Cộng điểm khu vực 2023

Đây là một trong những quy định mới tại Quy chế tuyển sinh đại học ban hành kèm Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Cụ thể, về chính sách cộng điểm ưu tiên cho thí sinh xét tuyển đại học bằng điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông, Bộ Giáo dục quy định từ năm 2023, thí sinh chỉ được cộng điểm ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp trung học phổ thông [hoặc trung cấp] và 01 năm kế tiếp.

Với quy định này, từ năm 2023, thí sinh tự do tham dự kỳ thì tốt nghiệp trung học phổ thông đến lần thứ 03 để lấy điểm xét tuyển đại học sẽ không được cộng điểm ưu tiên khu vực nữa.

Mức cộng điểm ưu tiên khu vực quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học như sau:

Khu vực

Mô tả khu vực và điều kiện

Điểm ưu tiên

Khu vực 1 [KV1]

Các xã khu vực I, II, III và các xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

0,75

Khu vực 2 nông thôn [KV2-NT]

Các địa phương không thuộc KV1, KV2, KV3;

0,5

Khu vực 2 [KV2]

Các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; các thị xã, huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc Trung ương [trừ các xã thuộc KV1].

0,25

Khu vực 3 [KV3]

Các quận nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương.

0

  • Có công bằng khi bỏ cộng điểm ưu tiên khu vực đối với thí sinh tự do?

Về dự kiến phương hướng công tác tuyển sinh năm 2023 và các năm tiếp theo, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, công tác tuyển sinh năm 2023 và các năm tiếp theo về cơ bản sẽ giữ ổn định như năm 2022, đồng thời tăng cường một số giải pháp về mặt kỹ thuật nhằm hỗ trợ tốt hơn cho công tác tuyển sinh của các cơ sở đào tạo [CSĐT] và hỗ trợ tốt hơn cho các thí sinh trong quá tình xét tuyển.

Bộ GD&ĐT tiếp tục chỉ đạo và thực hiện nâng cấp và bổ sung thêm chức năng cần thiết khác của phần mềm, nâng cấp đường truyền Hệ thống, tăng cường các giải pháp để kiểm tra các thông tin thí sinh nhập lên hệ thống nhằm giảm thiểu sai sót, nhầm lẫn có tính logic. Đồng thời, hướng dẫn các CSĐT rà soát các phương thức xét tuyển hiệu quả, loại bỏ [không sử dụng] các phương thức không phù hợp, không hiệu quả, không đủ cơ sở khoa học, có thể gây nhiễu Hệ thống cũng như khó khăn, vướng mắc cho thí sinh.

Từ năm 2023, Bộ GD&ĐT sẽ điều chỉnh cách tính điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại học.

Đối với chính sách ưu tiên đối tượng, khu vực trong tuyển sinh năm 2023, lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết, sẽ giảm tuyến tính từ mức điểm gây mất công bằng đối với tổng ba môn thi THPT để xét tuyển vào đại học, cao đẳng theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 Quy chế quy định. Theo Bộ GD&ĐT, năm 2021, tỷ lệ thí sinh có điểm cao tăng lên; ở một số ngành/trường lấy điểm rất cao như công an, quân đội, y dược... thì tỷ lệ thí sinh ở khu vực không được ưu tiên trúng tuyển thấp; tỷ lệ thí sinh phải có điểm ưu tiên trúng tuyển cao dẫn đến dư luận cho rằng điểm ưu tiên trở nên thiếu công bằng.

Nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên với các thí sinh không hưởng chính sách ưu tiên, từ năm 2023, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên [khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30] được xác định theo công thức sau: Điểm ưu tiên = [[30 – Tổng điểm đạt được]/7,5] × Mức điểm ưu tiên quy định tại khoản 1, 2  Điều 7 Thông tư 08/2022/TT-BGĐT. Với cách tính này,  thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên/3 môn thì điểm ưu tiên sẽ càng giảm và sẽ không có thí sinh nào có điểm xét đại học vượt quá 30 điểm.

  • Tuyển sinh đại học thêm nhiều điểm mới có lợi và công bằng cho thí sinh

  • Tuyển sinh đại học năm 2022: Nhiều điểm mới có lợi hơn cho thí sinh

Theo đó, năm 2022, quy định cộng điểm ưu tiên vẫn được thực hiện như năm 2021 và các năm trước đó. Tuy nhiên, từ năm 2023, sẽ thay đổi cách tính điểm ưu tiên. Theo Bộ GD&ĐT, sự điều chỉnh này nhằm đảm bảo công bằng hơn giữa các nhóm thí sinh thuộc khu vực và đối tượng khác nhau.

Chính sách ưu tiên trong Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục mầm non năm 2022 được quy định theo khu vực ưu tiên và đối tượng ưu tiên. Trong đó, về ưu tiên theo khu vực, mức điểm ưu tiên áp dụng cho khu vực 1 [KV1] là 0,75 điểm, khu vực 2 nông thôn [KV2-NT] là 0,5 điểm, khu vực 2 [KV2] là 0,25 điểm; khu vực 3 [KV3] không được tính điểm ưu tiên.

Khu vực tuyển sinh của mỗi thí sinh được xác định theo địa điểm trường mà thí sinh đã học lâu nhất trong thời gian học cấp THPT [hoặc trung cấp]; nếu thời gian học [dài nhất] tại các khu vực tương đương nhau thì xác định theo khu vực của trường học gần nhất. Tuy nhiên, từ  năm 2023, thí sinh chỉ được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT [hoặc trung cấp] và một năm kế tiếp.

Từ năm 2023, điểm ưu tiên vào đại học sẽ giảm tuyến tính đối với thí sinh đạt từ 22,5 điểm trở lên. Ảnh minh họa.

Về ưu tiên theo đối tượng chính sách, mức điểm ưu tiên áp dụng cho nhóm đối tượng UT1 [gồm các đối tượng 01 đến 04] là 2,0 điểm và cho nhóm đối tượng UT2 [gồm các đối tượng 05 đến 07] là 1,0 điểm; mức điểm ưu tiên cho những đối tượng chính sách khác [được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành] do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quyết định.

Thí sinh thuộc nhiều diện đối tượng chính sách quy định chỉ được tính một mức điểm ưu tiên cao nhất. Các mức điểm ưu tiên được quy định tương ứng với tổng điểm 3 môn [trong tổ hợp môn xét tuyển] theo thang điểm 10 đối với từng môn thi [không nhân hệ số]; trường hợp phương thức tuyển sinh sử dụng thang điểm khác thì mức điểm ưu tiên được quy đổi tương đương.

Tuy vậy, bắt đầu từ năm 2023, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên [khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30] được xác định theo công thức sau: Điểm ưu tiên = [[30 - Tổng điểm đạt được]/7,5] x Mức điểm ưu tiên quy định.

Bộ GD&ĐT cho biết, việc tính mức điểm ưu tiên được điều chỉnh từ năm 2023 nhằm tạo sự công bằng giữa các nhóm thí sinh thuộc các khu vực và đối tượng khác nhau. Qua thống kê điểm thi tốt nghiệp THPT của 3 năm qua, nhóm thí sinh không được cộng điểm ưu tiên [chiếm 25% tổng số thí sinh tốt nghiệp] luôn có phổ điểm tổng 3 môn cao hơn hẳn so với các nhóm thí sinh còn lại [nhóm được cộng điểm ưu tiên ở các mức độ khác nhau].

Sau khi cộng điểm ưu tiên theo quy định hiện tại, tỉ lệ thí sinh có tổng điểm 3 môn dưới 22,5 điểm của nhóm đã cộng điểm ưu tiên tiệm cận với nhóm thí sinh không được cộng điểm ưu tiên; điều này chứng tỏ việc cộng điểm ưu tiên đã tạo sự công bằng, gia tăng cơ hội tiếp cận giáo dục đại học cho những nhóm thí sinh có điều kiện khó khăn hơn.

Tuy nhiên, phân tích dữ liệu cũng cho thấy có sự bất hợp lý là tỉ lệ các thí sinh đạt điểm cao từ 22,5 điểm trở lên của nhóm được ưu tiên lại tăng vọt, cao hơn hẳn [ở nhiều mức điểm thậm chí tỉ lệ này cao gấp đôi] so với nhóm thí sinh không thuộc diện ưu tiên. Điều này dẫn tới sự mất công bằng khi các thí sinh tiếp cận, ứng tuyển vào các ngành, các trường có mức độ cạnh tranh cao; thậm chí dẫn tới hiện tượng một số ngành có điểm chuẩn tiệm cận 30 điểm.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, từ năm 2023, điểm ưu tiên vào đại học sẽ giảm tuyến tính đối với thí sinh đạt từ 22,5 điểm trở lên. Ảnh minh hoạ.

Để khắc phục sự bất hợp lý nêu trên, đảm bảo sự công bằng trong toàn hệ thống, và có lộ trình áp dụng từ năm 2023, Quy chế đã quy định: Mức điểm ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 điểm trở lên [trên tổng điểm 30 tối đa của mỗi tổ hợp 3 môn, tương đương 7,5 điểm trên thang điểm 10] được giảm tuyến tính [tới 30 điểm thì mức điểm ưu tiên bằng 0], cụ thể theo công thức: Mức điểm ưu tiên thí sinh được hưởng = [[30 - Tổng điểm đạt được của thí sinh]/7,5] x Tổng điểm ưu tiên được xác định thông thường.

Ví dụ, nếu lấy mốc 24 điểm, thì những thí sinh đạt từ 24 điểm/3 môn trở xuống vẫn sẽ được hưởng điểm ưu tiên như hiện nay. Nhưng nếu thí sinh đạt mức 25 điểm sẽ chỉ còn được hưởng 5/6 mức điểm ưu tiên, 27 điểm sẽ chỉ còn 3/6… Thí sinh 30 điểm thì không còn được điểm ưu tiên. Như vậy sẽ không có thí sinh có điểm xét vượt quá 30, các ngành điểm cao việc cạnh tranh sẽ công bằng hơn.

Cũng theo Bộ GD&ĐT, việc áp dụng chính sách xã hội là cần thiết, tuy nhiên tổng số thí sinh thuộc diện hưởng các ưu tiên khác nhau là rất lớn, chiếm tới 75% tổng số thí sinh tốt nghiệp hằng năm. Áp dụng chính sách ưu tiên là nhằm giúp tăng tính tiếp cận giáo dục và đào tạo bậc cao đối với các thí sinh ở vùng khó khăn và thuộc đối tượng yếu thế, tuy nhiên cũng cần đảm bảo sự công bằng, tránh để sự hỗ trợ đó lại làm nhóm thí sinh khác bị bất lợi và yếu thế.

Chủ Đề