Cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học 2022 -- 2022

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết: Từ năm học 2011-2012, Bộ GD-ĐT đã triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh trung học và tổ chức Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học [VISEF]. Đây là hoạt động quen thuộc mang dấu ấn của sự hội nhập quốc tế, thu hút hàng ngàn học sinh tham gia.

Năm thứ 10 cuộc thi được tổ chức trong bối cảnh dịch Covid-19, nhiều học sinh vẫn chưa được đến trường.

“Tôi hy vọng rằng, thông qua hoạt động này, chúng ta sẽ nhận thức đầy đủ hơn, sâu hơn về tầm quan trọng của chuyển đổi số trong giáo dục, hy vọng từ những thách thức khó khăn do dịch bệnh Covid-19 gây ra, chúng ta càng nhanh chóng khẳng định được hiệu quả của việc chuyển đổi số trong giáo dục.

Bên cạnh đó, chúng ta sẽ có nhận thức mới về chất lượng giáo dục, mở rộng về không gian, thời gian và hình thức dạy học, thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá trong các nhà trường, đồng thời khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học, các tổ chức nghiên cứu khoa học và các cá nhân tham gia vào hoạt động giáo dục của trường phổ thông”, Thứ trưởng bày tỏ.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ

Thông tin về cuộc thi, ông Sái Công Hồng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Phó trưởng Ban chỉ đạo cho hay: Tham gia cuộc thi năm nay có 71 đơn vị gồm 60 Sở GD-ĐT và 11 Trường THPT trực thuộc Bộ GD-ĐT, thuộc Trường Đại học với 144 dự án, 273 học sinh.

22 lĩnh vực cuộc thi bao gồm: Khoa học động vật, Khoa học xã hội và hành vi, Hóa Sinh, Y Sinh và khoa học Sức khỏe, Kỹ thuật Y Sinh, Sinh học tế bào và phân tử, Hóa học, Sinh học trên máy tính và Sinh -Tin, Khoa học Trái đất và Môi trường, Hệ thống nhúng, Năng lượng: Hóa học, Năng lượng: Vật lí, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật môi trường, Khoa học vật liệu, Toán học, Vi Sinh, Vật lí và Thiên văn, Khoa học Thực vật, Rô bốt và máy thông minh, Phần mềm hệ thống, Y học chuyển dịch.

Mặc dù triển khai bằng hình thức trực tuyến, Bộ GD-ĐT khẳng định cuộc thi vẫn được diễn ra nghiêm ngặt, công bằng ở tất cả các khâu. Ban giám khảo cuộc thi là các giảng viên, nghiên cứu viên các trường Đại học; Học viện; Viện nghiên cứu trên khắp cả nước.

Nguồn: Bộ GD-ĐT

Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp quốc gia năm 2021 vừa kết thúc đã khiến dư luận xôn xao về sự trùng lặp tên các đề tài, tính minh bạch và kể cả việc nên giữ hay bỏ cuộc thi này.

Những đề tài mà học sinh phổ thông nghiên cứu như phục hồi chức năng cho bệnh nhân đột quỵ, điều trị ung thư…có thể là tiêu đề cho các luận án tiến sĩ, thậm chí là dự án nghiên cứu chuyên sâu cấp bộ hay cấp quốc gia.

Cuộc thi sáng tạo Khoa học kỹ thuật quốc gia dành cho học sinh trung học được đánh giá là sân chơi trí tuệ, bổ ích, tuy nhiên để xảy ra những “góc khuất” là do “người lớn”.

Ngày 20/1, tại TP Hạ Long, Sở GD&ĐT đã tổng kết và trao giải Cuộc thi Khoa học kỹ thuật [KHKT] dành cho học sinh trung học cấp tỉnh, năm học 2021-2022.

Sở GD&ĐT công bố 2 dự án được tham dự Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp quốc gia năm học 2021-2022. Ảnh Sở GD&ĐT cung cấp

Cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học cấp tỉnh năm học 2021-2022 có 93 dự án, thuộc 13 lĩnh vực của 177 học sinh đến từ 40 trường THCS, 28 trường THPT và TTHN&GDTX trong tỉnh tham gia. Do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Cuộc thi được tổ chức từ ngày 19/1 đến ngày 20/1/2022, hình thức chấm kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến.

Theo Sở GD&ĐT, các đề tài, dự án tham gia có nhiều sáng tạo từ những vấn đề rất gần với cuộc sống học sinh, như: Việc bảo tồn các giá trị văn hóa bản địa của Quảng Ninh; các vấn đề kỹ thuật phục vụ đời sống sinh hoạt gia đình; ý tưởng xuất phát từ các mô hình giáo dục STEM; vấn đề đang xảy ra trong cuộc sống trên phạm vi toàn cầu như đại dịch Covid-19…

Đa số các tác giả dự án đều đã phát hiện ra vấn đề, tìm hiểu thông tin, sử dụng các phương pháp nghiên cứu hợp lý để giải quyết vấn đề và đưa ra kết quả cuối cùng của dự án. Với hoạt động thuyết trình, nhiều học sinh đã bộc lộ tinh thần, niềm đam mê nghiên cứu khoa học và khả năng trình bày, khả năng tương tác giao tiếp tốt. Lần đầu tiên thay vì báo cáo trực tiếp trên Poster, mỗi báo cáo khoa học còn được các nhóm tác giả trình bày thông qua hệ thống trực tuyến.

Học sinh Lê Quang Minh, Trường THPT Chuyên Hạ Long, tuyên truyền cho dự án "Hỗ trợ sức khoẻ tâm thần cho học sinh THPT trong đại dịch Covid-19". 

Kết quả, Ban Tổ chức Cuộc đã trao giải cho 49 dự án. Trong đó có 6 giải Nhất, 9 giải Nhì, 14 giải Ba, 20 giải Tư. Ban Tổ chức đã lựa chọn 2 giải nhất tham dự Cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học cấp quốc gia năm học 2021-2022 là: Dự án hỗ trợ sức khỏe tâm thần cho học sinh THPT trong đại dịch Covid-19 của nhóm tác giả Lê Quang Minh và Lê Tuấn Minh, học sinh Trường THPT Chuyên Hạ Long; Dự án Tối ưu điều kiện tách chiết Polyphenol tổng số từ lá cây húng quế [Ocimum basilicum L] bằng mô hình Box-Behnken và thử nghiệm bảo quản trái cam [Citrus sinensis] của nhóm tác giả Nguyễn Trung Hiếu, Nguyễn Khải Gia, học sinh Trường THPT Uông Bí.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại lễ khai mạc cuộc thi - Ảnh: MOET

Cuộc thi năm nay diễn ra từ ngày 25 đến 27-3, tại Học viện Viettel [huyện Thạch Thất, Hà Nội], được Bộ Giáo dục và đào tạo tổ chức nhằm khuyến khích học sinh trung học nghiên cứu khoa học, sáng tạo kỹ thuật, công nghệ; đổi mới hình thức dạy học, phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh…

Phát biểu tại lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Nguyễn Hữu Độ cho biết từ năm học 2011-2012, bộ đã triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học và cuộc thi này. Đây là hoạt động quen thuộc mang dấu ấn của sự hội nhập quốc tế; cuộc thi tổ chức trong bối cảnh dịch COVID-19, nhưng vẫn thu hút hàng ngàn học sinh tham gia.

"Tôi hy vọng rằng thông qua hoạt động này, chúng ta sẽ nhận thức đầy đủ hơn, sâu hơn về tầm quan trọng của chuyển đổi số trong giáo dục. Từ những thách thức khó khăn do dịch bệnh COVID-19, chúng ta càng nhanh chóng khẳng định được hiệu quả của việc chuyển đổi số trong giáo dục.

Bên cạnh đó, chúng ta sẽ có nhận thức mới về chất lượng giáo dục, mở rộng về không gian, thời gian và hình thức dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá trong các nhà trường. Đồng thời khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học, các tổ chức nghiên cứu khoa học và cá nhân tham gia vào hoạt động giáo dục của trường phổ thông", thứ trưởng chia sẻ.

Tham gia cuộc thi năm nay có 71 đơn vị gồm 60 Sở Giáo dục và đào tạo, 11 trường THPT trực thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo. Tổng số dự án đăng ký dự thi là 144 dự án, 273 học sinh. Trong đó cấp THPT có 129 dự án với 244 học sinh; cấp THCS 15 dự án với 29 học sinh.

Năm nay các dự án nghiên cứu tham gia trên 22 lĩnh vực. Ban giám khảo cuộc thi là các giảng viên, nghiên cứu viên các trường đại học, học viện, viện nghiên cứu thuộc ba miền Bắc - Trung - Nam.

THẢO THƯƠNG

Video liên quan

Chủ Đề