Hầu họng là gì

Ung thư vòm họng [UTVH] là bệnh lý ác tính phát sinh từ các tế bào ở vùng vòm họng - phần cao nhất của hầu họng, ngay phía sau của mũi. Ung thư vòm mũi họng gặp chủ yếu loại ung thư biểu mô không biệt hóa của vòm mũi họng là một trong những loại ung thư phổ biến và mang tính khu vực. Nam giới mắc bệnh nhiều hơn nữ giới, với tỷ lệ khoảng 2-3 nam/1 nữ.

         1. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

- Virus Epstein-Barr [EBV]: Dựa trên sự tăng cao của kháng huyết thanh anti-EBV có trong máu của các bệnh nhân ung thư vòm họng và sự có mặt của ADN virus trong nhân các tế bào ung thư có thể thấy được vai trò quan trọng của virus này trong nguyên nhân gây bệnh.

- Yếu tố môi trườngThức ăn giàu các chất nitrosamine [thịt muối, thịt hun khói….] dễ bay hơi là một tác nhân sinh ung thư đã được biết tới, gây ung thư biểu mô mũi, xoang trên thực nghiệm.

- Bất thường nhiễm sắc thể: Các nghiên cứu về biến đổi di truyền ở những bệnh nhân ung thư vòm mũi họng đã phát hiện những tổn thương trên các NST 3p, 9p, 11q, 13a, 14q và 16q có ảnh hưởng tới vùng chứa các gene ức chế hình thành u.

         2. Các triệu chứng của ung thư vòm

Các dấu hiệu sớm thường nghèo nàn, dễ bỏ qua vì hay bị nhầm với các triệu chứng của bệnh viêm nhiễm vùng tai mũi họng. Các triệu chứng lúc đầu thường xuất hiện ở một bên hay một vị trí, sau đó tăng dần. Các triệu chứng có thể gặp:

- Hạch cổ: vị trí hay gặp là hạch cổ vị trí góc hàm hoặc xuất hiện nhiều hạch ở 1 hay 2 bên cổ.

- Các triệu chứng tai: thường biểu hiện 1 bên như nghe kém, ù tai hoặc hiếm gặp hơn là đau tai hay chảy dịch ở tai.

- Các triệu chứng mũi: ngạt tắc mũi một hoặc 2 bên hoặc chảy máu mũi dai dẳng điều trị nội khoa không cải thiện

- Các triệu chứng thần kinh: nhìn đôi và lác trong, đau nửa mặt hoặc đau họng, đau đầu hoặc đau nửa đầu khi u xâm lấn nội sọ.

- Các triệu chứng mắt: xâm lấn ổ mắt hiếm gặp, chủ yếu gặp lồi mắt hoặc liệt vận nhãn

3. Cách phát hiện ung thư vòm họng

Thăm khám lâm sàng:

· Soi tai mũi họng và khám hạch cổ: cho phép quan sát rõ tổn thương, đánh giá vị trí tổn thương, hình dạng, kích thước, mức độ lan rộng của bệnh và kết hợp sinh thiết giúp chẩn đoán mô bệnh học. Thăm khám hạch cổ và hạch ngoại vi nhằm phát hiện ra các tổn thương hạch có giá trị trong đánh giá giai đoạn bệnh ung thư vòm.

· Các triệu chứng gợi ý di căn xa: dưới 10% trường hợp có di căn xa tại thời điểm chẩn đoán ban đầu, thường gặp nhất là di căn xương gây đau hoặc gãy xương bệnh lý, hiếm hơn có thể gặp di căn gan hoặc di căn phổi

Thăm khám toàn trng: giúp cho việc xác định phác đồ điều trị và tiên lượng bệnh cho bệnh nhân.
 


Hình ảnh nội soi tai mũi họng của ung thư vòm và hình ảnh MRI của ung thư vòm

Các xét nghiệm cn lâm sàng                

· Chụp cắt lớp vi tính [CT-scan]  và chụp cộng hưởng từ [MRI]:  cho phép đánh giá thể tích u, mức độ xâm lấn tại chỗ, tại vùng.

· Các xét nghiệm đánh giá di căn xa: chụp X-quang ngực, siêu âm bụng và xạ hình xương là các xét nghiệm cần thiết trong tìm kiếm di căn xa. PET/CT-scan là phương pháp hiện đại có giá trị cao trong tìm kiếm các di căn xa.

· Xét nghiệm máu: Các xét nghiệm công thức máu, sinh hóa máu giúp đánh giá tình trạng toàn thân và chức năng gan, thận, Định liều tải lượng virus huyết thanh, kháng thể kháng EBV type IgA/antiEA và IgA/antiVCA.

Mô bệnh hc: Phân loại mô bệnh học của Tổ chức y tế thế giới

· Týp 1: ung thư biểu mô biệt hóa cao: hiếm gặp ở các vùng dịch tễ của bệnh [< 5-10%] nhưng lại hay gặp ở các nước có tỷ lệ mắc bệnh thấp [chiếm 30-40% trường hợp].

· Týp 2: ung thư biểu mô không sừng hóa: chiếm 15-20% trường hợp.

· Týp 3: ung thư biểu mô không biệt hóa là dạng phổ biến nhất ở các vùng dịch tễ của bệnh [80-90%], có mối liên quan với EBV.

BS Đỗ Tất Cường – Khoa Xạ trị

This post is also available in: English [English]

Viêm thanh quản hầu là bệnh lý phổ biến mà hầu như lứa tuổi nào cũng có thể mắc phải. Bệnh xảy ra thường xuyên, nhất là vào mùa cảm cúm hoặc cảm lạnh.

Việc nhận biết và hiểu được các phương pháp điều trị là điều vô cùng bổ ích cho chính bản thân bạn và mọi người xung quanh. Mời bạn tham khảo bài viết sau để biết thêm về bệnh viêm thanh quản hầu.

Viêm thanh quản hầu là bệnh gì?

Viêm thanh quản hầu là một bệnh lý đường hô hấp trên. Bệnh cùng lúc gây viêm ở vùng thanh quản [viêm thanh quản] và ở vùng họng [viêm họng].

Cả hai tình trạng viêm hầu họng trên đều có nguyên nhân do virus và rất thường xảy ra cùng lúc.

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm thanh quản hầu?

Triệu chứng viêm thanh quản

Các dấu hiệu và triệu chứng viêm thanh quản bao gồm:

  • Khàn tiếng
  • Mất giọng hoặc giọng thì thào
  • Cảm giác ngứa và rát ở cổ họng
  • Đau họng
  • Khô cổ họng
  • Ho khan.

Triệu chứng viêm họng

Thời kỳ ủ bệnh thường từ 2–5 ngày. Các triệu chứng đi kèm với viêm họng thay đổi tùy thuộc vào cơ địa mỗi người.

Ngoài đau, khô hoặc ngứa họng, cảm lạnh hoặc cảm cúm có thể gây ra:

  • Sổ mũi
  • Chảy nước mũi
  • Đau đầu
  • Ho
  • Mệt mỏi
  • Đau nhức cơ
  • Ớt lạnh
  • Sốt [sốt nhẹ với cảm lạnh và sốt cao với cảm cúm].

Ngoài sưng hầu họng, các triệu chứng của chứng tăng bạch cầu đơn nhân [một dạng nhiễm virus gây viêm họng] bao gồm:

  • Sưng hạch bạch huyết
  • Mệt mỏi nhiều
  • Sốt
  • Đau cơ
  • Bứt rứt khó chịu
  • Mất cảm giác ngon miệng
  • Phát ban.

Một loại viêm họng khác là nhiễm strep có thể gây ra:

  • Khó nuốt
  • Cổ họng đỏ có viền màu trắng hoặc xám
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Mất cảm giác ngon miệng
  • Buồn nôn
  • Nhạt miệng hay mất vị giác
  • Bứt rứt khó chịu.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào liệt kê ở trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng tham khảo ý kiến ​​bác sĩ. Cơ địa mỗi người khác nhau. Tốt nhất bạn nên thảo luận với bác sĩ để biết điều gì là tốt nhất cho chính bạn.

Nguyên nhân nào gây ra viêm thanh quản hầu?

Nguyên nhân gây viêm thanh quản

Viêm thanh quản cấp tính

Hầu hết các trường hợp viêm thanh quản là tạm thời và cải thiện sau khi nguyên nhân cơ bản được giải quyết. Các nguyên nhân gây viêm thanh quản cấp bao gồm:

  • Nhiễm siêu vi tương tự với những nguyên nhân gây cảm lạnh.
  • La hét hay nói quá nhiều.
  • Các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn như bạch hầu, mặc dù bệnh này hiếm.

Viêm thanh quản mạn tính

Viêm thanh quản kéo dài hơn ba tuần được gọi là viêm thanh quản mạn tính. Loại viêm thanh quản này thường do tiếp xúc với chất kích thích theo thời gian. Viêm thanh quản mạn có thể gây ra căng dây thanh âm và chấn thương hoặc sự tăng trưởng bất thường trên dây thanh [bướu hoặc polyp]. Những tổn thương này có thể là do:

  • Hít phải các chất kích thích như chất hóa học, chất gây dị ứng hoặc khói thuốc thuốc lá
  • Bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản
  • Viêm xoang mạn tính
  • Uống rượu quá nhiều
  • La hét hoặc nói quá nhiều
  • Hút thuốc lá.

Các nguyên nhân ít gặp hơn gây viêm thanh quản mạn tính gồm:

  • Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nhiễm nấm
  • Nhiễm trùng do ký sinh trùng nhất định

Các nguyên nhân khác của chứng khàn tiếng mạn tính bao gồm:

  • Ung thư
  • Sốt dây thần kinh, có thể là kết quả của chấn thương, đột quỵ, khối u phổi hoặc một số tình trạng sức khỏe khác.
  • Rung dây thanh âm ở tuổi già.

Nguyên nhân gây viêm họng

Các nguyên nhân gây viêm họng như:

  • Virus sởi
  • Adenovirus, là một trong những nguyên nhân gây cảm lạnh thông thường
  • Virus thủy đậu
  • Chứng viêm tắc thanh quản
  • Ho gà
  • Các vi khuẩn nhóm liên cầu.

Virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau họng. Viêm họng thường gặp nhất do các bệnh nhiễm trùng do virus như cảm lạnh, cảm cúm hoặc chứng tăng bạch cầu đơn nhân. Bệnh nhiễm virus không đáp ứng với điều trị kháng sinh và việc điều trị chỉ cần thiết để giúp làm giảm các triệu chứng.

Nguyên nhân ít gặp hơn là do vi khuẩn. Nhiễm trùng do vi khuẩn đòi hỏi phải điều trị bằng kháng sinh. Vi khuẩn phổ biến nhất gây nhiễm trùng vùng họng là Streptococcus nhóm A. Các nguyên nhân hiếm gặp hơn gồm bệnh lậu, nhiễm Chlamydia hoặc Corynebacterium.

Nếu bạn thường xuyên bị cảm lạnh hoặc cảm cúm có thể làm tăng nguy cơ gây viêm họng.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải viêm thanh quản hầu?

Viêm thanh quản hầu là bệnh lý phổ biến, thường ảnh hưởng nhiều hơn ở nữ giới so với nam giới. Bệnh có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Viêm thanh quản hầu có thể được quản lý bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin .

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc viêm thanh quản hầu?

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm thanh quản bao gồm:

  • Đang mắc nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh, viêm phế quản hoặc viêm xoang.
  • Tiếp xúc với các chất gây kích thích như khói thuốc lá, uống quá nhiều chất cồn, tình trạng axit dạ dày hoặc làm việc ở những khu vực có hóa chất.
  • Nói quá to, hét hoặc hát lâu.

Các yếu tố nguy cơ gây viêm họng bao gồm:

  • Đang trong mùa lạnh hoặc mùa dễ bị cảm cúm
  • Tiếp xúc với những người bị đau họng hoặc cảm lạnh
  • Hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc gián tiếp
  • Nhiễm trùng xoang thường xuyên
  • Bệnh dị ứng
  • Đến những nơi đông đúc.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm thanh quản hầu?

Viêm thanh quản

Dấu hiệu phổ biến nhất của viêm thanh quản là khàn tiếng. Những thay đổi của giọng nói có thể khác nhau tùy theo mức độ nhiễm trùng hoặc vị trí kích thích, từ khàn tiếng nhẹ đến gần như tắt tiếng. Nếu bệnh nhân bị khàn tiếng mạn tính, bác sĩ có thể muốn nghe giọng nói và kiểm tra dây thanh âm.

Những kỹ thuật sau đây đôi khi được sử dụng để giúp chẩn đoán viêm thanh quản:

  • Nội soi thanh quản.
  • Sinh thiết.

Viêm họng

Khám sức khỏe

Nếu bạn đang gặp các triệu chứng của viêm họng, bác sĩ sẽ nhìn vào cổ họng để kiểm tra xem có vết loét trắng, xám, sưng và đỏ hay không. Bác sĩ cũng có thể nhìn vào vùng mũi và tai cũng như kiểm tra các hạch bạch huyết vùng cổ hai bên xem có bị sưng hay không.

Phết họng

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị viêm họng do strep thì sẽ đề nghị bạn làm phết họng – sử dụng tăm bông để lấy một mẫu dịch tiết từ cổ họng. Hầu hết các bác sĩ đều có thể thực hiện xét nghiệm strep nhanh ở phòng khám. Xét nghiệm này sẽ cho kết quả trong vòng vài phút.

Xét nghiệm máu

Nếu bác sĩ nghi ngờ viêm họng do nguyên nhân khác sẽ đề nghị lấy máu. Xét nghiệm này có thể xác định xem bệnh nhân có mắc chứng tăng bạch cầu đơn nhân hay không. Có thể làm xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu [CBC] để xác định xem bệnh nhân có bệnh nào khác không.

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm thanh quản hầu?

Viêm thanh quản

Viêm họng cấp tính thường tiến triển tốt hơn trong vòng một tuần. Các biện pháp tự chăm sóc cũng có thể giúp cải thiện nhiều triệu chứng.

Các phương pháp điều trị viêm thanh quản mạn tính nhằm mục đích điều trị các nguyên nhân cơ bản như chứng ợ nóng, hút thuốc lá hoặc sử dụng rượu quá mức.Các loại thuốc được sử dụng trong một số trường hợp bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh. Trong hầu hết các trường hợp viêm thanh quản, kháng sinh sẽ không hiệu quả tốt vì nguyên nhân thường là do virus. Tuy nhiên, nếu bạn bị nhiễm trùng do vi khuẩn, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng kháng sinh.
  • Corticosteroid. Thuốc này có thể giúp làm giảm tình trạng viêm ở dây thanh quản, song chỉ áp dụng để điều trị viêm thanh quản nhanh, ví dụ như khi bạn cần sử dụng giọng nói của mình để hát, phát biểu, trình bày.

Viêm họng

Đối với các trường hợp viêm họng, bác sĩ sẽ kê toa kháng sinh. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật [CDC], amoxicillin và penicillin là những phương pháp điều trị phổ biến nhất cho viêm họng do strep.

Điều quan trọng là bệnh nhân phải tuân thủ toàn bộ lộ trình điều trị kháng sinh để ngăn ngừa sự tái nhiễm trùng hoặc làm bệnh xấu đi. Toàn bộ liệu trình của các kháng sinh này thường kéo dài từ 7 đến 10 ngày.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm thanh quản hầu?

Viêm thanh quản

Một số phương pháp tự chăm sóc và điều trị tại nhà có thể làm giảm các triệu chứng của viêm thanh quản và giảm áp lực lên giọng nói của bạn:

  • Sử dụng máy làm ẩm để giữ cho không khí trong nhà hoặc văn phòng được ẩm ướt.
  • Tránh nói chuyện hoặc hát quá lớn hay quá lâu. Nếu bạn cần nói chuyện trước các nhóm lớn, hãy thử sử dụng micro.
  • Uống nhiều nước để tránh mất nước [tránh uống rượu và caffeine].
  • Làm ẩm cổ họng. Thử dùng viên ngậm, súc miệng bằng muối hoặc nhai một miếng kẹo cao su.
  • Tránh các thuốc thông mũi. Những loại thuốc này có thể làm khô cổ họng.
  • Tránh nói thì thầm.

Viêm họng

Nếu virus gây bệnh viêm họng, việc chăm sóc tại nhà có thể giúp làm giảm các triệu chứng như:

  • Uống nhiều nước để tránh mất nước
  • Uống nước ấm
  • Súc miệng với nước muối ấm [1 muỗng cà phê muối pha với khoảng 250ml nước]
  • Sử dụng máy làm ẩm
  • Nghỉ ngơi cho đến khi bạn cảm thấy tốt hơn.

Để giảm đau và sốt, hãy dùng thuốc không kê toa như acetaminophen [Tylenol®] hoặc ibuprofen [Advil®]. Dùng kẹo ngậm cũng có thể hữu ích trong việc làm dịu cơn đau, rát ở cổ họng.

Giải pháp thay thế đôi khi được sử dụng để điều trị viêm họng. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng chúng để tránh tương tác thuốc hoặc các biến chứng về sức khỏe khác. Một số loại thảo mộc được sử dụng phổ biến nhất bao gồm:

  • Kim ngân hoa
  • Cam thảo
  • Rễ thục quỳ
  • Cây xô thơm
  • Cây du trơn

Viêm thanh quản hầu là bệnh lý rất thường gặp. Việc phòng tránh và điều trị bệnh cũng hết sức đơn giản bằng cách hiểu rõ và tránh các yếu tố nguy cơ.

Tuy nhiên, khi mắc bệnh, bạn hãy nhớ rằng viêm thanh quản hầu đa phần có nguyên nhân là do virus, nên việc điều trị bằng kháng sinh phải có chỉ định của bác sĩ, rất nhiều trường hợp thiếu kiến thức mà tự điều trị kháng sinh sẽ gây ra tình trạng kháng kháng sinh hay còn gọi là lờn thuốc – dẫn tới khó khăn trong điều trị những bệnh khác.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Hãy quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của bản thân và gia đình mình ngay hôm nay.

Pacific Cross Việt Nam cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch phù hợp với từng yêu cầu và ngân sách của khách hàng.

Cho dù là chương trình bảo hiểm cho cá nhân bạn, cho gia đình bạn hoặc doanh nghiệp của bạn, chúng tôi ở đây để đảm bảo rằng bạn nhận được sản phẩm bảo hiểm tốt nhất.

Nếu bạn chưa chắc chắn về chương trình bảo hiểm nào phù hợp với nhu cầu của mình, hãy sử dụng Chương trình Lựa Chọn Bảo Hiểm của chúng tôi hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí qua email: .

Nguồn tham khảo

Video liên quan

Chủ Đề