Dàn đồng ca mùa hạ của nhạc sĩ nào

Nội dung Text: Giáo án tiết Học hát bài: Dàn đồng ca mùa hạ - Âm nhạc 5 - GV:Hoàng Dung

  1. TIẾT 30 BÀI DẠY: HỌC HÁT BÀI DÀN ĐỒNG CA MÙA HẠ. Nhạc: Lê Minh Châu. Lời: Phỏng thơ Nguyễn Minh Nguyên. I/ MỤC TIÊU: HS tập hát đúng giai điệu, lời ca bài Dàn đồng ca mùa hạ. Hát đúng những chỗ đảo phách và những tiếng có luyến 2 nốt nhạc. Giáo dục HS biết yêu quí và bảo vệ thiên nhiên. II/ CHUẨN BỊ: Đàn và hát chuẩn xác bài Dàn đồng ca mùa hạ. Đàn Organ, thanh phách, song loan, tranh ảnh minh họa về mùa hè. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. 1/ Phần mở đầu: Giới thiệu bài hát và tác giả. - Từ bài thơ của tác giả Nguyễn Minh Nguyên, nhạc sĩ Lê Minh Châu đã phổ thơ, tạo nên bài hát Dàn đồng ca mùa hạ. Bài hát có nhịp điệu sôi nổi, vui tươi nhưng cũng rất tha thiết, trong sáng. Ông sinh ngày 20 - 8 - 1944, quê ở Do Lộ, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây. Bài hát Dàn đồng ca mùa hạ của ông đựoc bình chọn là một trong số 50 ca khúc thiếu nhi hay nhất thế kỉ 20. 2/ Phần hoạt động: a/ Hoạt động 1: Dạy hát bài Dàn đồng ca mùa hạ. GV đệm đàn và hát mẫu cho HS nghe. Hướng dẫn HS đọc lời ca và khởi động giọng. GV bày cho các em hát từng câu ngắn theo lối móc xích. Chú ý hát đúng những tiếng có dấu nối với độ dài 3 phách, và ngh ỉ nửa phách ở dấu l ặng đơn. Hát đúng những tiếng có luyến bằng 2 nốt nh ạc như: [da, chỉ,những,rạo, biếc].
  2. HS biết lấy hơi ở đầu câu hát, hoặc có thể lấy hơi ở nh ững ch ỗ có d ấu lặng đơn. Mỗi câu hát cho HS hát nhiều lần GV lắng nghe và sửa sai cho các em. Sau khi tập xong GV cho cả lớp hát cả bài kết h ợp gõ đ ệm theo nh ịp. Nh ắc nhở cá em thể hiện sắc thái vui tươi, trong sáng. b/ Hoạt động 2: Luyện tập bài hát. GV hướng dẫn HS trình bày bài hát theo cách hát đối đáp, đồng ca. GV chia lớp thành 2 dãy, mỗi dãy hát 1 câu, hai câu cuối đồng ca. - Dãy A: Chẳng nhìn thấy.............màn xanh lá dày. - Dãy B: Tiếng ve ngân ................bao niềm tha thiết. - Dãy A: Lời ve ngân....................nền mây biếc xanh. + Đồng ca: Dàn đồng ca mùa hạ.................ve ve ve ve ve .[ Sau đó đổi bên]. 3/ Phần kết thúc: Củng cố dặn dò. - Bài hát có hình ảnh, âm thanh nào em thấy quen thuộc? - Em thích câu hát nào, nét nhạc nào, hình ảnh nào trong bài? GV cho 1 nhóm từ 4-5 HS trình bày bài hát trước lớp. - Em hãy kể tên 1 số bài hát thuộc về chủ đề mùa hè? [ Hè về của Hùng Lân, Mùa hoa phượng nở của Hoàng Vân, Mùa hè ước mong của Hoàng Lân, Mùa hè của em của Phạm Trọng Cầu, Mùa hè dễ thương của Vũ Đình Ân, Tiếng ve gọi hè của Trịnh Công Sơn....]. Về nhà tập hát thuộc lời và tìm động tác phụ họa cho bài hát. ___________________________________________
  3. Nội dung: HS hát thuộc lời ca, đúng giai điệu và sắc thái của bài hát. Tập trình bày bài hát bằng cách hát có lĩnh xướng, đối đáp, đồng ca. - HS nghe nhạc nhằm nâng cao năng lực cảm thụ âm nhạc. - GV đệm đàn cho HS hát bài Dàn đồng ca mùa hạ kết hợp gõ đệm theo nhịp. - Hướng dẫn HS trình bày bài hát bằng cách hát có lĩnh x ướng, đ ối đáp, đ ồng ca Nghe nhạc. Em đi giữa biển vàng. - HS trình bày bài hát Dàn đồng ca mùa hạ có lĩnh xướng, đối đáp, đồng ca. - Dặn HS đọc bài đọc thêm trong SGK.

Nhạc sĩ Lê Minh Châu sinh năm 1944, quê ở Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội. Ông nguyên là nghiên cứu viên môn Âm nhạc, phòng Nghệ thuật, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam [Bộ Giáo dục và Đào tạo].

Ông tốt nghiệp đại học chuyên ngành sáng tác tại Nhạc viện Hà Nội năm 1980. Ông đã viết một số tác phẩm khí nhạc như Biển chiều , Đất quê hương , Cảm xúc sông Đà.

Ông có trên 20 ca khúc thiếu nhi, tiêu biểu là Quả địa cầu, Bàn tay của mẹ, Em đi bên Hồ Gươm, Dàn đồng ca mùa hạ, Quả thị, Cơn mưa… Trong đó bài Dàn đồng ca mùa hạ [phổ thơ Nguyễn Minh Nguyên] là một trong 50 bài hát thiếu nhi hay nhất thế kỷ 20 và được đưa vào giảng dạy trong chương trình âm nhạc lớp 5.

Với số lượng lớn tác phẩm sáng tác cho thiếu nhi, năm 1974, nhạc sĩ Lê Minh Châu đoạt giải Nhì bài hát cho thiếu nhi. Ông cũng tham gia biên soạn sách giáo khoa âm nhạc trong trường phổ thông [từ lớp 1-9].

Người con trai duy nhất của nhạc sĩ Lê Minh Châu - Lê Minh Sơn - cũng theo nghiệp sáng tác và nổi trội với phong cách âm nhạc dân gian đương đại.

Lễ tang nhạc sĩ được tổ chức vào 7h ngày 14/12 tại Nhà tang lễ Bệnh viện Quân y 103 [261 đường Phùng Hưng, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội]. Lễ truy điệu diễn ra lúc 9h15 cùng ngày. Sau đó, ông được an táng tại nghĩa trang thôn Do Lộ, Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội./.

Gia đình của nhạc sĩ Lê Minh Châu cho biết ông qua đời vào 18h ngày 11/12, thọ 80 tuổi. Lễ tang và lễ truy điệu cố nhạc sĩ được tổ chức vào ngày 14/12 tại Nhà tang lễ Bệnh viện Quân y 103.

Nam nghệ sĩ nổi tiếng với những bài hát về thiếu nhi

Nhạc sĩ Minh Châu sinh năm 1944, từ nhỏ đã được bố mẹ hướng theo con đường tri thức, ông vốn là sinh viên khoa văn nhưng lại yêu âm nhạc và kiên quyết theo đuổi ước mơ cho đến khi đỗ vào Nhạc viện Hà Nội vào năm 1977. Từ đó, ông bắt đầu chinh phục con đường nghệ thuật này.

Lúc sinh thời, ông là tác giả của hơn 20 bài hát thiếu nhi nổi tiếng, đặc biệt là bài Dàn Đồng Ca Mùa Hạ - được mệnh danh là một trong những bài hát hay nhất thế kỷ 20 và được đưa vào giảng dạy trong chương trình âm nhạc lớp 5. Đây cũng là ca khúc gắn liền với nhiều thế hệ trẻ em của Việt Nam. Ngoài ra, trong quá trình này, tên tuổi của ông còn gắn liền với 1 số bài hát cho trẻ thơ như: Quả Địa Cầu, Bàn Tay Của Mẹ, Em Bi Bên Hồ Gươm, Quả Thị, Cơn Mưa,...

Dàn Đồng Ca Mùa Hạ đi cùng bao thế hệ thiếu nhi Việt Nam

Theo chia sẻ của cố nhạc sĩ lúc sinh thời, với ông việc đảm nhiệm biên soạn sách giáo khoa âm nhạc, tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng âm nhạc cho giáo viên, mấy chục năm làm ở viện là mấy chục năm ông đi xuống các trường học và tiếp xúc với các em nhỏ. Âm nhạc tuổi thơ với nhạc sĩ Lê Minh Châu là một cái gì đó rất là mê, thích thú. Ông coi đó là sứ mệnh để mình gắn vào.

Nam nghệ sĩ [bên trái] thuở còn hoạt động nghệ thuật - Ảnh tư liệu

Là người gắn bó lâu năm với cố nhạc sĩ, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường tâm sự: "Tôi nhớ anh Châu nói, sáng tác cho trẻ em không phải là dễ. Nó không được cao quá hoặc thấp quá, mà phải có gì mới, lời phải trau chuốt, không nói chung chung được". Theo ông, nam nghệ sĩ là người có nhân cách lớn, rất hiền lành và cẩn thận.

Nhạc sĩ Lê Minh Châu [ngoài cùng bên trái] cùng các thành viên hội Nhạc Sĩ Việt Nam

Với số lượng lớn tác phẩm sáng tác cho thiếu nhi, đến năm 1974, nhạc sĩ đoạt giải Nhì bài hát cho thiếu nhi. Ngoài ra, ông cũng tham gia biên soạn sách giáo khoa âm nhạc trong trường phổ thông [từ lớp 1-9].

Hiện tại, người con duy nhất của ông là nhạc sĩ Lê Minh Sơn cũng nối nghiệp cha mình và theo đuổi nghệ thuật với với phong cách âm nhạc dân gian đương đại.

Chủ Đề