Có bao nhiêu hình thức tham gia thị trường điện

Đối với đơn vị phát điện tham gia thị trường phát điện cạnh tranh, đơn vị mua buôn điện tham gia thị trường bán buôn điện thí điểm: Tiếp tục tham gia thị trường bán buôn điện từ ngày thị trường bán buôn điện cạnh tranh chính thức vận hành.

2. Đối với các trường hợp khác
a) Đơn vị phát điện sở hữu nhà máy điện có trách nhiệm tham gia thị trường điện từ:
- Ngày đầu tiên của tháng M nếu ngày vận hành thương mại của nhà máy điện được công nhận trước ngày 20 tháng M-1;
- Ngày đầu tiên của tháng M+1 nếu ngày vận hành thương mại của nhà máy điện được công nhận từ ngày 20 đến ngày cuối cùng của tháng M-1.
b) Đơn vị mua buôn điện có trách nhiệm tham gia thị trường điện từ ngày thực hiện giao nhận, mua điện từ lưới điện truyền tải.

Như vậy, thời điểm tham gia thị trường điện được quy định như trên.

Đối với đơn vị phát điện tham gia thị trường phát điện cạnh tranh tiếp tục tham gia thị trường bán buôn điện từ ngày thị trường bán buôn điện cạnh tranh chính thức vận hành.

Có bao nhiêu hình thức tham gia thị trường điện

Tham gia thị trường điện (Hình từ Internet)

Hồ sơ đăng ký tham gia thị trường điện đối với đơn vị phát điện bao gồm những giấy tờ gì?

Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 7 Thông tư 45/2018/TT-BCT quy định hồ sơ đăng ký tham gia thị trường điện như sau:

Hồ sơ đăng ký tham gia thị trường điện
1. Đối với đơn vị phát điện
a) Trước 07 ngày làm việc tính từ thời điểm chậm nhất phải tham gia thị trường điện theo quy định tại Điều 6 Thông tư này, đơn vị phát điện có trách nhiệm hoàn thiện và nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký tham gia thị trường điện đối với từng nhà máy điện về Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện qua trang thông tin điện tử thị trường điện;
b) Hồ sơ đăng ký tham gia thị trường điện đối với đơn vị phát điện bao gồm:
- Bản đăng ký tham gia thị trường điện, trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của đơn vị phát điện, nhà máy điện, chủ thể chào giá trên thị trường điện và ngày dự kiến chào giá trên thị trường điện;
- Bản sao Giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phát điện;
- Biên bản nghiệm thu đưa vào vận hành các hệ thống theo quy định tại Khoản 5 Điều 4 Thông tư này;
- Bản sao hợp đồng mua bán điện và văn bản công nhận ngày vận hành thương mại của nhà máy điện;
- Bản sao biên bản thỏa thuận thống nhất đơn vị chào giá thay cho nhóm nhà máy thủy điện bậc thang (trong trường hợp Đơn vị phát điện là đại diện cho nhóm nhà máy thủy điện bậc thang).

Đối chiếu quy định trên, hồ sơ đăng ký tham gia thị trường điện đối với đơn vị phát điện bao gồm:

- Bản đăng ký tham gia thị trường điện, trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của đơn vị phát điện, nhà máy điện, chủ thể chào giá trên thị trường điện và ngày dự kiến chào giá trên thị trường điện;

- Bản sao Giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phát điện;

- Biên bản nghiệm thu đưa vào vận hành các hệ thống theo quy định;

- Bản sao hợp đồng mua bán điện và văn bản công nhận ngày vận hành thương mại của nhà máy điện;

- Bản sao biên bản thỏa thuận thống nhất đơn vị chào giá thay cho nhóm nhà máy thủy điện bậc thang (trong trường hợp Đơn vị phát điện là đại diện cho nhóm nhà máy thủy điện bậc thang).

Do đó, trường hợp bạn thắc mắc hồ sơ đăng ký tham gia thị trường điện đối với đơn vị phát điện có bao gồm bản sao Giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phát điện.

Chính thức vận hành từ ngày 1-7-2012, đến nay, thị trường điện cạnh tranh ở nước ta đã qua 2 cấp độ: Phát điện và bán buôn điện. Ở cấp độ đầu tiên, theo Bộ Công Thương, thị trường đã được xã hội hóa theo đúng chủ trương, thu hút nhiều nhà đầu tư. Số liệu thống kê cho thấy, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chỉ chiếm 38,5% tổng công suất phát điện toàn hệ thống. Các đơn vị tư nhân, cổ phần chiếm 61,5%, với các loại hình phát điện phong phú, bao gồm nhiệt điện, thủy điện, điện mặt trời, điện gió…

Ở cấp độ thị trường bán buôn điện cạnh tranh, được vận hành từ ngày 1-1-2019, EVN cho hay, từ 31 nhà máy điện chào giá với tổng công suất 9.212MW, đến nay số lượng nhà máy điện tham gia trực tiếp tăng xấp xỉ 3,5 lần (108 nhà máy), với tổng công suất tăng khoảng 3,35 lần (30.940MW).

Đến nay, ngoài EVN đã có Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội, Tổng công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh, Tổng công ty Điện lực miền Bắc, Tổng công ty Điện lực miền Nam và Tổng công ty Điện lực miền Trung mua từ thị trường, góp phần tăng cường minh bạch trong vận hành hệ thống điện thông qua cơ chế chào giá.

Tuy nhiên, Giáo sư Trần Đình Long, Trưởng ban Khoa học công nghệ, Hội Điện lực Việt Nam nhận định, thị trường bán buôn điện chưa mang tính cạnh tranh đúng nghĩa khi cả 5 doanh nghiệp này đều trực thuộc EVN. “Cơ quan quản lý cần đề xuất với Chính phủ đưa ra những quy định cụ thể để các công ty ngoài EVN tham gia thị trường điện, kể cả các công ty nước ngoài. Có như vậy mới cạnh tranh hiệu quả, thực chất”, Giáo sư Trần Đình Long kiến nghị.

Thị trường bán lẻ còn gặp khó

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cho hay, thị trường bán lẻ điện cạnh tranh dự kiến sẽ triển khai trong năm 2024, sau khi có tổng kết thí điểm giai đoạn năm 2021-2024 để bảo đảm ổn định và tính khả thi, hiệu quả của mô hình này.

“Tuy đã có những chuyển biến lớn trong hoạt động tái cơ cấu, thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường điện và hoạt động sản xuất, kinh doanh điện, nhưng để tiến tới cạnh tranh đầy đủ vẫn cần một quá trình hoàn thiện thể chế, nâng cao nguồn lực cũng như chuẩn bị cơ sở hạ tầng. Nếu thực hiện đúng lộ trình, đến năm 2024 mới có thị trường hoàn chỉnh và giá điện vận hành theo đúng cơ chế thị trường”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Ngô Trí Long phân tích.

Theo Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương, thực tế trong giai đoạn vừa qua, ở nhiều nơi đã hình thành các hợp tác xã bán lẻ điện. EVN chỉ bán buôn, phần quản lý, vận hành đường dây và bán lẻ điện đến hộ sử dụng sẽ do các doanh nghiệp hoặc hợp tác xã thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, nhiều vướng mắc, tồn tại đã bộc lộ. Điển hình như người dân nông thôn phải mua điện giá cao, chất lượng dịch vụ không bảo đảm, dẫn đến có nơi yêu cầu ngành Điện tiếp nhận lại lưới điện hạ áp nông thôn để quản lý.

Để triển khai thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 2093/QĐ-BCT ngày 7-8-2020 phê duyệt thiết kế mô hình thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. Theo đó, phạm vi của thị trường bán lẻ chủ yếu tập trung vào các giao dịch mua bán điện giữa đơn vị mua buôn, bán lẻ điện với các khách hàng sử dụng điện thông qua lưới phân phối (cấp điện áp từ 110kV trở xuống). Đây sẽ là phân khúc thị trường tồn tại song song và tiếp nối các giao dịch trên thị trường bán buôn (thông qua lưới truyền tải điện).

Luật Điện lực được sửa đổi, bổ sung có hiệu lực kể từ ngày 1-3-2022 cũng đã giải quyết một số tồn tại trong xây dựng thị trường điện, là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc triển khai thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. Bộ Công Thương đang tiếp tục đẩy nhanh các công việc có liên quan để sớm đưa vào vận hành thí điểm và nhân rộng mô hình thị trường bán lẻ điện cạnh tranh được phê duyệt tại Quyết định số 2093/QĐ-BCT.

Tuy nhiên, Bộ Công Thương cũng cho rằng, để triển khai thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, ngành Điện còn phải giải quyết rất nhiều thách thức, cần có sự phối hợp của nhiều cơ quan liên quan. Trong đó, vấn đề tái cơ cấu các khâu của ngành Điện do Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chủ trì. Ngoài ra nhiệm vụ đầu tư cơ sở hạ tầng cho vận hành thị trường điện đã được Thủ tướng Chính phủ giao trực tiếp cho EVN, có vai trò chủ đạo trong hình thành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.