Đường dài hay sức ngựa, nước loạn biết tôi trung có nghĩa là gì

60 câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về sự trung thực, chính trực, thật thà

[VOH] - Trung thực là một đức tính quý báu của con người, nó nuôi dưỡng mỗi chúng ta trở thành kẻ nhân nghĩa, chính trực. Cùng xem những câu ca dao tục ngữ về trung thực của ông cha ta răn dạy nhé!

“Trung thực mà không hiểu biết thì yếu ớt và vô dụng, còn hiểu biết mà không trung thực thì thật là nguy hiểm và đáng sợ. Còn những người trung thực và hiểu biết sẽ là những người viết nên lịch sử của chính mình” 

– Samuel Johnson – 

Lòng trung thực từ lâu đã là một đức tính quan trọng tạo nên một con người đầy đủ tài trí, đạo đức và sống đúng chuẩn mực xã hội. Đó là một người dũng cảm, khẳng khái, không sợ kẻ gian, không bị cái xấu, cái ác vấy bẩn.

1. Trung thực là gì?

Trung thực là một đức tính quý báu của con người, tuân theo tiêu chuẩn đạo đức một cách mạnh mẽ. Trung thực chính là luôn nói ra sự thật, luôn ngay thẳng, không thêm mắm dặm muối, không kể sai, không làm sai lệch những sự việc đã xảy ra.

Người có lòng trung thực là người đáng tin cậy, họ không chấp nhận gian dối, đồng thời cũng là một người dũng cảm vì luôn dám đứng lên nói ra sự thật.

Đồng nghĩa với trung thực là: Khẳng khái, chính trực, thật thà, thẳng thắn,…

Trái nghĩa với trung thực là: Xảo trá, gian manh, điêu ngoa, thủ đoạn…

2. Những câu ca dao, tục ngữ về trung thực

Trung thực là đức tính tốt đẹp của con người và luôn được đề cao trong xã hội. Đây cũng là bài học quý giá mà ông cha ta muốn truyền dạy lại cho các thế hệ sau. Điều này đã được thể hiện qua vô vàn câu ca dao, tục ngữ thể hiện tính trung thực, chính trực. 

2.1 Những câu tục ngữ về trung thực

Những câu tục ngữ nói về tính trung thực dưới đây được ông cha ta đúc kết từ kinh nghiệm sống qua bao đời đến nay vẫn còn nguyên giá trị về bài học làm người. 

  1. Một câu nói ngay bằng ăn chay cả tháng.
  2. Mất lòng trước, được lòng sau.
  3. Nói lời phải giữ lấy lời.
    Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.
  4. Khôn ngoan chẳng lọ thật thà
    Lường thưng tráo đấu chẳng qua đong đầy.
  5. Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành.
  1. Ăn ngay nói thẳng.
  2. Giàu về hàng nén, chẳng giàu về xén bờ.
  3. Trung thực, thật thà thường thua thiệt.
  4. Cây thẳng bóng ngay, cây cong bóng vẹo.
  5. Của phi nghĩa có giàu đâu,
    Ở cho ngay thẳng giàu sau mới bền.

Xem thêm:

58 câu ca dao tục ngữ thành ngữ về tôn trọng sự thật, căn dặn sống làm người chính trực

16 câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về lòng dũng cảm

Biểu hiện và ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống

2.2 Những câu ca dao về trung thực

Những câu ca dao trung thực có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lý làm người, góp phần hình thành cho con người những phẩm chất đạo đức tốt đẹp.

  1. Những người tính nết thật thà,
    Đi đâu cũng được người ta tin dùng.
  2. Đừng bảo rằng trời không tai,
    Nói đơm nói đặt cậy tài mà chi.
  3. Sông sâu còn có kẻ dò, 
    Nào ai lấy thước mà đo lòng người.
  4. Người gian thì sợ người ngay,
    Người ngay chẳng sợ đường cày cong queo.
  5. Chớ nghe lời phỉnh tiếng phờ,
    Thò tay vào lờ mắc kẹt cái hom.
  1. Tu thân rồi mới tề gia,
    Lòng ngay nói thật gian tà mặc ai.
  2. Đời loạn mới biết tôi trung,
    Tuế hàn mới biết bá tùng kiên tâm.
  3. Nhà nghèo yêu kẻ thật thà,
    Nhà quan yêu kẻ giàu ra nịnh thần.
  4. Những người tính nết thật thà
    Đi đâu cũng được người ta tin dùng.
  5. Những người thành thật môi dày
    Lại thêm ít nói lòng đầy nghĩa nhân.
  1. Làm người suy chín xét xa
    Cho từng gốc nhọc, cho ra vắn dài.
  2. Làm người phải đắn phải đo
    Phải cân nặng nhẹ, phải dò nông sâu.
  3. Ai ơi! Giữ chí cho bền
    Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.

3. Những câu thành ngữ nói về tính trung thực

Trung thực là biết tôn trọng sự thật, dũng cảm bảo vệ công lý, thẳng thắn phê bình và tự phê bình. Bài học quý giá này đã được các thế hệ đi trước truyền đạt lại thông qua những câu thành ngữ về tính trung thực sau.

  1. Thật thà là cha quỷ quái.
  2. Nói gần nói xa chẳng qua nói thật
  3. Một lời nói dối, sám hối bảy ngày.
  4. Một lời nói, một đọi máu.
  5. Ăn ngay ở thật, mọi tật mọi lành.
  6. Làm người tính phải thẳng ngay,
    Việc làm chớ ngại, phải miệt mài siêng năng.
  7. Ăn no lòng, nói mất lòng.
  1. Cao thành nở ngọn, mọi bọn mọi đến.
  2. Chân chỉ hạt bột.
  3. Dò sông dò biển dò nguồn, 
    Biết sao được bụng lái buôn mà dò.
  4. Đi buôn nói ngay không tày đi cày nói dối.
  5. Đong đầy bán vơi.
  6. Làm tôi ngay, ăn mày thật.
  7. Nói ngay hay trái tai.
  8. Đói cho sạch, rách cho thơm.

Xem thêm:

34 câu tục ngữ thành ngữ về sự nóng giận, danh ngôn nói về sự tức giận

56 câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ châm biếm mỉa mai cuộc sống, phụ nữ lẫn đàn ông 

50+ danh ngôn, ca dao tục ngữ về tôn trọng người khác

4. Những câu thành ngữ, ca dao, tục ngữ không thể hiện tính trung thực

Bên cạnh những câu ca dao, tục ngữ về lòng trung thực, trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam còn có vô vàn câu ca dao, tục ngữ về sự sự giả tạo, gian manh để phê phán thói hư tật xấu của con người.

  1. Mật ngọt chết ruồi.
  2. Bề ngoài thơn thớt nói cười,
    Mà trong gian hiểm giết người không đao.
  3. Nêu cao nhưng bóng chẳng ngay.
  4. Bụng gian miệng thẳng.
  5. Ăn gian nó giàn ra đấy.
  6. Ăn mặn nói ngay còn hơn ăn chay nói dối.
  7. Buôn đằng sóng, nói đằng gió.
  8. Buôn gian bán lận.
  9. Bứng cây sống trồng cây chết.
  10. Cơm cá giả mặt bụt.
  1. Đi nói dối cha, về nhà dối chú.
  2. Đường đi hay tối, nói dối hay cùng.
  3. Khẩu Phật tâm xà.
  4. Nói dối như Cuội.
  5. Hòn đất mà biết nói năng,
    Thì thầy địa lý hàm răng chẳng còn.
  6. Ăn thật làm bỡn.
  7. Buôn bưởi bán bòng.
  8. Nói khoác gặp thời.
  9. Đi đêm lắm có ngày gặp ma.
  10. Đong đầy bán vơi.

Trong kho tàn văn học dân gian Việt Nam có muôn ngàn câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về trung thực và trên đây là những câu phổ biến, được lưu truyền rộng rãi nhất. Qua những lời răn dạy sâu sắc này của ông cha mong rằng đức tính trung thực trong mỗi chúng ta được nuôi dưỡng ngày càng mạnh mẽ hơn! 

Sưu tầm

Nguồn ảnh: Internet

08:37, 03/02/2014

Là con vật vừa thân quen, gần gũi, vừa độc đáo và giàu ý nghĩa biểu tượng, ngựa [mã] được lấy làm hình ảnh ẩn dụ sinh động cho nhiều câu thành ngữ, tục ngữ rộng rãi mà thâm thúy của người Việt Nam...

* Bắt ngựa đằng đuôi: Làm việc nguy hiểm, dại dột, không biết cách.

* Biếu bò nhận ngựa: Sự trao đổi, biếu tặng tương xứng.l Bò đất ngựa gỗ: Người bất tài, đồ vô dụng, của bỏ đi.

* Buộc đuôi cho ngựa đá nhau: Tạo điều kiện, xúi giục, kích động cả hai bên xích mích, gây gổ, làm hại nhau.

* Chạy đua một ngựa: Bịp bợm che mắt thiên hạ, nhằm đem lại thắng lợi cho kẻ không có thực tài, không xứng đáng được hưởng kết quả.

* Chạy như ngựa tế: Chạy rất nhanh, với vẻ hùng dũng, mạnh mẽ, tựa kiểu ngựa phi nước đại.

* Chạy như ngựa vía: Hay đi, đi suốt ngày, ít khi ở nhà hoặc ngồi yên một chỗ [ngựa vía: ngựa làm bằng giấy, dùng trong tang lễ ngày xưa, coi như phương tiện đưa linh hồn người chết lên trời].

* Chiêu binh luyện mã: Chuẩn bị, rèn luyện lực lượng quân sự để sẵn sàng chiến đấu [chiêu binh: chiêu mộ, tuyển thêm binh lính; luyện mã: tập luyện, huấn luyện ngựa chiến].

* Có chồng như ngựa có cương: Phụ nữ khi đã có chồng cuộc sống thường đi vào nền nếp, ổn định, không còn tự do như trước nữa.

Con dân cầm đòn, con quan cưỡi ngựa: Một quy luật xã hội dưới chế độ phong kiến: dòng dõi quý tộc kế tiếp nhau nắm chức quyền, con nhà bình dân phải sống mãi cảnh nghèo khổ.

* Cưỡi ngựa xem hoa: Qua loa, đại khái, không tìm hiểu kỹ lưỡng, chỉ nhìn nhận loáng thoáng bên ngoài.

Cương ngựa ách trâu: Bị cai trị, chèn ép, bị khống chế, phong tỏa riết róng, hà khắc, ví như con ngựa có cương, trâu có ách.

* Đầu trâu mặt ngựa: Bọn côn đồ hung hãn, ngang ngược.

* Đơn thương độc mã: Hành động lẻ loi, đơn độc trước một việc nặng nề mà không có sự hỗ trợ của người khác, ví như trong chiến trận một bên chỉ mỗi một mình với một ngọn giáo [đơn thương], một con ngựa [độc mã] mà phải đương đầu, đối chọi với bên kia là cả một đội quân hùng mạnh.

* Được đầu voi đòi đầu ngựa: Quá tham lam, đã được cái này lại đòi thêm cái khác nữa.

* Đường dài mới hay sức ngựa: Chỉ cộng tác, làm việc với nhau lâu ngày mới rõ được năng lực, phẩm chất của nhau.

* Gái không chồng như thuyền không lái, trai không vợ như ngựa không cương: Nam nữ phải có vợ có chồng thì cuộc sống mới ổn định, vững chắc.

* Khuyển mã chí tình: Chó và ngựa là hai loài vật sống rất tình cảm, trung thành với chủ.

* Làm thân trâu ngựa: Phải quỵ lụy, cung phụng, làm nô lệ cho kẻ khác, ví như thân phận của trâu ngựa sinh ra để phục vụ con người.

* Lên xe xuống ngựa: Sống sung sướng, nhàn nhã và sang trọng.

* Mặt dài như mặt ngựa: Mặt ngây ra, đờ đẫn khi bị phát hiện, bắt quả tang làm việc sai phạm.

* Mó dái ngựa: Hành động liều lĩnh, dại dột, trêu vào chỗ hiểm [đụng chạm vào bộ phận đó của ngựa sẽ bị ngựa đá].

* Mồm/hàm chó vó ngựa: 1. Bộ phận là thứ vũ khí tấn công, tự vệ quan trọng hoặc duy nhất; 2. Những cái có thể gây tai họa, nên tránh; 3. Thuộc hạng người ngỗ ngược, hay gây gổ, bịa đặt và ăn nói độc địa, thiếu tình cảm, ví như loài chó hay sủa, hay cắn càn, như loài ngựa háu đá, đôi khi phản chủ.

* Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ: Sự thương xót, chia sẻ của cả tập thể trước hoạn nạn của từng thành viên, từng con người trong cộng đồng.

* Ngựa hay lắm tật: 1Người nhiều tài thì cũng có nhiều nhược điểm; 2. Không có gì hoàn hảo được

* Ngựa Hồ chim Việt: Sự xa cách chia ly mỗi người một nơi.

* Ngựa non háu đá: Trẻ tuổi nhưng kiêu ngạo, hung hăng, hay khiêu khích, ham đối chọi mà không lượng được sức mình.

* Ngựa quen đường cũ: Không chịu sửa chữa khuyết điểm, vẫn lặp lại những hành động sai lầm đã mắc phải do thói quen khó bỏ.

* Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã: Những kẻ xấu tìm đến với nhau để câu kết, cùng thực hiện các mưu đồ đen tối của chúng.

Phương Hoa

Video liên quan

Chủ Đề