Daấm gạo hoa quả còn gọi là dấm gì năm 2024

Giấm gạo là loại gia vị quen thuộc trong căn bếp của các gia đình. Chúng góp mặt trong công thức chế biến các món ngon. Giấm gạo làm tăng hương vị của món nước chấm chua ngọt đặc trưng, là nguyên liệu không thể thiếu trong món salad đầy dinh dưỡng, là thành phần quan trọng trong món chân gà ngâm sả tắc, gân bò dầm chua ngọt,…Vậy giấm gạo là gì? Giấm gạo được chế biến như thế nào?

Giấm gạo là gia vị không thể thiếu trong căn bếp của các gia đình (Ảnh: Internet)

Giấm là một loại chất lỏng có vị chua, được hình thành từ quá trình lên men của rượu etylic. Thành phần chính của giấm là axit axêtic ở trạng thái dung dịch có nồng độ khoảng 5%. Có nhiều loại giấm khác nhau, ví dụ như giấm gạo, giấm táo, giấm vải thiều, giấm rượu vang, giấm nho,… Các loại giấm có công dụng là được gia vào thức ăn, nước chấm để tạo vị chua, kích thích vị giác. Giấm được dùng để muối chua rau quả nhằm để bảo quản được lâu hơn. Ngoài ra, tính sát trùng nhẹ của giấm được sử dụng trong việc tẩy rửa và dùng nhiều trong y học như làm giảm đau những vết bỏng hay vết rộp do tiếp xúc với nắng. Một số người còn uống giấm để giảm cân.

Trong đó, giấm gạo là gì? Giấm gạo là loại giấm được làm từ rượu gạo hoặc rượu nếp. Tùy vào thành phần tạo nên giấm mà chúng gắn liền với những tên gọi khác nhau. Giấm gạo có nhiều màu sắc khác nhau. Những màu sắc này được tạo nên bởi màu sắc nguyên bản của các loại gạo. Giấm trắng có màu trong suốt đến vàng nhạt là được làm từ rượu gạo. Đây là loại được sử dụng phổ biến ở hầu hết các nước châu Á. Giấm trắng có nồng độ axit axetic cao nhất trong các loại giấm gạo. Giấm đỏ được làm từ gạo hồng hay gạo lứt nên có mùi vị đặc trưng và ít chua hơn giấm trắng. Loại giấm này được sản xuất ở Trung quốc nên còn được gọi là giấm Tiều hay giấm Tàu. Ở Việt Nam, giấm đỏ có thể thấy nhiều tại những tiệm mì do người Việt gốc Hoa làm chủ. Giấm đen được làm từ gạo nếp than, chúng còn ít chua hơn cả giấm đỏ nhưng có mùi nồng hơn.

Cách làm giấm gạo lứt đơn giản

Daấm gạo hoa quả còn gọi là dấm gì năm 2024
Gạo lứt là nguyên liệu tạo ra giấm đỏ (Ảnh: Internet)

Mặc dù giấm gạo được làm từ nhiều loại gạo khác nhau nhưng hôm nay chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn loại giấm được làm từ gạo lứt. Đây là loại giấm ngoài việc dùng vào làm gia vị thì được nhiều người sử dụng để giảm cân.

Nguyên liệu làm giấm gạo lứt

  • 1 kg gạo lứt
  • 400gr men bia
  • 400gr đường trắng
  • 2 quả trứng gà
  • Nồi
  • Vải lọc (sạch)
  • Lọ thủy tinh

Cách làm giấm gạo lứt

Bước 1: Gạo lứt đem đi vo sạch rồi nấu thành cơm. Sau đó, bạn ngâm cơm với 1.5 lít nước sạch và cho vào tủ lạnh, để qua đêm.

Bước 2: Mang phần cơm ngâm qua đêm trong tủ lạnh ra, dùng miếng vải sạch bọc hỗn hợp cơm lại rồi vắt kỹ, lọc lấy nước.

Bước 3: Dùng chén để đong xem vắt được bao nhiêu chén nước. Sau đó pha đường vào nước cơm theo tỉ lệ 4 chén nước 2.5 chén đường rồi khuấy đều cho đường tan hết.

Bước 4: Cho hỗn hợp nước cơm và đường trên vào nồi sạch, đặt nồi này lên bếp và đun với lửa vừa trong khoảng 30 phút rồi tắt bếp, để nguội.

Bước 4: Trộn hỗn hợp nước đã nấu sôi với men bia rồi cho vào lọ thủy tinh. Để như vậy trong vòng 1 tuần cho lên men.

Cuối cùng, bạn lấy dấm đã lên men cho vào nồi rồi đặt lên bếp đun sôi cùng 2 lòng trắng trứng gà. Khi lòng trắng trứng gà chín thì dùng vá lỗ vớt ra, phần dấm nguội là có thể sử dụng được.

Với thông tin giấm gạo là gì và cách làm giấm gạo lứt đơn giản tại nhà này bạn có thể không cần phải thắc mắc nên mua giấm gạo ở đâu nữa nhé. Cinnamon là một loại dược liệu quý với nhiều công dụng khác nhau, ngoài ra cinnamon còn được sử dụng trong chế biến nhiều món ăn hấp dẫn. Tuy nhiên, rất ít bạn biết Cinnamon là gì và cách sử dụng Cinnamon ra sao. Nếu chưa, hãy cùng tìm hiểu các vấn đề này nhé!

Daấm gạo hoa quả còn gọi là dấm gì năm 2024

Mai Sĩ Khuê hiện đang là Bếp trưởng tại chuỗi nhà hàng Phố Sài Gòn nổi tiếng tại TP. HCM. Đồng thời, Mai Sĩ Khuê cũng là giảng viên cộng tác tại Hướng Nghiệp Á Âu và một số trường dạy nấu ăn khác. Với hơn 15 năm kinh nghiệm làm việc tại nhiều nhà hàng, khách sạn lớn trên cả nước, Mai Sĩ Khuê sẽ chia sẻ đến bạn những kiến thức ẩm thực, kỹ năng nấu ăn chuyên nghiệp thông qua các bài viết.

Giấm là loại gia vị có trong kệ bếp của mỗi nhà. Được dùng làm gia vị nhưng giấm còn có tác dụng tẩy dầu mỡ, làm sạch thảm và các vết bẩn. Hơn thế nữa, giấm còn nhiều lợi ích khác nhau cho sức khỏe.

Giấm táo

Giấm táo được làm từ rượu táo. Loại giấm có màu vàng nhạt này được làm từ táo ép, giúp tăng thêm hương vị trái cây. Giàu chất dinh dưỡng, giấm táo được sử dụng trong món salad, tương ớt, chất bảo quản thực phẩm và nước xốt.

Lợi ích của giấm táo: Hỗ trợ giảm cân, ổn định đường huyết, ngăn trào ngược axit, giảm cholesterol, chữa viêm họng, cải thiện sức khỏe tim mạch, cải thiện sự trao đổi chất, làm đẹp da.

Giấm đỏ/trắng

Giấm rượu vang đỏ/trắng còn được gọi là giấm truyền thống, được sử dụng phổ biến trong quá trình nấu nướng. Những loại giấm này được làm từ sự pha trộn của rượu vang đỏ hoặc rượu vang trắng.

Giấm trắng có vị thơm, trong khi giấm đỏ có vị quả mâm xôi tự nhiên. Giấm đỏ thường được sử dụng để chế biến thịt lợn, trong khi giấm trắng được sử dụng để chế biến gà / cá.

Lợi ích của giấm đỏ/trắng: Phương thuốc tuyệt vời cho chứng khó tiêu, giúp làm chậm các dấu hiệu lão hóa, giảm mỡ trong cơ thể, đẹp da.

Daấm gạo hoa quả còn gọi là dấm gì năm 2024
Các loại giấm với nhiều lợi ích khác nhau cho sức khỏe của bạn.

Giấm gạo

Giấm gạo là một trong những loại giấm lâu đời, được làm bằng cách lên men rượu gạo, giấm gạo có màu trắng, đỏ hoặc đen và cũng có sẵn ở dạng gia vị hoặc chưa pha và chứa axit axetic và một lượng axit amin vừa phải. Giấm gạo trắng được sử dụng để ngâm rau, trong khi giấm gạo đỏ được sử dụng để chuẩn bị nước sốt hoặc nước chấm.

Lợi ích của giấm gạo: Giúp cải thiện tiêu hóa, có thể điều trị chứng mệt mỏi, giúp cải thiện miễn dịch, tim và gan.

Giấm Balsamic

Giấm Balsamic theo truyền thống được biết đến là loại giấm có màu nâu sẫm, được làm từ nho chưa lọc và chưa lên men. Giấm balsamic rất giàu chất chống ôxy hóa và chứa ít cholesterol và chất béo bão hòa.

Lợi ích sức khỏe của giấm balsamic: Giảm nguy cơ ung thư, bệnh tim mạch, giúp giảm đau. Có thể hoạt động như một chất ức chế sự thèm ăn.

Giấm mạch nha

Loại giấm có màu vàng nhạt này phổ biến ở Áo, Đức và Hà Lan. Nó đặc biệt được làm từ bia. Giấm mạch nha chứa axit axetic, được pha loãng từ 4% đến 8% độ axit, làm cho nó trở thành một thành phần tuyệt vời trong giảm cân

Lợi ích của giấm mạch nha: Kiểm soát đường huyết, bệnh tiểu đường loại 2, giảm cân, giảm lượng cholesterol.

Giấm mía

Đây là loại giấm được chiết xuất từ mía và được sử dụng phổ biến ở Philippines. Vị của giấm mía giống như vị của giấm gạo. Tuy nhiên, trái với tên gọi, giấm mía không ngọt và có hương vị tương tự như các loại giấm khác.

Lợi ích sức khỏe của giấm mía: Có thể giúp cải thiện chất lượng da, giúp kiểm soát bệnh viêm dây thần kinh dạng hạt, giúp kiểm soát đường huyết.