Dám bị ghét bản tiếng Anh

Dám bị ghét bản tiếng Anh

  • Home
  • My Books
  • Browse ▾

    • Recommendations
    • Choice Awards
    • Genres
    • Giveaways
    • New Releases
    • Lists
    • Explore
    • News & Interviews

    • Art
    • Biography
    • Business
    • Children's
    • Christian
    • Classics
    • Comics
    • Cookbooks
    • Ebooks
    • Fantasy
    • Fiction
    • Graphic Novels
    • Historical Fiction
    • History
    • Horror
    • Memoir
    • Music
    • Mystery
    • Nonfiction
    • Poetry
    • Psychology
    • Romance
    • Science
    • Science Fiction
    • Self Help
    • Sports
    • Thriller
    • Travel
    • Young Adult
    • More Genres

Open Preview

See a Problem?

We’d love your help. Let us know what’s wrong with this preview of The Courage to Be Disliked by Ichiro Kishimi.

Thanks for telling us about the problem.

Friend Reviews

To see what your friends thought of this book, please sign up.

Reader Q&A

To ask other readers questions about The Courage to Be Disliked, please sign up.

Popular Answered Questions

Dám bị ghét bản tiếng Anh

Rebecca I understood this to mean that he took care of his father because of who he is, not because of what was expected of him or to win his father's approva…moreI understood this to mean that he took care of his father because of who he is, not because of what was expected of him or to win his father's approval. He took care of his father because his father didn't have the capacity to take care of himself at that level anymore. His was a task of love. Whether or not his father thanked him was irrelevant, but it was about focusing on his own task of love. IF his father was to reject his care, then it would be his task to withdraw from this task as to not intervene with his father's chosen path of his own life.(less)

Dám bị ghét bản tiếng Anh

Michelle I can't find any personal details about the family life of each author-- further, the sex-role/gender stereotyping is much stronger in Japan than wher…moreI can't find any personal details about the family life of each author-- further, the sex-role/gender stereotyping is much stronger in Japan than where I live in USA so I wonder if my Western bias and the fact that I'm a parent also made me ask the same question. They briefly mention old age and how an invalid can still contribute to the family dynamic, but yes, I can extrapolate the role of children so some degree but he's not super-clear about situations where there's a kind of inequality. I wonder if the follow-up book will make more details known.

I also wondered about his view on children: perhaps Japanese children are different from the ones in my own family. I don't use reward/punishment in the home, but I do have to "get after" my kid to finish tasks sometimes-- just saying "your task now is to study so you can get to college later" is not going to cut it 100% of the time.

This book was full of so much great advice and so many important ideas, but we have to admit typical Western culture, at least from where I am (a teacher in a public school in the USA) it will be received differently by different people. I hope everyone who reads it will interpret and use the materials presented to affect their lives - and others - in a positive way (less)

Community Reviews

 ·  44,058 ratings  ·  5,250 reviews

Dám bị ghét bản tiếng Anh

Start your review of The Courage to Be Disliked: How to Free Yourself, Change your Life and Achieve Real Happiness

Dám bị ghét bản tiếng Anh

19/4/2020
Đọc lại lần 2 để làm booktalk cho mấy bạn.

Đọc lần hai thấy thậm chí còn xuất sắc hơn lần một. Dù lần này thì có tới 40% quan điểm của sách mình không còn đồng ý. Nhưng dù sao những quan điểm về mối quan hệ hàng ngang, hàng dọc, bản chất ý nghĩa cuộc đời vẫn rất là xuất sắc.

----
Cuốn sách này dùng những cuộc hội thoại của chàng trai trẻ và triết gia để đơn giả hóa kiến thức tâm lí của Alfred Adler, một trong 3 cây đại thụ trong làng tâm lý học. Cái hay của nó là những câu hỏi, những câu

19/4/2020
Đọc lại lần 2 để làm booktalk cho mấy bạn.

Đọc lần hai thấy thậm chí còn xuất sắc hơn lần một. Dù lần này thì có tới 40% quan điểm của sách mình không còn đồng ý. Nhưng dù sao những quan điểm về mối quan hệ hàng ngang, hàng dọc, bản chất ý nghĩa cuộc đời vẫn rất là xuất sắc.

----
Cuốn sách này dùng những cuộc hội thoại của chàng trai trẻ và triết gia để đơn giả hóa kiến thức tâm lí của Alfred Adler, một trong 3 cây đại thụ trong làng tâm lý học. Cái hay của nó là những câu hỏi, những câu trả lời đều thực tế, dễ hiểu và có thể phục được đa số độc giả.

Cuốn sách rất hay để bạn hiểu được vai trò của mình với chính mình và với những mối quan hệ xung quanh.

...more

Dám bị ghét bản tiếng Anh

Review 1:
ui za...sách viết theo lối SONG THOẠI cực hay luôngggg
thông điệp ko mới nha, ko mới nha, nói về những thứ self-help nói đầy luôn: HOÀN CẢNH, BIỆN HỘ, TỰ DO LỰA CHỌN...nhưng cách đối thoại để lòi ra tận cùng của LOGIC thì cực đã luôn nhá

Đọc phê.

Review 2.
nếu đọc ko "vô" cuốn 7 thói quen của Stephen R.Covey,
hãy chuyển qua đọc cuốn này.
đối thoại để đẩy logic tới tận cùng!

Review 3:
má ơi, ngẫm nghĩ lại, cuốn sách này hay nhất là ở chỗ, tác giả giải thích được TỰ DO, TỰ TI, TỰ TÔN, TỰ TIN, HẠ

Review 1:
ui za...sách viết theo lối SONG THOẠI cực hay luôngggg
thông điệp ko mới nha, ko mới nha, nói về những thứ self-help nói đầy luôn: HOÀN CẢNH, BIỆN HỘ, TỰ DO LỰA CHỌN...nhưng cách đối thoại để lòi ra tận cùng của LOGIC thì cực đã luôn nhá

Đọc phê.

Review 2.
nếu đọc ko "vô" cuốn 7 thói quen của Stephen R.Covey,
hãy chuyển qua đọc cuốn này.
đối thoại để đẩy logic tới tận cùng!

Review 3:
má ơi, ngẫm nghĩ lại, cuốn sách này hay nhất là ở chỗ, tác giả giải thích được TỰ DO, TỰ TI, TỰ TÔN, TỰ TIN, HẠNH PHÚC, Ý NGHĨA ĐỜI...chỉ trên 1 tiền đề duy nhất.
Chỉ tựa vào 1 "điểm" duy nhất để lý giải: "MỌI PHIỀN MUỘN ĐỀU BẮT ĐẦU TƯ QUAN HỆ GIỮA NGƯỜI VỚI NGƯỜI"
Những cái khác tác giả đẻ ra đâu tầm 10 keywords để đắp vào tiền đề.
1 tiền đề
10 keywords mới diễn giải
Những ví dụ gần gũi để lập luận.
Lối viết song thoại đặc sắc
-> làm nên cuốn sách toẹt vời này

...more

Dám bị ghét bản tiếng Anh

Mình mua cuốn sách này trong thời điểm cuối năm, bản thân vừa mới nhận ra một vài mối quan hệ không được tốt đẹp như mình nghĩ, người khác ghét mình, thiếu định hướng về tương lai và cảm thấy mọi thứ thật vô vọng và vô nghĩa.

Mình sẽ xếp cuốn sách này vào những cuốn sách phải đọc lại ít nhất 2 lần/năm cùng với cuốn 6 tỉ đường đến hạnh phúc. Nó đã giúp mình rất nhiều trong việc cân bằng mọi thứ, và khi đọc xong, bạn sẽ cảm thấy rằng "Đúng thật, cuộc đời thật đơn giản".

Sống hết mình với người khác

Mình mua cuốn sách này trong thời điểm cuối năm, bản thân vừa mới nhận ra một vài mối quan hệ không được tốt đẹp như mình nghĩ, người khác ghét mình, thiếu định hướng về tương lai và cảm thấy mọi thứ thật vô vọng và vô nghĩa.

Mình sẽ xếp cuốn sách này vào những cuốn sách phải đọc lại ít nhất 2 lần/năm cùng với cuốn 6 tỉ đường đến hạnh phúc. Nó đã giúp mình rất nhiều trong việc cân bằng mọi thứ, và khi đọc xong, bạn sẽ cảm thấy rằng "Đúng thật, cuộc đời thật đơn giản".

Sống hết mình với người khác là nhiệm vụ của mình, ghét mình là nhiệm vụ của họ. Mình chỉ cần làm tốt nhiệm vụ của mình mà thôi, không cần phải buồn rầu vì nhiệm vụ của người khác.

Và điều tâm đắc nhất trong cuốn sách này đó chính là "sống cống hiến cho người khác". Mình cũng như bao bạn trẻ khác, đã từng rơi vào tình huống hoang mang, không có mục tiêu của cuộc đời, không biết mình muốn gì. Và cuốn sách này đã cho tôi được một câu trả lời khiến tôi thỏa mãn: "Cậu đang hoang mang trước cuộc đời mình. Tại sao cậu lại hoang mang? Đó là vì cậu đang muốn chọn "tự do" nghĩa là chọn con đường không sợ bị người khác ghét, không phải sống cuộc đời của người khác. Cho dù cậu trải qua những khoảnh khắc như thế nào, cho dù có người ghét cậu, chỉ cần cậu không đánh mất ngôi sao dẫn đường là "cống hiến cho người khác", thì cậu sẽ không lạc lối và làm gì cũng được".

...more

Dám bị ghét bản tiếng Anh

#2ndTime #Inline #Hospital #OnBus #FeelSoSoStrong

"Imagine all the people living for today" & "The future not our to see" Hai câu trong 2 bài hát yêu thích ^^,

Nghe tựa đề quyển sách vậy thui, chứ thực ra phải là "dám hạnh phúc", mà chắc cái đề đó nó hơi chuối và yếu đuối nên chắc tác giả không lấy làm tựa thui. Đọc quyển này mình rút ra một điều: chỉ cần can đảm xíu thui, bạn sẽ làm cho tương lai bạn không biết đâu mà lần, tội cho mình của ngày mai nhưng kệ nó đi, hôm nay mình sướng là được.

Triết

#2ndTime #Inline #Hospital #OnBus #FeelSoSoStrong

"Imagine all the people living for today" & "The future not our to see" Hai câu trong 2 bài hát yêu thích ^^,

Nghe tựa đề quyển sách vậy thui, chứ thực ra phải là "dám hạnh phúc", mà chắc cái đề đó nó hơi chuối và yếu đuối nên chắc tác giả không lấy làm tựa thui. Đọc quyển này mình rút ra một điều: chỉ cần can đảm xíu thui, bạn sẽ làm cho tương lai bạn không biết đâu mà lần, tội cho mình của ngày mai nhưng kệ nó đi, hôm nay mình sướng là được.

Triết lý của quyển sách được xây dựng trên nền tảng học thuyết của nhà tâm lý học Adler.

Thứ nhất, Adler phủ định hoàn toàn lý thuyết sang chấn tâm lý - lý thuyết tâm lý của Sigmund Freud. Quan điểm của Adler là thế này: con người không được tạo ra bởi trải nghiệm của bản thân trong quá khứ, mà bởi ý nghĩa chúng ta gán cho những trải nghiệm đó. Thấy cũng khá đúng, nói đến đây chắc đụng chạm đến Fan của Freud nhưng kệ, có gạch đá cũng kệ :)_).

Thứ hai theo Adler, mọi phiền muộn đều bắt nguồn từ quan hệ giữa người với người, từ các chuẩn mực và kỳ vọng của xã hội áp đặt lên bản thân bạn, hoặc do bản thân bạn nghĩ vậy. Nhắm mắt lại, tưởng tượng mọi thứ chỉ là phù du tâm hồn mình sẽ nhẹ nhàng khôn tả. Một khi cảm nhận được mọi chuẩn mực xã hội đều là thứ gì đó hư vô, con người sẽ đối diện với bản thân mình một cách chân thực và trọn vẹn.

Thứ ba, sau khi đã ngộ ra được một số điều trên, tác giả lại quay về với khái niệm "cảm thức cộng đồng", tức là được cống hiến và cảm thấy bản thân mình có giá trị và thuộc về một nơi nào đó, một thứ gì đó đó, chắc các bạn cũng từng nghe khái niệm "belong to" khi đọc sách nói về hạnh phúc. Bạn cống hiến và bạn cảm thấy có mình có giá trị (lợi dụng hay lạm dụng gì cũng được :)_) ), tất khiên cũng chẳng màng đến sự công nhận của người khác, mình thích thì mình cứ làm. Đôi khi sự tồn tại của bạn cũng mang lại một giá trị rồi.

Và cuối cùng, Adler cho rằng cuộc đời ếu có ý nghĩa gì đâu. Riêng mấy cái trên thì ngu ngơ chứ cái này mình biết rồi nè. Nghĩa là khi nào bạn rảnh rảnh hay bận bận cũng được, cầm bút viết cho nó vài cái ý nghĩa rồi bắt tay vào làm, sai thì làm lại, chứ đừng lo tìm kiếm làm gì, phí lắm :)_).

P/s: Quyển sách này có khá là nhiều sự kiện thú vị với mình, với đọc lần này còn thích hơn lần trước mấy lần luôn, đáng nhẽ không mua đâu mà có sự cố khá hi hữu gây nhiều ức chế
sau 3 tháng nên đặt tận hai quyển, thank chi Chi Nguyen nên e mới có quyển này (y)

=============================
#1stTime
Cuộc đời tự nó chẳng có ý nghĩa gì ráo, hãy dùng "tự do" của bản thân mình để tự viết nên cho nó một ý nghĩa. Lần đầu mới được biết đến quan niệm của Adler. Quá khứ chẳng thể ảnh hưởng đến ai được nếu mình không để nó đụng vào mình. Nghe có vẻ vô lý nhưng nó có lý lắm nếu bạn được biết đến khái niệm "thiện" của socrate và "can đảm" của Adler.

Tác giả truyền đạt nội dung hàm chứa những ý nghĩa sâu sắc bằng cách viết đơn giản dễ tiếp thu: vừa nêu ra được lý thuyết, định hướng cho đến cả phương pháp hành động.

Chắc ai cũng có thể tìm được bản thân mình nơi chính người thanh niên khi anh ta đối thoại với nhà triết học.

P/s: Recommend 2 quyển: bàn về tự do, tôi là ai - và nếu vậy thì bao nhiêu.

...more

Dám bị ghét bản tiếng Anh

HAY!

Có nhiều cách nghĩ lạ, có thể áp dụng ngay và lâu dài.

Trừ 1 sao vì dàn trang tốn giấy nha :))

Dám bị ghét bản tiếng Anh

Phải nói mình đọc Dám bị ghét một cách nghiêm túc hơn tất cả các quyển sách non-fiction khác. Mình đọc đi đọc lại, và còn dùng word ghi chú nữa. Tự ghi nhận sự chăm chỉ này ^^

Nhìn chung thì cách dẫn dắt cuả Dám bị ghét cũng khá giống với một câu chuyện, rất hấp dẫn, mạch lạc, logic và dễ hiểu. Tư tưởng bao trùm quyển sách chính là bản thân chúng ta chính là người tự mang lại ý nghĩa cho cuộc đời, ta thay đổi thì thế giới cũng thay đổi, sống hết mình ngay tại đây, vào lúc này chứ không chìm đắm v

Phải nói mình đọc Dám bị ghét một cách nghiêm túc hơn tất cả các quyển sách non-fiction khác. Mình đọc đi đọc lại, và còn dùng word ghi chú nữa. Tự ghi nhận sự chăm chỉ này ^^

Nhìn chung thì cách dẫn dắt cuả Dám bị ghét cũng khá giống với một câu chuyện, rất hấp dẫn, mạch lạc, logic và dễ hiểu. Tư tưởng bao trùm quyển sách chính là bản thân chúng ta chính là người tự mang lại ý nghĩa cho cuộc đời, ta thay đổi thì thế giới cũng thay đổi, sống hết mình ngay tại đây, vào lúc này chứ không chìm đắm vào quá khứ hay mộng tưởng vào tương lai mà khiến cuộc đời ta mãi mãi lưng chừng trong thứ ánh sáng mờ nhạt.

Điểm đặc biệt của Dám bị ghét là nó không giống một cuốn sách truyền kỹ năng sống thông thường, tức là muốn hạnh phúc hay thành đạt mình phải làm thế này thế nọ mà cung cấp những phương tiện dựa trên học thuyết của Alfred Adler để mỗi người có thể "Dám bị ghét" theo cách riêng của mình.

Thứ nhất, cuốn sách phủ nhận sự tồn tại của sang chấn tâm lý, phủ nhận sự ảnh hưởng của quá khứ đến hiện tại và tương lai, cho rằng con người không được tạo ra bởi trải nghiệm của bản thân trong quá khứ, mà bởi ý nghĩa chúng ta gán cho những trải nghiệm đó.

Thứ hai, cuốn sách cho rằng mọi phiền muộn đều bắt nguồn từ mối quan hệ giữa người với người. Đời không phải là cuộc cạnh tranh với người khác, theo đuổi sự vượt trội là không ngừng phấn đấu để bản thân tiến lên thêm một bước, chứ không phải để vượt qua người khác. Không so sánh mình với người khác mà so sánh mình với con người lí tưởng mà mình muốn trở thành.

Thứ ba, cũng chính là điều mình thích nhất trong cuốn sách này, là phân chia nhiệm vụ, không can thiệp vào nhiệm vụ của người khác, cũng không để người khác can thiệp vào nhiệm vụ của mình. Giả dụ như đối phương yêu hay ghét mình là nhiệm vụ của đối phương, mình không thể can thiệp vào nhiệm vụ của họ. Hoặc ví dụ như khi ta làm việc trong công ty, mặc dù ta đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao nhưng sếp vẫn cáu bẳn, hằn học với ta thì đó là nhiệm vụ của họ, ta không cần thiết phải cảm thấy mình có lỗi hay phải đi làm thân.

Thứ tư, để sống hạnh phúc, trước tiên ta cần chấp nhận bản thân, sau đó là tin tưởng người khác và cống hiến cho người khác, có như thế ta mới cảm nhận được giá trị của bản thân và chỗ đứng của mình trong cộng đồng.

Và cuối cùng, cuộc đời là những khoảnh khắc tiếp nối, là những chấm nhỏ liên tục chứ không phải một vạch liền, không cần sống một cuộc đời quá xa vời, không cần mơ mộng lớn lao, chỉ cần ta sống một cách nghiêm túc và trân trọng những gì ta có thể làm được ngay lúc này thì chắc chắn ta sẽ có một cuộc đời hạnh phúc và thật đơn giản đúng không nào.

...more

Dám bị ghét bản tiếng Anh

Sách dùng câu chuyện đối đáp giữa anh thanh niên và nhà triết gia để giải thích ý nghĩa trường phái tâm lý học cá nhân của Adler.

Một số điểm thú vị của trường phái này là:
- Thuyết mục đích (vs thuyết nguyên nhân)
- Mọi phiền muộn đều bắt đầu từ mối quan hệ giữa người với người (do các nhiệm vụ cuộc đời)
- Tự do = dám bị ghét
- Hạnh phúc = cảm giác cống hiến

Quyển này cần phải đọc lại nhiều lần nữa thì mới hiểu rõ hơn. Để rảnh rỗi đọc thêm 1 số trường phái tâm lý khác nữa :)

Dám bị ghét bản tiếng Anh

Dạo này mình đang thi cuối kì nên phải tạm dừng việc đọc một chút, Dám bị ghét cũng là mình nghe podcast trên Spotify mỗi lúc di chuyển trên xe buýt, trước giờ ngủ, trong lúc tắm thôi =))) tranh thủ lắm luôn á.

Đây là một cuốn sách về tâm lí học nhưng không hề khô khan vì kết hợp với yếu tố văn học và cả triết học nữa. Cũng có thể gọi là self-help nhưng không giáo điều quá đâu vì cách truyền đạt khá khách quan í. Sách nói về cuộc trò chuyện của một triết gia và một chàng trai trẻ và đôi lúc làm m

Dạo này mình đang thi cuối kì nên phải tạm dừng việc đọc một chút, Dám bị ghét cũng là mình nghe podcast trên Spotify mỗi lúc di chuyển trên xe buýt, trước giờ ngủ, trong lúc tắm thôi =))) tranh thủ lắm luôn á.

Đây là một cuốn sách về tâm lí học nhưng không hề khô khan vì kết hợp với yếu tố văn học và cả triết học nữa. Cũng có thể gọi là self-help nhưng không giáo điều quá đâu vì cách truyền đạt khá khách quan í. Sách nói về cuộc trò chuyện của một triết gia và một chàng trai trẻ và đôi lúc làm mình cảm thấy hơi ... giật mình vì nhận ra nhiều tư tưởng đâu đó trong thâm tâm mình cũng y hệt như suy nghĩ của chàng thanh niên đó vậy.

Để rồi khi nghe triết gia phân tích và mổ xẻ vấn đề theo một góc nhìn mới, mình kiểu, woah, đó giờ mình chưa bao giờ nghĩ được câu chuyện đó với một góc nhìn như thế. Mình là kiểu người thích lắng nghe phân tích một vấn đề từ nhiều phía và (cố gắng) tôn trọng ý kiến, quan điểm của mỗi người. Nếu như mình cảm thấy người đó phân tích hợp lí, luận điểm luận cứ chặt chẽ thì chắc chắn sẽ tiếp thu và học hỏi, eventually là thay đổi góc nhìn theo một hướng khác luôn. Nói chung mình thấy chuyện đó (thay đổi góc nhìn) không sao cả, có thể nhiều người sẽ cố chấp bảo thủ mãi 1 góc nhìn, cảm thấy nếu như thay đổi sẽ trở thành người thiếu chính kiến nhưng với mình thì việc nhận ra cái hay, mới mẻ và chấp nhận nó, áp dụng nó là một điều đáng khen í.

Mình học được rất nhiều từ quyển sách này, thấy thêm được nhiều góc nhìn mới mà ấn tượng nhất phải kể đến Dám vứt bỏ nhu cầu được thừa nhận, bởi vì càng được thừa nhận, người ta sẽ chỉ càng cảm thấy bản thân kém cỏi. *insert meme không ngờ tới phải không* =))

Nói thì dễ mà thực hiện thì khó vì hơn 20 năm qua mình đã sống với tư tưởng như thế rồi, ý là, ai mà không thích được thừa nhận / công nhận đúng không? Nhiều khi không được thừa nhận còn cảm thấy tủi thân hay bản thân vô dụng các thứ. Nhưng dường như nếu mỗi lần mình làm một điều gì đó tốt đẹp mà luôn muốn được người khác biết đến, khen ngợi hay thừa nhận thì có lẽ sẽ rất mệt đấy. Vì lúc đó mình không sống cho mình mà sống vì suy nghĩ của người khác.

Kiểu gì thì vẫn nên đặt bản thân mình lên ưu tiên hơn thảy, yêu lấy bản thân và cho bản thân mình cơ hội được sống hạnh phúc.

Nói vậy không có ý hướng mọi người tới lối sống ích kỉ. Cống hiến cho xã hội là một điều đáng trân trọng và hoan nghênh. Dù có thể nhận lại là đôi ba lời cảm ơn chân thành nhưng bản thân lại cảm thấy có ích và hạnh phúc cả ngày. Như lúc này đây, mình viết review sách, có thể sẽ mất của mình chút thời gian nhưng được mọi người ủng hộ thì cũng đủ làm mình hạnh phúc để tiếp tục rồi ~

... và còn rất nhiều giác ngộ khác mà mình không thể nói hết chỉ trong 1 chiếc review. :(

4,75 / 5 🌟 và mình biết là mình sẽ còn quay lại đọc rất nhiều lần.

...more

Dám bị ghét bản tiếng Anh

Một cuốn sách hay mà chắc chắn tôi sẽ phải xem đi xem lại nhiều lần.
Ngắn gọn về cuốn sách thì tác giả đang diễn giải thế giới quan, lối sống theo quan điểm triết học của Ông Alfred Adler (Individual Psychology, đừng để cái tên nó đánh lừa).
Muốn nói dài dòng hơn thì cũng khó, vì chỉ đơn giản trích dẫn ra các khái niệm thì sẽ khó có thể hiểu được giải thích đằng sau. Còn nếu lấy các kết luận ra thì cũng sẽ khó để hiểu được vì nó thường trái ngược với thế giới quan theo trường phái triết học của Si
Một cuốn sách hay mà chắc chắn tôi sẽ phải xem đi xem lại nhiều lần.
Ngắn gọn về cuốn sách thì tác giả đang diễn giải thế giới quan, lối sống theo quan điểm triết học của Ông Alfred Adler (Individual Psychology, đừng để cái tên nó đánh lừa).
Muốn nói dài dòng hơn thì cũng khó, vì chỉ đơn giản trích dẫn ra các khái niệm thì sẽ khó có thể hiểu được giải thích đằng sau. Còn nếu lấy các kết luận ra thì cũng sẽ khó để hiểu được vì nó thường trái ngược với thế giới quan theo trường phái triết học của Sigmund Freud (theo thuyết nguyên nhân).
Tôi chỉ tin là ai đọc cuốn này kỹ và nghiền ngẫm thì sẽ thấy nó bổ sung và giúp bản thân người đó thay đổi, theo hướng tốt hơn (có ích cho bản thân, cộng đồng, xã hội).
Nên đọc để có thể hiểu (hết?) được ý định mà tác giả truyền tải.

PS: đọc mà highlight muốn nát cuốn sách luôn :D.

...more

Dám bị ghét bản tiếng Anh

Mình cho 3 sao rưỡi. Một trải nghiệm khá khó quên khi đọc cuốn này.

Từ lâu mình có thói quen đi bộ đường dài, leo núi và chọn chỗ vắng vẻ nghe chim hót, cây lá này kia. Mình ko coi đó là sống chậm, hay học theo ai, hay đọc cái gì mà lên đường. Mình cảm thấy thế giới rất hay ho khi chúng ta biết trân quý hiện tại, không gian thời gian tại đây lúc này. Mình ít ganh đua, so đo, mình có lúc hoang mang với kiểu sống mà mình lựa chọn nhưng đổi lại, mình tin bản thân đã có những trải nghiệm mà mình luô

Mình cho 3 sao rưỡi. Một trải nghiệm khá khó quên khi đọc cuốn này.

Từ lâu mình có thói quen đi bộ đường dài, leo núi và chọn chỗ vắng vẻ nghe chim hót, cây lá này kia. Mình ko coi đó là sống chậm, hay học theo ai, hay đọc cái gì mà lên đường. Mình cảm thấy thế giới rất hay ho khi chúng ta biết trân quý hiện tại, không gian thời gian tại đây lúc này. Mình ít ganh đua, so đo, mình có lúc hoang mang với kiểu sống mà mình lựa chọn nhưng đổi lại, mình tin bản thân đã có những trải nghiệm mà mình luôn thấy vui mỗi khi ngắm nghía lại nếu có dịp.

Một cuốn sách mà mình đã mua tặng rất nhiều người, chỉ mong họ đọc, hiểu và tìm tòi thêm để sau này có những lựa chọn đẹp đẽ hơn cho cuộc sống của họ.

Kết lại bằng một câu của Adler:

Không quan trọng cuộc sống đưa cho bạn cái gì, mà đó là việc chúng ta sẽ sử dụng chúng như thế nào.

Minh bạch, dễ hiểu, chắc chắn. Recommended!

...more

Dám bị ghét bản tiếng Anh

Hmm, cuốn này khiến tôi cảm giác hơi khiên cưỡng (kiểu cố giảng giải và truyền đạo?), chắc do được diễn giải bằng cuộc trò chuyện giữa triết gia và chàng trai trẻ. Cách viết này khiến tôi liên tưởng tới cách viết từ ngôi thứ hai, rõ ràng triết gia đang phổ cập tri thức cho chàng trai, nhưng lại tạo cảm giác thực chất triết gia đang trò chuyện với chính chúng ta.

Cuốn sách được viết dựa trên tư tưởng của nhà tâm lý học Alfred Adler, có nhiều quan điểm khiến tôi bối rối và đồng thời được khai sáng.

Hmm, cuốn này khiến tôi cảm giác hơi khiên cưỡng (kiểu cố giảng giải và truyền đạo?), chắc do được diễn giải bằng cuộc trò chuyện giữa triết gia và chàng trai trẻ. Cách viết này khiến tôi liên tưởng tới cách viết từ ngôi thứ hai, rõ ràng triết gia đang phổ cập tri thức cho chàng trai, nhưng lại tạo cảm giác thực chất triết gia đang trò chuyện với chính chúng ta.

Cuốn sách được viết dựa trên tư tưởng của nhà tâm lý học Alfred Adler, có nhiều quan điểm khiến tôi bối rối và đồng thời được khai sáng.

- Sigmund Freud cho rằng quá khứ ảnh hưởng tới hiện tại, hiện tại ảnh hưởng tới tương lai. Còn Alfred Adler cho rằng chúng ta chỉ có hiện tại, quá khứ đã qua và tương lai thì chưa tới. Khi ánh đèn sân khấu chiếu rọi vào hiện tại, chúng ta sẽ bị lóa mắt và chỉ nhìn thấy hiện tại mà thôi.

- Niềm vui và nỗi buồn của chúng ta đều xuất phát từ mối quan hệ giữa người với người.

- 3 nhiệm vụ của cuộc đời: nhiệm vụ công việc, nhiệm vụ bạn bè, nhiệm vụ tình yêu. Chúng ta không được trốn tránh nhiệm vụ của mình, đồng thời không được can thiệp vào nhiệm vụ của người khác. Chúng ta thường không làm được điều này, nên dẫn tới đau khổ. Cái này thì tôi biết và vẫn cố áp dụng, ví dụ khi ta cư xử tốt, đó là chuyện riêng của ta, ta không nên/không thể bắt/yêu cầu người khác phải cư xử tốt/chuẩn mực giống ta. Mỗi người có những giới hạn và quan niệm đạo đức khác nhau, cái ta cho là tốt nhưng lại là xấu đối với người khác.

...more

Dám bị ghét bản tiếng Anh

4.5/5

Tính đến hiện tại, đây là quyển sách non-fiction đầu tiên đã thay đổi cách nhìn và quan điểm của mình về cuộc sống, về lối sống, về phong cách sống.

Quyển sách này đưa ra những quan điểm triết học của Adler, một trong 3 nhà triết học có tầm ảnh hưởng của tâm lý học hiện đại.

Một quan điểm triết học hoàn toàn mới mẻ, những hành động chúng ta thực hiện hôm nay không phải do quá khứ hay thuyết nhân quả, mà do chúng ta lựa chọn sống như vậy. Con đường để đi đến cuộc sống hạnh phúc chính là "dám b

4.5/5

Tính đến hiện tại, đây là quyển sách non-fiction đầu tiên đã thay đổi cách nhìn và quan điểm của mình về cuộc sống, về lối sống, về phong cách sống.

Quyển sách này đưa ra những quan điểm triết học của Adler, một trong 3 nhà triết học có tầm ảnh hưởng của tâm lý học hiện đại.

Một quan điểm triết học hoàn toàn mới mẻ, những hành động chúng ta thực hiện hôm nay không phải do quá khứ hay thuyết nhân quả, mà do chúng ta lựa chọn sống như vậy. Con đường để đi đến cuộc sống hạnh phúc chính là "dám bị ghét", tự do , sống hết mình ngay tại lúc này, vào thời điểm này. Cuốn sách đưa ra rất nhiều quan điểm mà trước giờ mình tưởng đó là điều hiển nhiên, nhưng thật ra không phải như vậy. Mình có rất nhiều điều muốn nói về cuốn sách, nhưng ko biết nói thế nào ấy :)))

Tóm lại mọi người hãy đọc đi ấy, vì nó đỉnh :))) (ít nhất là với mình)

...more

Dám bị ghét bản tiếng Anh


Đây là cuộc đối thoại giữa một cậu thanh niên và một người thầy thông thái. Cậu có những trăn trở về cuộc sống, thành công, thất bại, mối quan hệ với gia đình và những người xung quanh, và người thầy giải đáp những câu hỏi đó bằng những lý thuyết về triết học, tâm lý học. Ông thầy sử dụng nhiều kiến thức theo trường phái tâm lý học Adler, và thuyết mục đích của ông. Đây là một điểm mới mẻ và mình chưa biết, nên thấy khá thú vị. Những vấn đề còn lại cuốn sách đưa ra thì mình không thấy có gì quá

Đây là cuộc đối thoại giữa một cậu thanh niên và một người thầy thông thái. Cậu có những trăn trở về cuộc sống, thành công, thất bại, mối quan hệ với gia đình và những người xung quanh, và người thầy giải đáp những câu hỏi đó bằng những lý thuyết về triết học, tâm lý học. Ông thầy sử dụng nhiều kiến thức theo trường phái tâm lý học Adler, và thuyết mục đích của ông. Đây là một điểm mới mẻ và mình chưa biết, nên thấy khá thú vị. Những vấn đề còn lại cuốn sách đưa ra thì mình không thấy có gì quá đặc biệt hay mở rộng tầm mắt mà mình chưa từng biết trước đây, nhưng nó vẫn là một lời nhắc nhở tốt về những điều quan trọng trong cuộc sống.
...more

Dám bị ghét bản tiếng Anh

Đừng đọc các quyển sách self-help xoa dịu bản thân nữa. Đọc quyển này. Rồi đọc Khuyến Học luôn.

Side note một chút về phần bác bỏ sang chấn tâm lý, mình không biết này có phải là chỉ về PTSD - dạng bệnh lý hay không. Và dù có hay không thì chúng ta không nhất thiết phải bác bỏ PTSD, nhưng chúng ta có thể áp dụng một số tư tưởng trong quyển sách này để giúp bệnh nhân can đảm đối mặt và vượt qua bóng ma quá khứ, để trở lại sống khỏe mạnh và hạnh phúc.

Quyển này nên được đọc thêm lần 2, lần 3 và nh

Đừng đọc các quyển sách self-help xoa dịu bản thân nữa. Đọc quyển này. Rồi đọc Khuyến Học luôn.

Side note một chút về phần bác bỏ sang chấn tâm lý, mình không biết này có phải là chỉ về PTSD - dạng bệnh lý hay không. Và dù có hay không thì chúng ta không nhất thiết phải bác bỏ PTSD, nhưng chúng ta có thể áp dụng một số tư tưởng trong quyển sách này để giúp bệnh nhân can đảm đối mặt và vượt qua bóng ma quá khứ, để trở lại sống khỏe mạnh và hạnh phúc.

Quyển này nên được đọc thêm lần 2, lần 3 và nhiều lần sau nữa.

...more

Dám bị ghét bản tiếng Anh

Lúc đầu nhìn tên sách cứ ngỡ self-help, sau đọc mới biết là nói về triết lí sống. Sách viết dưới dạng
cuộc đối thoại giữa chàng thanh niên và triết gia. Triết lí này rộng, bao gồm từ cách sống, cách suy nghĩ, cho đến ý nghĩa cuộc đời; tuy cũng dễ đọc, dễ hiểu nhưng không dễ thực hiện.

Dám bị ghét bản tiếng Anh

Thường mình ít đọc sách self-help vì nội dung giáo điều và lý tưởng hoá mọi thứ quá. Cuốn "The Courage To Be Disliked" này thì khác. Bảo nó là self-help cũng được, psychology cũng được mà philosophy cũng được nốt.

Cuốn sách này của Fumitake Koga và Ichiro Kishimi là best-seller thời điểm hiện tại, tạo nên cơn sốt rất lớn ở Nhật với gần 4 triệu bản được mua, được dịch ra tiếng Anh và vừa lên kệ Amazon trong tháng này. Sách dựa trên tư tưởng/ triết học của Alfred Adler. Nhìn chung đọc cuốn này rồi

Thường mình ít đọc sách self-help vì nội dung giáo điều và lý tưởng hoá mọi thứ quá. Cuốn "The Courage To Be Disliked" này thì khác. Bảo nó là self-help cũng được, psychology cũng được mà philosophy cũng được nốt.

Cuốn sách này của Fumitake Koga và Ichiro Kishimi là best-seller thời điểm hiện tại, tạo nên cơn sốt rất lớn ở Nhật với gần 4 triệu bản được mua, được dịch ra tiếng Anh và vừa lên kệ Amazon trong tháng này. Sách dựa trên tư tưởng/ triết học của Alfred Adler. Nhìn chung đọc cuốn này rồi mới hiểu tại sao nó hot thế ở Nhật. Những điều trong cuốn sách này có thể đã được biết đến nhiều ở xã hội phương Tây, nhưng ở một xã hội còn đầy "truyền thống" như Nhật thì đúng là gây shock.

...more

Dám bị ghét bản tiếng Anh

Cuốn sách khá thú vị. Mình thực sự cảm thấy ngạc nhiên thích thú với những quan điểm của tâm lý học Adler. Nó đem tới những góc nhìn mới lạ, một cách tiếp cận vấn đề khác, mà chúng ta buộc phải lần mở từng chút một đến tận chương cuối cùng của cuốn sách.

Dám bị ghét bản tiếng Anh

Một cuốn sách có vẻ là khó nhằn đối với mình ở những phần đầu, cảm thấy hơi chán vì nhiều lý thuyết và từ vựng tưởng chừng dễ hiểu mà lại thành ra khó hiểu, đã vậy xuyên suốt chỉ là cuộc đối thoại giữa 2 người nói qua lại. Cuộc hội thoại trao đổi giữa triết gia và anh thanh niên, tranh luận về cách sống sao để hạnh phúc. Càng về sau thì mọi thứ diễn biến câu hỏi đi nhanh hơn, mọi khúc mắc của anh chàng y chang những điều mình thắc mắc vậy, nửa sau cuốn sách mình đọc một lèo để thỏa mãn được sự t Một cuốn sách có vẻ là khó nhằn đối với mình ở những phần đầu, cảm thấy hơi chán vì nhiều lý thuyết và từ vựng tưởng chừng dễ hiểu mà lại thành ra khó hiểu, đã vậy xuyên suốt chỉ là cuộc đối thoại giữa 2 người nói qua lại. Cuộc hội thoại trao đổi giữa triết gia và anh thanh niên, tranh luận về cách sống sao để hạnh phúc. Càng về sau thì mọi thứ diễn biến câu hỏi đi nhanh hơn, mọi khúc mắc của anh chàng y chang những điều mình thắc mắc vậy, nửa sau cuốn sách mình đọc một lèo để thỏa mãn được sự tò mò về cách giải thích của triết gia.
Cuốn sách này hay và sẽ có giá trị mạnh mẽ nhất đối với những bạn đang nhìn cuộc sống bằng 1 màu đen tối, chơi vơi giữa cuộc đời mà không biết thế nào là sống hạnh phúc, nó mở mang nhiều thứ mới về tâm lý học, giải thích cặn kẽ những điều mà chắc chắn bạn sẽ thắc mắc giống như anh thanh niên vậy.
Có vài điểm mình nhớ được sau khi đọc sách lần 1:
-Hãy giải thích mọi sự việc dựa trên thuyết mục đích thay vì theo thuyết nguyên nhân.
-Con người bất hạnh không phải do quá khứ và hoành cảnh, chỉ là do họ không đủ "can đảm" dám được hạnh phúc mà thôi.
-Phân chia nhiệm vụ: điều duy nhất mình có thể làm được là lựa chọn con đường tốt nhất mà mình tin tưởng, đó là nhiệm vụ của mình, cỏn ngưòi khác đánh giá thế nào về lựa chọn đó lại là nhiệm vụ của họ, mình không thể làm gì được.
-Hãy sống cho hiện tại, thời khắc quyết định không phải hôm qua, cũng không phải ngày mai mà lad "ngay tại đây, vào lúc này".
-Cuộc đời mỗi người cần có một ngôi sao dẫn đường, không đánh mất định hướng, kiên định nhằm thẳng hướng đó mà đi thì chắc chắn có được hạnh phúc, không lạc lối và làm gì cũng được. Ngôi sao dẫn đường đó là "cống hiến cho ngưòi khác"
...more

Dám bị ghét bản tiếng Anh

Khi đuợc tiếp xúc với những ý kiến mà khiến mình nổi giận, tức là ý kiến đó có thể thay đổi con nguời mình. Quyển sách này đề cập các lý thuyết trong tâm lý học Adler, đầy những ý như vậy.
Chủ đề chính là làm thế nào để hạnh phúc. Tác giả dùng cuộc đối thoại giữa chàng thanh niên và vị triết gia am hiểu tâm lý học Adler để xem xét các khía cạnh dẫn đến hạnh phúc này (Spoiler 50% ở duới)

Ý hay
- Giới thiệu Tâm lý học Adler - thuyết mục đích, tâm lý học cá nhân (Individual psychology).
- Mọi phiền m

Khi đuợc tiếp xúc với những ý kiến mà khiến mình nổi giận, tức là ý kiến đó có thể thay đổi con nguời mình. Quyển sách này đề cập các lý thuyết trong tâm lý học Adler, đầy những ý như vậy.
Chủ đề chính là làm thế nào để hạnh phúc. Tác giả dùng cuộc đối thoại giữa chàng thanh niên và vị triết gia am hiểu tâm lý học Adler để xem xét các khía cạnh dẫn đến hạnh phúc này (Spoiler 50% ở duới)

Ý hay
- Giới thiệu Tâm lý học Adler - thuyết mục đích, tâm lý học cá nhân (Individual psychology).
- Mọi phiền muộn đều xuất phát từ quan hệ giữa người với người.
+ Tự ti = so sánh giá trị bản thân. Cạnh tranh với ng khác, ko dc thì thành kẻ thù -> hạnh phúc người khác là sự thất bại của bản thân nên không thể thấy mừng được. Cảm giác tự ti lành mạnh không sinh ra từ sự so sánh với người khác mà là sự so sánh với cái bản thân ý tưởng
+ Người nóng tính không phải là kẻ thiếu kiên nhẫn mà chỉ là không biết công cụ giao tiếp hiệu quả nào khác ngoài cơn giận mà thôi
- Chia mối quan hệ giữa người với người làm ba loại: nhiệm vụ công việc, nhiệm vụ bạn bè, nhiệm vụ tình yêu, và gọi chung là các nhiệm vụ cuộc đời.
- Tình trạng trốn tránh nhiệm vụ cuộc đời bằng cách đưa ra đủ loại lý lẽ để bao biện là "lời nói dối cuộc đời"
- Chúng ta không sống để đáp ứng mong đợi của người khác, không cần sống cuộc đời của nguời khác. Điều duy nhất có thể làm được cho cuộc đời mình là lựa chọn con đường tốt nhất mà mình tin tưởng. Tại sao mình bận tâm đến anh mắt của người khác? Là vì mình vẫn chưa biết phân chia nhiệm vụ. Mình ngộ nhận cả những nhiệm vụ vốn của đối phương là "nhiệm vụ của bản thân"
- Chúng ta cần phân chia nhiệm vụ của mình và nghĩa vụ của người khác nhờ câu hỏi "đây là nhiệm vụ của ai?". Không can thiệp vào nhiệm vụ của người khác. Những rắc rối trong quan hệ giữa người với người nảy sinh là do can thiệp vào nhiệm vụ của người khác hoặc bị người khác can thiệp vào nhiệm vụ của bản thân
- Cách phân biệt nhiệm vụ của ai đơn giản là nghĩ xem "Ai là người cuối cùng thụ hưởng kết quả do lựa chọn đó mang lại?"
- Mục đích của quan hệ giữa người với người nằm ở đâu? Cảm thức cộng đồng. Ý nghĩ coi người khác là bạn, cảm nhận được ở đâu đó "có chỗ đứng cho mình", đấy gọi là cảm thức cộng đồng
- Khi chúng ta gặp khó khăn trong mối quan hệ giữa người với người, khi không nhìn thấy lối thoát, điều cần nghĩ đến đầu tiên là "hãy lắng nghe tiếng nói của cộng đồng lớn hơn".
- Tâm lý học Adler phủ nhận mọi mối quan hệ hàng dọc, khởi xướng việc coi mọi mối quan hệ giữa người với người là mối quan hệ hàng ngang. Cảm giác tự ti vốn là ý thức sinh ra từ trong mối quan hệ hàng dọc. Nếu xây dựng được mối quan hệ không giống nhau nhưng bình đẳng với mọi người thì sẽ không còn chỗ cho mặc cảm nữa.
- Chính vì coi mối quan hệ giữa người với người là quan hệ hàng dọc, coi đối phương kém hơn mình nên mới can thiệp. Cần có sự trợ giúp mà không phải can thiệp. Trợ giúp dựa trên mối quan hệ hàng ngang như thế gọi là "khích lệ lòng can đảm".
- Đừng đánh giá người khác ở cấp độ "hành vi" mà ở cấp độ "tồn tại".
- Để chuyển từ cố chấp vào bản thân (self interest) sang quan tâm đến người khác (social interest) bắt đầu từ ba điểm: chấp nhận bản thân, tin tưởng người khác, cống hiến cho người khác.
- Để được cảm thấy "mình có thể ở đây" thì cần phải coi người khác là bạn. Để coi người khác là bạn thì cần cả chấp nhận bản thân lẫn tin tưởng người khác. Nói cách khác, coi người khác là kẻ thù nghĩa là chưa biết chấp nhận bản thân và thiếu tin tưởng người khác. Ngoài ra còn cần thêm "cống hiến cho người khác".
- Cả quá khứ lẫn tương lai đều không tồn tại. Thời khắc quyết định không phải hôm qua, cũng không phải ngày mai mà là "ngay tại đây, vào lúc này".
- Phải có ai đi bước đầu tiên, dù người khác không hợp tác cũng chẳng liên quan. Hãy là người đi bước trước.

Hành động sau khi đọc
Sách này nặng về lý thuyết. Nên giành thời gian tư duy về nó. Làm sao biến nó thành hành động trong ngày thuờng. Implementation lúc nào cũng khó cả :D

...more

Dám bị ghét bản tiếng Anh

Thực sự rất hay. Đây là lần đầu tiên mình biết đến triết học Adler và cuốn sách này đã giúp một beginner như mình tiếp cận đến khía cạnh này của tâm lý học một cách dễ hiểu nhất. Nhìn tổng thể thì theo Adler, mọi hành động của mình đều bắt nguồn từ mục đích của mình chứ không được quyết định dựa vào những gì đã xảy ra trong quá khứ. Những sự việc, trải nghiệm quá khứ sẽ tác động tới ta thế nào là do ta quyết định, là do ta xác định một mục đích cụ thể cho nó. Chúng ta coi mỗi cá thể là toàn vẹn, Thực sự rất hay. Đây là lần đầu tiên mình biết đến triết học Adler và cuốn sách này đã giúp một beginner như mình tiếp cận đến khía cạnh này của tâm lý học một cách dễ hiểu nhất. Nhìn tổng thể thì theo Adler, mọi hành động của mình đều bắt nguồn từ mục đích của mình chứ không được quyết định dựa vào những gì đã xảy ra trong quá khứ. Những sự việc, trải nghiệm quá khứ sẽ tác động tới ta thế nào là do ta quyết định, là do ta xác định một mục đích cụ thể cho nó. Chúng ta coi mỗi cá thể là toàn vẹn, chứ không phải là riêng lẻ từng phần một (theo kiểu ý thức riêng, hành động riêng). Vì vậy mà mỗi người tự chọn được con đường của riêng mình, theo mong muốn của mình và không can thiệp vào nhiệm vụ của người khác. Đó cũng chính là tự do.

Để thực hiện lối sống theo tâm lý học Adler thì sẽ cần rất nhiều can đảm và thay đổi trong nhận thức, theo mình là vậy. Cuốn sách này giúp mình có được phần nào sự can đảm đó để dần dần chuyển sang lối sống “dám bị ghét” và chỉ sống trong hiện tại, dần dần những gì ta đạt được trong khoảnh khắc này sẽ giúp ta đạt được mục đích lâu dài của mình. Khi đã thấm nhuần tư tưởng tự do của Adler thì mình có thể sống dễ dàng hơn, không bị ảnh hưởng bởi những gì người khác đánh giá về mình nữa.

Dĩ nhiên là đọc một lần cuốn sách này sẽ chưa thể tiếp thu được hết toàn bộ tư tưởng Adler. Cần phải đọc nhiều lần, vừa đọc vừa nghiền ngẫm và thử áp dụng vào những gì mình đang trải nghiệm bây giờ. Theo mình thì tâm lý học Adler có thể giúp mình đón nhận việc “một mình” dễ dàng hơn, đón nhận sự tự do trong suy nghĩ, không sợ bị phán xét. Thay vì nghĩ mình cô đơn, đó là vì mình không muốn tương tác với người khác, và mình muốn tương tác với bản thân mình.

Đó chỉ là ấn tượng đầu khi đọc quyển sách này. Có lẽ đọc nhiều lần nữa thì cảm nhận của mình có thể thay đổi.

...more

Dám bị ghét bản tiếng Anh

Quyển triết học đầu tiên mình đọc. Có nhiều tư tưởng trong cuốn sách đã trở thành common sense, đúng như lời giới thiệu ở đoạn đầu, nên đọc khá là relatable nhưng cũng có một số chỗ k hiểu đc, dù mình đã cố :)). Cái đặc sắc của quyển sách là viết dưới hình thức đối thoại giữa triết gia và chàng thanh niên, 2 người liên tục phản bác nhau nên cũng gỡ đc nhiều vướng mắc trong lòng ng đọc và khiến quyển sách về đề tài khó nhằn nhưng tương đối dễ đọc.

Dám bị ghét bản tiếng Anh

hồi cấp 2 cấp 3 đã sống hơi hướng kiểu "bất cần đời", "không quan tâm người khác nghĩ gì" khá giống kiểu tâm lý học Alder được nhắc đến trong này. Nhưng khi lên đại học mình lại thu mình lại, mình k chịu được dư luận với những thứ mình đã làm, bị phê phán lối sống ấy là vị kỷ, chỉ vì bản thân nên mình đã khá bị căng thẳng khi phải thay đổi cái lifestyle ấy. Cho đến khi đọc quyển này đã giúp mình tích cực và tìm lại con người lạc quan của mình. hồi cấp 2 cấp 3 đã sống hơi hướng kiểu "bất cần đời", "không quan tâm người khác nghĩ gì" khá giống kiểu tâm lý học Alder được nhắc đến trong này. Nhưng khi lên đại học mình lại thu mình lại, mình k chịu được dư luận với những thứ mình đã làm, bị phê phán lối sống ấy là vị kỷ, chỉ vì bản thân nên mình đã khá bị căng thẳng khi phải thay đổi cái lifestyle ấy. Cho đến khi đọc quyển này đã giúp mình tích cực và tìm lại con người lạc quan của mình. ...more

Dám bị ghét bản tiếng Anh

Đánh giá: 3/5. Các bài học rất hay chứ không phải là xàm, giúp ích cho tư duy của mình khá nhiều, nhưng cách thể hiện những bài học ấy lại theo một cách làm mình không thích. Mình sẽ đọc lại vào lúc nào đó thử xem có thích nó hơn không!

Dám bị ghét bản tiếng Anh

Tiêu đề của cuốn sách khá gây tò mò, có chút nổi loạn. Sao lại “dám bị ghét”? Sao lại không quan tâm đến cảm xúc người khác? Liệu đó có phải là lối sống tiêu cực, bất cần đời chăng?

Thông qua các cuộc đối thoại giữa “Triết gia” và “Chàng thanh niên”, cuốn sách tóm tắt tư tưởng của Alfred Adler - một trong ba người “khổng lồ” của tâm lý học sánh ngang với Freud và Jung - để trả lời cho câu hỏi làm thế nào để có được cuộc sống hạnh phúc và tự do.

Vậy phải chăng để sống hạnh phúc và tự do, phải dám c

Tiêu đề của cuốn sách khá gây tò mò, có chút nổi loạn. Sao lại “dám bị ghét”? Sao lại không quan tâm đến cảm xúc người khác? Liệu đó có phải là lối sống tiêu cực, bất cần đời chăng?

Thông qua các cuộc đối thoại giữa “Triết gia” và “Chàng thanh niên”, cuốn sách tóm tắt tư tưởng của Alfred Adler - một trong ba người “khổng lồ” của tâm lý học sánh ngang với Freud và Jung - để trả lời cho câu hỏi làm thế nào để có được cuộc sống hạnh phúc và tự do.

Vậy phải chăng để sống hạnh phúc và tự do, phải dám chấp nhận bị ghét ư?

Theo Adler, “xoay xở để không bị ai ghét là một cách sống vô cùng mất tự do, đồng thời cũng bất khả thi...”

“Tự do là bị người khác ghét.” Thoạt nghe có vẻ kỳ cục, nhưng nếu sống để đáp ứng mong đợi của người khác, phải để ý đến nhận xét của người khác, sợ bị tổn thương trong mối quan hệ với người khác, hay để tìm kiếm sự thừa nhận từ người khác, thì quả thật con người đã mất tự do, không sống cho chính mình.

Alder cho rằng hạnh phúc của con người - một trong các vấn đề mà triết học luôn trăn trở từ xưa đến giờ - chỉ đơn giản là cảm giác cống hiến, tức là cần cảm thấy rằng mình có ích cho ai đó, bất kể trên cấp độ hành vi hay cấp độ tồn tại.

Suy cho cùng “mọi phiền muộn đều bắt nguồn từ mối quan hệ giữa người với người.”

Người ta không thể thoát ra khỏi mối quan hệ giữa người với người, sống một mình trong vũ trụ được.

Vậy để sống một cuộc sống hạnh phúc, không muộn phiền, chi bằng chấp nhận bản thân hiện tại, thay đổi thế giới chủ quan của mình, coi mọi người là bạn, sẵn sàng đối diện với "nhiệm vụ cuộc đời” - công việc, bạn bè và gia đình, không can dự vào nhiệm vụ người khác, xây dựng mối quan hệ ngang hàng, tin tưởng người khác vô điều kiện, và cuối cùng là cống hiến cho người khác, trải nghiệm cảm giác "có ích cho ai đó", tiến tới cảm nhận được giá trị tồn tại của chính mình.

Tâm lý học Adler là tâm lý học của lòng can đảm. Can đảm để thay đổi lối sống, thay đổi nhân sinh quan; can đảm dám được hạnh phúc bao gồm cả can đảm dám bị ghét, can đảm dám bình thường.

Adler cho rằng cuộc đời ở trạng thái hoạt động hiện thực (energeia), coi quá trình sống chính là mục đích sống chứ không phải đích đến và ý nghĩa cuộc đời là điều mà bản thân mỗi người tự mang lại.

Sống có ý nghĩa là sống trọn vẹn trong từng khoảnh khắc, “ngay tại đây và vào lúc này”, sống một cách nghiêm túc và trân trọng nhất với những gì ta có thể làm được lúc này, thì dù cuộc đời có kết thúc "ngay tại đây, vào lúc này" thì cũng không gọi là bất hạnh vì ta đã sống trọn vẹn với chính mình.

Bạn có dám hạnh phúc không :)?

...more

Dám bị ghét bản tiếng Anh

4.5/5
Cuốn sách đưa ra một góc nhìn mới về cuộc đời, nơi ta có thể sống bình thường, tự do, và dám bị ghét.
Để hiểu rõ hơn cuốn sách này, cần phải đọc lại và ngẫm nghĩ nhiều lần.

Dám bị ghét bản tiếng Anh

Review không nghiêm túc về Dám bị ghét

Dám bị ghét là màn đối thoại đặc biệt mà theo ngu đoán của mình thi nó được xây dựng như những màn tranh biện tại Hy Lạp hàng nghìn năm về trước giữa Socrate và môn đồ để xây dựng nên nền móng triết học cổ đại (còn bây giờ triết học đã đi quá xa rồi kệ nó vậy).
(Đang ở chương II) Nói thất là mình thấy khá bất ngờ, có thể nói người thanh niên trong nội dung sách là đại diện cho mẫu người trẻ điển hình hay người ta thường gọi là igen (trước đây cụm từ iGen u

Review không nghiêm túc về Dám bị ghét

Dám bị ghét là màn đối thoại đặc biệt mà theo ngu đoán của mình thi nó được xây dựng như những màn tranh biện tại Hy Lạp hàng nghìn năm về trước giữa Socrate và môn đồ để xây dựng nên nền móng triết học cổ đại (còn bây giờ triết học đã đi quá xa rồi kệ nó vậy).
(Đang ở chương II) Nói thất là mình thấy khá bất ngờ, có thể nói người thanh niên trong nội dung sách là đại diện cho mẫu người trẻ điển hình hay người ta thường gọi là igen (trước đây cụm từ iGen u sầu khá phổ biến để nói đến thời đại mà người trẻ thường chọn cho mình cách thể hiện bi lụy trước cuộc sống). Còn Nhà triết gia tượng trưng cho những người có học thấu hiểu nhân tình thế thái cố gắng nhẫn nhịn trước sự u mê tăm tối (ngu dốt) của đám thanh niên thời nay (aka người đọc cuốn sách này) để trả lời những câu hỏi khủng long xanh, để khai sáng, để giúp thấu hiểu. Quả thực là điều đáng trân trọng vì theo mình được biết thì thời nay người thông tuệ có thói quen tránh xa bọn ngu dốt bởi theo như Einstein (hoặc người chế ảnh ông) nói rằng nói chuyện với kẻ ngu sẽ kéo bạn xuống cùng trình độ với chúng chứ đừng nói là khai sáng chúng. Khai sáng chỉ là nghĩa vụ của thần thánh thôi? Chắc thần thánh đại diện cho sự nhận nhịn
Thông qua DBG, mình cảm thấy bản thân bị nhìn thấu và dù không thích thanh niên máu chiến kia nhưng cũng không thể phủ nhận rằng mình cũng gặp phải vấn đề mà (những) thanh niên đó đang đối mặt. Tự ti, thiếu dũng cảm, không biết cách buông bỏ hay yêu quý bản thân. Đọc đến đâu liền thấy mình trong đó. Cho dù có nhiều lý lẽ của nhà triết học trong cuốn sách mình đã ngẫm ra từ trước sau những câu chuyện và những con người mình gặp nhưng khi đọc ra những điều đấy được viết thành câu chữ thì tự dưng lại cảm thấy bản thân thật vô học, thiếu cơ sở, quá cảm tính. Không hẳn là một sự khai sáng nhưng cuốn sách giúp mình có sự khách quan nhất định. Đã lâu rồi mình không hứng thú với tâm lý học như thế này. Thực lòng muốn cho 9 điểm

Mình đã mong là không có nhiều người đọc cuốn sách này có cùng như mình bởi nếu vậy thì thật hoang mang cho giới trẻ bây giờ nhưng khi nhìn vào lượng tiêu thụ thì mình không thấy lạc quan nữa.

 Cuốn sách phù hợp cho những người đang chênh vênh 20 (hoặc 30) đang trong trạng thái precarious (chênh vênh) muốn có một phương tiện để nhìn lại bản thân, thấu hiểu bản thân, thay đổi lối sống, trở nên hạnh phúc
Nếu là ngày trước với toàn bộ sự chủ quan, thiên kiến và ngu dốt của bản thân chắc mình sẽ phì cười trước sự xáo rỗng này nhưng bây giờ chắc là thời khắc cảm thấy muốn tự vả, nhưng không sao tự vả được là tốt còn hơn là bị vả

...more

Dám bị ghét bản tiếng Anh

Review update 16/8
<>
Lúc đọc giới thiệu nằm ở phía sau cuốn sách và ở những trang đầu tiên, mình đã nghĩ: Ủa, vậy cũng có khác gì mấy cuốn self-help mình đọc trước đây đâu, ai mà chả có nhiều vấn đề? Nghĩ là thế nhưng mình tiếp tục cho cuốn sách một cơ hội nữa, xem thử có kiến thức gì mà mình chưa biết hay không. Và nó đã mang đến cho mình quan điểm mới, khiến mình trở nên nghiêm túc khi đọc nó hơn.
Dưới hình thức một cuộc đối thoại giữa Chàng thanh niên và Triết gia, cuốn sách trình bày một cách
Review update 16/8
<>
Lúc đọc giới thiệu nằm ở phía sau cuốn sách và ở những trang đầu tiên, mình đã nghĩ: Ủa, vậy cũng có khác gì mấy cuốn self-help mình đọc trước đây đâu, ai mà chả có nhiều vấn đề? Nghĩ là thế nhưng mình tiếp tục cho cuốn sách một cơ hội nữa, xem thử có kiến thức gì mà mình chưa biết hay không. Và nó đã mang đến cho mình quan điểm mới, khiến mình trở nên nghiêm túc khi đọc nó hơn.
Dưới hình thức một cuộc đối thoại giữa Chàng thanh niên và Triết gia, cuốn sách trình bày một cách sinh động và những nét chính trong tư tưởng của nhà tâm lý học Alfred Adler. Cũng chính vì được kể theo lối đối thoại và phản biện nên cuốn sách này đặc biệt dễ đọc và nắm bắt hơn. Đây là lần đầu mình nghe về nhà tâm lý học Adler tuy ông được mệnh danh là một trong "ba người khổng lồ của tâm lý học hiện đại", sánh ngang với Freud và Jung. Nếu như Freud cho rằng quá khứ và hoàn cảnh là động lực làm nên con người ta của hiện tại thì Adler lại cho rằng con người ta hoàn toàn có thể thoát ly khỏi điều đó chỉ nhờ vào sự can đảm. Chủ trương của Adler là "Cuộc đời ta là do ta lựa chọn".
Ban đầu mình đọc lướt khá nhanh vì những gì Triết gia đề cập, mình đã đọc qua nhiều rồi. Phải đến trang 229 mình mới thay đổi về cách nhìn của cuốn sách. Tâm lý học Adler có quan điểm "không được khen" trong nuôi dạy con cũng như trong toàn bộ giao tiếp với người khác, đó là điển hình cho mối quan hệ trên dưới và cũng là một cách để thao túng người khác. Khi đó tôi chợt nhận ra từ kinh nghiệm của bản thân là mỗi khi ai khen tôi điều gì là tôi sẽ làm sai ngay tức khắc. Hóa ra là có nguyên do cả.
Cũng rất lâu rồi mình mới đọc lại self-help, nhưng vì cuốn này được giới thiệu nhiều nên cũng mua về đọc xem nó có xứng đáng với vị trí best seller không. May phước là nó ổn
...more

Dám bị ghét bản tiếng Anh

Cuốn sách về tâm lý học đầu tiên mình đọc trọn vẹn lại về một nhà tâm lý học mà mình chưa từng nghe tên - Alfred Adler. Lý thuyết tâm lý học của Adler có nhiều điểm trái ngược với Freud (mình chưa đọc tác phẩm nào của Freud, mới đọc tiểu thuyết trinh thám ngôn tình Freud thân yêu thôi), ví dụ hành vi của con người là do mục đích chứ không phải là kết quả của nguyên nhân trong quá khứ...

Adler chú trọng sống hết mình trong thời điểm hiện tại “ngay tại đây, vào lúc này”, hạnh phúc là hành trình tro

Cuốn sách về tâm lý học đầu tiên mình đọc trọn vẹn lại về một nhà tâm lý học mà mình chưa từng nghe tên - Alfred Adler. Lý thuyết tâm lý học của Adler có nhiều điểm trái ngược với Freud (mình chưa đọc tác phẩm nào của Freud, mới đọc tiểu thuyết trinh thám ngôn tình Freud thân yêu thôi), ví dụ hành vi của con người là do mục đích chứ không phải là kết quả của nguyên nhân trong quá khứ...

Adler chú trọng sống hết mình trong thời điểm hiện tại “ngay tại đây, vào lúc này”, hạnh phúc là hành trình trong từng thời khắc chứ không phụ thuộc đích đến, chú trọng các mối quan hệ hàng ngang bình đẳng về ý thức và tồn tại, con người cần phân biệt rõ nhiệm vụ của bản thân, không can thiệp vào nhiệm vụ của người khác, bài trừ tâm lý muốn được người khác thừa nhận. Muốn hạnh phúc, bạn cần can đảm, bao gồm cả "dám bị ghét".

Mục tiêu của con người hạnh phúc là “tự lập”, “sống hài hoà với xã hội”, “ý thức mình có năng lực”, “ý thức mọi người đều là bạn”, “chấp nhận bản thân”, “tin tưởng mọi người”, “cống hiến cho người khác”.

Một số ví dụ và phân tích về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, nhất là trong việc khích lệ lòng can đảm của con rất hay, đáng để học tập.

Sách viết dễ hiểu, chữ to, dễ đọc, tuy có đôi chỗ lặp lại gây cảm giác dài dòng nhưng có thể là do dụng ý của tác giả nhằm giúp người đọc hệ thống hoá và liên kết các phần với nhau.

Khi nào rảnh mình sẽ đọc lại, đồng thời tìm đọc các tác phẩm triết học và tâm lý học khác để so sánh và học tập.

4.5*

...more

Dám bị ghét bản tiếng Anh

Một quyển sách về triết học và tâm lý học, cụ thể là tâm lý học Adler, được viết dưới dạng cuộc tranh luận giữa một nhà triết học và một cậu thanh niên - tiêu biểu cho thanh niên hiện nay với tất cả sự bất an, tự ti, bi quan... của thời đại. Thật kì lạ là mình vô tình đọc cuốn này ngay sau "tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ" của Đặng Hoàng Giang, một cuốn sách cũng sử dụng tâm lý học để phân tích những chấn thương tuổi thơ và (phần nào) ảnh hưởng của chúng đến những nỗi đau hiện tại của người Một quyển sách về triết học và tâm lý học, cụ thể là tâm lý học Adler, được viết dưới dạng cuộc tranh luận giữa một nhà triết học và một cậu thanh niên - tiêu biểu cho thanh niên hiện nay với tất cả sự bất an, tự ti, bi quan... của thời đại. Thật kì lạ là mình vô tình đọc cuốn này ngay sau "tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ" của Đặng Hoàng Giang, một cuốn sách cũng sử dụng tâm lý học để phân tích những chấn thương tuổi thơ và (phần nào) ảnh hưởng của chúng đến những nỗi đau hiện tại của người trẻ. Có những câu hỏi tưởng như bế tắc, tâm lý học Adler lại là lời giải. Thay vì nhìn nhận theo "thuyết nguyên nhân", chữa lành có thể đạt được nếu sử dụng "thuyết mục đích". Cá nhân mình vẫn chưa thể hệ thống được hết những quan điểm đc nêu trong cuốn sách, nhưng thực sự nó rất thú vị (và khả thi).
Điểm trừ nhỏ là phần đối thoại giữa nhà triết gia và cậu thanh niên, mặc dù mục đích để xây dựng sự trao đổi và tranh luận, nhưng lại có cảm giác hơi khiên cưỡng. Chủ yếu cậu thanh niên thể hiện CẢM XÚC không thuyết phục, phản đối, thay vì sử dụng các lý lẽ và lập luận.
Anw, vẫn là một quyển sách must-read-(again).
...more

Dám bị ghét bản tiếng Anh

Cuốn này thay đổi gần như toàn bộ thế giới quan của mình từ trước tới giờ luôn. Quá nhiều thông tin, lối tư duy trong một cuốn sách. Chắc chắn là mình sẽ còn phải đọc đi đọc lại nhiều thì mới áp dụng được một phần nhỏ của cuốn sách này vào cuộc sống.

Ichiro KISHIMI Philosopher, Adlerian psychologist and translator of English and German languages. Born in 1956.

M.A.in philosophy from Kyoto University. Director of the Japanese Society of Adlerian psychology. Former counselor at Maeda Clinic in Kyoto and has taught philosophy and ancient Greek at various institutions such as Kyoto University of Education and Nara Women's University.

He presently t

Ichiro KISHIMI Philosopher, Adlerian psychologist and translator of English and German languages. Born in 1956.

M.A.in philosophy from Kyoto University. Director of the Japanese Society of Adlerian psychology. Former counselor at Maeda Clinic in Kyoto and has taught philosophy and ancient Greek at various institutions such as Kyoto University of Education and Nara Women's University.

He presently teaches educational psychology and clinical psychology at Meiji School of Oriental Medicine in Suita, Osaka. Kishimi now has his own private counseling office in Kameoka, Kyoto, and devotes his time to giving lectures on Adlerian Psychology and child education.

...more

Articles featuring this book

Dám bị ghét bản tiếng Anh

  Every December, as we wrap up our annual Goodreads Reading Challenge, we ask our book-loving colleagues a simple yet incredibly tough...

“Do Not Live to Satisfy the Expectations of Others” — 88 likes

“A healthy feeling of inferiority is not something that comes from comparing oneself to others; it comes from one’s comparison with one’s ideal self.” — 87 likes

More quotes…

Welcome back. Just a moment while we sign you in to your Goodreads account.

Dám bị ghét bản tiếng Anh