Công ty kiểm toán cổ phần hóa hacinco năm 2024

Chúng tôi hết sức ngạc nhiên trước những văn bản trong hồ sơ của vụ việc đình trệ CPH tại Hacinco. Thứ nhất, trong bản Hợp đồng tư vấn 3 bên, số 02/2005/BVSC.NV2-TV ngày 28/4/2005 nêu rõ “Cty CP Chứng khoán Bảo Việt [bên B] có nhiệm vụ thực hiện việc tư vấn trong suốt quá trình chuyển đổi hình thức sở hữu DNNN thành Cty CP”; “Chi cục Tài chính doanh nghiệp [bên C] có trách nhiệm đôn đốc, giám sát và hỗ trợ quá trình thực hiện hợp đồng giữa bên A [Hacinco] và bên B để thực hiện theo đúng tiến độ CPH đã được TP phê duyệt”. Vậy mà ngay trong công văn số 847 ngày 20/3/2006, với tư cách Thường trực Ban đổi mới và phát triển DN TP Hà Nội, ông Phạm Công Bình - Phó giám đốc Sở Tài chính đã chỉ ra 4 đơn vị mà ông cho là có “sai phạm” trong việc CPH tại Hacinco là: Cty Hacinco, Cty CP Chứng khoán Bảo Việt, Trung tâm GDCK Hà Nội, TCty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội.

Điều ngạc nhiên thứ hai đó là khả năng liên tục tìm ra sai phạm trong vụ việc này của các cơ quan quản lý tại Hà Nội mà đóng góp lớn nhất cũng chính từ Chi cục Tài chính doanh nghiệp. Bắt đầu từ một cái cớ là nhận được đơn thư kiến nghị của một cổ đông “nghe nói” Hacinco đang có khó khăn về tài chính. Ngay lập tức, ngày 23/12/2005, Chi cục Tài chính doanh nghiệp có văn bản số 4732/STC/TCDN-P2 yêu cầu Cty báo cáo tài chính năm 2005 trước khi chuyển sang Cty CP. Có thể khẳng định lý do này hoàn toàn vi phạm pháp luật bởi quy trình chuyển đổi DNNN sang Cty CP không hề phụ thuộc vào việc kiểm toán báo cáo tài chính năm [vì trước khi thực hiện CPH, doanh nghiệp đã buộc phải thực hiện kiểm toán toàn bộ tài sản, tài chính của mình]. Hơn nữa thời điểm đó chưa kết thúc năm tài chính nên không ai có thể làm ra báo cáo tài chính năm được [theo quy định của Bộ Tài chính thì báo cáo quyết toán tài chính năm trước sẽ có hạn nộp là 31/3 năm tài chính tiếp theo].

Và sau đó, quá trình CPH tại Hacinco đang xuôi chèo mát mái [đã bán đấu giá cổ phiếu trên sàn chứng khoán, đã tổ chức Đại hội cổ đông, thông qua Điều lệ hoạt động, bầu ra HĐQT, chỉ còn chờ phê duyệt của UBND TP Hà Nội đồng ý chuyển đổi sang Cty CP nữa là hoàn thành quá trình CPH], ngay lập tức bị đình đốn. Toàn bộ sự việc ngày càng rối rắm, phức tạp.

“Phớt lờ”

Sau khi sự việc đình trệ trong CPH tại Hacinco diễn ra, đã có hàng chục cuộc hội thảo xung quanh vấn đề này được tổ chức, hàng trăm bài báo lên tiếng bảo vệ quyền lợi của người lao động, của cổ đông cũng như nêu lên những thiệt hại to lớn của DN. Cũng bởi sự việc diễn ra ngay tại thủ đô mà những dự án như Tòa tháp Hacinco suốt 6 - 7 năm nay dở dang đứng trơ trơ nơi ngã ba đường Thái Thịnh - Tây Sơn khiến bao người đi qua đều thấy đau xót trước hàng đống tiền của phơi sương phơi nắng.

Vậy là thêm bao nhiêu cơ quan chức năng từ Thanh tra UBND tới Thanh tra Chính phủ phải vào cuộc. Văn phòng Chính phủ cũng có tới 6 công văn thông báo ý kiến của các Phó Thủ tướng chỉ đạo giao UBND TP Hà Nội theo thẩm quyền, quyết định và chịu trách nhiệm đối với việc xử lý CPH Hacinco theo quy định của pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và người lao động.

Tuy nhiên các cơ quan chức năng ở Hà Nội vẫn “trả lời” bằng sự “CPH treo” một cách khó hiểu. Vì vậy, việc đình trệ CPH tại Hacinco vẫn tiếp tục dậm chân tại chỗ.

11 năm kéo dài cổ phần hóa đã gây biết bao khó khăn cho doanh nghiệp khi có lúc phải đứng bên bờ vực phá sản, người lao động không có việc làm… Hơn lúc nào hết, thành phố Hà Nội phải có một quyết định để giải quyết dứt điểm việc này.

Ngày 29-10-2004, UBND TP Hà Nội có Quyết định số 7252/QĐ-UB về việc cho phép Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội [Hacinco] tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp và Quyết định số 6680/QĐ-UB ngày 29-9-2005 về việc phê duyệt giá trị doanh nghiệp và phương án cổ phần hóa Hacinco.

Ngày 1 và 2-12-2015, Hacinco đã tổ chức Đại hội phiên thứ nhất thành lập Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Hacinco, đã bầu ra được Hội đồng quản trị và Hội đồng quản trị đã họp để bầu ra các chức danh chủ chốt của công ty. Tuy nhiên, lúc này lại phát sinh đơn khiếu kiện gửi Sở Tài chính yêu cầu thanh kiểm tra lại quá trình cổ phần hóa. Cũng từ đây, việc cổ phần hóa đã bị đình trệ và kéo dài suốt 11 năm qua.

Công ty Hacinco.

Lý do UBND TP Hà Nội tạm thời chưa ban hành quyết định chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phẩn đối với Hacinco là trong quá trình thanh tra đã phát hiện sai sót trong quá trình cổ phần hóa như: Thu tiền bán đấu giá cổ phần và chuyển nợ thành vốn góp cổ phần; quản lý tiền thu bán đấu giá cổ phần; xác định thời gian làm việc trong khu vực nhà nước để tính ưu đãi cho người lao động khi mua cổ phần lần đầu.

Những sai sót này đều đã được các cấp vào cuộc thanh, kiểm tra. Trong 11 năm qua đã có rất nhiều sự chỉ đạo của TP Hà Nội, ý kiến từ Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ LĐTB&XH đến các cấp về việc đề xuất biện pháp xử lý, khắc phục sai sót, đưa ra phương án để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho doanh nghiệp, người lao động, nhà đầu tư. Tuy nhiên, có những thời điểm, sự vào cuộc của các cơ quan chức năng còn chậm, làm cho tiến trình cổ phấn hóa bị kéo dài.

Về việc cổ phần hóa Công ty Hacinco đã có nhiều báo cáo kết quả thanh tra của Thanh tra TP Hà Nội, Thanh tra Chính phủ. Tại Kết luận thanh tra việc chuyển đổi Doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần tại Hà Nội số 2125/KL-TTCP ngày 1-9-2009 của Thanh tra Chính phủ nêu rõ:

“Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Ban đổi mới và Phát triển Doanh nghiệp Hà Nội và các Sở ban ngành xem xét những kiến nghị vướng mắc tại các doanh nghiệp, kiến nghị các biện pháp để UBND TP xem xét quyết định theo thẩm quyền; xem xét giải quyết dứt điểm những tồn tại vướng mắc trong việc cổ phần hóa tại Hacinco theo hướng:

Chấp thuận việc chuyển nợ thành vốn góp khi thanh toán tiền mua cổ phiếu và công nhận kết quả bán cổ phần của công ty; giữ nguyên vốn điều lệ theo Quyết định số 7867/QĐ-UB là 47.168.600.000đ, chuyển 397.100.000đ từ cơ cấu vốn cổ đông mua ưu đãi sang vốn cổ đông mua đấu giá [số lượng cổ phần ưu đãi đã bán cho cán bộ công nhân viên khi cổ phần hóa khách sạn Hacinco năm 1998], công nhận kết quả Đại hội cổ đông lần thứ nhất ngày 2-12-2005 của công ty”.

Ngày 22-9-2009, Văn phòng Chính phủ có công văn số 6561/VPCP-KNTN truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng như sau: “Đồng ý các nội dung kiến nghị nêu trong Kết luận thanh tra số 2125/KL-TTCP ngày 1-9-2009 của Thanh tra Chính phủ. Giao Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan thực hiện các kiến nghị của Thanh tra Chính phủ, xử lý các tồn tại và vướng mắc trong việc cổ phần hóa tại Công ty Hacinco theo đúng quy định của pháp luật và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan tổ chức kiểm điểm làm rõ trách nhiệm để có biện pháp xử lý các cơ quan, đơn vị, cá nhân có sai phạm, báo cáo kết quả thực hiện lên Thủ tướng Chính phủ trong quý IV/2009”.

Tuy nhiên, đến nay đã 7 năm trôi qua sau ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ, việc cổ phần hóa Công ty Hacinco vẫn chưa thực hiện được. Ngày 22-4-2010, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định 1886/QĐ-UBND nhưng chưa nhận được sự đồng thuận của các nhà đầu tư nên họ lại khiếu kiện.

Ngày 16-10-2010 Thanh tra Chính phủ tiếp tục có văn bản số 3411/TTCP-C1 gửi đồng chí Chủ tịch UBND TP Hà Nội về việc kiểm tra, đôn đốc thực hiện Kết luận Thanh tra số 2125.

Tại văn bản này, Thanh tra Chính phủ đã có kiến nghị rõ ràng đối với Quyết định 1886 của UBND TP Hà Nội và đề nghị đồng chí Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo các sở, ngành có liên quan khẩn trương thực hiện những nội dung còn lại trong Kết luận số 2125 của Thanh tra Chính phủ và ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ…

Hà Nội đã giao cho Sở Tài chính phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan triển khai thực hiện các nội dung kiến nghị nêu trong Kết luận thanh tra số 2125. Tuy nhiên, đã nhiều năm trôi qua, không ít cuộc họp liên ngành, đặc biệt là lấy ý kiến các sở, ngành xoay quanh việc đề xuất phương án giải quyết tồn tại trong cổ phần hóa tại Công ty Hacinco nhưng vẫn chưa có một quyết định khả thi được đưa ra.

Được biết, UBND TP Hà Nội đã đề xuất, kiến nghị 3 vấn đề lên Ban Thường vụ Thành ủy nhằm xử lý dứt điểm tồn tại, vướng mắc để chuyển Công ty Hacinco thành công ty cổ phần. Điều mà dư luận và các cổ đông chờ đợi là theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ, UBND TP Hà Nội cần sớm đưa ra phương án giải quyết thấu tình, đạt lý, trên cơ sở khách quan mà cơ quan Thanh tra thành phố và Thanh tra Chính phủ đã thanh tra, kết luận thì những tồn tại trong cổ phần hóa ở Hacinco mới sớm dứt điểm.

Chủ Đề