Diên thọ nghĩa là gì

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa Vĩnh Minh Diên Thọ. Ý nghĩa của từ Vĩnh Minh Diên Thọ theo Tự điển Phật học như sau:

Vĩnh Minh Diên Thọ có nghĩa là:

永明延壽; C: yòngmíng yánshòu; J: yōmyō enju; 904-975, cũng được gọi là Huệ Nhật Trí Giác [慧日智覺]; Thiền sư Trung Quốc, thuộc tông Pháp Nhãn, nối pháp Quốc sư Thiên Thai Ðức Thiều. Tông Pháp Nhãn rất phồn thịnh dưới sự hoằng hoá của Sư. Học chúng đến rất đông – có lúc đến 2000 người để tham thiền. Sư có soạn bộ Tông kính lục [宗鏡錄] gồm một trăm quyển, được lưu truyền khá rộng trong giới thiền. Sư họ Vương, quê ở Dư Hàng, mộ đạo từ nhỏ. Sư lúc nhỏ không ăn thịt cá, mỗi ngày chỉ ăn một bữa. Năm 28 tuổi, Sư được làm quan trấn ở Hoa Ðình và có dịp tiếp xúc với Thiền sư Thuý Nham Vĩnh Minh. Sư lễ Thuý Nham làm thầy, làm việc hằng ngày phục vụ chúng mà quên cả chức vụ quan tước của mình. Cơ duyên xuất gia của Sư cũng rất thú vị và thường được nhắc đến. Vì thương dân nên Sư trộm lấy tiền của vua mà phân phát cho người nghèo. Một vị quan khác biết được bèn tâu lại với vua. Nghe chuyện này vua rất ngạc nhiên vì ông cứ cho rằng Sư là người thuần lương, thành thật. Ðể răn chúng dân, vua ra lệnh xử trảm nhưng lại căn dặn vị quan là nếu Sư nhận lệnh mà an vui trầm tĩnh thì tha tội và đến trình vua. Quả thật như nhà vua tiên đoán, Sư không tỏ vẻ sợ hãi khi nghe tin này. Ðược vua hỏi vì sao, Sư trả lời: »Thần muốn từ quan, cống hiến cuộc đời cho tất cả chúng sinh, muốn xuất gia tu học Phật pháp với trọn tấm lòng.« Nghe như vậy, Sư được vua cho phép từ quan chức để xuất gia. Lên núi Thiên Thai, Sư yết kiến Quốc sư Ðức Thiều và được thầm trao huyền chỉ. Quốc sư bảo: »Ngươi cùng Nguyên Soái có duyên, sau này sẽ làm hưng thịnh Phật pháp.« Ban đầu Sư đến núi Tuyết Ðậu, Minh Châu hoằng hoá, học chúng đến rất đông. Niên hiệu Kiến Long [950], Trung Hiến Vương thỉnh Sư trụ trì ở núi Linh Ẩn. Năm sau lại thỉnh Sư về trụ trì đại đạo trường ở Vĩnh Minh. Nơi đây, học chúng tấp nập có đến hai ngàn người. Có vị tăng ra hỏi: »Thế nào là diệu chỉ của Vĩnh Minh?« Sư đáp: »Lại thêm hương đi.« Tăng thưa: »Tạ thầy chỉ dạy.« Sư bảo: »Hãy mừng chớ giao thiệp.« Sư làm bài kệ: 欲識永明旨。門前一湖水 日照光明生。風來波浪起 Dục thức Vĩnh Minh chỉ Môn tiền nhất hồ thuỷ Nhật chiếu quang minh sinh Phong lai ba lãng khởi. *Biết diệu chỉ Vĩnh Minh Trước cửa nước một hồ Trời soi ánh sáng dậy Gió sang sóng mòi sinh. Tăng hỏi: »Ðâu chẳng phải lìa thức tính riêng có chân tâm ư? Trường Sa [Cảnh Sầm] có kệ: ›Học đạo mà không hiểu lí chân, bởi tại lâu rồi nhận thức thần, gốc nguồn sinh tử vô thuỷ kiếp, người ngu lại gọi là chủ nhân.‹« Sư đáp: »Như Lai Thế Tôn trên hội Thủ-lăng-nghiêm vì ngài A-nan-đà giản biệt rất rõ mà ngươi vẫn cố chẳng tin. Ngài A-nan lấy cái suy xét theo đuổi làm tâm, bị Phật quở đó. Cái suy xét theo đuổi ấy là ›Thức‹ vậy. Nếu lấy cái biết pháp, theo tướng là Phiền não thì gọi thức, chẳng gọi tâm. Ý là nhớ, nhớ tưởng cảnh trước khởi vọng đều là vọng thức, chẳng can gì về việc của tâm. Tâm chẳng phải có không, có không chẳng nhiễm. Tâm chẳng phải cấu tịnh, cấu tịnh chẳng nhơ. Cho đến mê ngộ phàm thánh đi đứng ngồi nằm đều là vọng thức, chẳng phải tâm vậy. Tâm xưa nay chẳng sinh, nay cũng chẳng diệt. Nếu biết tâm mình như thế, đối chư Phật cũng vậy. Cho nên Duy-ma-cật nói ›Trực tâm là đạo trường‹ vì không có hư giả vậy.« Niên hiệu Khai Bảo năm thứ tám [975], tháng chạp, Sư có chút bệnh. Buổi sáng ngày 26, Sư thắp hương từ biệt chúng rồi ngồi kết già thị tịch, thọ 72 tuổi, 42 tuổi hạ.

Trên đây là ý nghĩa của từ Vĩnh Minh Diên Thọ trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa diên niên chuyển thọ. Ý nghĩa của từ diên niên chuyển thọ theo Tự điển Phật học như sau:

diên niên chuyển thọ có nghĩa là:

[延年轉壽] Nhờ sức thiền định, sức công đức của chính mình, hoặc nhờ sức gia trì của chư Phật, Bồ tát mà có thể kéo dài tuổi thọ. Cũng gọi Diên thọ, Tục mệnh, Diên mệnh, Diên niên. Tư tưởng này thấy trong luận A tì đạt ma phát trí quyển 12 và luận Câu xá quyển 3 v.v... cho nên biết nó đã được lưu hành ở Ấn độ từ rất sớm. Về sau, tư tưởng này được truyền đến Trung quốc, lại chịu ảnh hưởng tư tưởng diên niên ích thọ của Đạo giáo, nên mới có những cuốn kinh giả như: kinh Diên thọ mệnh, kinh Tục mệnh, kinh Thọ sinh v.v... kế tiếp nhau xuất hiện để cổ xúy cho tư tưởng diên mệnh. Trong Quán niệm pháp môn, ngài Thiện đạo đã nói rõ về sự lợi ích của tăng thượng duyên hộ niệm ở đời hiện tại, gọi là Mong Phật hộ niệm tức đắc diên niên chuyển thọ, trường mệnh an lạc [Nhờ Phật thương nhớ che chở liền được thêm tuổi thọ và sống yên vui] cũng là chịu ảnh hưởng của tư tưởng diên mệnh đang thịnh hành ở đương thời.Tư tưởng diên mệnh càng ngày càng phát triển nên đã sinh ra Quan âm diên mệnh, Địa tạng diên mệnh, Phổ hiền diên mệnh, Chư Bồ tát diên mệnh v.v... cho đến trở thành một trong những pháp tu quan trọng của Mật giáo. [X. kinh Hữu nhiễu Phật tháp công đức; Quán niệm pháp môn Q.1]. [xt. Diên Mệnh Pháp].

Trên đây là ý nghĩa của từ diên niên chuyển thọ trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

dạ dạ da bà da bà lô cát đế dạ bán chính minh thiên hiểu bất lộ dạ bán chính minh thiên hiểu bất lộ dã bàn tăng

GN - Dược Sư nghĩa là thầy thuốc, nói đủ là Tiêu tai diên thọ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai. Tiêu tai diên thọ là mục tiêu của Phật Dược Sư. Tu hành cần phải đặt mục tiêu để hướng tới. Nếu chúng ta đặt mục tiêu quá cao thì sẽ không đến được. Đức Phật đặt mục tiêu trong tầm tay nên Ngài tiến đến được.

Tôi luôn đặt mục tiêu phấn đấu trên bước đường tu hành và tôi nhìn lên Phật, Bồ-tát thấy các Ngài cũng đặt mục tiêu, nhưng không phải một ngày, một đời, mà phải trải qua nhiều kiếp thì cũng làm được. Vì vậy, các Ngài là Phật đã thành, chúng ta là Phật sẽ thành. Chúng ta chọn một vị Phật để làm mục tiêu phấn đấu đi tới, cũng tới được. Nếu chọn Phật Dược Sư làm mục tiêu phấn đấu đi tới thì chúng ta bắt đầu tìm hiểu hành trạng là việc làm của Ngài. Hoặc chọn Phật Thích Ca là đối tượng gần chúng ta hơn, Ngài ở ngay Ta-bà và cũng là biểu tượng mà chúng ta tôn thờ kính trọng.


Tôi tụng kinh Dược Sư thấy chư Phật mười phương khen ngợi Phật A Di Đà và cũng khen ngợi Phật Thích Ca. Phật mười phương khen Phật Di Đà khéo tạo phương tiện cho người tu hành, như có tiếng suối reo, chim hót, v.v… tất cả đều niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, không làm ác. Phật Thích Ca nói thọ mạng ở thế giới Cực lạc dài lâu, có trước Phật Thích Ca mười kiếp và hiện vẫn tồn tại và còn tồn tại lâu nữa.

Ngược lại, Phật Di Đà cũng khen Phật Thích Ca ở thế giới ngũ trược mà thành Vô thượng Chánh đẳng giác và Ngài cũng khéo dùng phương tiện dìu dắt chúng sanh ra khỏi Nhà lửa tam giới. Chư Phật mười phương thường tùy hỷ, khen nhau để sách tấn nhau. Chúng ta theo dấu chân Phật cũng phải tập như vậy, ai có hạnh tốt, chúng ta đều tùy hỷ, khen ngợi, còn ganh tỵ nói xấu nhau là ác ma. Dưới mắt tôi, không có người xấu. Trước mặt tôi, quý thầy này đi xuất gia tu hành được là điều tốt và các Phật tử ngày Chủ nhật không đi chơi mà về đây tu học là điều tốt.

Muốn đi con đường tốt thì phải thấy việc tốt của người và khen điều tốt; đừng thấy xấu, vì đem cái xấu vô lòng là mình xấu rồi và chê bai người thì sẽ bị chê lại. Theo kinh nghiệm, tôi thấy người hay chê thường sẽ làm những gì như họ đã chê. Thấy tốt để chúng ta tùy hỷ và trong đời, chúng ta thấy tốt nhiều là chúng ta kết duyên được với Phật, Bồ-tát, thì sẽ không thấy nhân gian và ta ra khỏi Nhà lửa, nên người thấy ta, họ cũng thoát khỏi tham lam ích kỷ và cũng theo ta ra khỏi Nhà lửa. Còn ta không ưa họ thì họ cũng khó chịu với ta, là biến thành Nhà lửa tam giới.

Phật Thích Ca cho biết Đức Dược Sư đặt mục tiêu phấn đấu thủ tiêu tất cả tai họa của chúng sanh và thành tựu mục tiêu đó, nên Ngài thành Phật Dược Sư, chính cái tên của Ngài đã thể hiện mục tiêu đó. Chư Phật đều do hạnh mà thành danh. Cũng như Phật Thích Ca nghĩa là vạn năng, đó là mục tiêu phấn đấu của Ngài như vậy, việc nào Ngài cũng làm được, người theo hay người chống Ngài đều độ được, điều gì Ngài cũng biết nên có tôn danh như vậy. Hay Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh đặt mục tiêu có ánh sáng như mặt trời, mặt trăng và ngọn đèn. Mặt trời và mặt trăng là ánh sáng phổ biến, tức là chân lý; nhưng mặt trời mặt trăng không chiếu vô đường hầm sanh tử được, nên phải nhờ ánh sáng của ngọn đèn rọi soi. Phật phát tâm tu và bừng sáng chân lý, ví như mặt trời và từ ánh mặt trời chiếu qua hành tinh khác để hành tinh đó phát ánh sáng thành mặt trăng có ánh sáng mát dịu hơn, tức là có sự điều tiết.

Nói cách khác, thành Phật, Ngài không đem sự hiểu biết cao tột cho chúng sanh được, vì ánh sáng mặt trời đó mà chiếu vô ta là ta thành tro bụi, nên phải qua hành tinh khác chiếu ngược lại ta để ta không bị nóng bức. Vì vậy, khi Phật đến với chúng ta, Ngài phải hiện ứng thân là thân người giống như ta mới chung sống được và Ngài phải sử dụng ngôn ngữ của loài người để truyền bá giáo pháp, ví như ngọn đèn.

Mục tiêu của Phật Dược Sư là tiêu trừ nghiệp chướng trần lao cho chúng sanh, gọi là tiêu tai; nhưng pháp tiêu tai nghiệp chướng này của Dược Sư không hiểu được, nên gọi là thần chú tiêu tai, hay Dược Sư quán đảnh chơn ngôn, ta không hiểu, nhưng biết đây là chỗ tu chứng của Ngài. Ta đọc thần chú này để cảm được bi lực của Phật Dược Sư, nên cảm thấy chấn động trong lòng và có sự thay đổi là tất cả tai họa bị đốt sạch. Ta có thể tạm hiểu nó là sức nóng từ bản thể tâm ta, khi ta đọc thần chú, nó có thể thiêu đốt tai họa. Hoàn cảnh khó khổ, không vượt được, nhưng trì tụng thần chú Dược Sư với lòng chí thành tin tưởng công phu tu hành vô thượng của Phật Dược Sư và nương nhờ vào uy lực của Ngài mà họa tai tiêu tan và làm cho lòng chúng ta sáng lên, kinh gọi là các vị tinh tú hiện trong lòng chúng ta khiến cho bầu trời đen tối của tâm tan mất. Còn ta tụng Dược Sư thần chú, nhưng nghĩ người này xấu, người kia ác thì ác đã ngự trị lòng ta, nên tai họa chẳng những không tiêu mà còn giáng xuống ta.

Ngoài ra, Phật Thích Ca cho biết rằng Phật Dược Sư còn đạt mục tiêu là diên thọ, tức làm cho mạng sống của người được kéo dài. Muốn kéo dài mạng sống, song song với việc cảm hạnh của Phật Dược Sư, còn phải giữ tám phần trai giới. Không giữ như vậy, kinh Dược Sư không linh nghiệm, hay Phật Dược Sư không gia bị chúng ta được. Tám phần trai giới chính yếu là tu Bát quan trai. Các Phật tử về chùa tu Bát quan trai làm lễ thọ giới một ngày một đêm phải giữ giới thanh tịnh thực sự. Không giữ tám phần trai giới thì cầu diên thọ không được và còn phải mở kho bố thí cúng dường trai tăng. Bố thí cúng dường tùy theo sức của mình đến đâu làm đến đó, không phải vay mượn. Làm đúng pháp thì trước tiên tai họa mất, kế đến mạng sống chúng ta kéo dài, tất cả khó khăn nguy hiểm không đến, tâm được an thì được trường thọ.

Tại sao ta bệnh và chết yểu, vì nhiều đời ta phạm tội sát sanh. Trong bao tử chúng ta là nghĩa địa chứa không biết bao nhiêu sinh mạng. Ăn chay là bắt đầu cải táng “cái nghĩa địa bao tử”. Tu đúng pháp trải qua tối thiểu ba năm là ta ăn chay được, vì cải táng được một phần ba cái mồ trong Thức của chúng ta. Ăn chay được sáu năm là cải táng được một nửa. Chúng ta tồn tại do thức ăn và hơi thở. Mỗi ngày chúng ta chôn sinh mạng của chúng sanh trong bao tử đến hết chỗ chứa mới thôi. Ăn chay cải táng mồ chôn này thì trải qua mười hai năm, nghĩa địa trong tâm thức được cải táng hết, nên cơ thể khỏe và phiền muộn không còn. Lúc mới ăn chay còn thèm mặn và mệt mỏi.

Bác sĩ Trần Vạn Kim bảo tôi rằng: “Chú ăn chay thì tôi không chữa bệnh”, vì tôi bị nám phổi, ho lao, ăn chay không đủ dinh dưỡng, làm sao sống. Lúc đó tôi nghĩ mình phải cải táng nghĩa địa này, sống cũng tu, chết cũng tu và cuối cùng tôi sống, còn bạn sợ ăn chay chết thì chết hết.

Ba năm đầu, chúng ta bắt đầu cải táng nghĩa địa thì cơ thể chúng ta chưa quen, chưa tiếp thu đồ chay được, nên nó hành hạ ta. Cơ thể chúng ta, dòng họ chúng ta, ông bà chúng ta, tế bào của chúng ta đã quen nuôi dưỡng bằng thịt cá rồi. Tôi có suy nghĩ tại sao con voi, con bò ăn cỏ mà khỏe; phải chăng vì ông bà tổ tiên nó cũng ăn cỏ. Theo tôi, ta tu hành phải tìm cách thay đổi truyền thống và thay đổi tế bào để nó có sức tiếp thu đồ chay. Chúng ta nhận thấy không phải ăn thịt chúng sanh mà khỏe mạnh. Ngày nay, thấy rõ ăn thịt có nhiều độc tố hơn.

Phật khuyên chúng ta nên phóng sanh, nhưng phóng sanh cũng có hai mặt. Vì ta sát sanh, nên phóng sanh để thay đổi nghiệp; nhưng thấy vật bị bắt và sắp chết, ta cứu nó, như ông Trần Quang Nhị là thân sinh của ngài Huyền Trang mua con cá sắp bị giết để phóng sanh. Ngày nay, Phật tử nghĩ phóng sanh có phước, chẳng hạn người 80 tuổi đặt mua 80 con chim để thả cho có phước. Việc làm này hoàn toàn sai, vì chúng ta không đặt hàng thì những con chim đó đã không bị bắt và chúng bị nhốt lâu, đói khát kiệt sức, thả ra bay không nổi, làm mồi cho các con mèo.

Mùa hạ năm nào, chùa Phổ Quang cũng có nhiều con mèo hoang tập trung về để bắt chim phóng sanh. Phóng sanh như vậy không có phước, còn có tội và tụng Dược Sư cầu nguyện, bệnh không hết, nhưng nặng hơn. Trên đường đi, gặp người mắc nạn, hoặc bị hàm oan, ta cứu, hay gặp con vật bị bắt giết, ta cứu là phóng sanh, không phải đặt hàng để phóng sanh.

Bố thí, giúp người nghèo bị thiên tai, đói khổ, giúp họ kéo dài mạng sống thì Phật gia hộ kéo dài mạng sống của ta. Bố thí phải đúng như pháp thì tai họa mất và mạng sống kéo dài.

Đức Phật Dược Sư làm được việc tiêu tai diên thọ, Ngài còn kèm thêm “Lưu ly quang”. Quang là ánh sáng của viên ngọc tâm. Tâm Phật Dược Sư ví như viên ngọc lưu ly, tức hoàn toàn thanh tịnh sáng suốt, nên Ngài thấy được người đáng cứu, đáng giúp.

Phật Thích Ca dạy một năm ba tháng là tháng 1, tháng 5 và tháng 9 chúng ta tu theo Dược Sư. Trong tháng Giêng khởi đầu của năm, chúng ta cố gắng tu một tháng này để Phật Dược Sư rọi tâm ta thành lưu ly trong sáng thì Phật huệ mới rọi vô được. Chúng ta tu tháng Giêng giữ tám phần trai giới thì Phật rọi tâm ta sáng suốt, thấy được tháng 2, tháng 3 và tháng 4 nên làm gì.

Hết tháng 4, viên ngọc lưu ly của chúng ta mờ lại, vì ba tháng tiếp cận xã hội sẽ cho chúng ta những vui buồn vinh nhục của cuộc đời, nên viên ngọc trong lòng chúng ta bị mờ. Vì vậy, chúng ta phải giữ tám phần trai giới, tu thêm một tháng là tháng 5, thì lòng chúng ta sáng lên, thấy được tháng 6, 7, 8 làm gì. Và tháng 9, ta lại tu thêm một lần nữa thì tháng 10, 11, 12 sẽ hành xử không sai lầm.

 Mong rằng tất cả đệ tử Phật đốt sáng ngọn đèn tâm, thấy việc đáng làm để công đức sanh ra và mạng sống được kéo dài, không gặp tai họa. 

Video liên quan

Chủ Đề