Cách trị chó bỏ ăn mệt mỏi nằm một chỗ

Chó bỏ ăn sẽ chỉ là một hiện tượng bình thường không đáng quan ngại nếu nó không kèm theo một số triệu chứng khác như nôn mửa, mệt mỏi, lờ đờ,….. Hãy cùng Tin Động Vật tìm hiểu những lý do, nguyên nhân khiến cho cún bỏ ăn nhé. Ngoài ra Ngân cũng sẽ mách bạn một số phương pháp xử lý và hạn chế khi gặp phải tình trạng này

1/ Nguyên nhân tại sao chó bỏ ăn? Có phải do mắc bệnh gì không?

1.1/ Chó bỏ ăn do thói quen, tâm lí

Có những chú chó rất dễ thích nghi với thức ăn mới, không quan tâm đó là thức ăn gì, có ngon hay không,… Tuy nhiên, một số chú chó sẽ có tình trạng kén ăn, nhạy cảm với thức ăn. Một trong những nguyên nhân khiến chúng bỏ ăn đó chính là sự chiều chuộng từ nhỏ của chủ nhân.

Do quá cưng chiều, bạn luôn chuẩn bị những bữa ăn đầy đủ ngon miệng, dưỡng chất, thường xuyên thay đổi món,… Và sau này, chúng đã thích nghi với việc ăn uống như vậy, đột nhiên được cho ăn những bữa ăn bình thường với món ăn đơn giản và không đa dạng. Theo thói quen đó, sẽ xuất hiện tình trạng chó bỏ ăn, rồi sau đó sẽ hình thàng thói quen biếng ăn, bỏ ăn.

Thêm vào đó, hiện tượng chó bỏ ăn bỏ uống cũng liên quan nhiều đến những tác động tâm lí. Vì một số nguyên nhân như: bị dọa sợ, bị cắn, chủ nhân gặp chuyện, chủ nhân qua đời,… chúng sẽ đau buồn và không muốn ăn uống nữa.

1.2/ Chó bỏ ăn do bị ốm

Những vấn đề về sức khỏe cũng ảnh hưởng lớn đến những chú cún khi ăn uống. Chúng sẽ luôn cảm thấy khó chịu, chán nản dẫn đến bỏ ăn. Những bệnh lí thường gặp khiến chó bỏ ăn là:

Bệnh giun sán thường chỉ diễn ra ở chó con[ dưới 2 tháng tuổi], vì chúng nhỏ nên dạ dày và đường tiêu hóa không tốt, vi khuẩn trong thức ăn dễ dàng sâm nhập nên dẫn đến giun sán. Còn đối với những chú chó trưởng thành sẽ ít gặp tình trạng này.

Có thể thú cưng của bạn đang bị đau răng, hoặc răng bị yếu, nên không nhai được thức ăn. Hãy thử cho chúng ăn đồ ăn mềm hoặc được xay nhuyễn, đợi tình trạng ổn hơn hãy cho chúng ăn bình thường.

Nếu chó của bạn không nằm trong hai trường hợp trên thì nhanh chóng đưa chúng đi gặp bác sĩ, để sớm phát hiện những bệnh lí khác và điều trị kịp thời nhé.

2/ Chó bỏ ăn có những biểu hiện gì?

2.1/ Chó bỏ ăn và chỉ uống nước

Tình trạng này thường xảy ra vào mùa hè, do có thời tiết nóng, chó bỏ ăn và mệt mỏi, nên chúng uống nhiều nước để trạnh bị sốc nhiệt.Tuy nhiên, nếu chó bỏ ăn chỉ uống nước và nôn thì đáng lo ngại hơn, cần đưa đi bác sĩ ngay.

2.2/ Chó bị ốm, mệt mỏi, mắt đổ ghèn, buồn bã, bỏ ăn và chỉ nằm một chỗ

Khi khí hậu thay đổi, những chú chó cũng dễ mắc những tình trạng giống con người, trong người mệt mỏi, khó chịu, nhiệt độ thay đổi,…

Điều đó là nguyên nhân của việc chó bỏ ăn buồn bã, chỉ nằm một chỗ, mệt mỏi, lười vận động, chạy nhảy hơn ngày thường.

Chó ốm bỏ ăn là một tình trạng nghiêm trọng, bạn nên xem xét chúng thường xuyên để có những biện pháp kịp thời nhé. Chó bỏ ăn nhiều ngày sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, nhẹ thì chúng sẽ sụt kí, sức khỏe yếu ớt, nặng thì có thể nguy hiểm đến tính mạng.

2.3/ Chó bỏ ăn nhiều ngày, gầy yếu và nôn ra bọt trắng bọt vàng

Nếu chú chó nhà bạn bỏ ăn mệt mỏi buồn nôn và nôn ra bọt trắng bọt vàng hoặc dịch vàng có bọt, hay vẫn ăn nhưng sau đó chó bị nôn ra thức ăn thì có thể đường ruột của chúng có vấn đề rồi.

Đó là căn bệnh thường thấy ở những chú chó kiểng, sẽ không sao nếu được phát hiện kịp thời và được chữa trị đúng cách.

Nếu không bị viêm đường ruột, thì cún của bạn có thể đang bị mắc xương hoặc thứ gì đó ở cổ họng. Nên chúng sẽ nôn ra bọt trắng bọt vàng trong khi cố gắng lấy vật đó ra ngoài.

Ngoài ra, những biểu hiện trên cũng là triệu chứng của căn bệnh nguy hiểm Parvo. Căn bệnh này nếu không được cứu chữa kịp thời, chú chó sẽ không sống sót quá  3 – 4 ngày. Và Parvo vẫn chưa có thuốc đặc trị. Nhưng nếu phát hiện sớm thì vẫn còn cơ hội cứu chữa.

Ngoài ra, nếu chó bỏ ăn buồn nôn đi kèm với các triệu chứng khác như chó bỏ ăn chảy nước mũi, khó thở, nôn dịch vàng có bọt, tiêu chảy, mắt mờ, chó bỏ ăn mệt mỏi, chó bỏ ăn chỉ uống nước thì có thể chúng đã mắc bệnh Care. Nếu phát hiện chậm trễ thì bệnh này cũng đe dọa đến tính mạng của chó, tuy nhiên Care đã có thuốc đặc trị.

2.4/ Chó bỏ ăn thở gấp, mũi khô, bụng kêu

Đó cũng là những triệu chứng của bệnh ho củi chó: bỏ ăn mắt đổ ghèn, thở gấp, mũi khô và thường xuyên dũng lưỡi liếm, khi hắt hơi sẽ chãy nước mũi, có thể chảy máu mũi, kèm theo đó là bụng kêu, buồn bã, chó ủ rũ mệt mỏi, lừ đừ. Bệnh này kéo dài trong nhiều ngày, có thể lây lan cho nhiều loài khác. Bệnh ho củi chó cũng tương đối khó chữa, do đó nên tiêm phòng chó chúng khi còn nhỏ[ dưới 6 tháng].

Những dấu hiệu trên là những dấu hiệu thường gặp, nếu chú chó của bạn bỏ ăn không rõ nguyên nhân thì nên lập tức đi kiểm tra nhé, tránh gặp nguy hiểm đến tính mạng.

3/ Chó bỏ ăn phải làm sao? Nên tiêm thuốc gì? Uống thuốc gì?

Nếu chó bỏ ăn do thói quen thì hãy thử các biện pháp sau đây:

  • Dùng thuốc Catosal để kích thích ăn ngon.
  • Cho chúng ăn đúng giờ giấc, giới hạn thời gian ăn [ 15 – 20 phút], nên tập cho chúng những thói quen đó để chúng tự giác ăn đúng giờ và ăn nhanh hơn.
  • Nên cho ăn nơi yên tĩnh, tránh ồn ào, tránh làm phiền.
  • Chú ý cho chúng ăn theo chế độ và thức ăn, tránh thay đổi đột ngột, chúng sẽ có thể không thích nghi được những sự thay đổi đó gây nên biếng ăn, bỏ ăn.

Trong trường hợp chúng bỏ ăn do bệnh lí, bạn nên cẩn thận xem xét mức độ thèm ăn của chúng. Nếu chúng chưa thể ăn sau khi hồi phục bệnh thì nên dùng gel dinh dưỡng, sau đó một thời gian hãy ăn trở lại. Ngoài ra, chúng phải được đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày, giảm hoạt động và cần được nghỉ ngơi. Trong thời gian này, bạn cần phải quan sát từng hành động của chúng nhé.

Về uống thuốc và chế độ tiêm phòng, bạn nên tuân theo đơn của bác sĩ thú y. Đảm bảo chúng được uống thuốc đúng giờ. Nếu chó không chịu uống, bạn không nên ép chúng, mà có thể trộn vào thức ăn hoặc tiêm cho chúng. Cách tốt nhất để tránh các bệnh kể trên dẫn đến nguy cơ chó bỏ ăn, thì bạn nên tiêm phòng cho chúng từ khi còn nhỏ nhé, vì có một số bệnh rất nguy hiểm và không có thuốc đặc trị

Qua bài viết Chó bỏ ăn, mệt mỏi, Ốm & Bị Nôn ra bọt vàng bọt trắng phải làm sao? thì Ngân hi vọng bạn đã tìm được nguyên nhân và cách xử lý cho trường hợp của chú chó cưng của mình. Đừng quên rate 5 sao bài viết này và like fanpage dùm Ngân trước khi đọc bài khác nha

Video liên quan

Chủ Đề