Có mấy cách để đưa địa chỉ ô tính và công thức

Trong Excel khi sử dụng công thức có tham chiếu tới 1 vùng dữ liệu nếu bạn sử dụng địa chỉ tương đối công thức và vùng dữ liệu sẽ thay đổi theo khi bạn di chuyển sang ô khác. Ở bài viết này giúp các bạn cố định công thức hoặc vùng dữ liệu được tham chiếu tới trong Excel.

Để cố định công thức hoặc vùng dữ liệu trong Excel sử dụng địa chỉ tuyệt đối hay chính là cách sử dụng dấu $ trong địa chỉ ô để cố định.

Trong địa chỉ ô bao gồm chỉ số cột và chỉ số hàng, bạn muốn cố định hàng hoặc cột bạn chỉ cần khóa giá trị của địa chỉ ô tương ứng.

1. Cố định 1 giá trị bất kì trong công thức

Ví dụ có bảng dữ liệu dưới đây cần tính số tiền cần thanh toán cho đại lý cấp 1. Số tiền cần thanh toán sẽ bằng giá trị số lượng trong cột B nhân với đơn giá ở ô C5. Nếu các bạn chỉ nhập công thức đơn thuần = B5*C5:

Khi nhấn Enter các bạn sẽ thấy giá trị chỉ đúng tại ô C7 khi copy công thức cho các ô khác các bạn sẽ thấy sẽ có ô nhận giá trị sai:

Lý do công thức sẽ sai cho các ô sau vì công thức nhân đơn giá được cố định ô C5, trong công thức B5*C5 ở dạng tuyệt đối nên khi sao chép công thức cho các giá trị khác địa chỉ ô C5 được thay đổi theo, ví dụ như ở đây ô C6 không có giá trị số nên giá trị trả về lỗi Value:

- Như vậy với công thức và bài toán này bạn cần cố định giá trị đơn giá ở ô C5. Vì yêu cầu bài chỉ tính thành tiền cho đơn vị đại lý cấp 1 nên bạn có thể:

+ Cố định hàng 5 của ô C5: C$5.

+ Hoặc cố định cả hàng 5 và cột C của ô C5:$C$5.

- Bạn chỉ cần kích chọn vào công thức nhấn phím F4 lần 1 là có thể đổi địa chỉ C4 thành địa chỉ tuyệt đối [cố định cả cột và hàng]:

- Với yêu cầu chỉ tính tiền đại lý cấp 1 nên bài bạn có thể chỉ cần cố định hàng 5 mà không cần cố định cột C, bạn chỉ cần nhấn phím F4 lần 2 là có thể cố định hàng 5:

- Với 2 cách cố định trên đều đưa ra kết quả đúng khi bạn tính thành tiền cho đại lý cấp 1:

- Các bạn lưu ý khi nhấn phím F4 lần 3 chúng ta chuyển sang cố định cột C mà không cố định hàng thứ 5 của C5:

- Và như vậy kết quả tính toán sẽ trả lại giá trị sai:

2. Cố định các giá trị trong công thức

- Với cách tính như phần 1 các bạn đã tính thành tiền cho đại lý cấp 1. Với đại lý cấp 2, 3 bạn thực hiện thao tác tương tự là có thể đưa ra đáp án. Nhưng cách tính đó chưa tối ưu, ở bài viết này ThuThuatPhanMem.vn sẽ giới thiệu các bạn cách tính nhanh bằng cách cố định dữ liệu.

- Bài toán đặt ra tính thành tiền cho đại lý các cấp với mỗi đại lý có 1 đơn giá khác nhau.

- Phân tích bài toán.

+ Công thức chung để tính thành tiền cho 3 đại lý: Bx*K5.

Trong đó: x chạy từ 7 tới n là hàng, K là cột tương ứng các đại lý với K bằng 1 trong 3 giá trị C, D, E.

=> Như vậy trong công thức giá trị thay đổi sẽ là: x của giá trị hàng của địa chỉ Bx và K là giá trị cột của địa chỉ K5. Giá trị cố định là cột B và giá trị hàng 5.

=> Trong công thức cần cố định cột B, và hàng 5 của K => lấy địa chỉ tuyệt đối của cột B và hàng 5:

Bước 1: Cố định cột B của B7.

Tại ô cần tính thành tiền của đại lý cấp 1 nhập công thức = B7 => thực hiện nhấn F4 ba lần[ nhấn F4 lần 1 sẽ cố định cả hàng và cột của B7, nhấn F4 lần 2 cố định hàng 7 của B7, nhấn F4 lần 3 cố định cột B của B7]:

Bước 2: Cố định hàng 5 của K5.

Tiếp tục nhấn dấu nhân của phép toán -> kích chọn giá trị ô C5 -> nhấn F4 hai lần bạn đã khóa hàng của địa chỉ đơn giá:

Bước 3: Nhấn Enter được kết quả.

Bước 4: Sao chép công thức cho các giá trị trong cột đại lý cấp 1 được kết quả.

Bước 5: Khi kéo tới giá trị ô cuối cùng của cột đại lý cấp 1, bạn nhấn giữ chuột kéo sang bên phải cho các đại lý cấp 2, cấp 3 được kết quả.

Bạn có thể kiểm tra lại kết quả, chắc chắn sẽ không sai một giá trị nào. Với cách làm này bạn đã giảm bớt 2 lần tạo công thức cho đại lý cấp 2 và cấp 3. Như vậy bạn để ý tới cách cố định dữ liệu bằng cách sử dụng địa chỉ tuyệt đối và tùy vào giá trị cần cố định cột và hàng bạn có thể khóa chúng một cách dễ dàng.

Với mỗi địa chỉ ô cách nhấn phím F4 để cố định dữ liệu như sau:

- Nhấn F4 lần1: Cố định cả hàng và cột của địa chỉ ô tương ứng.

- Nhấn F4 lần 2: Cố định giá trị hàng của địa chỉ ô tương ứng.

- Nhấn F4 lần 3: Cố định giá trị cột của địa chỉ ô tương ứng.

Trên đây là cách cố định công thức hay chính là việc cố định vùng dữ liệu trong công thức trong Excel. Chúc các bạn thành công!

Cách đánh địa chỉ tuyệt đối và địa chỉ tương đối trong Excel

Duy Nguyễn Bá 01/11/2021

Địa chỉ tuyệt đối, địa chỉ tương đối trong Excel là 1 khái niệm còn khá xa lạ đối với nhiều người. Vậy nên ở bài viết này mình sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc cũng như cách đánh địa chỉ tuyệt đối và tương đối trong Excel 1 cách chính xác và hiệu quả nhất nhé. Còn chần chờ gì nữa hãy bắt đầu thôi nào!!

Bài viết được thực hiện trên laptop hệ điều hành Windows với phiên bản Excel 2016, ngoài ra bạn cũng có thể thực hiện được trên các phiên bản Excel 2003, 2007, 2010, 2013, 2019 và cả trên MacOS với thao tác tương tự.

I. Địa chỉ tuyệt đối, địa chỉ tương đối trong Excel là gì và cách nhận biết

Địa chỉ tuyệt đối trong Excel: Là địa chỉ được cố định khi bạn thực hiện sao chép công thức. Thường có ký hiệu là “$” trước mỗi địa chỉ cột và dòng.

Địa chỉ tương đối trong Excel: Là địa chỉ không được cố định và sẽ bị thay đổi khi sao chép công thức.

  • Cả 2 loại địa chỉ này này rất cần thiết trong việc thực hiện các công thức, các hàm.
  • Việc hiểu rõ cách hoạt động của 2 loại địa chỉ này sẽ giúp bạn thực hiện các công thức và hàm chính xác, hiệu quả hơn rất nhiều.

II. Cách đánh địa chỉ tuyệt đối trong Excel

Để đánh được địa chỉ tuyệt đối trong Excel bạn hãy sử dụng phim F4 trên bàn phím nhé!

Đối với MacOS bạn hãy sử dụng tổ hợp phím Command + T nhé!

Một số trường hợp của địa chỉ tuyệt đối trong Excel:

Số lần nhấn F4Địa chỉ tuyệt đối
Nhấn 1 lần F4Tuyệt đối cho cả cột và dòng [$A$3]
Nhấn 2 lần F4Chỉ tuyệt đối cho cột [A$3]
Nhấn 3 lần F4Chỉ tuyệt đối cho dòng [$A3]
Nhấn 4 lần F4Trở lại địa chỉ tương đối [A3]

III. Cách áp dụng địa chỉ tuyệt đối và tương đối trong Excel vào công thức, hàm

Địa chỉ tuyệt đối và địa chỉ tương đối thường sẽ được áp dụng trong các hàm mà cần trích xuất dữ liệu từ những bảng liên quan như hàm tìm kiếm HLOOKUP, VLOOKUP, INDEX, MATCH, hàm tham chiếu SUMIF, COUNTIF, RANK,….

Ví dụ: Dùng hàm Hlookup để tìm kiếm dữ liệu bảng có sẵn sử dụng địa chỉ tuyệt đối.

Như bạn có thể thấy trong hình thì công thức sẽ là =HLOOKUP[$A$2;$A$7:$C$8;2]

Trong đó:

  • $A$2 [Mũi tên đỏ]: địa chỉ A2 là địa chỉ tuyệt đối để khi copy hay áp dụng xuống bên dưới sẽ không bị thay đổi.
  • $A$7:$C$8 [Mũi tên vàng]: Bảng chứa địa chỉ A2 cần tìm kiếm cũng phải là địa chỉ tuyệt đối để khi copy xuống các hàng bên dưới sẽ không bị thay đổi địa chỉ dẫn đến lỗi và sai xót.
  • Số 2 [Mũi tên xanh lá]: Là vị trí của dòng thứ 2 trong bảng.

20.355 lượt xem

Video liên quan

Chủ Đề