Tại sao lửng mật không sợ sư tử

Vâng, đó chính là những mỹ từ khá "dễ thương" mà con người dành cho loài lửng mật, nhỏ tí teo nhưng độ to gan thì không ai bằng!

Ở vùng đồng cỏ châu Phi, chẳng con thú nào thấy sốc khi chứng kiến cảnh một chú lửng mật lông 2 màu bé như con chó đứng "quánh lộn" cực ngầu giữa đàn sư tử, hoặc cắn nhau với cả rắn hổ mang. Không phải vì cảnh tượng ấy diễn ra đều đặn hàng ngày đâu, mà bởi đám động vật sống tại đó quá quen với cái nết "đầu gấu" của lũ lửng mật rồi!


Ồ, xin chào, tôi là lửng mật đây.

Nếu có cuộc thi tranh giành ngôi vị "liều" nhất hành tinh, có lẽ tên lửng mật sẽ được xướng lên vô cùng trang trọng. Nói chẳng ngoa chứ lúc mẹ thiên nhiên nặn ra cái giống lửng này, có lẽ bà quên không cân đong cẩn thận nên tính cách chúng hơi bị... điên rồ. Đừng vội tin vào khuôn mặt ngây thơ và dáng đi hèn hạ của lửng mật, chúng thực sự hung hãn và cư xử kỳ quặc hơn loài người lầm tưởng rất nhiều!


Nhìn gì, chưa thấy con lửng mật bao giờ à?

Theo "gia phả" tự nhiên thì lửng mật có họ hàng với chồn, nhưng khác với những người anh em bốc mùi hôi xa ngàn dặm thì lửng mật có máu liều và sự thông minh rất đáng nể. Con vật nào dám đánh nhau với sư tử hổ báo rắn độc mà không hề sợ hãi? Con vật nào dám nghĩ kế ranh ma để trèo lên cây ăn cắp thịt mồi của báo hoa mai? Con nào biết mò ra vị trí tổ ong bằng cách mò theo lũ chim săn mật? Con nào bị rắn độc cắn quay đơ tưởng chết nhưng chỉ ngủ một giấc là tỉnh bơ?

Đáp án chỉ có duy nhất 1 cái tên: lửng mật! Nghe thì ngọt ngào đáng yêu thế nhưng sự thật chúng được gọi theo tên món khoái khẩu mật ong mà thôi. Có thể tìm thấy lửng mật ở châu Phi, Tây Nam Á và tiểu lục địa Ấn Độ. Chúng thích đào hang dưới đất sống đơn lẻ, nhưng đôi khi người ta cũng thấy chúng săn mồi theo cặp trong mùa giao phối.


Thường thì loài khác có lông nhạt dưới bụng lông đậm trên lưng để dễ dàng lẩn trốn, nhưng lửng tôi thích mọc kiểu ngang ngược vậy đó, có được không?


Thấy bộ lông 2 màu của tôi "sành điệu" không các mẹ? Độc quyền "Khá Lửng" nhé, không phải Khá Bảnh đâu!

Lửng mật khá hiếu chiến, nên trừ những lúc buộc phải đánh nhau với các loài thú ăn thịt to lớn nguy hiểm thì chúng toàn đi "cà khịa" gây gổ với mục đích... cho vui thôi! Tuy chân của lửng mật khá ngắn nhưng chúng lại rất khỏe, móng vuốt cũng sắc bén, sẵn sàng đánh tay đôi với kẻ khác chứ không thèm chạy trốn theo bản năng sinh tồn.

Tại Vườn quốc gia Chobe ở Botswana, các du khách từng được xem cảnh lửng mật "đơn thương độc mã" lật ngược tình thế, từ con mồi biến thành kẻ săn mồi trong tích tắc khi chiến đấu với trăn khổng lồ và chó rừng cùng lúc. Để thoát chết thì lửng mật không còn cách nào ngoài phản kháng, kết cục con trăn lại biến thành bữa ăn.


Lửng mật không biết đánh vần từ "ăn kiêng", nên cái gì thịt được là chúng gặm hết

Sức chiến đấu của lửng mật rất dẻo dai và mạnh mẽ, hầu như chúng chẳng bị "lép vế" bao giờ dù thân hình chỉ loanh quanh cỡ hơn chục kí lô. Chúng hoạt động rất nhanh nhẹn, trí thông minh cũng không phải dạng vừa. Người ta từng ghi nhận cảnh 1 con lửng mật hung dữ đẩy lùi tận... 6 con sư tử, mà nó chẳng sứt mẻ cái gì dù là nửa sợi lông!

Có vẻ như đám hổ báo sư tử còn sợ ngược lại lũ lửng mật, bởi mấy con lông đen trắng ấy khác gì "Chí Phèo" trong thế giới động vật đâu cơ chứ! Chẳng ai bắt nạt được lửng mật cả, đến loài người còn chịu thua nết lì lợm của chúng.


Các anh đánh em à? Quát to thế á?


Hay hỗn láo thì quả báo đến cũng sớm thôi lửng ạ!


Vì nuôi mộng làm "bá chủ" nên lửng mật phải tắm nắng lấy vitamin D chống còi xương, to tay khỏe khớp!

Vì đam mê ăn trộm mật ong nên tạo hóa đã ban cho lũ lửng lớp da dày như áo giáp, riêng vùng da quanh cổ dày đến tận 6mm để nếu bị ong đốt cũng chả vấn đề gì. Chúng có cặp mắt khá bé và đôi tai nhỏ ẩn dưới lớp lông dày, mà các cụ bảo rồi cấm có sai, ti hí mắt lươn vậy bảo sao "như quân trộm cắp như phường bất lương".

Tuy lửng mật là đám "giang hồ" vô thưởng vô phạt ngoài tự nhiên, còn được xếp vào loại chả có nguy cơ tuyệt chủng cần bảo tồn gì vì ít khi bị thịt, nhưng các nhà khoa học lại rất quan tâm đến chúng bởi đặc tính kháng độc rất quái dị. Lửng mật thích ăn thịt các loại côn trùng, rùa, bò sát... và đặc biệt là rắn, nên chúng rất hay bị rắn cắn. Tuy nhiên lửng mật có thể chịu đựng được nọc của những loài cực độc như rắn hổ lục, khi bị cắn nó sẽ ngất xỉu nhưng tỉnh lại chỉ sau khoảng 2 giờ và cơ thể vẫn linh hoạt bình thường như chưa từng có chuyện gì xảy ra.


Lửng mật mẹ tha con đi giữa đồng cỏ khô trong Công viên Kgalagadi Transfrontier, Nam Phi.

Tuy đa số thời gian lửng mật tỏ ra khá "cục súc" nhưng cũng có lúc chúng dịu dàng. Ấy là khi lửng mật cái sinh con và chăm sóc con của chúng. Tuổi thọ của lửng mật trong môi trường tự nhiên khá cao, khoảng 7 năm, còn trong điều kiện nuôi nhốt thì có thể lên đến hơn 20 năm.

Chúng nổi tiếng nhờ không sợ trời không sợ đất, không sợ bất cứ loài thú nào đe dọa, còn được Guinness xếp vào danh sách những loài động vật nguy hiểm nhất trong hoang dã, thật tò mò không biết đem lửng mật về làm thú cưng thì nhà cửa sẽ như thế nào đây?

Cập nhật: 13/01/2022 Theo Pháp luật&bạn đọc

Thu Hương [Theo Brightside]   -   Thứ năm, 31/10/2019 12:19 [GMT+7]

Loài nào mới là kẻ phản diện đích thực, mới là nơi cất giấu bí mật bất tử của thế giới động vật?

Ảnh: East News/Brightside.

Lửng mật ong

Với đặc điểm cơ thể của mình, sinh vật này xứng đáng với ngôi vị nhân vật phản diện "đập mãi không chết" của vương quốc động vật.  

Ảnh: East News/Brightside.

Lửng mật là loài không biết sợ, chúng tấn công bất cứ sinh vật nào, kể cả sư tử hoặc trâu vì lửng mật có một lớp da rất cứng và dày, những vật có đầu nhọn cũng không thể đâm xuyên qua được. Thêm vào đó, chúng có hàm răng sắc nhọn, móng vuốt và bộ hàm rắn chắc, có thể cắn nát xương và vỏ cứng.

 
Ảnh: Medium.

Chúng còn ăn được cả rắn nhờ hệ miễn dịch có thể trung hòa chất độc. Thậm chí, nếu bị rắn hổ mang cắn, lửng mật sẽ hồi sinh lại sau 40 phút và tiếp tục chiến đấu bình thường.

Dù gặp ai cũng tấn công nhưng món ăn yêu thích của lửng mật là mật ong. Để tìm được nguồn thức ăn “chân ái”, chúng cùng “hợp tác” với những loài chim nhỏ có khả năng tìm mật ong. Những con chim này sau khi tìm được tổ ong sẽ "huýt sáo" gọi lửng mật đến. Lửng sẽ ăn mật ong còn phần chim ấu trùng ong.

Thú mỏ vịt

Ảnh: East News.

Có vẻ như khi tạo ra các loài sinh vật trên Trái Đất, thiên nhiên quên phải phác họa thú mỏ vịt trước. Chúng có mỏ như vịt, có màng trên chân, đuôi hải ly và có bộ lông mềm mại như những loài có vú nhỏ. Hơn nữa, chúng lại có tuyến nước bọt khá độc, đẻ trứng thay vì đẻ con như các loài có vú khác, sản xuất sữa nhưng không có núm vú và chỉ sống ở Úc.

Ảnh: Quora.

Sên đuôi dài

Loài sinh vật này lại khác thường ở chỗ sử dụng “phi tiêu tình yêu” trong khi tán tỉnh loài khác. Những “phi tiêu tình yêu” này được làm từ canxi cacbonat, giống như súng bắn tỉa, dùng để tiêm hoócmôn vào một con sên khác và có vai trò tăng cơ hội phiêu lưu lãng mạn.

Ảnh: East News.

Sứa bất tử [Turritopsis]

Bí mật bất tử của đại dương cất giấu ở loài sứa.

Ảnh: Shane Anderson/Brightside.

Turritopsis có thể hồi sinh. Ví dụ, sau một lần bị thương nghiêm trọng, chúng sẽ rơi xuống đáy biển, biến thành polyp [một dạng u] rồi tự biến thành sứa trở lại. Quá trình lớn lên thường kéo dài trong 2 tháng và không bị giới hạn số lần.

Cá nhà táng

Ảnh: East News/Brightside.

Cá nhà táng có thể lặn rất sâu, có trường hợp lên đến 4.000 mét. Bên cạnh đó, sinh vật này sở hữu nguồn nguyên liệu quý giá để sản xuất nước hoa: ambergris [long diên hương]. Nghe tên có vẻ rất mĩ miều nhưng thực chất là sản phẩm được tạo ra trong hệ thống tiêu hóa của nhà táng, nói cách khác chính là bãi nôn của chúng.

Mực khổng lồ. Ảnh: The New York Times.

Cá nhà táng chỉ cần ngủ 15 phút một ngày, thậm chí chúng không cần ngủ trong suốt 3 tháng.

Chúng ăn mực khổng lồ ngay cả khi loài này chống cự kịch liệt. Có trường hợp, cá nhà táng đã chiến đấu với một con mực khổng lồ nặng gần 200 kg và nuốt chửng chúng.

Video liên quan

Chủ Đề