Công ty cp ckp tuyển dụng kế toán thuế năm 2024

3046 tỷ đồng, là kết quả thu ngân sách quyết liệt năm 2010 của tỉnh Ninh Bình. Đồng chí Đỗ Văn Hoan, Cục trưởng Cục thuế tỉnh Ninh Bình đã khẳng định như vậy.

Công ty cp ckp tuyển dụng kế toán thuế năm 2024

Đồng chí Bùi Văn Thắng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tặng hoa, chúc mừng Ngành thuế tỉnh Ninh Bình.

Vượt lên những thách thức: do ảnh hưởng suy giảm kinh tế thế giới, tác động nền kinh tế trong nước, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế và nguồn thu ngân sách… Nhưng dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Tổng cục Thuế, Bộ tài chính, sự phối hợp của các ngành, các cấp, sự cố gắng của các doanh nghiệp, nỗ lực quyết tâm của cán bộ công chức ngành thuế, Hải quan, tỉnh Ninh Bình đã thu ngân sách năm 2010 là 3046 tỷ đồng, đạt 98,2% dự toán HĐND tỉnh, đạt 170% so với dự toán của Bộ tài chính, tăng trưởng 14% so với cùng kỳ năm trước.

Trong kết quả chung, số thu nội địa do ngành thuế Ninh Bình quản lý đạt 2.393 tỷ đồng, đạt 114% so với dự toán HĐND tỉnh tăng trưởng 15% so với cùng kỳ.Thuế xuất nhập khẩu do chi cục Hải quan Ninh Bình quản lý thu đạt 653 tỷ đồng, đạt 65% dự toán HĐND tỉnh, tăng trưởng 10% so với cùng kỳ.

Nhìn lại công tác theo ngân sách năm qua, cùng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND Tỉnh, sự phối hợp của các ngành, các huyện, thành phố, thị xã, ngành thuế, Hải quan Ninh Bình đã phấn đấu quyết liệt, thường xuyên, liên tục cả năm, áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp thu, khai thác triệt để mọi nguồn thu,chống thất thu, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Công ty cp ckp tuyển dụng kế toán thuế năm 2024

Đội kê khai Kế toán (Chi Cục thuế Hoa Lư) xử lý tờ khai thuế.

Việc xây dựng và giao dự toán thu sát với tốc độ tăng trưởng kinh tế, gắn với thu hồi nợ đọng và chống thất thu ngân sách.

Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế: ngành thuế đã tổ chức 17 hội nghị hướng dẫn cho trên 2000 doanh nghiệp, các tổ chức ủy nhiệm thu … với trên 3500 lượt người tham dự, hỗ trợ hơn 2100 lượt người nộp thuế bằng điện thoại và trực tiếp tại cơ quan thuế, giải đáp trên 30 ý kiến vướng mắc bằng văn bản, tổ chức 5 cuộc họp báo, trả lời phỏng vấn, đăng nhiều tin, bài trên Báo Ninh Bình, Đài PT – TH, thông báo nội bộ của Ban tuyên giáo Tỉnh ủy.

Chủ động phối hợp với Sở kế hoạch đầu tư rút ngắn thời gian cấp mã số thuế (MST) cho người nộp thuế. Năm qua đã cấp mới hơn 600 MST cho doanh nghiệp,trên 4240 MST cho các tổ chức, cá nhân nộp thuế thu nhập cá nhân.

Do tăng cường các biện pháp quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế năm 2010 Cục thuế Ninh Bình được Tổng cục thuế ghi nhận là một trong những đơn vị có số nợ thuế giảm mạnh so với cùng kỳ, tỷ lệ nợ thuế dưới 4% thấp hơn mặt bằng chung toàn quốc.

Ngành thuế đã thực hiện tốt Kế hoạch thanh tra, kiểm tra giám sát kê khai, khấu trừ, hoàn thuế, miễn giảm thuế, quyết toán thuế theo đúng quy định của luật thuế. Năm 2010 đã thực hiện kiểm tra 100% hồ sơ khai thuế, yêu cầu giải trình, điều chỉnh tại cơ quan thuế 145 hồ sơ, với số thuế phải nộp kê khai bổ sung gần 1,2 tỷ đồng. Thực hiện kiểm tra tại Trụ sở doanh nghiệp với 283 đơn vị, truy thu thuế và phạt là 10,5 tỷ đồng. Công tác thanh tra thuế được đổi mới, trên cơ sở phân tích thông tin, chỉ thực hiện thanh tra những doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm, năm qua đã thực hiện 35 cuộc thanh tra, số tiền truy thu, phạt thuế 3,3 tỷ đồng.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận một cửa, ban hành quy chế giám sát thời hạn giải quyết công việc, thủ tục hành chính thuế cho người nộp thuế. Đã rút ngắn thời gian giải quyết công việc,các thủ tục về thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, hoàn thành nghĩa vụ thuế. Chỉ trong 2 tháng cuối năm đã có gần 250 doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế qua mạng, vượt cao so với chỉ tiêu Tổng cục thuế giao.

Năm 2010, nhiều doanh nghiệp đã được tuyên dương hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ nộp thuế phải kể đến: Ban quản lý dự án nhà máy đạm đã kê khai nộp 290,5 tỷ đồng, Công ty TNHH cán thép Tam Điệp, Công ty cổ phần xi măng Hướng Dương, nộp 248,7 tỷ đồng, Công ty cổ phần Tập đoàn kinh tế Xuân Thành: 170,6 tỷ đồng, Công ty cổ phần ô tô Thành Công: 118,3 tỷ đồng. Tập đoàn xi măng Hoàng Phát Vissai: 109 tỷ đồng, Công ty cổ phần nhiệt điện Ninh Bình: 54,2 tỷ đồng, doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường: 48,9 tỷ đồng… Bộ tài chính tặng bằng khen cho 10 doanh nghiệp, UBND tỉnh tặng bằng khen 37 doanh nghiệp, Tổng cục thuế, cục thuế tỉnh khen thưởng 76 doanh nghiệp, hộ kinh doanh.

Năm 2011 tỉnh Ninh Bình phấn đấu thu ngân sách 2950 tỷ đồng trong đó thu nội địa 2336 tỷ đồng, thuế nhập khẩu là 614 tỷ đồng. Ngành thuế Ninh Bình đã đẩy mạnh công tác thu ngân sách Nhà nước ngay từ đầu năm với 9 giải pháp, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu ngân sách năm 2011. Nguồn baoninhbinh.org.vn

Ngày 14-3, Ngài Anuson Chinvanno, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Thái Lan tại Việt Nam cùng các thành viên trong đoàn đã tới thăm và làm việc tại Ninh Bình. Đồng chí Trần Hữu Bình, TVTU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã tiếp và làm việc với Đoàn.

Tại buổi làm việc, Đại sứ Anuson Chinvanno đã bày tỏ niềm hân hạnh được tới thăm Ninh Bình, một vùng đất Cố đô của đất nước Việt Nam. Ngài Đại sứ cũng cho biết, trong tháng 4 tới, Công chúa Thái Lan sẽ tới thăm Việt Nam. Trong chuyến thăm Việt Nam lần này, Công chúa sẽ tới thăm 4 trường học thuộc 3 tỉnh, trong đó có trường tiểu học Ninh Mỹ (Hoa Lư) của Ninh Bình nằm trong dự án được Công chúa giúp đỡ.

Ngài Đại sứ mong muốn các ban, ngành của tỉnh Ninh Bình sẽ phối hợp với Đại sứ quán Vương quốc Thái Lan tại Việt Nam để chuẩn bị tốt cho chuyến thăm của công chúa Thái Lan.

Ngài Đại sứ cũng tin tưởng rằng với tiềm năng du lịch phong phú, Ninh Bình sẽ đẩy mạnh phát triển du lịch, thu hút đông đảo du khách đến tham quan. Đại sứ quán Thái Lan tại Việt Nam sẽ góp phần quảng bá hình ảnh của Ninh Bình, của đất nước Việt Nam với người dân Thái Lan và thế giới.

Đồng chí Trần Hữu Bình bày tỏ sự vui mừng được đón ngài Đại sứ Thái Lan đến thăm, làm việc tại Ninh Bình và sắp tới, Công chúa Thái Lan sẽ đến thăm Ninh Bình. Chuyến thăm của công chúa Thái Lan sẽ thắt chặt tình hữu nghị giữa hai nước và thể hiện tình cảm của công chúa với đất nước Việt Nam, với tỉnh Ninh Bình.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng giới thiệu với ngài Đại sứ tiềm năng du lịch của tỉnh, đồng thời mong muốn qua chuyến thăm này Đoàn sẽ có cơ hội tìm hiểu, quảng bá và giới thiệu tiềm năng Ninh Bình tới đất nước Thái Lan. Trong thời gian tới tỉnh mong được đón các công ty du lịch của Thái Lan tới hợp tác, đầu tư.

Nhân dịp này, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Thái Lan tại Việt Nam đã tới thăm Trường Tiểu học Ninh Mỹ (Hoa Lư).

Nguồn baoninhbinh.org.vn

(SGGP).- Chiều qua (25-2), tại Hà Nội, Ban tổ chức Giải bóng chuyền nam quốc tế Cúp Hoa Lư – Báo SGGP năm 2011 đã tổ chức họp báo giới thiệu về giải (ảnh). Tham dự buổi họp báo có đại diện Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam, Báo SGGP, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Bình, đại diện các đội bóng và hơn 40 phóng viên đại diện cho các cơ quan thông tấn báo chí của trung ương và Hà Nội. Tham dự buổi họp báo còn có đại diện các nhà tài trợ: OceanBank, PetroVietnam Gas, Công ty CP Truyền thông và giải trí Thái Sơn, Công ty CP Đại Nam.

Công ty cp ckp tuyển dụng kế toán thuế năm 2024

Giải bóng chuyền nam quốc tế Cúp Hoa Lư – Báo SGGP là giải đấu thường niên nằm trong hệ thống thi đấu của Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam, có sự góp mặt của các đội mạnh trong nước như: Long An, Sanest Khánh Hòa, Biên phòng, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tràng An Ninh Bình và Đội tuyển quốc gia Lào.

Giải bóng chuyền nam quốc tế Cúp Hoa Lư – Báo SGGP sẽ khởi tranh từ ngày 1-3 đến hết ngày 6-3-2011 tại Nhà thi đấu tỉnh Ninh Bình. Ban tổ chức sẽ trao giải thưởng 10 – 70 triệu đồng, cúp, cờ cho các đội đoạt từ hạng tư đến hạng nhất. Đài Truyền hình Việt Nam sẽ tường thuật trực tiếp lễ khai mạc, bế mạc và các trận đấu của giải.

Ngày 9/1, tại Khu trung tâm liên hiệp thể thao du lịch sân golf 54 lỗ Hồ Yên Thắng (Yên Mô), Công ty Cổ phần Đầu tư PV – INCONESS (thuộc tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam) đã tổ chức lễ khai trương sân gôn 18 lỗ King’s Hill và khai mạc giải golf chào mừng năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN 2010, tiến tới Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.

Dự lễ khai trương, về phía Trung ương có: đồng chí Vũ khoan, Nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ; đồng chí Phạm Minh Tuyên, UVT.Ư Đảng, Uỷ viên Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban công tác đại biểu Quốc Hội; đồng chí Vũ Xuân Hồng, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam; đồng chí Đoàn Mạnh Giao, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Chủ tịch Hiệp hội Golf Việt Nam; đồng chí Đoàn Xuân Hưng, Thứ trưởng Bộ ngoại giao, các đồng chí lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương; các vị đại sứ của khối ASEAN và một số Quốc gia khác.

Về phía tỉnh có: đồng chí Đinh Văn Hùng, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; đồng chí Tạ Nhật Thới, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; lãnh đạo các huyện, thành phố, thị xã, các xã có dự án trên địa bàn.

Công ty cp ckp tuyển dụng kế toán thuế năm 2024

Sân golf 18 lỗ King’s Hill nằm trong quần thể dự án đầu tư xây dựng Khu trung tâm liên hiệp thể thao du lịch sân golf 54 lỗ Hồ Yên Thắng (nay là sân gôn Hoàng Gia), với diện tích 670 ha thuộc huyện Yên Mô và thị xã Tam Điệp.Đây là sân gôn đầu tiên được UBND tỉnh giao cho Công ty Cổ phần đầu tư PV – INCONESS là chủ đầu tư theo tiêu chuẩn Quốc tế, với tổng nguồn vốn của dự án là 1.757 tỷ đồng, thực hiện thành 3 giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2013 sẽ hoàn thành tổng thể.

Dự án sân gôn Hoàng Gia là một điểm nhấn trong quy hoạch phát triển tổng thể du lịch tỉnh Ninh Bình, được xếp vào 1 trong 7 khu du lịch trọng điểm của tỉnh, một điểm thu hút khách du lịch và đáp ứng được nhu cầu của khách đầu tư trong, ngoài nước tại Ninh Bình.

Phát biểu tại lễ khai trương, đồng chí Trần Hữu Bình, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Mục tiêu đầu tư của dự án sân gôn Hoàng Gia là xây dựng một khu du lịch sinh thái độc đáo, hấp dẫn kết hợp với sân gôn 54 lỗ tiêu chuẩn Quốc tế.

UBND tỉnh Ninh Bình ghi nhận Công ty cổ phần đầu tư PV – INCONESS đã vượt qua khó khăn, tổ chức thi công dự án theo đúng quy hoạch, thiết kế được phê duyệt. Đến nay dự án hoàn thành giai đoạn I, đưa 18 lỗ gôn vào hoạt động.

Sân gôn là điểm hội tụ, giao lưu của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, các nhà ngoại giao, khách du lịch trong, ngoài nước, thiết thực góp phần giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động của địa phương, tăng nguồn thu ngân sách, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Với ý nghĩa đó, đồng chí yêu cầu các sở, ban, ngành của tỉnh, UBND thị xã Tam Điệp, huyện Yên Mô và nhân dân trên địa bàn tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình xây dựng và hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Đầu tư PV – INCONESS; yêu cầu công ty, các đơn vị tư vấn, thi công ngay sau lễ khai trương cần tập trung cao nguồn lực đẩy nhanh tiến độ xây dựng các hạng mục tiếp theo của dự án đúng tiến độ cam kết. Tỉnh Ninh Bình đã và sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để dự án được triển khai và hoạt động có hiệu quả.

Nguồn Báo Ninh Bình

Trong không khí vui mừng, phấn khởi chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường (1959-2009), thầy và trò nhà trường luôn khắc ghi những thành quả, đóng góp của bao thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường.

Công ty cp ckp tuyển dụng kế toán thuế năm 2024

Những đóng góp ấy đã đưa trường Lương Văn Tụy trở thành một địa chỉ giáo dục chất lượng cao của tỉnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xứng đáng với sự kỳ vọng và tin tưởng của các cấp ủy đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.Nhớ về thuở “sơ khai” của ngôi trường với cơ sở vật chất thiếu thốn, cả trường chỉ có 4 lớp 8 (nay là lớp 10) với 219 học sinh và 12 giáo viên. Khắc phục khó khăn, thầy và trò nhà trường đã vươn lên dạy tốt, học tốt, xây những “viên gạch” đầu tiên đặt “nền móng” cho bước phát triển vững chắc của nhà trường trong các giai đoạn sau.Thời kỳ 1965 – 1975 cùng với cả nước chiến đấu chống lại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, nhà trường luôn phát động các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, đảm bảo chất lượng đào tạo, có nhiều học sinh giỏi cấp tỉnh, học sinh giỏi toàn miền Bắc. Cũng trong thời kỳ này, nhiều thầy giáo, học sinh theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, lên đường tham gia chiến đấu. Nhiều người trở thành dũng sỹ, cán bộ trung, cao cấp trong quân đội… Có người đã anh dũng hy sinh ngoài chiến trường, góp phần cùng các thế hệ cha anh, viết nên những trang sử vẻ vang của dân tộc.

Đất nước thống nhất, cả nước bước vào thời kỳ mới xây dựng chủ nghĩa xã hội, sự nghiệp giáo dục đòi hỏi nhà trường cần nỗ lực hơn nữa để từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Năm 1984, Trường đã được Bộ Giáo dục – Đào tạo tặng cờ đơn vị thi đua xuất sắc ngành Giáo dục phổ thông và được đánh giá là 1 trong 9 trường tiên tiến xuất sắc của cả nước ở khối PTTH.

Năm 1992, tỉnh Ninh Bình được tái lập. Trường Lương Văn Tụy có nhiều cơ hội và điều kiện để nỗ lực vươn lên đạt nhiều kết quả khả quan, góp phần quan trọng vào “bảng vàng” thành tích của sự nghiệp giáo dục tỉnh nhà. Năm học 1992 – 1993 nhà trường được tỉnh cho phép mở thêm hệ chuyên, xác định là trường trọng điểm chất lượng cao, là “chiếc nôi” bồi dưỡng học sinh giỏi, góp phần phát hiện, vun trồng những nhân tài cho quê hương, đất nước. Được sự quan tâm, tạo điều kiện về chế độ, chính sách, đội ngũ, cơ sở vật chất… của tỉnh và ngành Giáo dục, sự động viên kịp thời, hiệu quả của phụ huynh học sinh và toàn xã hội đã tiếp thêm sức mạnh cho thầy và trò phát huy truyền thống dạy tốt, học tốt, đoàn kết, thống nhất, đưa chất lượng giáo dục ngày một nâng cao.

Từ năm 1992 đến nay, sự nỗ lực, phấn đấu của thầy và trò nhà trường đã được ghi nhận xứng đáng, với 6.000 giải học sinh giỏi cấp tỉnh, 594 giải học sinh giỏi Quốc gia (với 16 giải nhất, 119 giải nhì, 253 giải ba, 206 giải khuyến khích). Nhà trường còn ghi tên mình trên “đấu trường” tri thức quốc tế với những thành tích đáng tự hào: Huy chương bạc quốc tế môn Sinh học của học sinh Phạm Việt Phương năm 1996, Bằng khen quốc tế môn Hóa học của học sinh Phạm Thị Nam Bình năm 2001, Huy chương đồng quốc tế môn Sinh học của học sinh Nguyễn Tuấn Anh năm 2002 và gần đây là huy chương đồng quốc tế môn Hóa học của học sinh Nguyễn Thị Thu Hà. Hàng năm, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp lớp 12 luôn đạt từ 95-100%, tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học và cao đẳng đạt từ 75% trở lên.

Công ty cp ckp tuyển dụng kế toán thuế năm 2024
Thày và trò cùng trao đổi kiến thức ngoài giờ. Ảnh: Phạm Trường.

Bên cạnh nhiệm vụ chính là giảng dạy và học tập, thầy và trò nhà trường luôn tích cực tham gia và đạt nhiều thành tích trong các phong trào văn hóa, văn nghệ, TDTT, các hoạt động thông tin tuyên truyền… do địa phương và ngành tổ chức. Từ quy mô trường lớp đơn sơ của những ngày đầu mới thành lập, đến nay cơ sở vật chất trường lớp, trang, thiết bị phục vụ công tác giảng dạy và học tập được đầu tư đồng bộ, hiện đại. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên với 135 người có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn 100% được đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn, đáp ứng yêu cầu dạy và học trong thời kỳ mới. Năm học 2009 – 2010, nhà trường có 40 lớp với 1.349 học sinh. Trong đó có 29 lớp chuyên và 11 lớp hệ không chuyên.

Nửa thế kỷ xây dựng và trưởng thành, với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng, các thế hệ thầy và trò nhà trường hết sức phấn khởi và tự hào vì đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của một trường trọng điểm chất lượng cao, đóng góp quan trọng vào “bảng vàng” thành tích vẻ vang của ngành Giáo dục – Đào tạo tỉnh nhà.

50 năm qua, nhà trường vinh dự được Hội đồng Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục – Đào tạo, UBND tỉnh, Sở Giáo dục… tặng thưởng nhiều bằng khen, cờ thi đua, Huân chương Lao động Hạng Nhất, Huân chương Lao động hạng Nhì, Huân chương Lao động hạng Ba và Huân chương Độc lập hạng Ba. Năm 2000, nhà trường đã được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.

Kế thừa và tiếp nối những thành quả mà các thế hệ thầy và trò đi trước để lại, năm học 2008-2009, năm học thứ 50, mặc dù còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, song nhà trường đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học. Toàn trường có 19,5% học sinh đạt học sinh giỏi toàn diện, 73,2% học sinh đạt học sinh tiên tiến. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp lớp 12 đạt 100%. Có 205 giải học sinh giỏi tỉnh, 51 giải học sinh giỏi khu vực các tỉnh đồng bằng duyên hải Bắc bộ và 39 giải học sinh giỏi Quốc gia.

Trân trọng và tri ân với những đóng góp của các thế hệ đi trước, phấn khởi và tự hào về truyền thống của ngôi trường, tập thể thầy và trò nhà trường càng nhận thức sâu sắc trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp đổi mới của quê hương, đất nước, của ngành Giáo dục để tiếp tục nỗ lực phấn đấu, rèn luyện hơn nữa, phát huy những thành tích đã đạt được, viết tiếp những trang vàng truyền thống của ngôi trường vinh dự được mang tên người cộng sản trung kiên Lương Văn Tụy.

Nhà giáo ưu tú, Hiệu trưởng Phạm Văn Đằng

Nguồn Báo Ninh Bình

KTĐT – Ngày 16/3, Bộ Khoa học & Công nghệ đã tổ chức họp báo về sự cố hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-ichi (còn gọi là Fukushima I), Nhật Bản do hậu quả của trận động đất và sóng thần ngày 11/3 với sự chủ trì của Thứ trưởng Lê Đình Tiến. Có mặt tại cuộc họp báo, các chuyên gia cho biết, sự cố này không ảnh hưởng đến Việt Nam. Ngay sau khi xảy ra sự cố tại nhà máy điện Fukushima I, Bộ trưởng Bộ KH&CN Hoàng Văn Phong đã thành lập tổ công tác của Bộ bao gồm các nhà quản lý và các chuyên gia để thường xuyên theo dõi diễn biến sự cố, trực tiếp trao đổi với đại diện Công ty phát triển điện hạt nhân quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam, các chuyên gia quốc tế và trong nước để kịp thời nắm bắt, xử lý thông tin, đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời và chính xác về sự cố nhà máy điện Fukushima I.

Theo đánh giá của NISA, cho đến nay sự cố hạt nhân tại nhà máy điện Fukushima I ở mức 4 (tai nạn với hậu quả cục bộ) theo thang sự cố quốc tế INES; cao nhất là mức 7 (thảm họa Chernobyl ở Liên Xô cũ, năm 1986, được đánh giá ở mức 7). Có thể thấy rằng, thiết kế của toà nhà lò phản ứng của Nhật Bản tương đối tốt, chịu được động đất lớn đến 9 độ và sóng thần.

Về những tin đồn về mây phóng xạ và mưa axit xảy ra ở Việt Nam, PGS-TS Vương Hữu Tấn, Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (Viện NLNTVN) cho biết: “Chúng tôi đang theo dõi thông tin từ thế giới cũng như theo dõi sự thay đổi trong môi trường. Nếu có phóng xạ thì sẽ kịp thời cảnh báo đến người dân. Tuy nhiên, bụi phóng xạ từ Nhật Bản khó có thể thổi tới Việt Nam”.

Theo ông Tấn, Viện NLNTVN đã yêu cầu Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt và Viện Khoa học & Kỹ thuật Hạt nhân Hà Nội tổ chức tốt việc quan trắc phóng xạ môi trường tại 2 trạm quốc gia do 2 đơn vị này quản lý. Đến nay không có bất kỳ sự bất thường nào về phóng xạ tại 2 trạm này. Do mức độ của sự cố chỉ ở mức 4, nên ảnh hưởng chủ yếu là ở khu vực lân cận xung quanh nhà máy Fukushima I.

Nguồn Kinh tế Đô thị

(Hiệp hội Xi măng) Hiện nay, nhu cầu phân tích thời gian thực để các nhà máy có phương án hiệu chỉnh phối liệu một cách chuẩn xác, giúp cho dây chuyền sản xuất xi măng hoạt động ổn định đang là nhu cầu rất lớn. Chúng tôi xin giới thiệu thiết bị phân tích PGNAA CBX của Hãng Thermo Fisher do Công ty Cổ phần Nông Nghiệp T&H làm đại điện tại Việt Nam

1. Phân tích thời gian thực đối với nguyên liệu thô và nguyên liệu hỗn hợp trên băng tải:

CBX sử dụng kỹ thuật phân tích bằng tia gama cảm ứng nơtron được biết đến với công nghệ PGNAA (Prompt Gamma Neutron Activation Analysis – Phân tích hoạt hoá tức thời bằng tia Gamma).

Công ty cp ckp tuyển dụng kế toán thuế năm 2024

CBX liên tục phân tích các nguyên tố hoặc các ô xít nằm trong các vật liệu rời được vận chuyển bằng băng tải chạy qua bụng máy ở các thời điểm thực, từng phút một máy cung cấp các kết quả chính xác để điều khiển chu trình với tần suất cao, dựa trên những yêu cầu như Điểm Điều Hòa Đá Vôi (LSF), Silica Module (SM) …để có thể áp cho các ứng dụng khác nhau chẳng hạn như giám sát khai thác mỏ, quản lý vật liệu trước khi đưa vào máy nghiền. Bởi vì CBXsẽ được lắp đặt trên các băng tải hiện hành do đó không cần trang bị thêm các thiết bị để lấy mẫu, các điểm chuyển và các thiết bị vận chuyển vật liệu.

Ví dụ như, CBX xác định thành phần hóa học của đá vôi và sét sau công đoạn đập, thông qua phần mềm tối ưu hóa để cung cấp các thông tin phản hồi về mỏ để cho các kỹ sư tại mỏ điều phối số lượng xe vận chuyển đá vôi hay sét hoặc đưa các thông tin trên đến các bộ phận cấp liệu để tăng hay giảm tốc độ của các băng tải tại các bộ phận cấp liệu nói trên để điều chỉnh tỷ lệ trộn hợp lý nhằm thỏa mãn các yêu cầu đặt ra, cũng như cung cấp các thông tin phục vụ việc xây dụng kho chứa. Các ứng dụng tương tự như vậy cũng được đưa vào bất kỳ một quá trình khai thác vận chuyển các vật liệu rời, chẳng hạn như quặng sắt, các kim loại gốc, quặng nhôm hay manhezit khi sử dụng máy trong ứng dụng quản lý trộn phối. CBXcũng có thể được sử dụng để tự động trộn vật liệu để đảm bảo việc nạp liệu đồng đều để cung cấp các nguyên liệu đồng nhất cho lò quay, hay máy nghiền tại các thời điểm khác nhau.

Ứng dụng 1: Quản lý kho chứa bằng tay (do kỹ sư tại mỏ điều khiển các xe tải vận chuyển nguyên liệu có chất lượng cao và các xe tải có nguyên liệu có chất lượng thấp, phối trộn với nhau để đảm bảo tính đồng nhất của nguyên liệu đầu vào cho lò – tận dụng tối đa các nguyên liệu có chất lượng kém – kéo dài thời gian khác thác mỏ và tiết kiệm chi phí khai thác.

Không đến nỗi lên “cơn sốt” như thời “đại dịch xuất khẩu phần mềm”. Không gây nhiều tranh cãi: có, không, lúc nào như “cuộc hôn nhân với 3G”, Điện toán đám mây (cloud computing) thâm nhập vào thị trường CNTT Việt Nam lặng lẽ y như tính chất của một đám mây và nhẹ nhàng lan tỏa cho đến khi Steve Ballmer xuất hiện…

Trong lần thứ hai đến Việt Nam vào cuối tháng 5/2010, Steve Ballmer đã thực sự khuấy động thị trường CNTT Việt Nam đang đi vào thời trầm lắng với “đám mây” đầy màu sắc của ông bởi những cuộc giao lưu, những ký kết hợp tác mang phong cách hết sức đặc sắc của mình. Qua đó, TGĐ điều hành của Microsoft đã mang đến thông điệp: “Điện toán đám mây sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho Việt Nam”; “Những người sáng tạo phần mềm, dữ liệu và các nội dung khác sẽ có khả năng phân phối trên toàn cầu và kiếm tiền một cách dễ dàng hơn. Việc đầu tư vào phần mềm mới sẽ thúc đẩy các mô hình kinh doanh mới đem lại lợi ích cho người sử dụng. Chìa khóa thành công của mô hình kinh doanh này là bảo vệ được tính riêng tư, bảo mật cho người sử dụng”…

Sự hoạt náo của Steve Ballmer và thông điệp của ông đã khiến cả giới CNTT lẫn những người ngoại đạo về công nghệ ở Việt Nam thắc mắc, điện toán đám mây là gì, sao hấp dẫn quá vậy?

Công ty cp ckp tuyển dụng kế toán thuế năm 2024

Điện toán đám mây là gì?

Môi trường điện toán đám mây được Amazon đưa ra đầu tiên, có thể nói là một ý tưởng đơn giản nhưng là một cuộc cách mạng về tư duy dù không phải là hoàn toàn mới. Đến 2007, điện toán đám mây được thực sự quan tâm và đang đứng đầu trong các xu hướng công nghệ hiện đại.

Điện toán đám mây có thể hiểu đơn giản là sử dụng tài nguyên tính toán có khả năng thay đổi theo nhu cầu được cung cấp như là một dịch vụ từ bên ngoài với chi phí trả cho mỗi lần sử dụng. Bạn có thể truy cập đến bất kỳ tài nguyên nào tồn tại trong “đám mây (cloud)” tại bất kỳ thời điểm nào và từ bất kỳ đâu thông qua hệ thống Internet. Trước đây, để có lợi thế cạnh tranh, các công ty phải dành thời gian, tiền bạc và nhân lực xây dựng cơ sở hạ tầng và để thành công thì công thức xây dựng phải là xây dựng trước và khi cần đến là sử dụng.

Với công thức này, sẽ có một lượng lớn các tài nguyên tính toán không được sử dụng làm tiêu tốn không gian trong các trung tâm dữ liệu lớn. Một mặt phải cần đến người trông giữ các máy chủ, tiêu tốn chi phí năng lượng, mặt khác, công suất tính toán không được sử dụng bị bỏ phí mà không có cách nào chuyển sang công ty khác hay người dùng khác cho dù họ tình nguyện chi trả cho các chu kỳ tính toán thêm vào. Với điện toán đám mây, các máy tính dư thừa có thể đưa và sử dụng và được sinh lời bằng cách bán cho khách hàng. Và bạn có thể tham gia vào đó với tư cách của cả người cung cấp lẫn người sử dụng, được trả chi phí hoặc được lựa chọn trả chi phí cho nhà cung cấp nào có giá và dịch vụ tốt nhất.

Steve Chang, Chủ tịch HĐQT Trend Micro – Tập đoàn công nghệ được mệnh danh là Microsoft của châu Á thì định nghĩa ngắn gọn về đám mây thế này: Cách đây hàng trăm năm, khi mọi người toàn dùng máy nổ để phát điện, có một người đã đưa ý tưởng xây nhà máy phát điện thì nhiều người e ngại vì nhỡ nhà máy điện “chết” thì sẽ không có điện dùng nên để cho chắc mỗi nhà cứ có một máy nổ. Phải mất 20 năm, người ta mới quen cứ cắm phích vào ổ điện là có điện, thay vì chạy máy nổ tại nhà. Quan điểm về điện toán đám mây có thể hiểu đơn giản như dùng điện, dùng bao nhiêu, trả tiền bấy nhiêu và đơn giản không phải đầu tư gì cả, chỉ việc mua phích điện. Từ quan điểm đó, Steve Chang cho rằng một quốc gia châu Á cũng cần phải tự xây cho mình một “nhà máy phát điện riêng”. Và, Trend Micro đã bắt đầu từ sáng kiến xây nhà máy điện với mục tiêu “miễn phí”, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm đó với các quốc gia khác.

Còn với Steve Ballmer, Tổng giám đốc điều hành của Microsoft, ông lại đưa đến một thực tế ở ngay trong gã khổng lồ Microsoft: “Tất cả chúng tôi đều ở trong (đám mây).” Riêng trong năm 2010, Microsoft bỏ ra 9,5 tỷ USD cho việc nghiên cứu, phát triển điện toán đám mây và hiện là công ty bỏ ra số tiền lớn nhất về đầu tư cho CNTT và điện toán đám mây. Hiện 70% trong số 40.000 người sáng tạo phần mềm tại Microsoft đang tập trung phát triển các sản phẩm và dịch vụ đám mây và năm 2012, con số này sẽ tiến tới 90%, Steve Ballmer kỳ vọng.

Tương lai của đám mây và tiềm năng của nó ở Việt Nam

Chỉ với một thời gian ngắn nhưng ngày càng nhiều doanh nghiệp dựa vào sự phát triển của các ứng dụng và nền tảng CNTT qua Internet hoặc “đám mây” để cung cấp những ứng dụng CNTT. Trên khắp thế giới, hiện tượng điện toán đám mây đang được tung hô như là một điều gì lớn lao sắp đến của ngành CNTT. Nó sẽ thay đổi cách con người làm việc, cách thức các công ty hoạt động cũng như khả năng sử dụng dịch vụ hiệu quả và tiết kiệm hơn. Theo dự báo của Công ty Dữ liệu quốc tế IDC, thị trường các dịch vụ đám mây trên toàn thế giới sẽ đạt quy mô khoảng 43 tỉ USD vào năm 2012. IDC cũng cho rằng những ứng dụng dịch vụ đám mây sẽ đạt tỷ lệ tăng trưởng hàng năm (CAGR) khoảng 27%, cao gấp khoảng 5 lần mô hình sử dụng các dịch vụ CNTT truyền thống.

Ở Việt Nam, đám mây bắt đầu được biết đến khi FPT – không hổ danh là nhà công nghệ hàng đầu của Việt Nam đã khẳng định vị thế tiên phong của mình trong công nghệ bằng lễ ký kết với Microsoft châu Á-Trend Micro để hợp tác phát triển “đám mây” ở châu Á. Và với FPT, đám mây đến bắt đầu từ nỗi sợ của gã khổng lồ và một chút duyên kỳ ngộ.

TGĐ FPT Nguyễn Thành Nam kể: Cách đây khá lâu, trong một lần trò chuyện với một lãnh đạo của Microsoft, tôi có hỏi: “Đối thủ của các ông hiện giờ là ai?”. Và tôi hoàn toàn bất ngờ khi nghe câu trả lời: “Giờ chúng tôi sợ nhất Amazon”.

Tôi khá ngạc nhiên không hiểu điều gì khiến Microsoft lại sợ hãi một Amazon chỉ giỏi bán sách và bán hàng qua mạng. Tìm hiểu, tôi mới biết, Amazon là tổ chức đưa ra một khái niệm mới mang tên điện toán đám mây. Ngay lập tức, người đứng đầu của FPT suy nghĩ: “Phải chăng thế giới đang có một cuộc cách mạng công nghệ khác mà FPT chưa biết,” và Thành Nam bắt đầu quan tâm tới điện toán đám mây. Đúng khi đó, thật tình cờ, một người bạn Nhật đã giới thiệu Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT FPT với Steve Chang, và kế tiếp là cuộc gặp gỡ của Steve Chang với Nguyễn Thành Nam tại Đài Loan. Theo TGĐ FPT, mối nhân duyên FPT – Trend Micro là một sự xích lại gần nhau một cách kỳ lạ: “Chỉ sau hai cuộc gặp, mỗi cuộc gặp vỏn vẹn 15 phút và FPT hiểu rằng, với cuộc cách mạng công nghệ mới đang diễn ra, nếu chậm chân một chút, dù chỉ một chút thôi, chúng ta sẽ thua”.

Còn với Steve Chang, người đã bỏ thế giới công nghệ suốt 4 năm để đi… trồng rừng, sự chia sẻ về cơ hội mới của điện toán đám mây tại châu Á với hai con người đam mê và đầy nhiệt huyết với công nghệ mới của Việt Nam (Trương Gia Bình và Nguyễn Thành Nam) đã khiến ông quyết định tái xuất giang hồ trong lĩnh vực công nghệ để “cùng tham gia vào cuộc cách mạng mới (điện toán đám mây) một cách bình đẳng.

” Nhận định về hợp tác này, Steve Chang cho rằng, điện toán đám mây sẽ đem lại cơ hội cho Việt Nam bởi công nghệ hoàn toàn mới sẽ giúp giới trẻ Việt Nam vốn rất năng động sẽ có thêm điều kiện sáng tạo và phát huy tài năng của mình. Steve Chang cũng nhìn nhận rằng với tiềm năng về nhân lực, cơ sở hạ tầng và nhất là “tính sẵn sàng” của FPT hai bên sẽ không chỉ dừng lại ở cung cấp dịch vụ về điện toán đám mây ở Việt Nam mà sẽ vươn ra toàn cầu

Sau cuộc ký kết đó một tuần, FPT tiếp tục hợp tác cùng “đại gia” Microsoft. Tâm điểm của hợp tác này là một thỏa thuận nhằm phát triển nền tảng điện toán đám mây dựa trên công nghệ của Microsoft. Hai bên đều cùng hướng đến việc phát triển nền tảng cho các dịch vụ đám mây bao gồm truyền thông, hợp tác, lưu trữ dữ liệu và các dịch vụ hạ tầng, nhằm phục vụ nhu cầu của đông đảo khách hàng.

Theo Microsoft, từ sự hợp tác này, các doanh nghiệp lớn, nhỏ, các cơ quan chính phủ và các nhà cung cấp phần mềm độc lập sẽ sớm nhận được nhiều lợi ích từ nền tảng điện toán đám mây của Microsoft tại Việt Nam. Steve Ballmer chia sẻ: “Bản thân tôi rất lấy làm ấn tượng trước sự phát triển vượt bậc của FPT trong thời gian vừa qua, với tổng doanh thu lên tới hơn 1 tỷ USD, số lượng nhân viên hơn 10.000 người. FPT không chỉ dừng lại trong phạm vi một quốc gia mà còn vươn ra toàn cầu, khiến nhiều người phải ngước nhìn. Vì vậy, hợp tác với FPT, chúng tôi hy vọng sẽ giúp các tổ chức tại Việt Nam tiếp cận điện toán đám mây tốt hơn, một cách tiếp cận tổng thể mới, trong đó có sự kết hợp giữa đám mây và các dịch vụ tại chỗ”.

Đánh giá cơ hội của đám mây tại Việt Nam và với các doanh nghiệp trong nước, cũng như của FPT ông Nguyễn Thành Nam chia sẻ: “ViệtNam không phải là nước dẫn đầu về công nghệ nên chỉ có thể cảm nhận và bắt kịp những làn sóng công nghệ mới của thế giới. Đây là một cơ hội tốt cho Việt Nam. Nếu chúng ta không làm là chậm”. Theo Nguyễn Thành Nam, với việc bắt tay với hai “anh bạn” lớn, FPT sẽ được hỗ trợ nhiều về công nghệ và khả năng nắm bắt nhanh các xu hướng công nghệ từ Trend Micro và Microsoft- hai tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới. “Cũng phải nói thêm rằng, sự hợp tác giữa FPT với Trend Micro và Microsoft không chỉ là quan hệ giữa hãng – hãng, mà còn là quan hệ giữa cá nhân các vị lãnh đạo các tập đoàn như Steve Balmer, như Steve Chang… – những người dẫn dắt và đứng vị trí số 1 trong làng công nghệ của thế giới và FPT – đơn vị đi đầu trong công nghệ tại Việt Nam,” ông Nam nhấn mạnh.

“Điện toán đám mây là nền tảng công nghệ mà FPT chờ đợi. Tôi cho rằng FPT sẽ được nhiều từ điện toán đám mây: người FPT sẽ được đào tạo và học hỏi nhiều và khi giá thành của dịch vụ công nghệ rẻ hơn thì dễ thành công hơn… Tuy nhiên, rủi ro mà FPT có thể gặp là sẽ phải dành công sức và thời gian cho việc học hỏi, nghiên cứu và tất nhiên là có thể hàng chục triệu đô chi phí đầu tư. Nhưng, FPT thấy rằng giá trị thu được sẽ lớn hơn rủi ro.” Việc hợp tác với các đối tác công nghệ mới luôn nằm trong chiến lược của FPT, FPT thực sự muốn phát triển công nghệ mới. Trong vai trò người tiên phong, FPT hi vọng Chính phủ ViệtNam, doanh nghiệp và các hộ dân đều quan tâm, thích thú với công nghệ này. Mục tiêu của chúng tôi là thực hiện được hoài bão, đưa công nghệ đám mây tới tất cả mọi người với một giá thành rẻ,” TGĐ FPT kỳ vọng.

Với hai cái bắt tay, một với Trend Micro, một với Microsoft về điện toán đám mây, không còn bàn cãi về sự hào hứng của tổ chức công nghệ hàng đầu Việt Nam trong cuộc cách mạng CNTT thông tin mới và cũng như những hứa hẹn không nhỏ về doanh thu trong lĩnh vực này. Dễ hiểu khi Steve Ballmer và Trương Gia Bình làm chứng cho lễ ký hợp tác điện toán đám mây giữa Microsoft và FPT, thì tại thị trường chứng khoán, cổ phiếu FPT lên đến kịch trần. Động thái tích cực đó, hy vọng sẽ mở ra một thời kỳ mới triển vọng cho ngành CNTT ViệtNam và tác động trở lại với nền kinh tế. Hãy hy vọng thế và hành động để đạt hy vọng đó!

Nguồn An ninh thế giới

Ngày 24/3, tại trường Đại học Hoa Lư, Ban tổ chức hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh đã tổ chức trao giải hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Ninh Bình lần thứ IV và phát động hội thi lần thứ V.

Đến dự có các đồng chí: Phạm Văn Tân, Tổng thư ký Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam; Nguyễn Tiến Thành, TVTU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban tổ chức hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh; đại diện Quỹ hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam…

Ban tổ chức hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh lần thứ IV đã nhận được 56 giải pháp dự thi tham gia chung khảo. Kết quả có 37 giải pháp đạt giải, 13 giải pháp được chọn tham dự hội thi toàn quốc và Ninh Bình đã có 4 giải pháp đạt giải trong tổng số 66 giải pháp đạt giải toàn quốc, là một trong số ít tỉnh, thành phố đạt thành tích cao tại hội thi.

Tại lễ trao giải, Ban tổ chức đã trao 17 giải khuyến khích, 9 giải ba, 9 giải nhì. Hai giải pháp xuất sắc giành giải nhất hội thi là: Giải pháp “cải tiến giá đỡ kheo chân đóng đinh nội tủy SIGN có chốt” của bác sỹ chuyên khoa cấp II Trần Đức Thủy, Chủ nhiệm khoa Ngoại (Bệnh viện quân y 5). Đây cũng là giải pháp đạt giải nhì tại hội thi toàn quốc và giải pháp “Thiết kế, lắp đặt ghế phao cứu sinh cho đò chở khách” của nhóm tác giả Sở Giao thông vận tải.

Thay mặt Ban Tổ chức hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh lần thứ V (2010- 2011), đồng chí Nguyễn Tiến Thành, TVTU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban tổ chức Hội thi đã phát động Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh lần thứ V. Theo đó, tất cả các giải pháp sáng tạo kỹ thuật phục vụ sản xuất, đời sống, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và cải cách hành chính đều có quyền tham dự hội thi.

Các giải pháp dự thi đăng ký theo 6 lĩnh vực: công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông; cơ khí tự động hóa, xây dựng và giao thông vận tải; vật liệu hóa chất, năng lượng; nông lâm ngư nghiệp, tài nguyên môi trường; y dược và giáo dục, đào tạo và các lĩnh vực khác.

Đối tượng dự thi gồm tất cả mọi cá nhân, không phân biệt lứa tuổi, thành phần, dân tộc, nghề nghiệp, có giải pháp kỹ thuật mang lại hiệu quả và đã được áp dụng tại Ninh Bình từ năm 2005 trở lại đây đều có quyền tham dự hội thi.

Thời gian nhận hồ sơ dự thi: từ khi công bố hội thi đến hết ngày 30/8/2011, nhận hồ sơ tại văn phòng Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh.

Nguồn Báo Ninh Bình

Nguyên liệu chính dùng để sản xuất xi măng là đá vôi và đất sét, ngoài ra người ta còn dùng quặng sắt và Bôxít hoặc phiến Silíc để làm nguyên liệu điều chỉnh.

Đá vôi và đất sét cũng như những vật liệu chứa các oxid nhôm, sắt, canxi, silic được khai thác từ mỏ bằng kĩ thuật nổ mìn hay khoan.

Vật liệu từ mỏ được làm giảm kích thước bằng những máy đập khác nhau.Các khối đá được làm giảm kich thước từ 120cm đến khoảng từ 1.2 – 8cm. Vật liệu thô cũng có thể cần được sấy để việc pha trộn và đập hiệu quả hơn. Sau khi đập nhỏ, vật liệu được vận chuyển bằng hệ thống băng tải cao su hoặc những biện pháp hậu cần thích hợp khác đưa về kho. Đá vôi đã nghiền và đất sét được đồng nhất bằng cách chất thành đống và cào thanh từng lớp trong kho dự trữ. Những vật liệu này được sẵn sàng cho việc nghiền và sấy trong lò nung. Đá vôi, Sét, và phụ gia điều chỉnh được đưa vào các két chứa trung gian. Từ đó, qua hệ thống cân băng định lượng, nguyên liệu được cấp vào máy nghiền qua băng tải chung. Các vật liệu thô được nghiền và sấy trong máy nghiền bi hoặc nghiền con lăn. Vật liệu thô được nghiền cho đến khi chúng đủ mịn để chuyển đến silo đồng nhất bằng không khí. Bột liệu đạt yêu cầu Theo bài phối liệu được tính toán trước, được vận chuyển tới Silô đồng nhất qua hệ thống máng khí động và gầu nâng. Ở đây người ta bố trí nhiều túi lọc bằng vải hoặc nỉ để tách các hạt mịn từ khí thải lò. Gas thải từ nhiều lò nung được dùng để sấy vật liệu thô, vì vậy cải thiện việc sử dụng năng lượng hiệu quả của nhà máy.

Bột liệu thô sau đó sẽ được những cy-lon gia nhiệt nâng nhiệt độ lên cao trước khi vào lò nung. Điều này làm gia tăng hiệu quả sử dụng nhiệt của lò nung vì bột liệu đã được vôi hóa 20 – 40% khi bắt đầu vào lò. Lò nung được thiết kế để tối đa hiệu quả của sự truyền nhiệt từ nhiên liệu đến vật liệu thô. Trong tháp gia nhiệt, vật liệu thô được nung nhanh chóng đến nhiệt độ khoảng 1000oC, ở nhiệt độ này đá vôi chuyển sang dạng nóng chảy. Trong lò quay, nhiệt độ lên đến khoảng 2000oC. Tại nhiệt độ này, các khoáng nóng chảy kết hợp để hình thành các tinh thể silicat canxi – clinker xi măng.

Lò nung với hệ thống Cyclon trao đổi nhiệt 1 hoặc 2 nhánh 5 tầng cùng hệ thống Canciner kiểu đặc trưng dễ vận hành và dễ hiệu chỉnh nhiệt. Clinker sau khi ra khỏi lò được đưa vào giàn làm nguội kiểu ghi BMH SA. Hiệu suất thu hồi nhiệt cao (nhiệt độ gió 3 >9000 C) khả năng làm nguội nhanh, làm cho chất lượng Clinker luôn ổn định.

Clinker từ các Silô, thạch cao và phụ gia từ kho chứa tổng hợp được vận chuyển lên két máy nghiền bằng hệ thống băng tải và gầu nâng. Từ két máy nghiền, Clinker được cấp vào máy nghiền sơ bộ CKP 200 bằng các cân cấp liệu được điều chỉnh tự động. Thông thường người ta thường sử dụng 2 hệ thống nghiền: nghiền sơ bộ bằng máy nghiền đứng và nghiền tinh bằng máy nghiền bi. Thạch cao và phụ gia được cho vào trong xi măng ở giai đoạn nghiền bi. Lo ại m áy nghi ền bi thường được sử dụng là loại máy nghiền bi 2 ngăn làm việc theo chu trình kín có hệ thống phân ly hiệu suất cao.

Xi măng thành phẩm được vận chuyển tới những silô chứa xi măng bột bằng hệ thống máng khí động và gầu nâng

Từ đáy các Silô chứa, qua hệ thống cửa tháo liệu xi măng được vận chuyển tới các két chứa của máy đóng bao hoặc các bộ phận xuất xi măng rời. Nguồn Hiệp hội xi măng

Bê tông chịu lửa (BTCL) được thi công vào lò bằng các phương pháp như: đầm rung, đúc tự chảy, phun khô, bơm phun, … . ở nước ta hiện nay nhu cầu và quy mô sử dụng BTCL ít XM, siêu ít XM đang tăng nhanh theo tốc độ đầu tư phát triển của các ngành xi măng, luyện cán thép, nhiệt điện, … và kèm theo đó là nhu cầu về các phương pháp thi công hiện đại, năng suất cao. Năm bắt được xu thế phát triển mới trong lĩnh vực này, Viện Vật liệu xây dựng đãđề xuất và được Bộ Xây dựng giao nhiệm vụ thực hiện đề tài R-D cấp Bộ “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ bơm phun (Shotcast) trong thi công v sửa chữa lò công nghiệp”. Bài viết này nhằm giới thiệu một số kết quả nghiên cứu, thử nghiệm của đề tài.

1. Giới thiệu về công nghệ bơm phun Có 2 phương pháp thi công phun bê tông (Shotcrete) bao gồm: phun khô (dry gunning) và phun ướt (wet shotcreting – bơm phun). Trong phương pháp phun khô hỗn hợp vật liệu trộn sẵn được tải bằng khí nén đến đầu vòi phun, tại đây được hoà lẫn với nước hoặc chất kết dính lỏng trước khi phun bắn vào vị trí sử dụng. Còn phương pháp bơm phun thường được áp dụng với BTCL có tác nhân keo tán (như BTCL ít XM, siêu ít XM, không XM), yêu cầu bắt buộc phải trộn ướt cưỡng bức khi thi công và khống chế lượng nước trộn một cách chặt chẽ. Vật liệu được trộn sẵn với nước đến độ linh động yêu cầu, máy bơm bê tông áp lực cao (kiểu pít-tông đôi) bơm theo ống dẫn đến đầu vòi phun, tại đây được xé bởi dòng khí nén cao áp, đồng thời phối tức thì (tại đầu vòi phun) với phụ gia keo tụ đã được mù hoá bằng khí nén và phun bắn vào vị trí sử dụng. Ngay sau khi được bắn vào bề mặt cần thi công, BTCL bị tác dụng của phụ gia keo tụ làm mất tính linh động trong một khoảng khắc rất ngắn (khoảng vài giây), nhờ vậy mà định hình được thể VLCL cần thi công. Phương pháp phun bắn có nhiều ưu điểm so với các phương pháp khác: – Không cần đến cốp pha, tính cơ giới hoá cao (có thể được tự động hoá); – Có thể thi công những vị trí phức tạp, khó với tới và khó ráp cốp; – Thi công nhanh với năng suất cao, rút ngắn đáng kể thời gian dừng lò. Phun ướt (Bơm phun) ngoài những ưu điểm trên còn có thêm nhiều ưu điểm khác so với phương pháp phun khô: – Tạo được thể vật liệu chịu lửa có độ xốp thấp, mật độ chắc đặc hơn; – Chỉ phương pháp này mới có thể áp dụng được cho BTCL có tác nhân keo tán (BTCL ít XM, BTCL siêu ít XM, …). – Lượng vật liệu nẩy bật (rebound) và bụi phát tán khi thi công cũng được giảm thiểu do vật liệu được phun ở trạng thái ướt, cải thiện đáng kể môi trường làm việc khi thi công. Sơ đồ lưu trình công nghệ Bơm phun được trình bày ở hình 1. Quy trình công nghệ bơm phun bao gồm 4 công đoạn: Trộn ướt – Bơm – Phun – Cố kết. 2. Những vấn đề công nghệ cần giải quyết 2.1. Cải thiện tính chất lưu biến của BTCL Bơm phun – cho công đoạn trộn và bơm BTCL bơm phun phải có tính chất lưu biến của BTCL tự chảy (với độ chảy xoè 80-110% – thử theo côn ASTM) để đễ trộn, dễ bơm và độ nẩy bật thấp [3]. BTCL tự chảy là một dạng đặc biệt của BTCL ít xi măng, được phát triển cao hơn bằng việc lựa chọn và khống chế chặt chẽ thành phần cấp phối hạt, hàm lượng pha liên kết, thành phần siêu mịn và các phụ gia phân tán, phụ gia điều chỉnh được sử dụng, để hỗn hợp BTCL bơm phun có độ nhớt thấp, độ linh động cao. 2.2. Công đoạn phun Để tạo được lớp BTCL chắc đặc, luồng phun BTCL phải là một tập hợp các hạt cá thể (hạt cốt liệu thô được bao bọc bởi pha liên kết), và để các hạt này dễ dàng bám dính và cố kết với nhau sau khi chạm đến bề mặt thi công thì lớp pha liên kết phải đủ dày để làm triệt tiêu động năng của các hạt bắn vào bề mặt đó. Việc giảm kích thước cốt liệu thô và tăng tỷ lệ Kết dính/Cốt liệu thô sẽ giảm thiểu động năng va chạm của các hạt cốt liệu vào bề mặt thi công. 2.3. Công đoạn cố kết Sau khi va chạm và bám dính vào bề mặt thi công, dưới tác động của phụ gia keo tụ, BTCL bơm phun nhanh chóng (trong khoảng vài giây) mất tính linh động, lớp sau bám vào lớp trước và cố kết thành thể BTCL theo thiết kế. Để tạo được một lớp BTCL chắc đặc thì cần một khoảng thời gian để các hạt BTCL bơm phun sau khi được bắn vào bề mặt sẽ bắt đầu các phản ứng đông kết. Điều kiện này đảm bảo cho một sự liên kết và đồng nhất giữa các lớp bê tông được phun nối tiếp nhau, giảm lượng nẩy bật và chảy trượt theo từng lớp. Tính chất keo tụ của phụ gia phụ thuộc rất nhiều đến thành hoá học, tính chất lưu biến và các tính chất vật lý của BTCL bơm phun. Việc lựa chọn loại và lượng phụ gia thích hợp cho đến nay vẫn phổ biến dựa trên thực nghiệm.

Hiện nay ngành Xây dựng nước Nga đang sử dụng một số lượng rất lớn các loại xi măng đặc biệt như: Xi măng đông cứng siêu nhanh, xi măng chịu nhiệt, xi măng chịu ăn mòn, xi măng giãn nở và xi măng aluminat để xây dựng nhà và công trình chịu tác động ăn mòn của môi trường hoặc trong khoan giếng khai thác dầu mỏ, khí đốt kể cả trong xây dựng các công trình tổ hợp sản xuất nhiệt cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Xi măng đặc biệt còn được sử dụng để thi công mái nhà không thấm nước hoặc lớp phủ chống các loại bức xạ hoặc để xây dựng những công trình tại các vùng sâu vùng xa với các điều kiện khí hậu khác nhau.

Công ty cp ckp tuyển dụng kế toán thuế năm 2024

Xi măng giãn nở được sản xuất trên cơ sở nghiền xi măng pooclăng với phụ gia và thạch cao. Các sản phẩm công nghiệp chứa aluminat canxi, clinke sunphát hoá được sử dụng làm phụ gia giãn nở.

Việc sử dụng các loại clinke nêu trên cho phép nhận được xi măng có chất lượng đồng nhất hơn với các tính chất ổn định bởi vì công nghệ sản xuất chúng cho phép điều chỉnh ở mức độ cao nhất đối với thành phần pha và cấu trúc vi mô của clinke đặc biệt, độ phân tán của xi măng giãn nở.

Clinke giãn nở được chia ra 3 loại: Sunphopherit, sunphoalumopherit và sunphoaluminat. Với cả 3 loại clinke nêu trên thì pha C2S có ý nghĩa đứng hàng thứ hai. Tương quan tỷ lệ giữa các pha này có vai trò rất quyết định đối với tính chất của xi măng nhận được. Các tạp chất khác chứa trong nguyên liệu cũng ảnh hưởng đến thành phần pha và các tính chất của clinke.

Trên tất cả các giai đoạn đóng rắn của xi măng, sự giãn nở của xi măng được sản xuất trên cơ sở các clinke nêu trên không chỉ được tạo nên bởi số lượng ettringite hình thành mà còn phụ thuộc vào độ bền vững của các cấu trúc được hình thành. Đá xi măng có cấu trúc đặc khít và các không gian rỗng đã được lấp đầy bằng ettringite, hiđroxit sắt, hiđroxit nhôm, pha tạo gen của silicat canxi ngậm nước. Mức thuỷ hoá cao và độ đặc chắc cao của đá xi măng làm tăng cường độ của xi măng.

Để xi măng đạt cường độ cao và tự tạo ra ứng suất cần sự hình thành của cấu trúc bền vững trong suốt thời gian đóng rắn, do đó cần sử dụng loại xi măng cường độ cao đóng rắn nhanh. Một khi sự cân bằng lực tạo ra sự giãn nở và sự bền vững của cấu trúc trong xi măng đang đóng rắn, bị phá vỡ, xi măng hoặc sẽ đạt được cường độ cao mà không giãn nở rõ ràng hoặc bị phá huỷ dưới tác dụng của các ứng suất lớn nảy sinh từ sự hình thành của các ettringite. Trong trường hợp này việc hạn chế sự giãn nở tự do của mẫu thử bằng cốt thép một chiều hoặc hai chiều sẽ ngăn ngừa được các quá trình phá huỷ.

Có thể duy trì được những điều kiện nêu trên bằng độ phân tán hợp lý của xi măng pooclăng cũng như của thành phần sunphát hoá trong xi măng compozit. Thành phần sunphát hoá cũng ảnh hưởng mạnh lên các tính chất của xi măng giãn nở. Việc sử dụng clinke sunphoaluminat cho phép nhận được xi măng giãn nở đông cứng nhanh và đóng rắn nhanh. Loại xi măng này không thể thiếu trong thi công đường quốc lộ và đường hầm nơi rất cần ngăn ngừa sự thấm lọc của chất lỏng dưới áp lực. Việc tạo ra loại bê tông không thấm nước trong những điều kiện nêu trên cần sử dụng loại xi măng có thời gian đông cứng ngắn như thời điểm bắt đầu đông cứng không chậm hơn 5 – 6 phút và thời điểm kết thúc đông cứng không chậm hơn 15 – 20 phút.

Xi măng giãn nở chứa sunpho sắt có thời gian đông cứng tương tự như xi măng pooclăng (bắt đầu đông cứng sau 2 – 3 giờ, kết thúc đông cứng – 4 – 5 giờ). Động học của sự hình thành ettringite chứa sắt trong thuỷ hoá clinke sunphopherit và clinke sunphoalumopherit bảo đảm sự lèn chặt đáng kể của hệ thống đang đóng rắn qua đó giúp bê tông đạt được cường độ cao nhất.

Xi măng chống ăn mòn có vai trò quan trọng bởi việc bảo vệ kết cấu chống lại sự ăn mòn là một vấn đề rất quan trọng. Hiện nay đã xác định được thành phần và đề xuất công nghệ sản xuất xi măng bền sunphát và xi măng siêu bền sunphát. Việc nghiên cứu nhằm nâng cao độ bền vững của kết cấu bê tông cốt thép chịu tác dụng của môi trường ăn mòn đang được tiếp tục thành công.

Về phương diện đó xi măng chứa sunpho sắt đang có nhiều triển vọng. Loại xi măng này có thời gian đông cứng phù hợp, bảo đảm để vữa xi măng và bê tông đạt được các tính chất lưu biến tốt, sức chịu ăn mòn cao. Do vậy các loại xi măng này được sử dụng trong xây dựng các công trình có thời gian bền vững lâu dài như đê, đập, kênh dẫn, giếng khoan khí đốt và dầu mỏ.

Đặc biệt phải kể đến xi măng aluminat. Ở Nga loại xi măng này được sản xuất dưới dạng xi măng nhôm ôxit. Công nghệ sản xuất chất kết dính đặc biệt tinh khiết có hàm lượng nhôm ôxit cao cũng đã được nghiên cứu kể cả việc sản xuất xi măng alumo chịu nhiệt. Khi hàm lượng Al2O3 đạt đến 50% – xi măng được gọi là xi măng nhôm ôxit, còn khi hàm lượng Al2O3 cao hơn 50% – được gọi là xi măng có hàm lượng nhôm ôxit cao (lưu ý giới hạn này chỉ có tính tương đối).

Trên cơ sở xi măng nhôm ôxit và với cốt liệu chịu lửa tương thích (cốt liệu sa mốt) có thể sản xuất được bê tông bền nhiệt chịu được nhiệt độ lên đến 1.300 – 1.400oC mà không phải cho thêm phụ gia nghiền mịn. Trong khi đó không nên sử dụng loại bê tông này trên nhiệt độ chỉ đạt 600oC – 700oC bởi trên nhiệt độ này cường độ của bê tông thấp. Ngoài ra nên lưu ý khi sản xuất cấu kiện bằng loại chất kết dính này cần phải kiểm soát chặt chẽ nhiệt độ của vữa bê tông trong quá trình đóng rắn. Nếu nhiệt độ cao hơn 40oC bê tông sẽ bị mất cường độ do xảy ra quá trình kết tinh lại của hiđroaluminat can xi.

Để nâng cao khả năng chịu lửa của chất kết dính nhôm ôxit có thể cho thêm vào thành phần của nó vật liệu phân tán nghiền mịn (độ nghiền mịn không thấp hơn xi măng) có khả năng chịu lửa không thấp hơn nhiệt độ cao nhất sử dụng bê tông hoặc cho thêm vật liệu mà khi được nung nóng do xảy ra phản ứng trong pha rắn với chất kết dính sẽ tạo ra các hợp chất có khả năng chịu lửa cao mà không cần cho thêm cùng tinh dễ nóng chảy. Ví dụ, ôxit magiê liên kết xi măng bằng ôxit silic thành fosterit (Mg2SiO4) và spinen, đất sét chịu lửa. Chất kết dính này có thể được làm xốp bằng cách cho thêm loại vật liệu bị cháy hoàn toàn trên nhiệt độ cao.

Chất kết dính trên cơ sở thuỷ tinh lỏng có khả năng dính bám tốt, tuy nhiên để đóng rắn, giảm độ sụt trong điều kiện nung nóng, nâng cao tính chịu lửa và khối lượng riêng cần cho thêm các phụ gia đặc biệt. Đối với sự đóng rắn của thuỷ tinh lỏng đã được cho thêm phụ gia đóng rắn, trong chất kết dính cần phải xảy ra các quá trình tương tác hoá học với việc sinh ra Si(OH)4 và tạo keo với việc hình thành các hợp chất silicat kiềm môđun lớn. Trong 3 ngày đêm bảo dưỡng khô ngoài không khí loại chất kết dính này đạt được gần như 100% cường độ.

Những loại phụ gia đóng rắn sau đây thoả mãn được những yêu cầu nêu trên: Silic florua natri, các dạng bê ta và gam ma của monosilicat và đisilicat can xi, silicat magiê. Các hợp chất hoá học này có chứa trong các loại vật liệu như bùn xỉ trắng, xỉ luyện kim tự tơi. Tuỳ theo loại phụ gia nghiền mịn độ chịu lửa của chất kết dính dao động trong khoảng từ 1300oC đến 1700oC.

Để nâng cao khả năng chịu nhiệt của bê tông chịu nhiệt sản xuất trên cơ sở thuỷ tinh lỏng cần sử dụng tương ứng loại cốt liệu chịu nóng như cođierit và cacborunđum.

Chất kết dính tổng hợp chịu nóng (silicat kiềm) được sản xuất bằng cách nghiền vật liệu chịu lửa (như samôt) với silicat dạng đá khối. Trong quá trình xử lý nhiệt đối với cấu kiện sản xuất từ bê tông được sản xuất trên cơ sở loại chất kết dính này, đá khối silicat bị hoà tan và chất kết dính thuỷ tinh lỏng sẽ khô đi làm kết dính cốt liệu chịu lửa. Cấu trúc bê tông được hình thành có đặc trưng là tính chịu nhiệt cao trong khi đó chỉ cần sử dụng một lượng ít nhất chất kết dính.

Hiện nay, hướng chủ yếu hoàn thiện các tính chất của xi măng aluminat là hợp lý hoá các chỉ tiêu công nghệ như: Thành phần pha của clinke, nhiệt độ và thời gian nung, cấp độ nghiền và tính đồng nhất của hỗn hợp nguyên liệu, nghiền mịn xi măng để tạo ra kích thước hạt hợp lý.

Việc tạo ra thành phần tổng hợp là một hướng phát triển mới của xi măng nhôm ôxit. Trước đây người ta cho rằng không được cho thêm các loại vật liệu khác vào xi măng nhôm ôxit. Hiện nay, đang nghiên cứu khả năng cho thêm các chất như cacbonat can xi, vi lượng silic ôxit và nhiều chất khác có khả năng làm giảm hiệu ứng chuyển hoá của các hợp chất thuỷ hoá trong quá trình đóng rắn lâu dài của đá xi măng, kéo dài thời gian bền vững của đá xi măng. Xi măng nhôm ôxit có thể được sử dụng để thi công các kết cấu làm việc trong môi trường axit (PH trong khoảng 3 – 4). Khả năng chịu ăn mòn cao, tính bền nhiệt của loại xi măng này khiến nó được sử dụng trong xây dựng công trình nằm trong nước biển, bọc ống dẫn nước thải, chôn lấp chất thải phóng xạ hoặc xây dựng tổ máy sản xuất nhiệt.

Việc sử dụng xi măng đông cứng siêu nhanh cho phép tháo dỡ ván khuôn cho cấu kiện và kết cấu chỉ sau 2 – 3giờ đông cứng hoặc cường độ bê tông đạt đến 60% – 70% chỉ sau một ngày đêm. Tuy nhiên, do thiếu nguyên liệu chứa nhôm ôxit chất lượng cao và một số khó khăn về công nghệ ở Nga loại xi măng này mới chỉ được sản xuất thử trên quy mô công nghiệp. Do nhu cầu về xi măng đông cứng siêu nhanh rất lớn nên đã đề xuất hướng nghiên cứu sản xuất loại xi măng này trên cơ sở sản xuất chất kết tinh “krent” và clinke sunphoaluminat từ chất thải của các ngành công nghiệp để làm phụ gia cho vào xi măng pooclăng giúp cho nó có được những tính chất mong muốn.

Hiện nay đã xuất hiện một lĩnh vực tiêu thụ xi măng đông cứng nhanh và xi măng giãn nở trên quy mô lớn, đó là lĩnh vực sản xuất vữa khô xây dựng. Các loại phụ gia bảo đảm sự không co ngót của vữa hoặc bảo đảm sự giãn nở của hệ thống đang đông cứng là những yếu tố vừa có tính hiện đại vừa có tính công nghệ cao trong thành phần của hỗn hợp. Loại phụ gia nêu trên là clinke nghiền mịn được sunphát hoá kết hợp với thạch cao.

Như vậy, những chất lượng kỹ thuật cao của xi măng được sản xuất trên cơ sở clinke sunphát hoá cho phép giải quyết được những vấn đề kỹ thuật quan trọng nảy sinh trong xây dựng các loại công trình khác nhau. Các loại xi măng đó nhanh đạt cường độ cần thiết, độ lèn chặt của vữa và bê tông đều cao, có khả năng bảo vệ chống ăn mòn trong môi trường ăn mòn.

Nguồn ĐHXD

Công ty thiết kế Taiheiyo là một trong những công ty nghiên cứu thiết kế chế tạo thiết bị cơ khí cho công nghiệp xi măng của Nhật Bản. Đáp ứng cho những yêu cầu thực tế ngày càng cao trong công nghệ sản xuất xi măng, ông ty thiết kế Taiheiyo đã nghiên cứu thiết kế một số thiết bị công nghệ mới như: Hệ thống buồng tiền nung RSP mới nhất; hệ thống nhánh trích khí Clo mới nhất; Máy phân li khí hiệu suất cao O-Sepa. Trong bài này giới thiệu sự phát triển hệ thống buồng tiền nung RSP mới nhất để đốt 100% nhiên liệu khó cháy và Máy phân li khí hiệu suất cao O –Sepa.

Do các điều kiện kinh tế có và giá bán xi măng thấp trên thị trường thế giới, nên có rất nhiều cố gắng để làm sao giảm giá thành xi măng sản xuất. Một trong những biện pháp này là giảm chi phí nhiên liệu sử dụng. Việc này đã thúc đẩy công ty thiết kế Taiheiyo phát triển hệ thống tiền nung RSP mới nhất (tháp trao đổi nhiệt tầng sôi tăng cường), để có thể sử dụng 100% nhiên liệu có chất lượng kém và giá thấp như than antraxit, FOC và DOC (sản phẩm phụ từ chế biến dầu mỏ). Đốt bằng các nhiên liệu khó cháy sẽ rẻ hơn và chúng có nhiệt trị cao nếu so sánh với loại than bình thường, nhưng đồng thời các nhiên liệu này có chất bốc cháy thấp và có đặc tính tốc độ cháy chậm.

Hệ thống tiền nung RSP mới nhất (tháp trao đổi nhiệt tầng sôi tăng cường) này đem thuận lợi cho việc tận dụng các loại nhiên liệu có chất lượng thấp và giá rẻ, vì vậy cho phép làm giảm giá nhiên liệu cũng như chi phí sản xuất xi măng. Thành công này không những làm giảm giá nhiên liệu để sản xuất xi măng mà còn giúp hướng tới giữ gìn nguồn nhiên liệu và kéo dài tuổi thọ các mỏ nhiên liệu tự nhiên (than). Những nhiên liệu chất lượng thấp, giá rẻ cũng nằm trong những loại nhiên liệu khó cháy như than antraxit (nguồn tại địa phương), FOC (than cốc dầu lỏng) và DOC (than cốc dầu lưu) từ các sản phẩm phụ của công nghiệp lọc dầu mỏ. Các nhiên liệu khó cháy nêu trên có giá rẻ và có nhiệt trị cao nếu so sánh với loại than bình thường, nhưng đồng thời chúng có chất bốc thấp và với đặc điểm tốc độ cháy chậm. Dễ dàng đốt cháy các nhiên liệu khó cháy trong lò quay vì thời gian lưu dài và nhiệt độ cao có thể đạt được tại dôn đốt đầu tiên. Nhưng những nhiên liệu này lại khó đốt trong hệ thống trao đổi nhiệt do khó giữ thời gian lưu dài và nhiệt độ cao tại dôn đốt đầu tiên.

Một đặc điểm đặc trưng của than bitum thông thường cũng được giới thiệu để dễ dàng so sánh. Cả ba loại nhiên liệu khó cháy này đều có hàm lượng chất bốc thấp so với than bitum thông thường. Mặt khác than cốc dầu FOC và DOC lại có hàm lượng sunfua cao nếu so với than antraxit và than bitum thông thường. Cả ba loại nhiên liệu khó cháy này đều có nhiệt trị cao hơn nhiều, nhưng tốc độ cháy chậm, vì vậy đòi hỏi nhiệt độ bốc cháy cao hơn ngay từ đầu so với than bình thường.

Công nghệ nguyên khai đốt cháy 2 giai đoạn trong RSP:

Nhìn chung mặc dầu khó khống chế nhiệt độ tâm ngọn lửa trong buồng tiền nung, chúng ta đã không gặp phải khó khăn như vậy trong việc giữ nhiệt độ cao vì hệ thống buồng tiền nung RSP là hệ thống có hai giai đoạn cháy. Gió 3 được cấp vào buồng tiền nung RSP bằng 2 con đường khác nhau. Nếu cần thiết độ cao hơn trong RSP, có thể đơn giản mở van của của vòi đốt Swirl (SB). Nhờ tăng khối lượng khí 3 qua van SB thì việc đốt cháy ban đầu (đốt cháy các chất bốc) của nhiên liệu sẽ được tăng cường do có hàm lượng O2 cao hơn, dẫn đến đạt nhiệt độ cao trong buồng RSP. Và việc đốt cháy ban đầu được thực hiện không có hỗn hợp bột nhiên liệu từ những tầng xiclôn dưới cùng. Có sự liên kết rất rõ giữa “góc mở của van SB” và “nhiệt độ tâm trong RSP” được biểu diễn bằng giản đồ. Giản đồ này đã được thực hiện qua việc vận hành thực tế trong suốt giai đoạn đầu của sự phát triển RSP trong mấy năm qua. Từ giản đồ này thấy rằng có thể dễ dàng đạt được nhiệt độ tâm ngọn lửa cao trong RSP nếu tăng độ mở của van SP cũng như tăng nhiệt độ gió 3 từ máy làm lạnh clinker.

Công nghệ buồng tiền nung mới nhất để đốt nhiên liệu khô cháy:

Chú ý tới các đặc tính cơ bản cho đốt than antraxit đơn như “bắt lửa khó và tốc độ cháy chậm” và công nghệ đốt 2 giai đoạn của thiết kế nguyên khai RSP, các nguyên tắc yêu cầu hiết kế về buồng tiền nung mới nhất để đốt nhiên liệu khó cháy bao gồm:

– Tăng thời gian lưu dôn tiền nung (để đạt được cháy hoàn toàn).

– Có khoảng không gian từ đầu và cuối vòi đốt tới đầu vào của bột liệu (để đạt được đốt cháy hoàn toàn).

– Phân phối bột liệu vào buồng tiền nung trong 2 vị trí khác nhau (để tối ưu hoá điều kiện đốt trong buồng tiền nung). Có sự khác nhau giữa RSP truyền thống và buồng tiền nung RSP mới nhất để đốt than antraxit đơn. Khi so sánh với RSP truyền thống, buồng tiền nung RSP mới nhất để đốt than antraxit đơn có một ống dẫn kéo dài lên cho đầu ra của buồng trộn tới đầu vào của xiclôn tầng dưới cùng và phần kéo dài phía dưới của buồng tiền nung. Nhiệt độ của dôn nung trong buồng tiền nung cao hơn so với điều kiện chuẩn trong RSP truyền thống. Chính là do buồng tiền nung đã được vận hành không có sự phân phối bột liệu từ xiclôn tầng gần dưới cùng và cấp cho chỉ phần dưới của buồng tiền nung như của RSP truyền thống. Các số liệu khác giống như RSP truyền thống. Do sử dụng thành công các nhiên liệu khó cháy đã giúp cho giảm chi phí sản xuất cũng như hỗ trợ chủ trương bảo tồn các mỏ nhiên liệu than tự nhiên. Với việc thành công đốt cháy 100% than antraxit đã mở đường cho việc sử dụng công nghệ đốt cháy 100% than cốc dầu. Mới đây, nhánh trích khí Clo đơn giản đã cải tiến và được áp dụng, khi có yêu cầu để hệ thống này khắc phục sự dư thừa khí Sunfua, Clo,,,Hệ thống buồng tiền nung RSP mới nhất đảm bảo vận hành liên tục và ổn định khi chỉ dùng 100% các loại hình nhiên liệu khó đốt cháy bởi các đặc điểm vượt trội của hệ thống RSP mới nhất này.

Thiết bị phân li khí hiệu suất cao O-Sepa

Thiết bị phân li khí hiệu suất cao O-Sepa được phát triển bởi Công ty xi măng Taiheiyo và được sử dụng thành công trong các nhà máy xi măng là một thiết bị phân li khí lớn, hiệu suất cao có thể xử lý một lượng lớn bột liệu trong một thiết bị gọn, cho phép giảm giá đáng kể chi phí ban đầu và chi phí vận hành trong sản xuất xi măng. Nó còn cho phép phân li chính xác các sản phẩm mịn với nhiệt độ thấp hơn so với thiết bị phân li khí truyền thống. Điều này cho phép sản xuất xi măng chất lượng cao với chi phí thấp đáng kể.

Thiết bị phân li khí truyền thống thường sử dụng trong công nghiệp xi măng không có một lượng khí đồng nhất để phân li và cũng không có điều kiện thay đổi đồng bộ các vật liệu trong buồng phân li. Điều này làm cho hiệu quả phân li trong các thiết bị này rất kém. Và kích thước các thiết bị nghiền và phân li trở nên lớn hơn, người ta hy vọng rằng các thiết bị sản xuất đại trà có hiệu quả cao với giá thành ban đầu giảm và cho phép sản xuất xi măng chất lượng cao với chi phí vận hành giảm giá đáng kể.

Để giải quyết các vấn đề này, Công ty xi măng Taiheiyo đã phát triển thiết bị phân li khí O-Sepa và hệ thống áp dụng chúng, cho phép duy trì hiệu quả phân li cao nhất tương ứng với kích thước của nó. Nó có một cơ chế độc đáo đảm bảo 2 bước xoáy dòng khí trong buồng phân li, điều này đảm bảo sự phân li chính xác trong một thể tích rất gọn, thay vì sự vận hành trong các điều kiện khí rắn đậm đặc cao.

Công nghệ O-Sepa có các đặc tính sau:

– Việc ngắt rất chính xác không thể có được trong máy phân li truyền thống thì nay có thể thực hiện được bằng một cơ cấu phân li duy nhất.

– Trong trường hợp sử dụng cho xi măng, sư phân bố cỡ hạt được cải thiện làm cho cường độ cao hơn ngay cả khi có bề mặt diện tích riêng thấp.

– Hiệu quả phân li cao dẫn tới hiệu quả nghiền cao và tiêu hao năng lượng thấp.

– Cỡ hạt mịn rất dễ dàng lựa chọn bằng cách đơn giản điều chỉnh vận tốc quay, như vậy rẩt phù hợp với một hệ thống nghiền nhiều loại sản phẩm khác nhau.

– Một khối lượng lớn khí lạnh được sử dụng cho phân ly làm cho nhiệt độ sản phẩm thấp hơn.

– Khi chứa nhiều bụi từ hệ thống nghiền được sử dụng để phân li làm cho hệ thống đơn giản hơn.

– Hệ thống O-Sepa gọn hơn so với phân li truyền thống. O-Sepa rất lý tưởng để phân li các vật liệu như tất cả các loại xi măng, nguyên liệu ximăng, đá vôi, đá sét, xỉ, than đá, trobay và cốc.

Khi sử dụng thiết bị phân li O-Sepa sản xuất các sản phẩm xi măng sẽ đạt:

1. Hiệu suất phân li tuyệt vời, công suất máy nghiền có thể tăng thêm 5-10%, như vậy giảm tiêu hao năng lượng.

2. Do khí chứa bụi cao được sử dụng như là khí phân li, một khối lượng khí lớn được thoát ra từ máy nghiền và như vậy nhiệt độ của xi măng xuống thấp.

3. Một khối lượng vật liệu lớn có thể được xử lý trong một thiết bị rất gọn.

4. Sự phân bố cỡ hạt xi măng được cải thiện, góp phần làm tăng mác xi măng, do vậy diện tích bề mặt riêng của sản phẩm mịn có thể giảm xuống (5-10%).

5. Độ mịn của sản phẩm có thể dễ dàng điều chỉnh trong một dải rộng (từ 2.000đến 7.000cm2/g) bằng cách đơn giản thay đổi vận tốc quay

Nguồn Hiệp hội Xi măng Việt Nam

Xi măng là loại vật liệu xây dựng quan trọng nhất, là vật liệu cơ bản trong cây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng của nền công nghiệp hiện đại. Xi măng cũng có những tính năng ưu việt hơn hẳn tất cả các loại vật liệu xây dựng khác. Công nghệ sản xuất xi măng trên thế giới hiện tại và tương lai không ngừng phát triển.

Bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, ngành công nghệ sản xuất xi măng của Việt Nam đã có những bước tiến rất nhanh và vững mạnh. Từ đó đã đặt ra một vấn đề rất lớn là công tác đào tạo đội ngũ kỹ sư silicat và kỹ sư công nghệ vật liệu xây dựng, có khả năng quản lý tốt về kinh tế kỹ thuật, cũng như đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân có tay nghề cao, bảo đảm thực hiện công việc điều hành sản xuất ở các nhà máy đạt hiệu quả kinh tế kỹ thuật tốt nhất. Chính với mục đích trên, sách “hoá học và công nghệ sản xuất xi măng” đã được biên soạn. Trước tiên nhằm trang bị cho sinh viên của các trường đại học và cao đẳng về chuyên ngành công nghệ vật liệu silicat và chuyên ngành công nghệ vật liệu xây dựng những kiến thức cơ bản, đồng thời có hệ thống về công nghệ sản xuất các chất kết dính nói chung, đặc biệt là đối với xi măng portland nói riêng.

Mục lục:

Lời nói đầu

Phần mở đầu: Khái niệm chung

Phần 1: Các chất kết dính bền trong không khí

Chương 1: Vôi xây dựng

Chương 2: Thạch cao xây dựng

Phần 2: Xi măng Portland

Chương 1: Đặc trưng thành phần và các hệ số Modul của Clinke xi măng Portland

Chương 2: Nguyên liệu, nhiên liệu và tính toán hỗn hợp phối liệu sản xuất Clinke xi măng Portland

Chương 3: Gia công nguyên liệu và chuẩn bị hỗn hợp phối liệu sản xuất Clinke xi măng Portland

Chương 4: Quá trình nung luyện Clinke xi măng Portland

Chương 5: Nghiền Clinke xi măng Portland

Chương 6: Hoá lý quá trình đóng rắn của xi măng xi măng Portland

Phần 3: Các loại xi măng thông dụng khác

Chương 1: Xi măng Portland – Puzoland

Chương 2: Xi măng Portland – xỉ

Chương 3: Xi măng Alumin

Tài liệu tham khảo

Mời bạn đón đọc.

Ngày Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội đang đến gần, việc xây dựng đền thờ vua Lý Thái Tổ là ý tưởng đã được đặt ra và được UBND TP Hà Nội xây dựng đề án, giao Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch làm chủ đầu tư. Đã có nhiểu ý kiến bàn luận về vấn đề này, tuy nhiên cho đến nay, giới khoa học và các nhà quản lý vẫn chưa tìm ra địa điểm thích hợp…

Vua Lý Thái Tổ với Hoa Lư và Thăng Long.

Về nguồn gốc của Vua Lý Thái Tổ, Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng: “Thái Tổ Hoàng đế, họ Lý, tên huý là Công Uẩn, người châu Cổ Pháp, Bắc Giang (nay là làng, cũng là xã Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh-TP), mẹ họ Phạm…, sinh Vua ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tuất(974) niên hiệu Thái Bình năm thứ năm thời Đinh. Lớn lên làm quan nhà Lê, thăng đến chức Điện tiền chỉ huy sứ… là người khoan thứ, nhân từ, tinh tế hoà nhã có lượng đế vương”.

Trong Đại Việt sử ký tiền biên của Ngô Thì Sĩ có đoạn: “ Vua lúc bé thông minh, vẻ người tuấn tú khác thường”. Khi bảy tuổi được sư Lý Khánh Văn, trụ trì chùa Cổ Pháp gửi nhờ sư Lý Vạn Hạnh (anh trai sư Lý Khánh Văn) ở chùa Lục Tổ dạy cho học hành. Lớn lên, với sự bảo hộ của sư Vạn Hạnh- người có uy tín với triều Tiền Lê và được vua Lê Đại Hành rất trọng vọng, Lý Công Uẩn được vào Hoa Lư làm tới chức Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ.

Năm 1010, khi Vua Lê Long Đĩnh mất, lực lượng của Đào Cam Mộc cùng với sư Vạn Hạnh đã tôn ông lên làm vua. Khi mất, ông được đặt miếu hiệu là Lý Thái Tổ… Sử sách chép rằng: “ Hoa Lư là nơi núi non trùng điệp. Núi trong sông, sông trong núi. Căn cứ thuỷ bộ rất thuận tiện. Sau lưng là rừng, trước mặt là đồng bằng, xa nữa là biển cả… Nơi đây non sông tráng lệ, phong thuỷ hài hoà xứng đáng chọn để dựng đô được”. Đó cũng chính là lý do để vua Đinh Tiên Hoàng chọn nơi này là Kinh đô Triều đại nhà Đinh, và sau đó là triều Tiền Lê. Khi vua Lý lên ngôi, ông thấy Hoa Lư đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.

Với địa hình núi non hiểm trở, chật hẹp, chỉ hợp với thời chiến không hợp với thời bình, không thể mở mang ra làm chỗ đô hội được, nên đã nung nấu ý tưởng dời đô. Nhân dịp kinh lý qua La Thành, có “điềm” trông thấy rồng bay. Trở về Hoa Lư, ông đã thảo Chiếu dời đô và ban hành vào mùa xuân năm 1010 để chuyển Kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư ra Đại La, đặt tên mới là Thăng Long. Chọn Đại La bởi ông cho rằng “ Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn,…Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng chầu hổ phục, chính giữa Nam Bắc Đông Tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời (Chiếu dời đô)

Chọn nơi thích hợp để dựng đền

Như vậy, xét về mặt lịch sử, cả Hoa Lư và Thăng Long đều xứng đáng được chọn làm nơi tôn vinh và xây dựng đền Vua Lý Thái Tổ. Tuy nhiên, để xây dựng đền thờ cần xem xét nhiều khía cạnh, trong đó, yếu tố văn hoá cần được đặt lên hàng đầu.

Ý kiến của GS Sử học Lê Văn Lan cho rằng: “ Có nên hay không việc xây dựng đền thờ Vua Lý tại Hà Nội?”. Theo ý kiến của tôi là không nên, bởi lẽ sự phát triển của Thủ đô như hiện nay không phù hợp với việc xây dựng đền. Văn hoá xây đền là của thời quá vãng, khi cần biểu dương, biểu thị tín ngưỡng đối với các vị anh hùng, còn văn hóa hiện đại thích hợp với việc xây tượng đài, viết sách, hội thảo… nhằm thừa kế những di sản trước đây…Mặt khác, nếu Hà Nội chỉ xây đền Vua Lý Thái Tổ thì sẽ còn “nợ” nhiều bậc tiền nhân khác nữa, dù Vua Lý có công khai sinh văn hoá Thăng Long nhưng để xây dựng và tái xây dựng Thăng Long xưa còn có bao nhiêu đời vua của các triều Lý, Trần, Hậu Lê…Bởi thế, dù Hà Nội có mở mang đến đâu cũng không thích hợp đặt đền thờ tại đây. Cũng xin nói thêm rằng, tôi không đồng tình ý kiến xây dựng đền ngay sau tượng đài Lý Thái Tổ ở vườn hoa Chí Linh, bởi xây dựng đền cần không gian đủ rộng, thoáng đãng, tôn nghiêm, hơn nữa, không lẽ lại để “cụ” Lý quay lưng vào nơi người dân thờ cúng chính mình”. Theo Giáo sư, Khu Di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư là nơi thoả đáng để tôn vinh, xây dựng và vận hành đền. Bởi Hoa Lư là nơi gây dựng ba Vương triều: Đinh, Tiền Lê, Lý. Và khu vực này cho đến tới ngày nay vẫn gữi được những dấu tích và khung cảnh xưa cũ. Trên nền Cố đô đã có hai ngôi đền cổ được xây dựng từ thế kỷ 17, thờ vua Đinh và vua Lê, cạnh đó vẫn còn khu vực Bến Thuyền và con sông Sào Khê, một nhánh của sông Hoàng Long- là nơi vua Lý Thái Tổ cùng đoàn tuỳ tùng xuống thuyền di chuyển bằng đường thuỷ ra nơi định đô mới Thăng Long… bởi thế Cố đô Hoa Lư hội đủ các điều kiện tự nhiên, lịch sử, điạ lý và con người để có thể sẵn sàng vận hành ngôi đền mới.

GS Sử học Phan Huy Lê đưa ra quan điểm của mình: Tôi biết Hà Nội vẫn đề nghị và quyết tâm xây dựng đền thờ vua Lý Thái Tổ tại Thủ đô, tôi không phản đối nhưng phải tìm vị trí thích đáng, theo tôi rất khó để chọn địa điểm thích hợp. Không có lý do gì để xây dựng đền ở xa trung tâm, cũng không thể chọn vườn hoa Chí Linh, lại càng không thể đặt trong khu vực Hoàng thành bởi chúng ta đang xây dựng hồ sơ đăng ký Hoàng thành Thăng Long trở thành di sản văn hoá thế giới. Tổ chức UNESCO đã cử chuyên gia sang giúp chúng ta lập hồ sơ. Để dành được danh hiệu Di Sản Văn hoá thế giới thì những dấu tích vật chất hiện tại phải đủ sức thuyết phục về tính toàn vẹn và nguyên gốc của di tích và cả kinh nghiệm lập hồ sơ; phải đảm bảo được hai yếu tố là có giá trị nổi bật toàn cầu và có các biện pháp quản lý hữu hiệu. Do vây chúng ta không thể tự loại mình ra khỏi danh sách di tích văn hoá thế giới đang được xem xét.

Giáo sư cho biết thêm, năm ngoái ông có về thăm Cố đô Hoa Lư, do vậy khi mới nghe ý tưởng này, ông tỏ ý ủng hộ ngay và cho rằng đây là ý tưởng đầy tính thuyết phục, vì Hoa Lư không chỉ bảo đảm yếu tố lịch sử là nơi Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế, sáng lập Vương triều nhà Lý, nơi ra đời và thực thi quyết định dời đô- một quyết định mang tính lịch sử cho “ mãi muôn đời:, mà còn hội đủ yếu tố tự nhiên và không gian văn hoá để có thể xây dựng đền thờ vua Lý Thái Tổ tại đây.

Cần một sự hợp tác

Vậy vấn đề đặt ra là nên chăng cần một sự hợp tác của hai địa phương Hà Nội và Ninh Bình để cùng xây dựng một ngôi đền xứng đáng là công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội trên đất Hoa Lư. Sự liên kết này đã có từ năm 2000, khi hai địa phương cùng hợp tác xây dựng nhà bia tưởng niệm Lý Thái Tổ tại khu vực Bến Thuyền, đúng dịp kỷ niệm 990 năm Thăng Long- Hà Nội. Trong chương trình đón ngày đại lễ sắp tới, Hà Nội đã có kế hoạch, đề án nhưng chưa tìm được địa điểm, chưa xác định được quy mô, kiến trúc xây dựng đền thờ Vua Lý Thái Tổ, trong khi Cố đô Hoa Lư sẵn sàng tất cả những yếu tố này:

Về địa điểm: tại khu vực thành nội của Cố đô Hoa Lư, nếu đứng ở vị trí đền vua Lê, hướng về Mã Yên Sơn và con sông Sào Khê, thì bên phải là đền vua Đinh, bên trái còn một khu đất rất rộng chưa được khai thác, đây cũng là vị trí nằm cạnh con sông Sào Khê. Giả sử nơi đây được chọn để xây dựng đền vua Lý thì thứ tự vị trí ba ngôi đền cũng phù hợp thứ tự các Triều đại trong lịch sử Kinh đô Hoa Lư: Đinh- Lê- Lý.

Về quymô: đền thờ vua Đinh toạ lạc trong khuôn viên rộng 5 ha, cách đó khoảng 500m là đền vua Lê với quy mô nhỏ hơn một chút. Như vậy cũng có thể lấy đó làm căn cứ để định ra quy mô của đền thờ vua Lý.

Về kiến trúc: cả hai ngôi đền vua Đinh và vua Lê uy nghiêm, mô phỏng Kinh đô Hoa Lư xưa, đều có kiến trúc theo kiểu “ nội công, ngoại quốc”- một kiểu kiến trúc chùa truyền thống của Việt Nam. Chùa kiểu “ nội công, ngoại quốc” là kiểu chùa có hai hành lang dài nối liền nhà tiền đường với nhà hậu đường(có thể là nhà tổ hay nhà tăng) làm thành một khung hình chữ nhật bao quanh lấy nhà Thiêu Hương, nhà thượng điện hay các công trình kiến trúc khác ở giữa. Bố cục mặt bằng chùa có dạng phía trong hình chữ “ công”, còn phía ngoài có khung bao quanh như chữ “ khẩu” hay như ở chữ “quốc”. Hơn nữa, về phương diện tâm linh, Lý Thái Tổ vốn sinh ra tại chùa, là con nuôi của nhà chùa, do đó, ngôi đền thờ ông được xây dựng theo kiến trúc chùa truyền thống cũng hợp với tinh thần sùng mộ đạo Phật của nhà vua.

Đó là những căn cứ mang tính tham khảo nhằm tạo một quần thể di tích thống nhất và hợp đạo lý. Theo các nhà khoa học, quần thể di tích Cố đô Hoa Lư thiếu đền thờ vua Lý là một thiếu sót mang tính nhận thức lịch sử, mà thế hệ chúng ta có nhiệm vụ nhìn nhận lại và bổ sung trên cơ sở đánh giá mang tính khoa học. Để người dân Hoa Lư(Ninh Bình) thêm phần tự hào là người dân của mảnh đất dựng lên ba Vương triều: Đinh- Lê- Lý. Và có lẽ, kỷ niệm 1000 năm Hoa Lư- Thăng Long- Hà Nội là dịp thích hợp nhất để làm việc đó.

Sự kết hợp giữa hai địa phương có thể sẽ góp phần hiện thực hoá một số chương trình, kế hoạch đón ngày đại lễ vẫn đang nằm trên bàn giấy; tạo ra một tam giác du lịch di tích trong tương lai: Đền Lý bát đế (Bắc Ninh) – Di tích Hoàng Thành và Tượng đài Lý Thái Tổ (Hà Nội) – Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình), hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.