Có nên thi học sinh giỏi không

Có nên duy trì kỳ thi học sinh giỏi cấp THCS không? Đây là vấn đề được nhiều phụ huynh, học sinh và thầy cô quan tâm.

Là giáo viên cấp THCS, nhiều năm liền được phân công bồi dưỡng học sinh giỏi, xin được chia sẻ suy nghĩ về vấn đề này.

Học sinh lớp 9 ôn tập cho kỳ tuyển sinh vào lớp 10

đào ngọc thạch

Phát sinh lớp chọn không chính thức trong trường THCS

Có cần tổ chức thi chọn học sinh giỏi THCS không, nhất là đối với học sinh lớp 9? Nhiều thầy cô, kể cả phụ huynh, học sinh cho rằng nên bỏ kỳ thi này vì đó không phải là mục tiêu dạy - học hiện nay.

Công văn số 2449 ngày 27.5.2016 của Bộ GD-ĐT nhấn mạnh: “Nghiêm cấm việc tổ chức các trường chuyên, lớp chọn ở cấp học mầm non, tiểu học và THCS dưới bất kỳ hình thức nào”. Bộ đã cấm tổ chức lớp chọn nên theo các giáo viên, cũng nên có công văn bỏ kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp THCS vì chính có kỳ thi này mới sinh ra lớp chọn. Mục đích chính của lớp chọn là nhằm “luyện gà”, “thi đấu” học sinh giỏi để đem lại thành tích cho nhà trường, phòng giáo dục.

Thực tế hiện nay, lớp chọn vẫn tồn tại ở cấp THCS. Cấp quản lý phòng và sở GD-ĐT có biết việc lập lớp chọn không? Câu trả lời là có, nhưng không có cơ sở để xử lý bởi khi kiểm tra, nhiều trường tìm cách đối phó bằng lập luận: Đó không phải là lớp chọn vì vẫn dạy theo chương trình, thầy cô giảng dạy được thay thế luôn phiên hàng năm, không có tồn đọng gì trên hồ sơ là lớp chọn.

Áp lực cho cả thầy và trò

Để đạt thành tích trong thi chọn học sinh giỏi là rất áp lực, học sinh trong đội tuyển ngoài việc học chương trình chính khóa còn phải mất nhiều thời gian từ 3- 6 tháng [kể cả những tháng hè] để thầy cô dạy bồi dưỡng nâng cao kiến nên chẳng còn thời gian giải trí, nghỉ ngơi, vui chơi… Học sinh đội tuyển chỉ có học và học.

Hiện nay không còn việc cộng điểm cho học sinh lớp 9 đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh, thành vào tuyển sinh vào lớp 10 công lập. Do vậy nhiều học sinh cũng không còn mặn mà, có động lực để tham gia học, thi học sinh giỏi nữa. Thực tế nhiều môn cũng rất hiếm học sinh tham gia bồi dưỡng thi chọn học sinh giỏi như: lịch sử, địa lý bởi tâm lý “quan điểm” là môn phụ.

\n

Thầy cô dạy bồi dưỡng chịu áp lực không ít từ lãnh đạo nhà trường là phải có học sinh đạt giải đem về để xem xét thi đua cuối năm. Nếu không có học sinh đạt giải thì thầy cô bị xem là dạy dở, uy tín giảm sút với học sinh, phụ huynh, mặc cảm với đồng nghiệp, chỉ tiêu không đạt...

Nhiều địa phương đã bỏ thi học sinh giỏi THCS

Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng cần phải duy trì thi học sinh giỏi để tạo phong trào thi đua học tập trong trường học, phát triển năng lực cá nhân học sinh, bồi dưỡng cho học sinh thi vào trường chuyên, lớp chọn bậc THPT. Chính vì vậy hiện nay kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp THCS [lớp 9] huyện, tỉnh thành ở các địa phương vẫn đều đặn diễn ra hàng năm.

Tuy nhiên, theo nhiều giáo viên, việc dạy- học nói chung, thi học sinh giỏi nói riêng cần phải được xem xét căn cứ trên mục tiêu dạy - học hiện nay. Căn cứ Điều 29 luật Giáo dục 2019 [có hiệu lực từ 1.7.2020] về mục tiêu của giáo dục phổ thông, cụ thể như sau: “… Giáo dục trung học cơ sở nhằm củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học; bảo đảm cho học sinh có học vấn phổ thông nền tảng, hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp…”. Như vậy, căn cứ vào mục tiêu giáo dục THCS là giúp các em tiếp tục học THPT hoặc giáo dục nghề nghiệp thì không đặt vấn đề thi chọn học sinh giỏi.

Năm học 2021-2022, một số địa phương đã bỏ kỳ thi chọn học sinh giỏi THCS cấp huyện, tỉnh, trong đó có tỉnh Khánh Hòa. Điều này được nhiều thầy cô, phụ huynh, học sinh đồng tình ủng hộ. Về lâu dài cũng nên xem xét lại kỳ thi này trên cả nước vì không đem lại nhiều ích lợi mà còn thêm áp lực cho học sinh, thầy cô. Đã đến lúc chúng ta cần tập trung cho việc dạy học phát huy phẩm chất năng lực học sinh theo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông 2018 hơn là chú trọng việc thi học sinh giỏi THCS.

Tin liên quan

  • Từ kết quả thanh tra kỳ thi học sinh giỏi, Sở GD-ĐT TP.HCM nêu các kiến nghị
  • Sở GD-ĐT TP.HCM nói gì về kết luận của Bộ liên quan kỳ thi học sinh giỏi?
  • Đề thi môn ngữ văn gây xúc động: 'Bố cũng là lần đầu tiên làm bố'

Nhớ về quãng thời gian mất ăn, mất ngủ để ôn luyện, giành giật “tấm vé” vào đội tuyển thi “học sinh giỏi” [HSG], rất nhiều học sinh bày tỏ sự hối hận vì cái mác HSG không đem lại niềm vui, sự tự hào mà trở thành nỗi ám ảnh tâm lí không bao giờ xóa được.

Nhiều học sinh, phụ huynh cảm thấy mệt mỏi vì các kỳ thi học sinh giỏi. Ảnh: LĐO

Nỗi ám ảnh mang tên “Học sinh giỏi”

Dù đã 12 năm trôi qua, nhưng cứ mỗi lần nhớ lại quãng thời gian ôn thi HSG quốc gia năm xưa, Lê Thu Trang - cựu học sinh Chuyên Vật lý trường THPT Chuyên Lam Sơn [ Thanh Hoá] không khỏi rùng mình, ám ảnh.

Thời điểm đấy, kỳ thi tốt nghiệp và kỳ thi đại học được tách riêng biệt. Kết thúc kỳ thi HSG quốc gia, Thu Trang vội vã lao đầu vào ôn luyện, chuẩn bị cho 2 kỳ thi quan trọng. Trong 6 môn thi tốt nghiệp, cô mất gốc tới 5 môn học. 

“Thi thử tốt nghiệp điểm của mình thấp nên thực sự rất ám ảnh, căng thẳng cực độ. Sợ nhất là mang tiếng đi thi HSG quốc gia, là học sinh trường chuyên mà trượt tốt nghiệp. Mà đã trượt tốt nghiệp thì coi như cánh cửa đại học cũng khép lại” – Thu Trang chia sẻ.

Lê Thu Trang- cựu học sinh Chuyên Vật lý trường THPT Chuyên Lam Sơn [Thanh Hoá] cảm thấy hối hận khi năm xưa chỉ tập trung ôn luyện thi đội tuyển học sinh giỏi quốc gia.   

Dù đã tốt nghiệp đại học và có công việc ổn định nhưng quãng thời gian ôn thi HSG, thi đại học luôn là nỗi ám ảnh tột cùng đối với Thu Trang.

“Thi đại học xong, mình nhận ra bị rối loạn nhịp sinh hoạt, đau dạ dày, mất ngủ triền miên... Nếu được lựa chọn lại, mình sẽ chọn học đều chứ không chỉ tập trung cho môn thi HSG” – Trang bày tỏ.

Từng miệt mài ôn luyện, trải qua bao căng thẳng, áp lực đến ngột thở để giành giật “tấm vé” vào đội tuyển thi HSG quốc gia nhưng khi nhìn lại quãng thời gian ấy, Lê Ngọc Mai - cựu học sinh Chuyên Sinh trường THPT Chuyên Lam Sơn [Thanh Hoá] cảm thấy hối hận và nuối tiếc.

“Em đi thi không có giải, vội lao đầu vào ôn thi đại học. Cái giá của việc thi HSG là học lệch, mà đã lệch rồi thì rất khó để nắn lại. Em vẫn nhớ như in ngày thi môn Toán của kỳ thi đại học, em cố làm bài trong trạng thái thấp thỏm lo âu. Phần vì căng thẳng, áp lực, phần là do mất gốc. Kết quả, em chỉ đạt 19.5 điểm khối B và mất cơ hội vào các trường đại học Y Dược” – Ngọc Mai bùi ngùi kể lại.

Tuổi 18, lần đầu đối diện với thất bại, điều khiến Ngọc Mai ám ảnh hơn hết là nỗi xấu hổ với thầy cô, bạn bè cùng trang lứa, sự cắn rứt khi bố mẹ mang tiếng có con đi thi HSG Quốc gia nhưng trượt đại học.

“May mắn, thời điểm ấy, gia đình luôn là chỗ dựa tinh thần, động viên em ôn thi lại. Năm sau, em đã đỗ Trường Đại học Y Thái Bình. Đáng lẽ ra khi ấy, em không nên lựa chọn con đường ôn thi HSG sẽ không bị chậm lại 1 năm so với bạn bè cùng trang lứa” – Mai chia sẻ

Thi học sinh giỏi là như thế nào?

Thi chọn học sinh giỏi nhằm động viên, khuyến khích người dạy và người học phát huy "năng lực sáng tạo", dạy giỏi, học tốt. Góp phần thúc đẩy việc cải tiến, nâng cao chất lượng dạy và học, chất lượng công tác quản lý, chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục.

Thi học sinh giỏi THCS để làm gì?

Bộ đã cấm tổ chức lớp chọn nên theo các giáo viên, cũng nên có công văn bỏ kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp THCS vì chính có kỳ thi này mới sinh ra lớp chọn. Mục đích chính của lớp chọn nhằm “luyện gà”, “thi đấu” học sinh giỏi để đem lại thành tích cho nhà trường, phòng giáo dục.

Học sinh giỏi quốc gia được gì?

Theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT, thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi học sinh giỏi [HSG] quốc gia được tuyển thẳng vào ĐH, còn giải khuyến khích được ưu tiên xét tuyển. Do đó, việc vụt mất cơ hội trong kỳ thi HSG có thể để lại “vết hằn” tâm lý với những học sinh [HS] đặt nhiều kỳ vọng vào thành tựu.

Bao nhiêu điểm thì được giải học sinh giỏi?

– Loại Giỏi: + Điểm trung bình các môn học từ 8.0 trở lên. Trong đó, điểm trung bình của một trong ba môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 8.0 trở lên.

Chủ Đề