Content-disposition la gi

http header là các thông tin điều khiển nằm trong các http request , http response. Chứa các các chỉ thị báo cho trình duyệt / server biết cách xử lý thông tin. Ví dụ: trình duyệt chuyển qua trang khác, trình duyệt đừng hiện file php, trình duyệt đừng lưu trang vào cache.

Redirection [chuyển hướng]:

Dùng để chuyển sang trang web khác.
Cú pháp: header[“location:url”];
Lệnh này phải dùng trên tất cả các mã lệnh html

Ví dụ1:

Ví dụ 2: Nếu buổi sáng chuyển đến trang index1.html ngược lại chuyển đến index2.html

Ví dụ 3: Nếu browser là IE thì chuyển đến trang index1.html, ngược lại trang index2.html

Content-type:

Dùng để báo cho browser biết kiểu dữ liệu mà webserver đang trả về cho browser.
Cú pháp: header[‘Content-type:MimiType];
Ví dụ: tạo file mimetype1.html rồi gõ:

Nếu không có dòng đầu [heaer….] thì browse sẽ hiện trang web có chữ chào bạn. Nếu có, broswe sẽ biết đó là 1 file word, nó sẽ hiện ra khung này:

Lệnh này phải dùng trên tất cả các mã lệnh html

Một số kiểu Mimtype [xem thêm file mimetype.html]

Content-disposition:

Cú pháp: header[‘Content-disposition: attachment; filename=”‘.$filename.’”‘];

Lệnh sẽ báo cho browser biết là nên download và save file. Tham số “filename=” sẽ báo cho browser biết tên của file nên được save.

Ví dụ:

Kết luận: Qua bài này mong là các bạn có thể hiểu thêm về http header, thông thường đối tượng này chỉ để chuyển hướng hôm nay nó còn nhiều hơn thế nữa, Enjoy!…

Khi truy cập Web, Browser sẽ gởi http request và nhận về http response. Việc hiểu rõ các thuộc tính của HTTP header sẽ rất có ích trong lập trình Web.

Bạn đang xem: Http header là gì

Bạn có thể xem HTTP header bằng cách sử dụng firebug – một add on cho firefox, có thể debug cho javascript.

HTTP status code

2xx: là request thành công

3xx: dùng cho chuyển tiếp đến trang khác

4xx: dùng khi có lỗi xảy ra trong request

5xx: dùng khi server bị lỗi

Một vài status code thuờng gặp:

200: OK, được gởi trong response khi request thành công.

302:  Moved temporarily

301: Moved permanetly

Sự khác biệt giữa 301 và 302 là khi spider của search engine truy cập, nếu thấy status code là 302 nghĩa là website đã tạm thời chuyển đến địa chỉ khác, và nó sẽ tiếp tục truy cập lần sau. Còn nếu là 301 thì nó báo với spider là website đã chuyễn luôn tới địa chỉ khác rồi.

400: Bad request: request bị sai cú pháp

401:Unauthorized: phải nhập username và password mới truy cập được. Nếu username/password sai thi sẽ trả về 401

403: Forbidden: không cho phép truy cập tới trang web này.

404: Not Found: trang web không tìm thấy.

500: Internal server error: là lỗi phát sinh trên server, đây là lỗi rất khó fix, thường phải xem log trên server để biết chính xác là lỗi gì.

Request header

Host: là địa chỉ server đang truy cập

User-Agent: chứa thông tin về browser, hệ điều hành

Accept-Language: chỉ ra default ngôn ngữ, nhiều website dựa vào thông tin này mà hiện thị ngôn ngữ tương ứng.

Xem thêm: “ Ưu Điểm Tiếng Anh Là Gì ? Những Điều Cần Biết Về Pros And Cons

Accept-Encoding: khi chỉ ra là gzip thì server sẽ nén dữ liệu html trước khi gởi cho client, giúp giảm kích thước dữ liệu.

If-Modified-Since: Nếu dữ liệu đã đươc cache o browser, khi truy cập lại lần nữa thì browser sẽ gởi thông tin này đến server. Server sẽ kiểm tra xem dữ liệu có thay đổi hay không, nếu không thay đổi thì sẽ gởi cho browser status code là 304 Not Modified, và browser sẽ dùng dữ liệu trong cache.

Cookie: cookie được lưu ở browser dưới dạng key=value. Session chính là dựa vào cookie để xác định "em là người mới truy cập lúc nãy nè đại ca server".

Authorization:  Khi browser nhận WWW-Authenticate trong response header thì sẽ mở 1 hộp thoại yêu cầu nhập vào username và pasword. Thông tin này được gởi đến server dưới dạng: Authorization: Basic base46[uername:password].

Response header

Cache-Control: Bảo client là có cache dữ liệu này hay không, nếu không muốn cache thì chỉ định là no-cache

Content-Type: chỉ định kiểu MIME kiểu tài liệu, ví dụ như là text/html, image/gif, application/pdf,…

Content-Disposition: Nếu thấy thuộc tính này, browser sẽ mở hộp thoại cho download file.

Content-Length: kích thước của response body, ví dụ như browser dựa vào thông tin này để biết được tiến độ của việc download file.

Last-Modified: thời gian modified sau cùng của tài liệu.

Set-Cookie: Server muốn gởi tới browser cookie.

WWW-Authenticate: như đã nói ở trên, browser thấy thuộc tính này sẽ mở 1 hộp thoại cho đăng nhập

Content-Encoding: khi muốn nội dung gởi về browser được nén lại thi chỉ định là gzip.

Trên đây là một vài thuộc tính cơ bản, để biết đầy đủ HTTP Header, tham khảo thêm ở đây

Chủ Đề