Công trình nào không cần khảo sát địa chất năm 2024

Trong hoạt động xây dựng, công tác khảo sát địa chất công trình – Địa kỹ thuật [ĐCCT-ĐKT] giúp ích nhà thiết kế chọn lựa giải pháp móng cùng các hạng mục khác hợp lý về mặt kinh tế và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Tuy nhiên, ngoài việc triển khai theo đúng quy trình và quy phạm hiện hành, để có được sản phẩm đáp ứng được yêu cầu thiết kế không hề đơn giản! Trong những năm gần đây, nhà cao tầng được xây dựng nhiều ở các thành phố lớn. Khi đó, công việc tính toán ổn định hạng mục hố móng sâu [tầng hầm] và biện pháp thi công phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng tài liệu khảo sát ĐCCT-ĐKT. Nếu tài liệu khảo sát ĐCCT-ĐKT không đầy đủ thông tin hay chất lượng thấp sẽ dẫn đến việc thiết kế không chính xác, thiếu độ tin cậy,… thậm chí có sự cố xảy ra trong quá trình thi công tầng hầm.

1. Khảo sát địa chất công trình là gì?

Là công tác nghiên cứu, đánh giá điều kiện địa chất công trình tại địa điểm xây dựng nhằm xác định cấu trúc nền đất, tính chất cơ lý của các lớp đất nền, điều kiện nước dưới đất và các tai biến địa chất phục vụ cho công tác quy hoạch, thiết kế và xử lý nền móng… Các dạng công tác chính trong khảo sát địa chất công trình bao gồm: khoan, đào, xuyên tĩnh, xuyên động, địa vật lý, nén tĩnh, nén ngang, cắt cánh…

2. Tại sao phải khảo sát địa chất công trình?

Khảo sát địa chất công trình cung cấp các thông tin nhằm:

– Đánh giá mức độ thích hợp của địa điểm và môi trường đối với các công trình dự kiến xây dựng.

– Thiết kế, lựa chọn giải pháp móng cho công trình dự kiến xây dựng một cách hợp lý và tiết kiệm.

– Đề xuất biện pháp thi công hữu hiệu nhất, thấy trước và dự đoán được những khó khăn, trở ngại có thể nảy sinh trong thời gian xây dựng.

– Xác định các biến đổi của môi trường địa chất do hoạt động kinh tế – công trình của con người, cũng như ảnh hưởng của các biến đổi đó đối với bản thân công trình và công trình lân cận.

– Đánh giá mức độ an toàn của các công trình đang tồn tại, thiết kế cải tạo nâng cấp công trình hiện có và nghiên cứu những trường hợp đã xảy ra gây hư hỏng công trình.

3. Khảo sát địa chất công trình khi nào, ở đâu?

Công tác khảo sát địa chất công trình thường được tiến hành trước khi thiết kế nền móng công trình. Khảo sát địa chất công trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi thiết kế xây dựng công trình ở những nơi có điều kiện địa chất phức tạp, thiết kế xây dựng nhà cao tầng, công trình ngầm…

Khảo sát địa chất được thực hiện trên khoảnh đất dự kiến xây dựng công trình, tại nơi bố trí các công trình quan trọng, nơi đặt móng nhà, đài nước…

4. Tại sao phải khảo sát địa chất, trong khi chúng tôi ép cọc và xác định được tải trọng trên đồng hồ đo tải? – Đồng hồ đo tải chỉ cho tải trọng tức thời khi đang ép cọc [tải trọng giả]. Theo thời gian đất ổn định lại, tải trọng thực của cọc sẽ thay đổi rất nhiều. Trong thực tế nhiều công trình, khi ép cọc dựa vào đồng hồ tải trọng thì đạt yêu cầu thiết kế, nhưng theo thời gian công trình vẫn bị nghiêng và lún nghiêm trọng. Đấy cũng là lý do tại sao các công trình lớn đều phải thử tải trọng của cọc theo thời gian để xác định lại tải trọng thực tế của cọc.

– Ngược lại, nếu ép cọc quá dư tải hoặc làm theo kinh nghiệm đã có từ công trình khác, vô tình gây lãng phí rất lớn chi phí phần móng không cần thiết. Đối với phần móng, nếu thiếu tải thì ta biết [công trình gặp sự cố sụp, nghiêng, lún…], còn nếu dư tải và gây lãnh phí thì ta không thể biết nếu không có thiết kế chuẩn theo điều kiện địa chất chính xác của công trình.

– Ngoài ra nhiều khu vực ép cọc không đạt được độ dài cần thiết do gặp tầng đất sét cứng. Và nhiều đầu cọc phải cắt bỏ phần dư gây lãng phí lớn về tiền bạc và thời gian, trong khi độ an toàn về nền móng vẫn không được đảm bảo.

Khảo sát địa chất công trình rất quan trọng, nó còn phát hiện được các yêu tố có thể phát sinh trong quá trình thi công. Đối với công trình công nghiệp như nhà xưởng, cao ốc văn phòng,… yêu cầu về tính vấn đề ổn định, lưu ý về các biến dạng lún của nền đất, mực nước trong hố móng, cát chảy, xói mòn,… Đối với công trình giao thông chú ý tới vấn đề ổn định trượt, ổn định mái dốc đường đắp, đường đào, các biến dạng của đất nền, ta luy đường,… Khảo sát địa chất công trình là nhằm xác định các lớp đới địa chất trong khu vực khảo sát với các thông số cơ lý đất của từng lớp đới địa chất qua đó cung cấp cho thiết kế các số liệu cần thiết để thiết kế công trình được hiệu quả và kinh tế nhất.

Tùy theo nhiệm vụ tham khảo sát mà có thể sử dụng các phương pháp khảo sát khác nhau như đào hố thăm dò, khoan thăm dò kết hợp các công tác thí nghiệm hiện trường như thí nghiệm SPT, thí nghiệm cắt cánh, thí nghiệm ép đổ nước… để xác định các tính chất cơ bản cơ lý của các lớp đất.

Trong quá trình khoan, đào cần kết hợp lấy mẫu đất, bao gói cẩn thận để đem về phòng thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của đất. Thí nghiệm cơ lý đất trong phòng được thực hiện theo tiêu chuẩn Việt Nam[TCVN hiện hành], ngoài ra còn có thể áp dụng theo tiêu chuẩn Anh [TCBS], tiêu chuẩn Mỹ [ASTM].

NHỮNG CÔNG TRÌNH NÀO CẦN KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT ?

Khảo sát địa chất công trình được thực hiện tại khu vực diện tích nền đất các công trình sắp xây dựng, các công trình sau cần khoan khảo sát địa chất:

Nhà ở dân dụng [nhà dân có diện tích sàn >250m2 hoặc từ 3 tầng trở nên – Theo Thông tư số 39/2009 TT-BXD]

Nhà xưởng [tại các khu công nghiệp, bắt buộc c có trong hồ sơ xin phép xây dựng. Lưu ý: chủ đầu tư phải xin phép ban quản lý khu công nghiệp trước khi khoan khảo sát địa chất]

Nhà cao tầng,chung cư [ bắt buộc có trong hồ sơ xin phép xây dựng và cần có số liệu cho thiết kế móng công trình, sẽ có them các thí nghiệm khác ngaoif 9 chỉ tiêu cơ lý như thí nghiệm ba trục UU, CU, CD thí nghiệm nén một trục nở hông, thí nghiệm nén cố kết, thí nghiệm mẫu nước ăn mòn bê tông].

Trường học [tất cả các hạng mục của trường học phải khoan khảo sát địa chất trước khi xây dựng, không phân biệt cao tầng hay thấp tầng].

Bệnh viện [ phân theo hạng mục khoan khảo sát địa chất như khu văn phòng, khu khám chữa bệnh, khu hồi sức cấp cứu, khu nhà cao tầng sau phẫu thuật,… Cứ mỗi hạng mục sẽ có ít nhất 3 hố khoan khoan khảo sát địa chất, chiều sâu tùy thuộc vào tầng số của từng hạng mục và địa chất khu vực.

Đường giao thông [ khoan khảo sất địa chất dọc theo các tuyến đường hiện hữu sắp cải tạo mới hoặc chưa hình thành có thể là đồng ruộng hoặc ao hồ, độ sâu khoan từ 5m/ hố đến 30m/hố tùy loại đường và mật độ phương tiện trên con đường, khoảng cách từ 500m đến 1000m mỗi hố khoan.

Là một trong những đơn vị đồng hành cung cấp các loại máy khoan, máy bơm bùn, phụ kiện các loại đi kèm, chúng tôi mang đến những sản phẩm tốt nhất và chất lượng nhất cho người dân, các công ty khảo sát địa chất.

Phương châm của chúng tôi là uy tín và chất lượng luôn luôn cải tiến công nghệ, hợp tác chân thành và tìm kiếm sự phát triển chung đem đến khách hàng những sản phẩm tốt nhất .

Khi nào cần khảo sát địa chất công trình?

Công tác khảo sát địa chất công trình thường được tiến hành trước khi thiết kế nền móng công trình. Khảo sát địa chất công trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi thiết kế xây dựng công trình ở những nơi có điều kiện địa chất phức tạp, thiết kế xây dựng nhà cao tầng, công trình ngầm…

Thăm dò địa chất là gì?

Khảo sát địa chất là công tác thực hiện nghiên cứu, đánh giá điều kiện địa chất của công trình tại địa điểm xây dựng nhằm xác định cấu trúc nền đất, tính chất cơ lý của các lớp đất nền, điều kiện nước dưới đất và các tai biến địa chất phục vụ cho các công tác quy hoạch, thiết kế và xử lý nền móng.

Khoan thăm dò địa chất để làm gì?

Khoan địa chất là làm gì? Đó là một công tác nhằm mục đích nghiên cứu, đánh giá cho điều kiện địa chất công trình ở các điểm xây dựng để khảo định cấu trúc đất nền của công trình.

Khảo sát địa chất là làm gì?

Khảo sát địa chất công trình là công tác nghiên cứu, đánh giá điều kiện địa chất công trình tại vị trí cần xây dựng công trình nhằm mục đích xác định tính chất cơ lý của các lớp đất, cấu trúc nền đất, điều kiện nước dưới đất và các hiện tượng địa chất có thể xảy ra,…

Chủ Đề