Cơ thể có KG tỉ lệ phân trăm giao tử liên kết là bao nhiêu biết f = 30

1. Liên kết gen

Cơ thể có KG tỉ lệ phân trăm giao tử liên kết là bao nhiêu biết f = 30
Moocgan được xem là cha đẻ của di truyền học hiện đại.

1.1 Thí nghiệm của Moocgan

Ptc: ♀ Ruồi thân xám, cánh dài × ♂ Ruồi thân đen, cánh cụt

F1: 100% Thân xám, cánh dài

Lai phân tích con đực F1:

Pa: ♂ F1Thân xám, cánh dài × ♀ Thân đen, cánh cụt

Fa: 1 thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh cụt

1.2. Giải thích thí nghiệm

Từ P → F1 có:

  • Thân xám trội hoàn toàn so với thân đen.
  • Cánh dài trội hoàn toàn so với cánh cụt.

Quy ước gen:

  • B: thân xám; b: thân đen
  • V: cánh dài; v: cánh cụt

P thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản → ♂ F1 dị hợp 2 cặp gen.

Fa có 2 kiểu tổ hợp giao tử tỷ lệ bằng nhau = 2 loại giao tử ♂ x 1 loại giao tử ♀.

Trong phép lai phân tích: ♀ thân đen, cánh cụt luôn cho 1 loại giao tử (b,v) = 100% →♂ F1dị hợp 2 cặp gen cho 2 loại giao tử tỷ lệ bằng nhau → 2 cặp gen qui định màu thân và hình dạng cánh phải cùng nằm trên một cặp NST và các gen liên kết hoàn toàn.

2.3. Nội dung

Mỗi NST gồm một phân tử ADN, mỗi gen chiếm 1 vị trí xác định trên phân tử ADN (lôcut), mỗi gen quy định 1 tính trạng. Các gen nằm trên cùng 1 NST thường di truyền cùng nhau tạo thành 1 nhóm gen liên kết (Tuy nhiên, các gen trên cùng 1 NST không phải lúc nào cũng di truyền cùng nhau.)

Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài thường bằng với số NST trong bộ đơn bội (n) của loài đó.

Ví dụ: Ởruồi giấm (2n = 8) có số nhóm gen liên kết n = 4.

2.4. Cơ sở tế bào học

Sự phân li của các NST trong giảm phân đã dẫn tới sự phân li của các gen trên cùng 1 NST về các giao tử.

Cơ thể có KG tỉ lệ phân trăm giao tử liên kết là bao nhiêu biết f = 30
Cơ sở tế bào học của quy luật di truyền liên kết không hoàn toàn

Sơ đồ lai:

Pt/c: ♀BV/BV(Xám –Dài)× ♂ bv/bv(Đen – Cụt)

GP: BV - bv

F1: BV/bv (100% Xám – Dài)

Trong phép lai phân tích

Pa: ♂BV/bv (Xám – Dài)× ♀ bv/bv(Đen – Cụt)

GP: 50% BV : 50% bv× 100% bv

Fa:50% BV/bv (Xám – Dài) : 50% bv/bv (Đen – Cụt)

2.5. Ý nghĩa

Hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp.

Các gen trên cùng 1 NST thường di truyền cùng nhau nên giúp duy trì sự ổn định của loài.

Đảm bảo các tính trạng luôn di truyền cùng nhau nhờ đó trong chọn giống người ta có thể chọn lọc những tính trạng tốt luôn di truyền cùng nhau.

2.6. Bài tập vận dụng

Câu 1. Với 2 cặp gen không alen cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng, thì cách viết kiểu gen nào là không đúng?

A.Aabb

B.AbAb

C.ABab

D.Abab

*Giải thích: Aa là alen của nhau nên chỉ có cùng vị trí trên cặp NST tương đồng 🡪 Đáp án A

Câu 2. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, các gen liên kết hoàn toàn với nhau. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1:1:1?

A.BVbv×bvbv

B.BVbv×BVbv

C.Bvbv×BVbv

D.Bvbv×bVbv

*Giải thích:

P:Bvbv×bVbv

GP: 1bV :1bv 1Bv : 1bv

F1:1bVBv:1bVbv:1Bvbv:1bvbv

🡪 Đáp án D

Câu 3. Phép lai nào dưới đây cho tỉ lệ kiểu hình là 3: 1, cho biết tính trạng trội là trội hoàn toàn?

A.aBab×ABab

B.AbaB×ABab

C.ABaB×ABab

D.ABab×Abab

*Giải thích:

P:ABaB×ABab

GP:1AB :1aB × 1AB : 1ab

F1:1ABAB:1ABab:1ABaB:1aBab

Tỉ lệ kiểu hình: 3 A-B- : 1 aaB-

🡪 Đáp án C

Câu 4. Một loài thực vật có gen A quy định thân cao, gen a quy định thân thấp, gen B quy định quả đỏ, gen b quy định quả trắng. Cho cây có kiểu gen Ab/ab giao phấn với cây có kiểu gen Ab/aB. Biết rằng cấu trúc nhiễm sắc thể của 2 cây không thay đổi trong giảm phân, tỷ lệ kiểu hình ở F1 là

A. 3 cây cao, quả đỏ: 1 cây thấp, quả trắng

B. 3 cây cao, quả trắng : 1 cây thấp, quả đỏ

C. 1 cây cao, quả trắng: 2 cây cao, quả đỏ: 1 cây thấp, quả đỏ

D. 1 cây thấp, quả đỏ : 2 cây cao, quả trắng: 1 cây cao, quả đỏ

*Giải thích:

P:Abab×AbaB

GP: 1Ab : 1ab× 1Ab : 1aB

F1:1AbAb:1AbaB:1Abab:aBab

Tỉ lệ kiểu hình: 1aaB-: 2 A-bb: 1A-B-

🡪 Đáp án D

Câu 5. Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa vàng; alen B quy định cánh hoa thẳng trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh hoa cuộn. Lai hai cây (P) với nhau, thu được F1 gồm toàn cây hoa đỏ, cánh thẳng. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 25% cây hoa đỏ, cánh cuộn; 50% cây hoa đỏ, cánh thẳng; 25% cây hoa vàng, cánh thẳng. Cho biết không xảy ra đột biến, từ kết quả của phép lai trên có thể rút ra kết luận:

A. kiểu gen của các cây F1 là Aabb, các gen phân li độc lập.

B. kiểu gen của các cây F1 là AaBb, các gen phân li độc lập.

C. kiểu gen của các cây F1là Ab/aB, các gen liên kết hoàn toàn.

D. kiểu gen của các cây F1 là AB/ab, các gen liên kết hoàn toàn.

*Giải thích:

đỏ/vàng = 3/1 → Aa x Aa

cuộn/thẳng = 1/3 → Bb x Bb

→ P dị hợp 2 cặp gen.

Nhận thấy đời con:

  • Tính trạng hoa vàng luôn di truyền với tính trạng cánh thẳng → Gen a và B cùng nằm trên 1 NST.
  • Hoa đỏ luôn di truyền với cánh cuộn 🡪 Gen A và b cùng nằm trên 1 NST.

Các gen tuân theo quy luật LKG hoàn toàn.

F1×F1:AbaB×AbaB

GP: 1Ab : 1aB× 1Ab : 1aB

F2:1AbAb:2AbaB:1aBab

Tỉ lệ kiểu hình: 1A-bb: 2 A-B-: 1aaB-

🡪 Đáp án C

Kiểu gen Ab/aB có hoán vị gen với f = 30% thì tỉ lệ các loại giao tử được tạo ra là:

Kiểu gen Ab/aB có hoán vị gen với f = 30% thì tỉ lệ các loại giao tử được tạo ra là:

A. 30% AB ; 30% ab ; 20% Ab ; 20% aB

B. 35% AB ; 35 AB ; 15% Ab ; 15% aB

C. 30% Ab ; 30% aB ; 20% AB ; 20% ab

D. 35% Ab ; 35% aB ; 15% AB; 15% ab

Phương pháp giải các bài tập di truyền hoán vị cơ bản

Cập nhật lúc: 15:41 21-08-2015 Mục tin: Sinh học lớp 12


Những điểm cần chú ý khi trả lời những câu hỏi của quy luật độc lập và di truyền liên kết