Dám nhận lỗi là một trong những biểu hiện cao đẹp của nhân cách

Thái độ ứng xử của bản thân đằng sau những khuyết điểm, sai lầm ấy thể hiện tư chất và tầm văn hóa của con người. Trong công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay, văn hóa xin lỗi không chỉ là yếu tố thể hiện phẩm chất, năng lực của cán bộ, đảng viên [CB, ĐV] mà còn là giải pháp góp phần ngăn ngừa suy thoái, phòng chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” hiệu quả trong nội bộ.

Nhận lỗi để nêu gương

Bởi “nhân vô thập toàn” nên việc mắc khuyết điểm, sai lầm là một thuộc tính của con người. Sự khác biệt nằm ở thái độ, việc làm đằng sau những khuyết điểm, sai lầm đó. Với những người có tâm, có tầm, có lương tâm và trách nhiệm, sau những hành động, việc làm sai trái, họ biết nhận lỗi,xin lỗi, ăn năn, hối cải. Thái độ nhận lỗi chính là động lực để giúp họ khắc phục khuyết điểm, sửa chữa sai lầm để vươn lên, phấn đấu hoàn thiện bản thân. Ở chiều ngược lại, những người tự cao, tự đại, mắc bệnh thành tích, thiếu trung thực, cá nhân chủ nghĩa... sẽ tìm mọi cách che giấu khuyết điểm, né tránh xin lỗi, thậm chí là tranh công, đổ lỗi. KhiCB, ĐV, nhất là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì ở các cấp, các cơ quan, đơn vị, địa phương... rơi vào những trường hợp này, tác hại của nó rất nguy hiểm và khó lường.

Ảnh minh hoạ: tinhuytthue.vn

Nhìn lại những hành trình lịch sử vẻ vang của Đảng, chúng ta thấy rõ, ở những giai đoạn mang tính bước ngoặt của cách mạng, BácHồvà Đảng ta luôn coi trọng xây dựng, chỉnh đốn Đảng, trọng tâm là đề cao giáo dục, rèn luyện, nâng cao phẩm chất, năng lực đội ngũCB, ĐV. Một trong những yêu cầu xuyên suốt, mang tính hệ thống, đó là phẩm chất dám làm, dám chịu, dám nhận khuyết điểm của đội ngũ công bộc. Tháng 10-1945, sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, giành chính quyền về tay nhân dân, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, BácHồđã viết thư gửi UBND các kỳ, tỉnh, huyện và làng. Người nhấn mạnh: “Chúng ta không sợ sai lầm, nhưng đã nhận biết sai lầm thì phải ra sức sửa chữa”. Lời căn dặn của Bác đã khẳng định chân lý của thời đại mới, thời đại nhân dân làm chủ, Đảng muốn mạnh, chính quyền muốn vững thì đội ngũ công bộc phải thực sự là những người dũng cảm, biết nhận sai lầm và ra sức sửa chữa khuyết điểm, sai lầm để xứng đáng với niềm tin của nhân dân. Lời dạy của Bác từ những ngày đầu xây dựng chính quyền cách mạng non trẻ, đến nay vẫn nguyên giá trị và tính thời sự. Thái độ nhận khuyết điểm, dũng cảm nhận sai lầm củaCB, ĐVcũng chính là một trong những nội dung quan trọng, xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Bác dạy chúng ta như vậy và chính Bác đã nêu tấm gương sáng ngời về phẩm chất ấy. Trong cuốn sách “Chuyện ngày thường về Bác Hồ” do Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc phát hành, có câu chuyện kể rằng: Mùa luyện quân năm 1949, ở chân đèo Khế, có lần một bà mế người Cao Lan thấy một anh bộ đội vô ý để tuột bao tượng làm gạo rơi vung vãi ra đường. Anh bộ đội không hốt lại mà cứ thế bỏ đi. Bà mế liền gom hết số gạo ấy gói vào chiếc khăn đội đầu, mang đến nhà chủ tịch xã, nhờ trao tận tay Cụ Hồ. Sau khi nắm rõ ngọn ngành, Bác đã đi cùng đồng chí chủ tịch xã tới nhà bà mế. Bác ân cần hỏi thăm sức khỏe, chuyện làm ăn của mế và gia đình. Bác trân trọng trả lại chiếc khăn cho mế và nói:

- Cám ơn mế đã cho tôi biết việc làm sai của bộ đội. Bộ đội, cán bộ có lỗi thì Ðảng cũng có lỗi, tôi cũng có lỗi. Tôi đến đây là để xin lỗi và cám ơn mế!

Trong tình huống này, nếu Bác của chúng ta im lặng cũng chẳng ai biết, nếu Bác cho gọi anh bộ đội mắc khuyết điểm lên nhắc nhở và bảo anh đến gặp bà mế thì cũng chẳng có gì sai. Nhưng Bác đã trực tiếp đến xin lỗi dân, nhận khuyết điểm trước dân và tri ân việc làm của dân. Hành động nhân văn ấy đã cho thấy tầm cao giá trị của thái độ nhận lỗi và văn hóa nêu gương đối với người cộng sản.

Muốn có văn hóa nhận lỗi phải có văn hóa nêu gương

Lời xin lỗi, dù thể hiện ở phạm vi, cấp độ và hoàn cảnh nào, tuyệt đối không thể là thứ trang sức để công bộc làm màu, mà đòi hỏi phải xuất phát từ tâm. Nhận thức rõ vai trò của văn hóa công bộc, những năm qua, Đảng ta đã triển khai nhiều giải pháp xây dựng, nâng tầm văn hóa nêu gương củaCB, ĐV. Một trong những dòng chủ lưu của công tác giáo dục, rèn luyệnCB, ĐVchính là không ngừng đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Dù đã có sự chuyển biến tích cực, mạnh mẽ trong toàn Đảng, nhưng hành trình đi đến sự thực tâm trong thái độ nhận lỗi và văn hóa nêu gương của đội ngũ công bộc vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Với quanđiểm nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng sự thật, Nghịquyết Trung ương 4 [khóa XII] của Đảng đã thẳng thắn chỉ rõ, một trong những yếu kém trong công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay, đó là: “Trong tự phê bình còn giấu giếm, không dám nhận khuyết điểm, khi có khuyết điểm thì thiếu thành khẩn, không tự giác nhận kỷ luật. Trong phê bình thì nể nang, né tránh, ngại va chạm, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh”. Những yếu kém này có ở cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, từ Trung ương đến cơ sở với những mức độ, phạm vi khác nhau.Nguyên nhân cũng đã được Đảng ta chỉ rõ, đó là do một bộ phận không nhỏCB, ĐVtrong cấp ủy, tổ chức đảng các cấp duy ý chí, áp đặt, bảo thủ, chỉ làm theo ý mình, không chịu học tập, lắng nghe, tiếp thu ý kiến hợp lý của người khác; cá nhân chủ nghĩa, sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi; chỉ lo thu vén cá nhân, không quan tâm đến lợi ích tập thể; ganh ghét, đố kỵ, so bì, tị nạnh, không muốn người khác hơn mình; háo danh, phô trương, che giấu khuyết điểm, thổi phồng thành tích...

Có thể nói, chưa bao giờ việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng được Đảng ta chú trọng đẩy mạnh, tạo hiệu ứng xã hội mạnh mẽ như hiện nay. Với quan điểm nhất quán không có vùng cấm, không phân biệt người đó là ai, tất cả đều bình đẳng trước kỷ luật Đảng và pháp luật Nhà nước, hàng loạt những vụ án lớn đã được xét xử, nhiều cán bộ cấp cao diện Trung ương quản lý, bị xử lý nghiêm minh. Theo dõi, nghiên cứu thông tin từ những vụ việc, vụ án được dư luận quan tâm, chúng ta thấy rõ, một trong những nguyên nhân căn bản dẫn đến sai phạm nghiêm trọng của những cán bộ này đó chính là duy ý chí, áp đặt, bảo thủ, làm theo ý mình, che giấu khuyết điểm, thổi phồng thành tích... như Nghị quyết Trung ương 4 [khóa XII] đã chỉ ra. Trong môi trường, hoàn cảnh, điều kiện dẫn đến những khuyết điểm, sai phạm ấy, lời xin lỗi, thái độ nhận lỗi, ý chí sửa chữa sai lầm... đã bị bỏ quên, thậm chí là bị thủ tiêu. Văn hóa xin lỗi không có cơ hội, môi trường để thể hiện. Ở đó, chỉ còn cái bóng của chủ nghĩa cá nhân bao trùm hành vi, tư duy công bộc. Đến khi tất cả bị đưa ra ánh sáng, đứng trước tòa án và tòa lương tâm, dư luận, người ta mới đưa tay ôm mặt mà rằng: Biết thế này thì tôi đã thế nọ, tôi đã thế kia...

Nhắc lại những chuyện ấy để thấy, để có văn hóa xin lỗi, phải bắt đầu bằng văn hóa nêu gương. Cán bộ không nêu gương, cấp ủy, tổ chức đảng không xây dựng văn hóa nêu gương thì lời xin lỗi, nếu có chỉ là sự giả tạo, thái độ nhận lỗi chỉ là hành vi đối phó. Quy định số 08-QĐi/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng [khóa XII] về trách nhiệm nêu gương, đã chỉ rõ: “Nghiêm túc thực hành tự phê bình và phê bình; thấy đúng phải cương quyết bảo vệ, thấy sai phải quyết liệt đấu tranh; không tranh công đổ lỗi, dũng cảm nhận khuyết điểm và trách nhiệm”. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đặt ra yêu cầu phải thực hiện cho bằng được, đó là:“Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là cán bộ cấp chiến lược, người đứng đầu có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”. Để có được một đội ngũ công bộc ngang tầm nhiệm vụ, đáp ứng mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hùng cường thì nội hàm của phẩm chất, năng lực công bộc bắt buộc phải có văn hóa xin lỗi, văn hóa nêu gương. Thiếu hoặc coi nhẹ phẩm chất ấy, cán bộ rất dễ sa vào suy thoái đạo đức, lối sống và đây là một trong những nguồn cơn của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

[còn nữa]

PHAN TÙNG SƠN

Trong cuộc sống thường ngày của mỗi chúng ta, lời cám ơn và xin lỗi tưởng chừng như rất khó nói nhưng thực chất nó có tác dụng rất lớn trong việc duy trì và kết nối các mối quan hệ. Đặc biệt tại môi trường công sở, khi công việc được giải quyết bằng sự phối hợp của tập thể thì giá trị của lời cảm ơn và xin lỗi càng được nhân lên gấp nhiều lần.  

Cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Trong ứng xử giữa cộng đồng, khi cảm ơn và xin lỗi được trình bày một cách chân thành, một mặt phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, một mặt giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn.

Trong nhiều trường hợp, lời cảm ơn hay lời xin lỗi không chỉ đem niềm vui tới người nhận, chúng còn trực tiếp giải tỏa khúc mắc, gỡ rối các quan hệ, và con người cũng vì thế mà sống vị tha hơn.

Trước đây, trong quan hệ xã hội, việc mọi người cảm ơn và xin lỗi nhau vốn là chuyện bình thường, cảm ơn và xin lỗi trở thành một trong các tiêu chí để định tính tư cách văn hóa của con người. Rồi nhiều năm trở lại đây, lời cảm ơn và xin lỗi như có chiều hướng giảm trong giao tiếp xã hội. Có người cho rằng, nguyên nhân của tình trạng này là do sự lỏng lẻo của chuẩn mực ứng xử, lại có người cho rằng, lối sống công nghiệp làm con người thay đổi, hay do bản tính của một người cụ thể nào đó vốn không quen với hai từ cảm ơn và xin lỗi... Song thiết nghĩ, vẫn còn một nguyên nhân nữa là lâu nay, như một luật lệ bất thành văn, thường thì chỉ có con cái xin lỗi hay cảm ơn cha mẹ, người ít tuổi xin lỗi hay cảm ơn người lớn tuổi, mà nhiều người lớn tuổi không chú ý tới việc cảm ơn hay xin lỗi khi ứng xử với người khác. Thậm chí thường ngày khi cha mẹ dặn dò con cái phải biết cảm ơn và xin lỗi nhưng đôi khi lại ít chủ động làm gương trong việc nói những lời ấy.

Trong giao tiếp xã hội, nhất là trong giao tiếp nơi công cộng người lớn tuổi hơn ít khi sử dụng lời xin lỗi hoặc cảm ơn cho dù họ nhận được sự giúp đỡ, hay hành vi của họ gây phiền toái cho người khác. Các em nhỏ khi nhận được sự giúp đỡ hay sau khi mắc lỗi thường không ngần ngại nói lời xin lỗi hay cảm ơn, nhưng càng lớn lên thì thói quen này dường như đã mất dần, phải chăng vì các em học nói lời cảm ơn và xin lỗi không chỉ qua bài học giáo dục công dân hoặc qua lời răn dạy của cha mẹ, mà còn học trực tiếp qua ứng xử và việc làm của những người lớn tuổi?

Xin lỗi khi bản thân mắc lỗi là chuyện bình thường và mỗi người ứng xử với lỗi lầm của mình theo cách khác nhau. Có người thừa nhận sai lầm, xin lỗi rồi sửa sai; lại có người biết là sai lầm nhưng không dám thừa nhận, hoặc thừa nhận nhưng không chịu sửa chữa và không hề biết nói lời xin lỗi. Biết nói và sử dụng lời cảm ơn hay lời xin lỗi là biểu hiện của nhận thức, của việc thực hiện hành vi ứng xử văn hóa. Ðể các lời nói thân thiện này trở thành thói quen trong quan hệ xã hội, mỗi người trong chúng ta cần nhận thức cụ thể hơn, để mọi người ứng xử có văn hóa hơn trong giao tiếp.

Biết nói lời cảm ơn và xin lỗi là một tiêu chí đánh giá phẩm chất và vốn liếng văn hóa của mỗi cá nhân, từ đó góp phần xây dựng xã hội ngày càng văn minh, tốt đẹp hơn. Tất nhiên, nói như thế nhưng cũng phải loại trừ những lời cảm ơn hay xin lỗi không thật lòng, để cho qua chuyện.

Những cách để lời xin lỗi đạt được hiểu quả cao nhất:

+ Dành thời gian để xác định bản thân đã làm gì có lỗi.

+ Sử dụng những từ ngữ rõ ràng để diễn tả suy nghĩ và tình cảm của bạn.

+ Cho đối phương thấy bạn đã hiểu được lỗi lầm của bản thân và cảm thông với sự giận của họ. Đừng cố gắng biện minh và đừng đổ lỗi.

+ Chọn cách xin lỗi là viết hay nói.

+ Tỏ ra có trách nhiệm với lỗi lầm và cam đoan ngừng nó.

+ Cho đối phương biết bạn đã nhận thấy hành động có lỗi ảnh hưởng tới người khác như thế nào.

+ Cho đối phương có thời gian suy nghĩ về lỗi lầm của bạn.

+ Rõ ràng đề nghị sự tha thứ nhưng đừng yêu cầu.

+ Cho đối phương biết bạn đã thật sự suy nghĩ về lỗi lầm

+ "Tôi xin lỗi vì tôi đã…" chứ không phải "Tôi xin lỗi vì có thể tôi đã…"

+ Đừng nói "Xin lỗi vì đã… nhưng..."

+ Đề cao tầm quan trọng của người đó đối với cuộc sống của bạn.

+ Sửa chữa, khắc phục sai lầm.

Nguồn: Nội dung Ban Biên tập Sen Vàng - Hoa Sen Group

Ảnh: Sưu tầm

Video liên quan

Chủ Đề