Có bao nhiêu phương pháp chính trong cứu đuối?

Khi bạn gặp một tai nạn đuối nước bất ngờ nào đó, mặc dù bạn đã biết bơi nhưng chưa được trang bị kỹ năng cứu đuối rất có thể cả bạn cũng trở thành nạn nhân của những tai nạn cứu đuối này. Nên nhớ rằng, giải pháp nhảy xuống nước cứu nạn nhân là giải pháp cuối cùng được lựa chọn. Vì trên thực tế, đã có rất nhiều trường hợp người cứu nạn do chưa hiểu biết về các phương pháp cứu đuối, nên bị nạn nhân ôm cứng và nhấn chìm nên cả hai cùng thiệt mạng.

Cứu người theo bản năng là tốt, nhưng cứu người khi có kiến thức vững chắc thì còn tốt hơn, bạn hoàn toàn có thể bảo toàn tính mạng cho người được cứu và chính mình .

“Một mạng đổi một mạng” là điều không một ai mong muốn.

Nếu bạn là người thích du lịch thì bạn cần có kỹ năng này trong hành trình cuộc đời của bạn !

Sau đây là những phương pháp tiếp cận và đưa nạn nhân đuối nước vào bờ một cách an toàn:

+Phương pháp 1: Nạn nhân nằm ngửa , người cứu hộ bơi ở phía sau nạn nhân, một tay dùng để bơi, một tay vắt lên ngang ngực xốc chéo qua nách bên kia. Bơi kiểu nhái [ếch] đưa nạn nhân vào bờ.

Kiểu này khiến người cứu hộ khá mệt, nhưng làm cho nạn nhân được an toàn tuyệt đối .

+Phương pháp 2: Nâng cằm nạn nhân cho ngửa hẳn mặt lên , như thế mũi và miệng của nạn nhân sẽ được thoát ra khỏi mặt nước, thông thoáng các bộ phận hô hấp.Sau đó dùng tay còn lại và chân để bơi vào bờ.

Phương pháp này dùng cho những nạn nhân có thân hình mập mạp .

+Phương pháp 3: Từ phía sau , người cứu hộ dùng tay nắm ngay chùm tóc phía trên trán giựt ngửa đầu nạn nhân ra sau. Sau đó dùng tay và chân còn lại bơi ngửa đạp chân ếch vào bờ.

Phương pháp này dùng để cứu các bạn nữ rất tiện lợi.

+Phương pháp 4: nắm lấy cổ áo nạn nhân, nếu nạn nhân còn mặc đầy đủ quần áo mà ta lại chưa kịp cởi ra khi ở dưới nước.

+Phương pháp 5: Nếu nạn nhân đã bất tỉnh nhân sự, ta có thể dùng hai tay nâng đầu nạn nhân nổi trên mặt nước. Bơi ngửa bằng hai chân và kéo nạn nhân vào bờ .

+Phương pháp 6: nếu nạn nhân có trọng lượng nhẹ hơn ta và đã thật sự bất tỉnh . Ta có thể bơi ngửa ,dùng ngựa để đỡ đầu nạn nhân; hai tay xốc dưới nách sao cho nạn nhân nằm sải ngửa với tư thế thoải mái . Hai chân đạp kiểu ếch [nhái] đưa nạn nhân vào bờ .

Ranh giới của việc giúp đỡ người bị nạn và bảo toàn mạng sống của mình rất mong manh. Hãy tỉnh táo để có thể an toàn cho bản thân nữa các bạn nhé !Khi tiếp cận được nạn nhân , ta không nên để nạn nhân túm lấy cổ mình. Vì có thể trong lúc hoảng loạn nạn nhân có thể nhấn chìm ta bất cứ lúc nào .

Khi tiếp cận được nạn nhân, điều đầu tiên chúng ta nên làm là dùng lời nói trấn an tâm lý của người bị nạn rằng chắc chắn họ sẽ được cứu sống.

Khi ổn định được tâm lý thì họ sẽ bớt giãy giụa; khi đó việc cứu vớt sẽ dễ dàng hơn./.

Theo Thành Đạt [Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an Thành phố Hồ Chí Minh]

Đuối nước - hiểm họa và thực trạng. Thật vậy, mỗi năm tại Việt Nam có hàng nghìn người tử vong do đuối nước, tình trạng này không chỉ xảy ra do lũ lụt, thiên tai, hay đuối nước tại các bãi biển, sông nước mà còn xuất hiện ở ngay tại các hồ bơi, nếu không xử lý kịp thời sẽ gây ra hậu quả đáng tiếc. Chính vì vậy khi ở hồ bơi bạn thấy ai đó đang chới với hãy nhanh chóng xác định người đuối nước và lập tức tiến hành cứu hộ ngay lập tức.

Chết đuối xảy ra trong vòng vài phút, vì vậy nếu hồ bơi có hay không có nhân viên cứu hộ thì hãy chú ý để ý xung quanh nếu bạn thấy hiện tượng lạ. Các hồ bơi cũng cần trang bị đầy đủ các thiết bị cứu hộ hồ bơi đúng theo thông tư số 03/2018/TT-BVHTTDL - quy định các thiết bị cần phải có cho hồ bơi.

>> Xem thêm: An toàn bơi lội cho trẻ và vấn đề trang bị thiết bị cứu hộ hồ bơi

1. Xác định người bị đuối nước

Các nạn nhân đuối nước ở thời điểm ban đầu vẫn có ý thức nhưng khó kêu gọi được sự giúp đỡ do thiếu oxy để thở - đây chính là điểm quan trọng để nhận biết người đuối nước. Đi kèm với đó là các hành động đập tay, vùng vẫy trong nước, phần đầu nhấp nhô trên mặt nước... Vì mọi người thường sẽ bị chìm trong vòng 20 - 60 giây và rơi vào tình trạng đuối nước chính vì vậy cần nhanh chóng xác định người đuối nước để đảm bảo cứu hộ kịp thời.

Khi xác định được người đuối nước hãy kêu gọi sự giúp đỡ của những người xung quanh và nhân viên cứu hộ hồ bơi.


Xác định người đuối nước kịp thời sẽ giúp cho việc cứu nạn hiệu quả

Tuy nhiên, hãy cẩn thận khi cứu người bị đuối nước, vì người sắp chết đuối luôn cố gắng bám vào những vật mà họ bám được, điều này phần nào ảnh hưởng đến người cứu nạn. Hãy nhanh trí lựa chọn phương án cứu người tốt nhất nhé.

2. Lựa chọn phương thức cứu hộ an toàn hồ bơi

Hãy giữ bình tĩnh và nhanh chóng tìm cách tốt nhất để giải cứu người bị đuối nước. Nếu người đó ở gần hãy sử dụng phương pháp tiếp cận trực tiếp, nếu người đó ở xa hơn hãy sử dụng phao cứu sinh hoặc bộ đôi sào nhôm và móc cứu hộ. Lặn xuống nước và bơi đến nạn nhân được coi là phương sách cuối cùng, khi nạn nhân ở trong tình trạng khẩn cấp.

Người cứu hộ phải giữ được bình tĩnh và tập trung nhất bởi những người hoảng sợ có nhiều khả năng gây mắc lỗi và cũng có thể gây căng thẳng cho chính nạn nhân. Hãy gọi thật to để nạn nhân biết rằng bạn đang đến giúp họ.


Việc lựa chọn phương pháp cứu hộ cần thông minh và nhanh chóng

+ Nạn nhân trong tầm tay với:

Trường hợp này bạn tuyệt đối không được ngồi hay đứng để với lấy tay người chết đuối bởi chắc chắn bạn sẽ bị kéo xuống nước gây mất an toàn cho cả 2 người. Hãy nhanh chóng nằm úp mặt xuống cạnh hồ bơi, dạng chân chữ V rộng để giữ thăng bằng, sau đó với tay tới vị trí người bị nạn và hô to để nạn nhân bám lấy tay bạn. Bạn có thể phải hét lên nhiều lần trước khi người đó nghe hoặc nhìn thấy bạn, cố gắng nói bằng giọng nói to, rõ ràng và tự tin.

Khi đã giữ được tay của người bị nạn, cố gắng dùng sức của cánh tay để kéo người đó ra khỏi nước một cách an toàn và nhẹ nhàng.

Đảm bảo giữ thăng bằng tốt, dồn lực vào tay để kéo người bị nạn lên bờ

+ Sử dụng sào nhôm và móc cứu hộ khi nạn nhân ở xa

Hiện nay, ở hầu hết các hồ bơi đều trang bị các thiết bị cứu hộ, hãy nhanh chóng tìm kiếm vị trí để sào nhôm và móc cứu hộ để cứu nạn nhân. Bộ đôi này giúp tiếp cận đến với người sắp chết đuối dễ dàng hơn. Việc trang bị các thiết bị cứu hộ hồ bơi là điều bắt buộc cần phải có ở hồ bơi, chúng vừa đem đến sự yên tâm cũng như hỗ trợ kịp thời các tình huống ngoài ý muốn xảy ra tại hồ bơi.


Nhanh chóng xác định vị trí của các thiết bị cứu hộ

>> Xem thêm về 2 sản phẩm:

Sào nhôm cứu hộ hồ bơi

Móc cứu hộ hồ bơi

Hãy đảm bảo móc cứu hộ được kết nối chắc chắn với sào nhôm trước khi đưa tới vị trí người bị nạn. Giữ lấy một đầu của sào nhôm và đứng một khoảng cách an toàn so với với mép hồ bơi. Hãy chắc chắn rằng bạn đủ xa để không có nguy cơ bị kéo xuống nước.

Di chuyển móc cứu hộ tới nơi người chết đuối có thể chạm vào nó, và gọi cho nạn nhân bám lấy móc. Nếu nạn nhân không thể lấy nó, hãy nhúng phần nối tiếp vào nước và quấn nó quanh thân người, ngay dưới nách của nạn nhân. Tuyệt đối đảm bảo móc không ở gần cổ vì rất dễ gây chấn thương. Kéo người đó đến nơi an toàn từ từ và cẩn thận đưa người bị nạn lên bờ.

Sử dụng móc cứu hộ để kéo người bị nạn tới khu vực an toàn

+ Sử dụng phao cứu sinh tiêu chuẩn:

Một chiếc phao tròn cứu sinh sẽ là cách tốt nhất để cứu người bị đuối nước. Hãy ném phao xuống nước, tuyệt đối không hướng trực tiếp tới phía nạn nhân mà chọn điểm rơi trong tầm với của người bị nạn. Hãy báo cho nạn nhân biết bạn đang chuẩn bị ném và họ cần phải nắm chắc lấy nó.

Khi ném phao tròn xuống nước đảm bảo giữ lại một đầu dây kết nối với phao tròn và các dây xung quanh phao cứu sinh tiêu chuẩn được mở rộng nhất bởi nạn nhân có thể dễ dàng nắm lấy dây này hơn là ôm được phao.

>> Xem thêm: Các tiêu chuẩn quốc gia về thiết kế phao tròn cứu sinh

Sử dụng phao cứu sinh đúng cách để đem lại hiệu quả và an toàn cho người đuối nước

+ Cách cứu hộ trực tiếp người bị đuối nước

Bạn chỉ nên sử dụng cách này khi bạn chắc chắn về khả năng bơi lội của mình và biết cách cứu nạn người đuối nước tốt nhất và trong tình huống nguy cấp nhất [các biện pháp trên không hiệu quả: nạn nhân quá nhỏ không biết bám vào phao hay sào, nạn nhân sắp chìm, xung quanh không có thiết bị cứu hồ nổi…].

Trước khi nhảy xuống cứu người hãy đảm bảo mặc thêm áo phao cứu hộ hoặc sử dụng phao nổi để bạn và người bị nạn được an toàn nhất khi ở dưới nước.

Khi bạn chắc chắn về khả năng bơi lội của mình thì hãy chọn phương pháp nhảy xuống nước

Chú ý, khi tiếp cận nạn nhân, phải tiếp cận từ sau lưng với khoảng cách từ 1 - 3m rồi sử dụng chân hoặc tay hoặc chân đưa nạn nhân từ từ vào khu vực an toàn, tuyệt đối không cho nạn nhân chạm vào người khi ở tư thế đối mặt.

Khi nạn nhân gần chìm, hãy túm lấy nạn nhân từ phía sau, ngửa mặt nạn nhân lên khỏi mặt nước rồi từ từ đưa vào bờ. Khi nạn nhân an toàn trên bờ hãy nhanh chóng sử dụng phương pháp hô hấp nhân tạo [ép tim, thổi ngạt] để giúp nạn nhân thở được bình thường.

Trên đây là những hướng dẫn giúp cứu người đuối nước tại hồ bơi, hãy đọc và áp dụng khi bạn gặp trường hợp tương tự nhé.

Video liên quan

Chủ Đề