của tháng đó.

Nghị định số 72/2020/NĐ-CP cũng quy định rõ định mức bảo đảm trợ cấp, tiền ăn đối với dân quân thường trực. Cụ thể như sau:

Đối với mức trợ cấp ngày công lao động, trợ cấp ngày công lao động tăng thêm, tiền ăn theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 11 Nghị định 72/2020/NĐ-CP; đối với dân quân thuộc hải đội dân quân thường trực thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 72/2020/NĐ-CP; được bảo đảm nơi ăn, nghỉ.

Đối với mức trợ cấp một lần cho dân quân thường trực khi được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình, cứ mỗi năm phục vụ trong đơn vị dân quân thường trực được trợ cấp bằng 2.980.000 đồng theo đúng quy định của pháp luật. Trong trường hợp có tháng lẻ thì sẽ được tính như sau:

– Dưới 01 tháng sẽ không được trợ cấp.

– Từ 01 tháng đến 06 tháng được hưởng trợ cấp bằng 1.490.000 đồng.

– Từ 07 tháng đến 11 tháng được hưởng trợ cấp bằng 2.980.000 đồng.

Mức trợ cấp đặc thù đi biển được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định số 72/2020/NĐ-CP.

Mức hưởng các chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế như hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đang tại ngũ được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Tiêu chuẩn vật chất hậu cần của dân quân tự vệ như hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đang tại ngũ.