Vì sao có hiện tượng sấm sét

Vào ngày mưa dông, khi hai đám mây tích điện trái dấu lại gần nhau, hiệu điện thế giữa chúng có thể lên tới hàng triệu vôn. Giữa hai đám mây có hiện tượng phóng tia lửa điện và ta trông thấy một tia chớp. Vài giây sau ta mới nghe thấy tiếng nổ, đó là sấm [do vận tốc ánh sáng nhanh hơn vận tốc của tiếng động nên ta trông thấy tia chớp trước]. Khi đám mây dông tích điện đi gần mặt đất tới những khu vực trống trải, gặp một vật có độ cao như cây cối, người cầm cuốc xẻng… thì sẽ có hiện tượng phóng tia lửa điện giữa đám mây và mặt đất.

Hello, xin chào tất cả các bạn đã quay lại với chuyên mục “Kiến thức hay” có trên Blog chia sẻ kiến thức [dot] com. Mỗi ngày đến với chuyên mục này, bạn sẽ nhận được những bài viết cực kỳ hữu ích cho cuộc sống.

OK ! Chắc hẳn các bạn đã nhiều lần nhìn thấy tia sét rồi phải không nào? Vậy bạn có bao giờ thắc mắc là tại sao lại có sấm sét không, và nó bắt nguồn từ đâu?

#1. Sấm sét là gì?

Cũng giống như mưa, gió và nắng thì sấm sét cũng là một hiện tượng tự nhiên hết sức bình thường. Sấm sét thường xuất hiện trước, trong hoặc sau những cơn mưa rào. Đó là những luồng điện cực mạnh và sẵn sàng phá hủy mọi thứ [nơi mà nó phóng xuống].

Hiện tượng phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây và mặt đất hoặc giữa các đám mây mang điện tích khác dấu được gọi là sét, tia sét.

Sét không chỉ xuất hiện trước, trong và sau mưa mà nó còn có thể xuất hiện trong các trận bão cát hoặc là các trận núi lửa phun trào.

Thông thường chúng ta sẽ nhìn thấy những tia sét phóng xuống mặt đất, tuy nhiên, cũng có [nhưng rất hiếm] trường hợp sét ngược, có nghĩa là sét phóng lên từ mặt đất lên các đám mây.

Đó là định nghĩa về sét hay cụ thể hơn là tia sét, còn sấm lại là âm thanh mà những tia sét này gây ra.

Chúng ta có lúc sẽ nghe thấy tiếng sét ngắn, diễn ra rất nhanh hoặc cũng có thể là âm thanh trầm to và kéo dài. Nó tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi tia sét. Mỗi tia sét khác nhau sẽ cho âm thanh của tiếng sấm khác nhau.

Sét là sự di chuyển của các ion trong không khí, thế nhưng chúng ta vẫn có thể nhìn thấy được tia sét là do sự phát sáng của dòng Plasma. Chúng ta thường thấy những tia sét trước khi nghe thấy tiếng sấm.

Cái này cũng dễ hiểu thôi, bởi vì tốc độ ánh sáng nhanh hơn tốc độ âm thanh rất nhiều. Dành cho những bạn chưa biết thì tốc độ ánh sáng rơi vào khoảng 300.000km/giây còn tốc độ âm thanh thì chỉ rơi vào khoảng 1.230 km/h.

Có thể bạn sẽ thích: [KHOA HỌC] Bạn đã biết gì về đơn vị NĂM ÁNH SÁNG rồi?

Cũng chính nhờ sự chênh lệch này mà người ta có thể tính toán được khoảng cách địa điểm của tia sét [nhờ vào việc tính toán khoảng thời gian chênh lệch từ lúc nhìn thấy tia sét cho đến khi nghe thấy âm thanh của tiếng sấm].

Tuy nhiên, ngoài việc phá hoại hết sức nặng nề ra thì những tia sét cũng có một tác dụng rất hữu ích. Các bạn có biết rằng nhờ những tia sét mà chúng ta có thể phát hiện ra các mỏ kim loại nằm sâu trong lòng đất?

Vâng, nếu như bạn chưa biết làm thế nào để người ta biết được thì đó chính là việc dựa vào bản đồ sét. Các kỹ sư thời tiết sẽ vẽ một bản đồ sét trong năm, nơi nào hay có sét đánh vào thì sẽ được khảo sát và tìm kiếm.

#2. Nguyên nhân gây ra sấm sét?

Như đã nói ở trên, sét được gây ra khi 2 đám mây tích điện trái dấu di chuyển lại gần nhau.

Nhưng không phải lúc nào cũng xảy ra hiện tượng sét, mà 2 đám mây  này phải có điện tích cực lớn, thậm chí dòng điện có hiệu điện thế lên đến hàng triệu Vôn, được phóng ra với vận tốc khoảng 100.000 km/s [1/3 vận tốc ánh sáng].

Lúc này vì tích điện trái dấu và mang điện tích cực lớn nên hiện tượng phóng điện sẽ xảy ra. Khi sét đánh sẽ mang nguồn nhiệt vô cùng lớn [khoảng 28.000oC], gấp 5 lần nhiệt độ bề mặt của mặt trời.

Tuy nhiên nó chỉ phóng điện giữa các đám mây mà thôi, để phóng được xuống mặt đất, cần phải có những vật hút sét nữa.

Thường thì những tia sét sẽ phóng xuống những vật cao hơn so với mặt bằng chung. Ví dụ như là cây cối, người cầm cuốc, xẻng đứng giữa đồng…

#3. Làm thế nào để tránh sấm sét?

Với điện tích lên đến cả triệu vôn, vậy nên mỗi lần sét đánh xuống sẽ rất nguy hiểm nếu có người ở gần đó. Vâng, tránh voi chẳng xấu mặt nào, nếu các bạn chưa biết thì dưới đây là một vài cách giúp bạn an toàn hơn khi trời có giông gió, sấm sét.

Nếu bạn ở trong nhà, điều đầu tiên để đảm bảo an toàn thì bạn nên tránh xa các thiết bị điện, đồng thời cũng nên tắt các thiết bị như Tivi, WiFi để tránh bị sét đánh hỏng.

Không nghe điện thoại có dây [giờ chắc ít] hoặc vừa sạc điện thoại vừa dùng. Không những thế, bạn cũng không nên tắm rửa lúc này và tránh xa cửa sổ, cửa ra vào. Nếu không có gì làm thì cứ ngủ cho khỏe các bạn ạ 😀

Nếu bạn đang đi trên đường thì hãy trú tạo ở đâu đó, không nên trú ở các gốc cây, vì đó là nơi dễ bị sét đánh nhất. Khi có hiện hiện sấm sét thì các bạn nên tránh xa các cây cao, to, cổ thụ ra nhé, không là xanh cỏ đấy.

Nên tìm chỗ khô ráo, nếu như không thể vào được nhà ai để trú tạm thì hãy chọn những cái cây thấp chứ không nên ở dưới các cây cao. Cây nào càng thấp càng tốt. Không những thế, người càng thấp càng tốt, nhưng đừng nằm xuống đất nhé. Đặc biệt là đừng tụ tập nhóm nhiều người cùng 1 chỗ nhé !

Đặc biệt là bạn cũng không nên dùng điện thoại nếu như không cần thiết nhé.

Cách đó áp dụng rất hiệu quả cho những nơi thôn quê.

Còn ở thành phố thì đỡ hơn, bởi xung quanh chúng ta là những tòa nhà cao trọc trời, hơn nữa cũng được lắp khá nhiều cột thu lôi. Vậy nên ở thành phố thường ít bị sét đánh vào nhà dân hay cây cối hơn.

Cuối cùng là bạn nên tránh xa các vật dụng bằng kim loại lúc trời đang có giông sét như là xe đạp, xe máy, hàng rào… Nếu bạn đang di chuyển bằng ô tô thì không phải sợ nhé. Nếu muốn biết lý do tại sao thì hay tham khảo bài viết này nha.

  • Tại sao ô tô, máy bay không sợ bị sét đánh?

#4. Lời kết

Vâng, như vậy là mình đã cùng các bạn tìm hiểu khá chi tiết về hiện tượng sấm sét rồi ha.

Các bạn nhớ giữ gìn sức khỏe trong mùa dịch này nhé, bài viết này tuy mang lại một chút kiến thức thôi nhưng nó lại vô cùng quý giá để bảo vệ bản thân trong những ngày giông bão, sấm sét đùng đùng đấy các bạn ^^

CTV: Đinh Tùng – Blogchiasekienthuc.com

Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Câu hỏi: Giải thích hiện tượng sấm sét?

Trả lời:

Sấm sét là một hiện tượng thiên nhiên, thường xuất hiện trước, trong, thậm chí cả sau cơn mưa.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng sấm sét làkhi hai đám mây tích điện trái dấu lại gần nhau, hiệu điện thế giữa chúng có thể lên tới hàng triệu vôn.

Giữa hai đám mây có hiện tượng phóng tia lửa điện và ta trông thấy một tia chớp. Vài giây sau ta mới nghe thấy tiếng nổ, đó là sấm [do vận tốc ánh sáng nhanh hơn vận tốc của tiếng độngnên ta trông thấy tia chớp trước].

Khi đám mây dông tích điện đi gần mặt đất tới những khu vực trống trải, gặp một vật có độ cao như cây cối, người cầm cuốc xẻng… thì sẽ có hiện tượng phóng tia lửa điện giữa đám mây và mặt đất. Đó là hiện tượng sấm sét.

Khi phóng điện trong khí quyển tia sét có thể di chuyển vớitốc độ 36.000km/h.

Sét là sự di chuyển của các ion nhưng hình ảnh của sét là do dòng plasma phát sáng tạo ra, nên có thể thấy nó trước khi nghe tiếng động vì tiếng động chỉ di chuyển với tốc độ 1.230km/h trong điều kiện bình thường của không khí còn ánh sáng đi được 299.792.458 m/s.

Sét có thể đạt tới nhiệt độ 30.000°C, gấp 20 lần nhiệt độ cần thiết để biến cát silica thành thủy tinh.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm các nội dung khác liên quan đến hiện tượng Sấm sét dưới đây

1. Sấm sét là gì?

- Sét hay tia sétlà hiện tượng phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây và mặt đất hay giữa các đám mây mang các điện tích khác dấu, đôi khi còn xuất hiện trong các trận phun trào núi lửa hay bão bụi [cát]. Khi phóng điện trong khí quyển tia sét có thể di chuyển với tốc độ 36.000km/h.

- Sấm hay sấm sét là âm thanh gây ra bởi tia sét và là một hiện tượng thiên nhiên. Tùy thuộc vào khoảng cách và bản chất của những tia chớp, âm thanh sấm nghe được có thể dạng thanh ngắn hoặc dàng âm trầm lớn kéo dài hoặc ngắn. Tiếng sấm thường đi sau ánh sáng của tia chớp lóe lên.

- Khi tia chớp lóe lên, theo sau 1 khoảng thời gian là tiếng sấm nổ, là hiện tượng mô tả rõ ràng rằng tốc độ âm thanh chậm hơn so với tốc độ ánh sáng. Vì sự khác biệt này, người ta có thể tính toán được tia chớp cách bao xa bằng đo thời gian giữa việc nhìn thấy tia chớp lóe lên và âm thanh sấm nghe được.

- Sét là sự di chuyển của các ion nhưng hình ảnh của sét là do dòng plasma phát sáng tạo ra, nên có thể thấy nó trước khi nghe tiếng động vì tiếng động chỉ di chuyển với tốc độ 1.230km/h trong điều kiện bình thường của không khí còn ánh sáng đi được 299.792.458 m/s.

- Sét có thể đạt tới nhiệt độ 30.000°C, gấp 20 lần nhiệt độ cần thiết để biến cát silica thành thủy tinh.

- Sét là sự di chuyển của các ion nhưng hình ảnh của sét là do dòng plasma phát sáng tạo ra.

II. Quá trình tạo ra sấm sét

- Khởi đầu bằng chu trình nước. Nước sẽ bốc hơi khi nhận được nhiệt từ ánh sáng Mặt trời, bay lên cao, gặp lạnh, ngưng tụ lại thành hàng triệu giọt nước nhỏ, lúc đó ta sẽ nhìn thấy mây trên bầu trời.

- Quá trình bay hơi và ngưng tụ xảy ra liên tục, hơi nước và những giọt nước nhỏ ở các đám mây sẽ tương tác với nhau, cộng thêm hiện tượng đông lạnh, sẽ làm hình thành sự chênh lệch điện tích: điện tích dương ở phần trên đám mây, còn điện tích âm ở phần dưới.

- Sự hình thành hai khu vực điện tích trái dấu cũng đồng thời sinh ra điện trường. Sự chênh lệch điện tích càng lớn, điện trường càng mạnh. Điện trường mạnh, đến một mức nào đó, sẽ làm không khí xung quanh bị ion hoá, cho phép dòng điện có thể truyền qua khu vực không khí bị ion hoá này tạo thành sấm.

- Đồng thời trong lúc đó, bề mặt Trái đất sẽ chịu ảnh hưởng của điện trường âmphía dưới các đám mây, và các vật thể trên Trái đất [bao gồm cả con người] sẽmất electron và tích điện dương mạnh. Không khí xung quanh tia sét sẽ bị đốtnóng mạnh, giãn ra đột ngột và kéo theo đó là tiếng sét nổ ngay sau đó.

- Khi gần có sét, cường độ điện trường lớn ở gần mặt đất, quanh khu vực này bịion hóa. Các ion cùng đấu với điện tích với mũi nhọn thí bị đẩy ra xa nó, các iontrái dấu thì đi về mũi nhọn, bị mụi nhọn “hút” vào. Do đó, điện tích trên mũinhọn mất dần. Dựa vào đây người ta chế tạo cột thu lôi chống sét.

III. Cách phòng chống sét đánh an toàn nhất là gì?

- Khi ở trong nhà nên đứng xa cửa sổ, cửa ra vào, các đồ dùng điện, tránh các chỗ ẩm ướt như buồng tắm, bể nước, vòi nước, không nên dùng điện thoại trừ trường hợp rất cần thiết.

- Nên rút phích cắm các thiết bị điện trước lúc có giông gần xảy ra. Với các đường dây điện thoại hay dây điện vì nối với lưới bên ngoài nên rất có thể bị ảnh hưởng sét đánh lan truyền.

- Nên tránh xa các dây này và các vật dùng điện với khoảng cách ít nhất là 1m. Cần rút ăng ten ra khỏi ti vi khi có dông.

- Nếu ở ngoài trời, tuyệt đối không dùng cây cối làm chỗ trú mưa, tránh các khu vực cao hơn xung quanh, tránh xa các vật dụng kim loại như xe đạp, máy, hàng rào sắt…

- Nên tìm chỗ khô ráo, nếu xung quanh có cây cao hơn thì nên tìm chỗ thấp, tìm vị trí cây thấp. Người ở vị trí càng thấp càng tốt, tay ôm cổ, phần tiếp xúc của người với mặt đất là ít nhất; nhón chân, không được nằm xuống đất. Đặc biệt, không đứng thành nhóm người gần nhau.

- Nếu như bạn cảm thấy tóc bị dựng lên [như cảm giác điện khi sờ tay trước mặt ti-vi] thì điều đó có nghĩa là có thể bị sét đánh bất cứ lúc nào, lập tức cúi ngồi xuống và lấy tay che tai, không nằm xuống đất hay đặt tay lên đất.

Video liên quan

Chủ Đề