Có nên lắp đệm giảm chấn cho OTO

Steven Vu nói:

Hi Các Bác,
Có bác nào gắn cao su giảm chấn ở loxo chưa? Chạy cảm giác thế nào?
Mua một bộ thì ở đâu bán vậy?
Đợi tin các bác nha.
Thanks

Xin chào bác !
em nghĩ bác nên tham khảo cái này, hy vọng phần nào trả lời được câu hỏi của bác.
Thay đệm cao su để gầm xe hết ồn
Tiếng kêu dưới gầm xe xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, có thể từ lốp, phanh, rô-tuyn, giảm xóc… Một nguyên nhân xuất phát từ chi tiết nhỏ nhưng bạn cũng phải để ý để có hướng khắc phục, đó là gầm kêu do đệm cao su mòn hay nứt, vỡ.

Đệm lót cao su đặt dưới các chi tiết như càng A, giảm xóc, hệ thống treo hay đặt dưới động cơ có tác dụng giảm chấn và hấp thụ xung lực. Đệm cao su bị vỡ, nứt hay mòn chính là nguyên nhân dẫn đến gầm xe phát ra tiếng ồn.

Đệm cao su trên các chi tiết bị nứt, vỡ là nguyên nhân dẫn đến tiếng ồn ở gầm xe

“Bắt” được “căn bệnh” này bạn sẽ nhanh chóng có biện pháp sửa chữa và thay thế đệm cao su, để tiếng ồn nơi gầm xe không còn gây khó chịu cho bạn.

Lái xe trên đường xấu, thường xuyên phải vượt chướng ngại vật hay ổ gà. Tải trọng động xuất hiện liên tục, quá sức chịu đựng của đệm lót. Bị mòn hoặc vỡ làm đệm mất đi khả năng chống rung, ồn. Hiện tượng càng rõ khi tài xế đạp ga tăng tốc hoặc phanh xe.

Đệm cao su vỡ gây nên va đạp giữa các kim loại tạo ra tiếng ồn

Các xung lực được giảm chấn và các đệm cao su hấp thụ. Đệm vỡ gây nên va đập giữa các chi tiết kim loại. Ví như trường hợp phanh gấp, mô-men phanh làm cho hệ thống treo có nguy cơ xoắn lại, trọng lực dồn vào hệ treo trước và tải lớn gây ra va đập ở liên kết yếu.

Để thực hiện nhiệm vụ duy trì khả năng bám đường của bánh, đảm bảo độ êm dịu cho ca-bin, hệ thống treo phải hoạt động liên tục, các phần tử có sự chuyển dịch tương đối với nhau. Đệm lót kém làm các liên kết lỏng, ọp ẹp. Thay vì tiếp xúc qua lớp cao su đàn hồi, kiểu tiếp xúc giữa các mặt kim loại, khi cọ sát phát sinh ra tiếng kêu.

Đệm cao su dưới hệ thống treo và giảm xóc

Quan sát dưới gầm xe, dễ nhận thấy nhà sản xuất lựa chọn phương án treo ống xả thay vì gắn chặt lên thân xe. Thiết kế không những làm giảm nguy cơ cháy nổ do nhiệt độ ống xả cao mà còn giúp cách âm cho ca-bin. Khí xả giãn nở và thoát ra ngoài theo nhịp, tương ứng với tốc độ làm việc của động cơ, phát sinh ra tiếng ồn. Âm thanh truyền qua liên kết tới ca-bin, vì thế đệm cao su được bổ sung làm nhiệm vụ treo ống xả và hấp thụ dao động, cản trở chúng truyền lên thân xe.

Đệm cao su được bổ sung làm nhiệm vụ treo ống xả và hấp thụ dao động

Thời gian làm việc dài, bùn đất bám chặt, cộng thêm luôn phải chịu nhiệt độ cao do gần ống xả, đệm cao su biến chất, mất đi khả năng đàn hồi, các khớp kẹt chặt. Liên kết giữa ống xả và thân xe trở nên cứng hơn và cho phép rung động truyền qua, xe bị ồn.

Động cơ luôn là nguồn rung thường trực kể từ khi nổ máy. Vì thế nó cũng được gá đặt lên khung xe bằng các đệm cao su. Lái xe có thể cảm nhận rõ nguồn rung này mỗi khi khởi động, trong giai đoạn động cơ làm việc chưa ổn định.

Đệm lót kém làm các liên kết lỏng, ọp ẹp

Ở trạng thái không chịu tải, đệm cao su tốt phải nằm chính giữa trục. Nếu trục bị lệch so với đệm lót có nghĩa rằng đệm đã bị mòn. Bất kỳ đệm lót nào xuất hiện vết nứt hoặc bị dơ khi rung tay lắc thì chúng cần được thay thế.

1. Lắp thêm đệm cao su giảm chấn

Thời gian gần đây, một số cửa hàng bán đồ phụ kiện xe hơi được nhập từ Trung Quốc và được quảng cáo miếng đệm cao su có một số tính năng như: giảm xóc cho ô tô hiệu quả hơn, tạo sự cân bằng cho ô tô khi vào cua, tăng thêm chiều cao cho xe...

Chúng ta cần biết là mỗi chiếc xe đều được nhà sản xuất thiết kế tính toán kỹ lưỡng, ví như mỗi một lò xo cho từng dòng xe với việc chờ đủ trọng tải hoặc chưa đủ trọng tải đều khác nhau, có bao nhiêu vòng xoắn, mỗi vòng xoắn chịu bao nhiêu lực. 

Lắp thêm đệm cao su giảm chấn sẽ bị từ chối đăng kiểm.

Trong khi di chuyển qua đường xóc, giảm xóc sẽ bị ép lại thu hẹp chiều dài lò xo, các nấc xoắn lò xo sẽ rút ngắn khoảng cách và phân bổ đều khoảng cách với nhau. Việc chèn miếng đệm cao su vào khoảng giữa của một mắt trong lò xo sẽ tăng được khoảng cách lên một chút. Tuy nhiên thì lực nén sẽ không đổi, do vậy lắp thêm bộ cao su giảm chấn là không có ý nghĩa cho việc giảm xóc.

Theo khảo sát, những bộ cao su chỉ có giá từ 300.000-1.000.000 đồng với 4 miếng cao su thường được lắp ở giữa để nhằm mục đích gia tăng khả năng giảm xóc cho ô tô. Ô tô lắp đặt thêm bộ phận cao su giảm chấn cũng sai về quy định đăng kiểm. Các xe có xu hướng chở tải nặng thường lắp thêm bộ giảm chấn.

Tuy nhiên, nguyên tắc khi sử dụng với mục đích tải trọng quá mức cho phép sẽ tác động vào xe là không hợp lý. Tài xế bắt buộc phải tháo bộ cao su khi đi đăng kiểm. 

Có thể bạn quan tâm: Nguy hiểm “tiềm tàng” đằng sau thói quen lái xe với bình nhiên liệu thấp

2. Lắp thêm cản trước, cản sau

Nếu xe lắp thêm cản trước, cản sau hay giá nóc vượt quá kích thước hiện trạng của xe theo tỷ lệ lần lượt dài x rộng x cao là 4x3x4 cm sẽ bị từ chối đăng kiểm... Ngoài việc bị từ chối đăng kiểm, những xe tự lắp thêm khung/cản bảo vệ ô tô còn bị CSGT xử phạt vi phạm hành chính với lỗi tự thay đổi kết cấu.

3. Thay đổi kích cỡ lốp 

Lốp xe là chi tiết tiếp xúc trực tiếp với mặt đường. Bộ phận này đóng vai trò truyền lực kéo giúp xe di chuyển và hãm tốc khi phanh, nên phải đảm bảo độ bám. Ngoài ra, đây còn là bộ phận của hệ thống treo, đóng vai trò giảm chấn nên cũng phải có độ đàn hồi. Khi vận hành, chi tiết này còn chịu tải trọng, ma sát, mài mòn, nhiệt độ cao và áp suất cao.

Khi thay đổi la-zăng có nghĩa là bạn đang thay đổi 2 bộ phận là vành hợp kim và lốp xe.

Thông thường, trên hầu hết xe ô tô đều có nhiều thông số mâm lốp khác nhau được dán trên xe, ý nghĩa cho chúng ta biết được phạm vi kỹ thuật cho mâm lốp được thiết kế để sử dụng với chiếc xe đó. Tuy nhiên đơn vị đăng kiểm chỉ dựa trên hồ sơ kỹ thuật ban đầu mà hãng xe cung cấp khi đăng kiểm mới cho xe.

Việc thay đổi kích cỡ lốp hoặc mâm xe có thể khiến cho chủ xe bị từ chối đăng kiểm. Theo tin tức pháp luật, chủ xe còn có thể gặp rắc rối như bị phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng [khoản 3 và khoản 7 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP] hoặc sẽ không được bảo hiểm bồi thường nếu có tai nạn xảy ra.

Xem thêm: Cách xem giấy tờ đăng ký, đăng kiểm khi mua xe ô tô cũ

4. Xe kinh doanh vận tải không có hộp đen

Các xe kinh doanh dịch vụ vận tải phải lắp thiết bị giám sát hành trình [hộp đen], nếu không lắp thiết bị này sẽ bị chặn đăng kiểm. Các loại xe phải lắp hộp đen gồm:  Xe vận chuyển hành khách theo tuyến cố định, xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, xe kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container, xe buýt và xe kinh doanh vận chuyển khách du lịch. Những mẫu xe này nếu không lắp hộp đen thì sẽ bị từ chối đăng kiểm.

Song, với người mua xe đã qua sử dụng không phải ai cũng có thể phát hiện ra các lỗi lắp đặt phụ kiện như trên. Hiểu được thực tế thị trường, Oto.com.vn đã cho ra đời Otocheck nhằm đồng hành cùng quý khách hàng trong quá trình tìm và mua xe cũ chất lượng tốt, giá cả hợp lý.

Chỉ cần đặt mua xe đã qua sử dụng tại hệ thống đối tác phong phú của Oto.com.vn, bạn sẽ hưởng ngay đặc quyền kiểm tra miễn phí 8 hạng mục lớn của xế cưng. Quy trình kiểm định xe được thực hiện hoàn toàn khách quan, minh bạch thông qua đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm.

Không chỉ hỗ trợ tìm mua ô tô chất lượng, Oto.com.vn còn trao sự an tâm đến người dùng trong quá trình sử dụng xe. Theo đó, khách hàng mua xe qua Oto.com.vn sẽ được tặng ngay gói chăm sóc 1 năm Otocare cùng nhiều ưu đãi dịch vụ ngành xe hấp dẫn tại các garage/xưởng xe uy tín trên toàn quốc.

[Nguồn ảnh: Internet]

Chủ Đề