Chị mần răng rứa là gì


Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

mọi người vào đêy ủng hộ bài em nào
.... ai ai cũng đã từng biết đến NA , một vùng đất địa link nhân kiệt , phong cảnh hữu tình đằm thắm lòng người ... \
... trong đó có 1 tinh hoa đã được hình thành từ lâu đời và trở nên 1 đặc sản rất riêng mà khó nơi nào ccos được [ kể cả miền trung] đó là tiếng nói.............
....................... không có 1 tài liệu hoàn chỉnh nào viết về tiếng Nghệ , nó được hình thành tự nhiện, đi vào cuộc sống và ăn sâu vào từng lời nói mỗi Nghệ nhân
........................ nói tiếng Nghệ là 1 Nghệ Thuaạt , người nói tiếng Nghệ hơn cả 1 Nghệ si~
...
bạn đã sẵn sàng chưa ,chúng ta cùng bắt đầu ... học tiếng Nghệ

...
Mô - tê - răng - rứa là sao?
Đây là những từ hay gặp nhất, có lẽ cũng phổ biến nhất trong những người không phải dân Nghệ.

Nào cùng bắt đầu nhé:

mô = đâu
tê = kia, ấy
răng = sao
rứa = thế, đấy

Ví dụ:
-Anh đi mô đó? = Anh đi đâu đấy? = Anh đi đâu thế?
-Ở đàng tê. = Ở đằng kia
-Rứa à? = Thế à?
-Răng lại rứa? = Sao lại thế?

mần, chi, cấy, đàng

mần = làm
chi = gì
đàng = đường, đằng
cấy = cái

-Anh đang mần chi rứa? = Anh đang làm gì đấy?
-"Đi một ngày đàng, học một sàng khôn"
-"Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng cũng bát ngát mênh mông"
-Cấy chi rứa? = Cái gì thế?

 

phamminhkhoi said:

Tui người Bắc mà cũng bon chen tý với các mem xứ Nghệ nhờ

rứa là gì

Bạn đang xem: Mô tê răng rứa là gì

Contents

Rứa là gì?

Với những người có gốc ở Miền Trung hoặc Bắc Trung Bộ chắc hẳn không còn quá xa lạ với từ rứa. Nhưng với những người ở các tỉnh thành khác thì chắc hẳn còn khá bỡ ngỡ khi gặp từ này.

Rứa là một từ ngữ địa phương được sử dụng nhiều ở các miền Trung – Bắc Trung Bộ như là Đà Nẵng, Huế, Quảng Nam, Quảng Trị, Nghệ An, Hà Tĩnh… Từ rứa ở đây có nghĩa là “thế”.

Rứa có nghĩa là thế

Nguồn gốc của từ “rứa”

Rứa là từ ngữ địa phương ở các tỉnh miền Trung

Như đã nói trên từ “rứa” có nguồn gốc từ các tỉnh miền trung như: Huế, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Ngãi,… Nhiều bạn thắc mắc “tại sao mấy người bạn miền Trung của họ lại không nói từ này nhỉ?”. Bởi vì từ “rứa” hay “mô, tê, răng, rứa” là những từ ngữ địa phương, hầu hết chỉ được dùng ở các địa phương sử dụng nó. Khi giao tiếp bên ngoài, họ sẽ dùng các từ ngữ phổ thông, phổ biến để người đối diện có thể hiểu được những vấn đề mình nói và trao đổi.

Từ “rứa” sử dụng trong giao tiếp như thế nào?

Nếu như những người ở miền Bắc hay miền Nam thấy lạ khi nghe các từ “mô, tê, răng, rứa” thì người miền Trung họ dùng nó để giao tiếp hằng ngày. Từ “rứa” được dùng phổ biến ở những vùng dân cư này mỗi ngày, mỗi các câu từ hay đoạn giao tiếp thì sẽ có từ “rứa” .

“Mô, tê, răng, rứa” thì người miền Trung họ dùng nó để giao tiếp hằng ngày

Ví dụ như đến Huế, Nghệ An, Hà Tĩnh, các cụ, các bác nói chuyện mà hỏi “Cháu ở mô rứa” thì có nghĩa là “Cháu ở đâu thế?” / “Cháu ở đâu vậy?”. Đây chỉ là những câu hỏi bình thường, bạn chỉ cần áp dụng đổi từ “rứa” = “thế” = “vậy”; từ “mô” = “đâu”.

Ngoài tìm hiểu thêm từ “rứa” mà bạn muốn hiểu những người dân ở đây đang nói gì hơn. Thì bạn có phải cần tìm hiểu thêm một số từ địa phương liên quan khác. Vì trong câu giao tiếp thì sẽ có các từ khác với từ “rứa” nữa như : “răng, mô, tê, chi,…”

  • Từ “răng” thường được được dùng với từ rứa. Ví dụ như “răng rứa?” có nghĩa là “sao thế?” và “sao vậy?”. Vậy nên ta có thể hiểu từ “răng” = “sao”.
  • Từ “mô” cũng thường được thấy trong các câu giao tiếp ở đây. Cụ thể như các cụm từ thường gặp như: “mô răng rứa” có nghĩa là “đâu sao thế?”. Từ “mô” có nghĩa là “đâu”, là từ thường để hỏi địa chỉ, nơi chốn,…
  • Từ “chi” được dùng khá giống với từ “răng” đều có nghĩa bằng “sao”  hoặc từ “chi” cũng bằng từ “gì”. Các câu hỏi, câu giao tiếp thường gặp như: “Chi mà đẹp rứa” có nghĩa là “Sao mà đẹp vậy?”; “Có chi mô mà, đừng ngại” nghĩa là “Có gì đâu mà, đừng ngại”
  • Từ “tê” cũng là một từ ngữ chỉ địa điểm, chỉ hướng. Chữ “tê” = chữ “kia”. Ví dụ như: “ nó ở bên tê tề” = “nó ở bên kia kìa”,….

See also  Hp 3D Driveguard Là Gì | Bostonenglish.edu.vn

Khi bạn hiểu được những từ này thì khi giao tiếp với những người dân miền Trung sẽ dễ hiểu họ nói gì hơn. Và dần khi nghe quen thì bạn sẽ hiểu theo phản xạ và không cần phải thay từ nữa.

Chi mô răng rứa là gì?

Qua những thông tin trên bạn đã hiểu rõ chi mô răng rứa là gì rồi đúng không. Vậy còn cụm từ mô chi răng rứa thì sao, bạn có hiểu nó có nghĩa là gì không?

– Chữ chi: Chữ chi ở đây tương đương với chữ gì. Làm chi có nghĩa là đang làm gì. Ví dụ người ta nói: “Mi đang làm cái chi rứa?” thì bạn có thể hiểu người ta đang muốn hỏi “Mày đang làm gì thế?” hoặc là “Bạn đang làm gì vậy?”.

– Chữ mô: Chữ mô được hiểu là đâu, nó thường được sử dụng nhiều trong các câu hỏi. Nhưng trong một vài ngữ cảnh thì từ mô lại được hiểu theo nghĩa khác. Ví dụ câu, “Hôm nay mi tổ chức sinh nhật ở mô rứa?”, thì có nghĩa là người ta đang hỏi “Hôm nay mày tổ chức sinh nhật ở chỗ nào thế?” hoặc là “Hôm nay bạn tổ chức sinh nhật ở đâu thế?”. Chữ mô được dùng trong câu trên là để chỉ địa điểm.

Nếu đặt trong ngữ cảnh khác thì từ mô có thể đóng vai trò là thán từ. Ví dụ, khi bạn hỏi: “sao mày gặp tao mà lại lơ đi thế?”, nếu như người Huế trả lời lại là “mô mà!” thì bạn phải hiểu câu đó có nghĩa là “đâu có!”, tức là phủ định vấn đề đó.

– Chữ răng: Chữ răng ở đây có nghĩa là “sao”, nó thường được dùng trong câu hỏi và có một vài trường hợp thì biểu thị ý nghĩa khác. Ví dụ, “răng mà mi nói lạ rứa?” thì có nghĩa là người ta đang nói “sao mà mày nói lạ thế” hoặc là “sao bạn nói kì vậy”. “Ui chao, răng rứa?” thì có nghĩa là “Ôi, sao thế?” hoặc “Ủa, sao vậy?”.

Chi mô răng rứa là gì?

Còn nếu như từ “răng” nằm đơn độc một mình thì nó đóng vai trò như câu hỏi tỉnh lược. Ví dụ, một người đang hối hả chạy vào, bạn hỏi “răng?” thì nó có nghĩa là “gì thế?”, “sao thế”, “sao mà lại vội vàng thế?”.

Khi bạn muốn an ủi một ai đó thì có thể dùng “không răng mô!”, có nghĩa là “không sao đâu!”, “không có vấn đề gì đâu!”.

– Chữ rứa: Chữ rứa được hiểu là chữ “thế”, nó thường đặt ở cuối câu để làm câu hỏi. Bên cạnh đó nó sẽ có một số nghĩa khác khi nằm ở vị trí khác.

Ví dụ, “răng rứa?” có nghĩa là “sao thế?”. “Mi đi mô rứa?” có nghĩa là “mày đi đâu thế?” hoặc “bạn đi đâu vậy?”. Một đứa con nghịch ngợm, mẹ bảo mãi mà không nghe thì người Huế thường nói: “nói mãi mà cứ rứa!”.

Trong nhiều trường hợp từ rứa được đặt ở đầu câu. Ví dụ “Rứa hôm nay bác đi mô?” thì nó có nghĩa là “Thế hôm nay bác đi đâu?”.

See also  Fwb Nghĩa Là Gì?, Fwb Ons Là Gì Tìm Đối Tượng Để Ons | Bostonenglish.edu.vn

Nếu đóng vai trò thán từ thì từ rứa cũng có nghĩa là “thế”. Ví dụ, bạn hiểu ra một vấn đề nào đó, thì bạn có thể nói “rứa à!” hoặc “té ra là rứa!”. Người khác sẽ hiểu bạn đang muốn nói “thế à!” hoặc “hóa ra là thế!”…

Một số từ khác

Bên cạnh chi mô răng rứa thì người miền Trung, Bắc Trung Bộ còn sử dụng rất nhiều từ ngữ địa phương khác, ví dụ như tê, ni, nớ, ri…

– Chữ tê: Chữ tê có nghĩa là “kia”. Ví dụ, người ta hỏi bạn “đầu tê răng rứa?” thì câu đó có nghĩa là “đầu kia sao vậy?” hoặc là “đầu kia có chuyện gì thế?”.

– Chữ ni: Chữ ni có nghĩa là “này”. Ví dụ một người nói “bên ni” thì có nghĩa người ta muốn bảo bạn “bên này”. Ngược với “bên ni” đó là “bên nớ” hoặc là “bên tê”.

– Chữ nớ: Chữ nớ có ý nghĩa tương phản với ni. Bạn có thể dùng từ nớ và ni để chỉ địa điểm [bên nớ, bên ni] hoặc có thể dùng nó để chỉ đối tượng là người. Ví dụ “Nếu nớ ngỏ lời thì ni cũng đồng ý”, câu này có nghĩa là “Nếu anh đã ngỏ lời thì em đây đồng ý”.

Mỗi nơi lại có những đặc điểm ngôn ngữ riêng

– Chữ ri: Trong tiếng Huế ri có nghĩa là “đây”, “đấy”, ngoài ra nó còn được dùng với nghĩa tương phản của từ “RỨA”. Ví dụ, một số người miền Trung nói với nhau là “mi đi mô rứa” hoặc “rứa thì mi đi mô ri”. Trong trường hợp này là hai người đi và gặp nhau ở trên đường. Người này hỏi người kia là “bạn đi đâu thế?”, người kia hỏi lại “thế thì mày đi đâu?”

– Cụm từ “chi mô nà”: Cụm từ này có nghĩa là “có gì đâu”, mang ý phủ định. Ví dụ, bạn bị mẹ mắng thì thanh minh bằng cách là nói “con có làm chi mô nà”.

Ngoài ra, một số từ xưng hô đặc biệt cũng được sử dụng đó là:

  • Bố thì gọi là ba, còn mẹ thì gọi là mạ.
  • Ông bà thì gọi là ôn mệ [mệ nội, ôn nội, ôn ngoại, mệ ngoại…].
  • Bố mẹ của ông bà gọi là cố.
  • Em hoặc chị của bà nội hoặc bà ngoại thì đều gọi là mụ.
  • Ra đường gặp người già nếu như không thân thích thì thường chào là “thưa mụ”.
  • Chị gái hoặc em gái của bố thì đều gọi là O, tương đương với cô.

Giải nghĩa các cụm từ có “rứa” khác liên quan khác

Những người cùng quê hương miền Trung nói chuyện với nhau sử dụng từ “rứa” và các cụm từ khác liên quan. Làm cho người vùng khác nghe không hiểu gì. Họ còn nói “chúng mày nói chuyện với nhau như chim hót”. Vậy nên các cụm từ này đã trở thành các cụm từ Hot, được tìm kiếm rất nhiều.

Gan rứa là gì?

Khi giao tiếp thì người miền Trung họ dùng tiếng phổ thông. Tuy nhiên nhiều khi bất chợt họ thốt lên mấy từ ví dụ như “Gan rứa”. Gan là gan dạ, dũng cảm,… chỉ người có tính cách mạnh mẽ. “Rứa” thì đã được nêu ở trên là “thế”, “vậy”.

  • “Gan rứa” có nghĩa là “Dũng cảm vậy?”
  • “Gan rứa” có nghĩa là “Gan dạ vậy?”
  • “Gan rứa” có thể hiểu như nghĩa là “ Lì vậy?”

Ví dụ như: Sao mi gan rứa? Thì có nghĩa là người nói đang ám chỉ bạn “Sao mày gan dạ vậy?”

Mần răng lại rứa là gì?

Cụm từ “mần răng lại rứa” nghĩa là “Làm sao lại thế?”

Cụm từ “mần răng lại rứa” là một câu hỏi, hầu như các từ trong cụm này đều là từ địa phương. Vậy nên người nghe rất khó hiểu, tuy nhiên cụm từ này có thể hiểu với các nghĩa là:

  •  Cụm từ “mần răng lại rứa” nghĩa là “Làm sao lại thế?”
  • Cụm từ “mần răng lại rứa” có thể hiểu nghĩa là “Bị làm sao vậy?”
  • Cụm từ “mần răng lại rứa” có nghĩa tương tự là “Tại sao lại vây?”

See also  H2S + Cl2 + H2O → H2SO4 + HCl - H2S ra H2SO4 | Bostonenglish.edu.vn

Ví dụ: “Mần răng mà mi lại không chịu học rứa con hè?” , thì bạn có thể hiểu câu đấy có nghĩa là : “Tại sao mà con không chịu học hành vậy?”

Chắc rứa là gì?

Chắc rứa là một từ ghép khá ngắn, nên nghĩa của từ này cũng khá đơn giản. Đây là một câu trả lời, mang ý nghĩa khẳng định một vấn đề đang nói, hoặc được thảo luận. Có thể hiểu cụm từ chắc rứa như:

  • “Chắc rứa” có nghĩa là “Chắc là vậy”
  • “Chắc rứa” có nghĩa là “ Có lẽ là thế”
  • “Chắc rứa” cũng có thể hiểu nghĩa là “ Đúng vậy”

Ví dụ trong một đoạn hội thoại:

Lan: Ê, mày hình như là nhà trường quyết định cho sinh viên nghỉ tết sớm đấy!

Hoa: Chắc rứa! Tau cũng chộ bài viết đăng trên bản tin rồi.

[Chắc là vậy, tao cũng thấy có bài viết đăng lên bản tin rồi]

Kinh rứa là gì?

Cụm từ “kinh rứa” là một câu cảm thán, bày tỏ sự ngạc nhiên được thốt lên. “Kinh” ở đây có nghĩa là “ghê”, “ghê gớm”, “đáng sợ” mỗi hoàn cảnh khác nhau có thể hiểu theo mức độ khác nhau.

  • Cụm từ “kinh rứa” có nghĩa là “ghê vậy”/ “ghê thế”
  • Cụm từ “kinh rứa” có nghĩa là “ghê gớm vậy”
  • Cụm từ “kinh rứa” có nghĩa là “đáng sợ thế”

Ví dụ như đang xem phim kinh dị, một người thốt lên : “thằng nớ nhìn kinh rứa!” có nghĩa là : “thằng kia nhìn đáng sợ thế!”.

Bật mí một số cách dùng từ địa phương của miền Trung

Dưới đây bạn có thể tham khảo một số cách dùng từ địa phương của người miền Trung để giúp bản thân tự tin hơn trong giao tiếp cũng như nâng cao kiến thức về từ ngữ của bản thân.

Bài thơ về thú vị về cách dùng từ miền Trung

Đại từ tiếng miền Trung

  • Tau = Tao
  • Mi = Mày
  • Choa = Chúng tao
  • Bây = Các bạn
  • Ci, cấy = Cái
  • Hấn = Hắn, nó

Danh từ tiếng miền Trung

  • Con du = con dâu
  • Chạc = Dây
  • Con me = Con bê
  • Chủi = Chổi
  • Nạm = Nắm
  • Tru = Trâu
  • Trốc gúi = Đầu gối
  • Mấn = Váy
  • Đọi = [cái] Bát
  • Trốc = Đầu
  • Trốc tru = Đồ ngu
  • Khu = Mông, đít

Bạn đang xem bài viết tại: //bostonenglish.edu.vn/

Chỉ từ, thán từ trong tiếng miền Trung

  • Mồ = Nào
  • Tề = Kìa
  • Nỏ = Không
  • A ri = Như thế này
  • Ri = Thế này
  • [Bây] Giừ = [Bây] Giờ
  • Chư = Chứ
  • Đại = Khá, Bừa
  • Nớ = Ấy
  • Hầy = Nhỉ
  • Rành = Rất
  • Nhứt = Nhất

Trên đây là những thông tin giải đáp về rứa là gì? Từ “rứa” được sử dụng ra sao? Chắc hẳn là bạn đọc đã hiểu được phần nào về cách giao tiếp hằng ngày của người bản địa có từ “rứa” rồi. Tuy nhiên ngoài từ “Mô, tê, răng, rứa” thì còn có nhiều từ ngữ địa phương khác nữa. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các từ ngữ địa phương khác, hãy để lại comment dưới đây để chúng tôi tìm hiểu thêm nhé!

Chủ Đề