Đại học Mở tỷ lệ có việc làm

[PLO]-  Bình quân có khoảng 240.000 sinh viên tốt nghiệp đại học mỗi năm trên cả nước.

Ngày 15 – 5, Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực [Bộ GD&ĐT] tổ chức Chương trình tư vấn trực tuyến về hướng nghiệp, tuyển sinh năm 2022.

Tại đây ông Bùi Văn Linh, Giám đốc trung tâm cho biết, Việt Nam hiện nay có khoảng 240 trường đại học, với khoảng 1,7 triệu sinh viên [SV], bình quân từ 2019 – 2021 cho thấy, cả nước có khoảng 240.000 SV tốt nghiệp hàng năm. Đây là cơ cấu quan trọng trong nguồn nhân lực chất lượng cao của quốc gia.

Thống kê từ năm 2018 đến năm 2020, các nhóm ngành luôn đứng đầu về số lượng đào tạo và số lượng SV tốt nghiệp hàng năm, gồm: Khoa học Giáo dục và Đào tạo giáo viên; Nhân văn; Khoa học Xã hội và Hành vi; Kinh doanh và Quản lý; Pháp luật; Máy tính và Công nghệ thông tin; Công nghệ Kỹ thuật; ngành Kỹ thuật; Kiến trúc và Xây dựng; Sức khỏe.

Rất nhiều ngành, nghề mở ra cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học. Ảnh PHI HÙNG

Theo ông Linh, số lượng đầu ra, phản ánh số lượng đăng ký đầu vào của các trường đại học trong mười nhóm ngành lớn nói trên [chiếm cơ cấu trên 80% số lượng SV tốt nghiệp hàng năm]. Điều này ảnh hưởng nhiều đến tổng quy mô, hoạt động động đăng ký đầu vào của học sinh lớp 12 THPT

Bên cạnh đó, năm 2020 có năm lĩnh vực có SV tốt nghiệp thấp nhất, gồm: Toán và thống kê [293 SV]; Thú y [715 SV]; Dịch vụ vận tải [1.338 SV]; Dịch vụ xã hội [1.600 SV; Nghệ thuật [1.800 SV].

Xu hướng việc làm dựa trên tỷ lệ SV tốt nghiệp có việc làm năm 2020 chia làm bốn nhóm, gồm:

- Nhóm ngành SV tốt nghiệp có việc làm ở mức cao [trên 85%]: Dịch vụ vận tải; Nghệ thuật; Thú y. Tuy nhiên, số lượng quy mô SV tốt nghiệp của những ngành này không cao.

- Nhóm ngành SV tốt nghiệp có việc làm ở mức khá [từ 75 – 85%]: Kiến trúc và Xây dựng; Sản xuất và Chế biến; Toán thống kê; Sức khỏe; Nông - Lâm - Thủy sản; Khoa học sự sống.

- Nhóm ngành SV tốt nghiệp có việc làm ở mức trung bình [từ 70 – dưới 75%]: Hầu hết 10 nhóm ngành, lĩnh vực có tỷ lệ SV tốt nghiệp nhiều đã kể trên.

- Nhóm ngành SV tốt nghiệp có việc làm ở mức thấp [dưới 70 %]: Dịch vụ xã hội; Môi trường và Bảo vệ môi trường; Pháp luật; Kinh doanh và Quản lý; Khoa học Xã hội và Hành vi. Đây là những nhóm ngành đang gặp khó khăn về tư vấn học đường, vị trí công tác xã hội, có những hạn chế nhất định.

90% thí sinh vào đại học vẫn dựa vào phương thức xét tuyển truyền thống

[PLO]-  Đại diện Bộ GD&ĐT thông tin, năm 2021, 90% thí sinh được xét tuyển vào đại học trên cả nước vẫn sử dụng phương thức truyền thống là điểm thi tốt nghiệp THPT và xét học bạ.

PHI HÙNG

Nhiều trường đại học đã bắt đầu công bố tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm sau 12 tháng. Con số này có sự khác biệt chênh lệch giữa các nhóm trường khác nhau.

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ năm 2018, các trường đại học phải công bố tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm, điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo về đội ngũ giảng viên, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất… mới được phép công bố chỉ tiêu, phương thức tuyển sinh năm 2020.

Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu các trường phải công bố cụ thể và công khai tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm trên website của trường và cổng thông tin tuyển sinh của Bộ.
Nhóm các trường đại học vùng như: ĐH Tây Bắc, ĐH Hồng Đức, ĐH Điều dưỡng Nam Định… tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm sau 12 tháng thấp [khoảng từ trên 30% – 70%] hơn hẳn nhóm các trường đại học ở thành phố lớn, thủ đô đều từ 80% trở lên.

Dưới đây là danh sách cụ thể các trường đã công bố tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm sau 12 tháng:


Danh sách các trường đại học công bố tỉ lệ sinh viên có việc làm sau khi ra trường sẽ liên tục được cập nhật trong thời gian tới…

Trường Đại học Mở TP.HCM đào tạo đồng hành cùng doanh nghiệp

Sinh viên sớm có trải nghiệm thực tế

Trong suốt quá trình học tập tại trường, sinh viên ĐH Mở TP.HCM được chú trọng rèn luyện kỹ năng chuyên môn và các kỹ năng mềm. Đây là những nội dung được lồng ghép trong các buổi học tại giảng đường, sinh hoạt ngoại khoá, các cuộc thi học thuật, hoạt động của các câu lạc bộ sinh viên, các buổi học tập thực tế, thực tập thực tế tại doanh nghiệp.

Đơn cử, sinh viên ngành Công nghệ sinh học được tham gia chương trình Co-op tại tập đoàn Mỹ Lan. Đây là quy trình học tập có các học kỳ học tại trường xen kẽ với học kỳ làm việc ở các Công ty tư nhân hoặc Nhà nước. Sinh viên sẽ tích lũy được kinh nghiệm làm việc trong lúc học tập tại Trường và được trả lương trong học kỳ làm việc.

Đây không phải là ngành duy nhất của trường thực hiện đào tạo theo định hướng ứng dụng. Sinh viên ngành Tài chính - Ngân hàng, được thực hành tại ngân hàng mô phỏng OUbank giúp sinh viên trải nghiệm các giao dịch, tình huống và thực hành nghiệp vụ với hệ thống cơ sở vật chất như một ngân hàng thực tế. Sinh viên khoa Đào tạo đặc biệt được học mô phỏng, đưa đi tham quan, kiến tập, thực tập. 

Nhiều hoạt động như giao lưu với sinh viên quốc tế, tổ chức các chuyên đề kỹ năng, hội thảo khoa học cùng hoạt động của các câu lạc bộ, đội, nhóm…

Lễ khai trương ngân hàng Mô Phỏng Oubank

Theo ĐH Mở TP.HCM, kết quả khảo sát của trường cho thấy gần 90% sinh viên ra trường có việc làm trong vòng 3 tháng đầu tiên sau tốt nghiệp, các nhà tuyển dụng hài lòng về chất lượng đào tạo, hầu hết sinh viên đều sẵn lòng giới thiệu cho bạn bè, người thân vào học.

Tự tin, bản lĩnh tham gia thị trường lao động

Xuất phát từ giá trị cốt lõi của nhà trường là thúc đẩy việc giảng dạy và nghiên cứu đáp ứng các yêu cầu phát sinh từ thực tế, nhiều năm qua trường Đại học Mở TP.HCM đã không ngừng gắn kết với doanh nghiệp, luôn hỗ trợ tìm kiếm những công việc thực tập - kiến tập phù hợp, tạo điều kiện cho sinh viên có một môi trường rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm để tự tin, bản lĩnh, trưởng thành khi tham gia vào thị trường lao động. 

Với phương châm đào tạo đa ngành, đa bậc của trường theo định hướng ứng dụng, kết nối có hiệu quả với cơ quan, doanh nghiệp, địa phương bằng các phương thức linh hoạt, thuận tiện giúp người học thành công sau khi tốt nghiệp. 

Sau 31 năm hình thành và phát triển, trường đã cung ứng cho xã hội hàng chục nghìn cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ - nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đến nay nhà trường đã kết nối với 307 đơn vị doanh nghiệp uy tín.

Đại học Mở thúc đẩy việc giảng dạy và nghiên cứu đáp ứng các yêu cầu phát sinh từ thực tế, không ngừng gắn kết với doanh nghiệp

"Mục tiêu sâu xa của mối quan hệ tương tác giữa nhà trường và doanh nghiệp dưới góc độ đào tạo là Nhà trường sẽ hỗ trợ giải quyết đầu ra công việc cho sinh viên sau tốt nghiệp, giúp cải tiến chương trình giảng dạy đi sát với thực tiễn, phát triển tính hiệu quả. Dưới cái nhìn của doanh nghiệp, nguồn nhân lực đã qua đào tạo thực tế, có những kỹ năng nghiệp vụ cần thiết có thể sử dụng được ngay, giảm thiểu tối đa chi phí và thời gian đào tạo lại. Việc chủ động kết nối giữa nhà trường và doanh nghiệp bước đầu mở ra lời giải cho bài toán cung - cầu vĩ mô về nguồn nhân lực chuyên nghiệp" - đại diện ĐH Mở TP.HCM khẳng định.

Trường ĐH Mở TP.HCM đào tạo Đa bậc từ: đại học, thạc sĩ và tiến sĩ; đa dạng ngành - đa Lĩnh vực từ: Kinh tế, QTKD, Ngoại ngữ, Luật, Xã hội, Kỹ thuật, CNTT... Ngoài ra, còn có các chương trình Liên kết cấp bằng quốc tế do các Trường ĐH Flinders, Bond - Úc, Rouen - Pháp cấp bằng.

Học phí: Đại học Mở TP.HCM là Trường công lập, nên học phí ở mức tương đối: Chương trình đại trà: 18 - 23,5 triệu/năm [chia làm 3 học kỳ đóng học phí]; Chương trình chất lượng cao: 36 – 38 triệu/năm [chia làm 3 học kỳ đóng học phí]

Về tuyển sinh 2021: Trường đại học Mở Tp.HCM tuyển sinh gần 4500 chỉ tiêu, với 26 ngành đào tạo Đại trà và 10 ngành đào tạo Chất lượng cao. [Kinh tế, QTKD, Ngân hàng, kế toán, Ngoại ngữ, Luật, Xã hội, Xây dựng, Sinh học, Công nghệ thông tin....]

Xét tuyển dựa trên 2 phương thức chính:

- Xét tuyển dựa theo Kết quả thi Tốt nghiệp THPT năm 2021 [50% chỉ tiêu]

- Xét tuyển dựa trên Kết quả điểm Học bạ 3 năm THPT [50% chỉ tiêu]: Xét tuyển điểm TB các môn trong Tổ hợp xét tuyển năm lớp 10, 11, và học kỳ 1 lớp 12. Thí sinh đăng ký trực tuyến trên trang tuyensinh.ou.edu.vn đến 20h ngày 17-5-2021 và không có lệ phí.

Ngoài ra trường còn thực hiện xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển: Theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT, Ưu tiên xét tuyển Học sinh Giỏi, Ưu tiên xét tuyển học sinh có chứng chỉ Ngoại ngữ như IELTS [và các chứng chỉ khác tương đương]…

Học bổng: Trường dành 20 tỉ đồng học bổng dành riêng cho sinh viên trúng tuyển vào trường năm 2021.

Thông tin tuyển sinh của Trường ĐH Mở TP.HCM: tuyensinh.ou.edu.vn.

Chủ Đề