Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trong các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 có ý nghĩa như thế nào

Đất nước ta đứng trước muôn vàn khó khăn, thử thách. Theo thỏa thuận giữa các nước đồng minh thắng trận, quân đội Tưởng Giới Thạch vào đóng tại miền Bắc, quân Anh [theo sau là quân Pháp] vào đóng tại miền Nam Việt Nam làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật [lấy vĩ tuyến 16 làm ranh giới], nhưng đều nuôi dưỡng ý đồ tiêu diệt lực lượng cách mạng và Đảng Cộng sản Đông Dương, thành lập chính quyền phản động tay sai. Trong khi đó, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước rơi vào khủng hoảng trầm trọng: Sản xuất trì trệ, ngân khố quốc gia trống rỗng, nạn đói năm 1945 làm gần 2 triệu người chết chưa khắc phục xong, hơn 90% dân số mù chữ, tệ nạn xã hội còn rất phổ biến, các thế lực phản động ra sức hoạt động chống phá... "Giặc đói", "giặc dốt", "giặc ngoại xâm" đang đe dọa, vận mệnh dân tộc như "ngàn cân treo sợi tóc".

Với dã tâm cướp nước ta một lần nữa, ngày 23/9/1945 được sự giúp đỡ của quân đội Anh, thực dân Pháp tiến công Sài Gòn mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai. Tiếp đó, từ tháng 10/1945 - 1/1946, quân Pháp tiếp tục đánh chiếm nhiều địa bàn quan trọng ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, từng bước thiết lập hệ thống kìm kẹp tại cơ sở. Trong bối cảnh đó, để tránh phải đương đầu với nhiều kẻ thù cùng một lúc, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa một mặt nhân nhượng cho quân đội Tưởng Giới Thạch một số quyền lợi ở miền Bắc [nhận cung cấp lương thực, nhận tiêu tiền "quan kim", "quốc tệ" đã mất giá...], mặt khác kiên quyết phát động phong trào ủng hộ Nam Bộ kháng chiến, đưa hàng vạn cán bộ, chiến sĩ vào Nam chiến đấu, trực tiếp góp phần làm thất bại âm mưu "đánh nhanh, thắng nhanh" của thực dân Pháp.

Do gặp khó khăn ở chiến trường miền Nam, thực dân Pháp không đủ khả năng đánh chiếm ngay miền Bắc, buộc phải đàm phán với Tưởng Giới Thạch hòng tìm bước đi thích hợp. Cuối tháng 2/1946, Hiệp ước Hoa - Pháp được ký kết. Theo đó, thực dân Pháp nhượng bộ cho Tưởng Giới Thạch một số quyền lợi kinh tế, chính trị, văn hóa... Ngược lại, quân Pháp sẽ ra miền Bắc thay thế quân Tưởng làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật, nhưng thực chất là chờ viện binh phát động chiến tranh. Để nhanh chóng gạt quân Tưởng về nước, đồng thời có thêm điều kiện chuẩn bị tiềm lực, ngày 6/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký với đại diện Chính phủ Pháp [Xanhtơni] bản Hiệp định sơ bộ, chấp thuận cho quân Pháp ra miền Bắc thay quân Tưởng làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật. Tiếp đó, ngày 14/9/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký với Chính phủ Pháp bản Tạm ước nhượng bộ cho Pháp thêm một số quyền lợi về kinh tế - văn hóa ở Việt Nam. Tranh thủ thời gian hòa hoãn, nhân dân ta ra sức xây dựng lực lượng. Ngày 22/5/1946, Chính phủ ra sắc lệnh quy định Vệ quốc đoàn chính thức trở thành Quân đội quốc gia nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngoài ra, cách mạng còn có gần 1 triệu đội viên thuộc lực lượng dân quân tự vệ khắp cả nước, tạo nền tảng vững chắc cho sự nghiệp đấu tranh suốt chặng đường về sau.

Cuối năm 1946, sau khi có thêm viện binh, thực dân Pháp liên tục tiến hành các hành động khiêu khích. Tháng 11/1946, chúng chiếm đóng Hải Phòng, Lạng Sơn, chính thức gây ra cuộc chiến tranh xâm lược miền Bắc. Tại Hà Nội, từ đầu tháng 12/1946, quân Pháp liên tục dùng đại bác, súng cối bắn phá vào nhiều khu phố tàn sát dân thường... đưa quân chiếm một số trụ sở cách mạng. Đặc biệt, ngày 18 và 19/12/1946, thực dân Pháp đã liên tiếp gửi tối hậu thư buộc Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải phá bỏ công sự trong thành phố, giải tán lực lượng tự vệ, giao quyền kiểm soát Thủ đô cho chúng.

Trước âm mưu, hành động xâm lược của kẻ thù, nhân dân Việt Nam không có con đường nào khác là cầm súng chiến đấu để bảo vệ độc lập, tự do. Ngày 18 và ngày 19/12/1946, tại Vạn Phúc, Hà Đông [nay thuộc thành phố Hà Nội], Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp mở rộng do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì, đề ra đường lối, quyết định cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Chiều ngày 19/12/1946, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Võ Nguyên Giáp quyết định chuyển đến các đơn vị lực lượng vũ trang mật lệnh về ngày và giờ của cuộc giao chiến trong toàn quốc. Khoảng 20 giờ ngày 19/12/1946, tín hiệu bắt đầu kháng chiến toàn quốc được phát ra, quân dân Thủ đô Hà Nội nổ súng mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc. Ngay đêm 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ ra Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến, trong đó Người khẳng định rõ: "Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa. Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ!"…

Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng ngày 20/12/1946, Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh được phát đi khắp cả nước. Đó là lời hịch cứu nước, thể hiện ý chí quyết tâm sắt đá của cả dân tộc, khơi dậy sức mạnh chủ nghĩa yêu nước, truyền thống anh hùng bất khuất; động viên, thôi thúc, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta bước vào cuộc kháng chiến giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc.

Hưởng ứng Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chấp hành mệnh lệnh của Trung ương Đảng và Bộ Tổng chỉ huy, quân dân ta tại các thành phố, thị xã ở Bắc vĩ tuyến 16 có quân Pháp chiếm đóng đồng loạt nổ súng đánh địch. Chiến sự diễn ra rất quyết liệt, đặc biệt là trong các thành phố lớn. Ngay tại Thủ đô Hà Nội, dù lực lượng chênh lệch, vũ khí thô sơ chống lại kẻ địch tinh nhuệ được trang bị hiện đại, nhưng với tinh thần "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh", đồng bào, chiến sĩ ta vẫn kiên cường bám trụ, giành nhau với địch từng căn nhà, từng góc phố. Cùng với Hà Nội, quân dân các địa phương khắp Bắc, Trung, Nam đã anh dũng đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược. Cả dân tộc chung sức đồng lòng với ý chí sục sôi, niềm tin tất thắng. Trải qua gần 2 tháng liên tục chiến đấu và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tiêu hao, giam chân địch trong thành phố, tạo điều kiện di chuyển các cơ quan, kho tàng, tổ chức nhân dân tản cư về vùng căn cứ xây dựng thế trận kháng chiến lâu dài, lực lượng ta rút về hậu phương an toàn.

Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Chinh đã xác lập đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ và dựa vào sức mình là chính; trở thành ánh sáng soi đường cho dân tộc ta đi đến thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Trên cơ sở đường lối đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã lần lượt đánh bại mọi âm mưu, kế hoạch xâm lược của thực dân Pháp, với đỉnh cao là Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Genevơ [năm 1954], chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Và 21 năm sau, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân ta đã cắm lá cờ trên nóc Dinh độc lập, kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, đem lại độc lập thống nhất toàn vẹn cho đất nước.

Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta sau ngày 30/4/1975 đã đạt được những thành tự to lớn, quan trọng, vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, đất nước ta vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh đến nước ta, gây nhiều thiệt hại về kinh tế - xã hội của đất nước.

Kỷ niệm 75 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến là dịp để chúng ta ôn lại và càng nhận thức sâu sắc, toàn diện hơn về chủ trương phát động toàn quốc kháng chiến của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh [19/12/1946]; phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc, quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức, nhất là tác động của đại dịch Covid-19 và thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nước vì mục tiêu: "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

Thanh Sang

Đây là thành tựu to lớn thể hiện tài lãnh đạo, chỉ đạo chiến tranh của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó nổi lên nghệ thuật tác chiến đô thị, mở đầu toàn quốc kháng chiến.

Sớm phát hiện âm mưu của quân Pháp, thực hiện quyết tâm của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, chiều 19-12-1946, đồng chí Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng-Tổng chỉ huy ra mệnh lệnh cho các LLVT ta: “Giờ chiến đấu đã đến”. Chấp hành mệnh lệnh, tại Hà Nội, 20 giờ ngày 19-12, dưới sự chỉ huy trực tiếp của Bộ Quốc phòng-Tổng chỉ huy, sau khi pháo binh bắn hiệu lệnh, các Tiểu đoàn 77, 101, 145, 212, 523 chủ lực Chiến khu 11 phối hợp với công an xung phong, tự vệ chiến đấu đồng loạt tiến công vào 30 vị trí và 60 ổ đề kháng của địch, mở đầu Toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cùng đêm 19 rạng ngày 20-12, các đơn vị bộ đội chủ lực phối hợp với LLVT tại chỗ [tự vệ chiến đấu, dân quân du kích, công an có vũ trang] được nhân dân hỗ trợ tiến công địch ở các thành phố Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng và các thị xã Hải Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh.

Những ngày đầu kháng chiến toàn quốc diễn ra các trận đánh giữa ta và địch trong các thành phố, thị xã, nhất là ở những thành phố lớn [Hà Nội, Huế, Đà Nẵng]. Đây là những địa bàn quan trọng, trung tâm chính trị, quân sự và kinh tế, địch được phép đóng quân theo Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946. Chiến sự bùng nổ trong điều kiện giữa ta và địch bố trí lực lượng xen kẽ nhau. Do tính chất quan trọng của từng thành phố, thị xã, ta và địch đều dốc sức tập trung quyết chiến ngay từ khi chiến sự bùng nổ. Xét tương quan lực lượng giữa ta và địch, ta xác định phương châm tác chiến là: Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch ngay từ đầu, sau đó nhanh chóng tổ chức một bộ phận nằm trong lòng địch, xen kẽ với địch đánh ra và một bộ phận bố trí ở vòng ngoài đánh vào, thực hiện “trong ngoài cùng đánh”.

Chướng ngại vật chiến đấu được dựng trên đường phố Hà Nội.Ảnh tư liệu

Quá trình tác chiến trong từng thành phố, thị xã diễn ra trong điều kiện không gian vượt ra ngoài phạm vi của từng trận đánh cụ thể. Đó là không gian của nhiều trận đánh diễn ra đồng thời và kế tiếp có tác dụng hỗ trợ nhau, ảnh hưởng tác động qua lại ở chừng mực nhất định trên một địa bàn tác chiến, bao gồm trong nội thành, nội thị và vùng ven. Thời gian tác chiến, tuy không khởi đầu đồng loạt giữa các thành phố, thị xã [do điều kiện thông tin-chỉ huy hồi đó], cũng không kết thúc đồng thời [do điều kiện cụ thể từng thành phố, thị xã], nhưng đều là hoạt động tác chiến dài ngày, theo kế hoạch chung của Bộ Tổng chỉ huy là gây ảnh hưởng chính trị trong và ngoài nước, đồng thời tạo điều kiện cho cả nước chủ động chuyển sang thời chiến.

Về cách đánh, mặc dù điều kiện trang bị, vũ khí, trình độ tác chiến hạn chế, kinh nghiệm tổ chức chỉ huy còn ít, nhưng LLVT ta vận dụng sáng tạo các hình thức tác chiến, trong đó kết hợp chiến đấu phòng ngự với tiến công, lấy tiến công làm hoạt động tác chiến chủ yếu. Trong tác chiến tiến công, ta vận dụng hai hình thức tập kích và phục kích. Đối với các trận tập kích, ta sử dụng lực lượng quy mô tổ, tiểu đội, trung đội, bí mật luồn lách, áp sát vị trí địch, rồi bất ngờ dùng súng bắn thẳng và lựu đạn diệt bộ binh, phá hủy, hoặc đốt xe quân sự, xe tăng, sau đó nhanh chóng rút ra an toàn, khiến quân địch ở các vị trí lân cận không kịp chi viện ứng cứu, hoặc bao vây truy kích ta. Với những trận phục kích, ta thường ém quân sẵn ở hai bên dãy phố nội thành, hay nội thị, hoặc vùng ven, tiêu biểu như trận phục kích địch ở bờ đê sông Hồng [Hà Nội], chờ khi địch tiến công, ta chống cự một lúc rồi giả vờ thua chạy để quân địch truy đuổi, sa vào trận địa ta mai phục, bất ngờ tiến công, gây cho chúng thiệt hại nặng.

Trong tác chiến phòng ngự, dựa vào kiến trúc cổ nội thành, hay nội thị, điển hình là Hà Nội, ta tổ chức hai loại trận địa: Một là, ta huy động nhiều đồ vật đặt dọc theo từng trục đường phố, tạo thành các chiến lũy kế tiếp nhau để ngăn chặn xe tăng, xe thiết giáp, cơ giới, bộ binh của địch; đồng thời bí mật bố trí ở hai bên dãy phố các hố bắn, tuyến bắn liền kề nhau để diệt xe cơ giới, tiêu diệt bộ binh địch. Hai là, ta tổ chức một trung đội, có nơi một đại đội phòng thủ trên nhà cao tầng để phát huy hỏa lực tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Trong các trận tác chiến phòng ngự ở Ô Chợ Dừa, Ngã Tư Sở, phố Đội Cấn, Vĩnh Tuy, Nhật Tân [Hà Nội], lúc đầu ta gặp khó khăn do địch tiến công hướng chính diện, kết hợp với vu hồi, nhưng ta đã kịp thời phát hiện, chủ động đánh quân địch vu hồi hiệu quả.

Về thời gian tác chiến mở đầu toàn quốc kháng chiến, quân và dân ta ở các đô thị Bắc vĩ tuyến 16 đã quán triệt sâu sắc tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh là “bảo toàn lực lượng, kháng chiến lâu dài” và vận dụng cách đánh phù hợp, hiệu quả. Nhờ vận dụng sáng tạo, linh hoạt các hình thức tác chiến trong đô thị, trong đó chủ yếu là tập kích, phục kích và chủ động phòng ngự, tích cực tiến công, quân và dân ta đã tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giam chân chúng trong nội thành vượt thời gian dự kiến ban đầu nhiều lần, trong đó Đà Nẵng hơn một tháng, Huế 50 ngày đêm, Hà Nội 60 ngày đêm, Nam Định 86 ngày đêm...

Đại tá, TSDƯƠNG ĐÌNH LẬP

Video liên quan

Chủ Đề