Có bao nhiêu dự án ở án đảo cam ranh năm 2024

Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, tính từ đầu năm đến hết tháng 11/2023, địa phương đã thu hút 17 dự án đầu tư ngoài ngân sách với tổng vốn đăng ký hơn 100.865 tỷ đồng.

Dự án khu đô thị ven vịnh Cam Ranh có tổng vốn đầu tư khoảng 85.293,9 tỷ đồng. [Ảnh: Trung Nhân]

Một số dự án đáng chú ý như: khu đô thị ven vịnh Cam Ranh 85.293,9 tỷ đồng; khu nhà ở xã hội phường Cam Nghĩa, TP Cam Ranh 3.756,6 tỷ đồng; khu nhà ở Vinpearl Phú Quý 7.452,6 tỷ đồng; dự án nhà ở xã hội Hưng Phú II hơn 1.000 tỷ đồng; dự án nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt và sản xuất các sản phẩm từ rác tại huyện Cam Lâm 3.250 tỷ đồng...

Ngoài ra, Khánh Hòa cũng điều chỉnh tăng vốn cho 18 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 40.167 tỷ đồng. Trong đó, dự án khu du lịch Bãi Cát Thấm tăng 21.300 tỷ đồng; dự án Champarama Resort & Spa tăng 8.200 tỷ đồng; dự án khu du lịch sinh thái Thanh Vân tăng 880 tỷ đồng; dự án JW Mariott Cam Ranh Bay Resort and Spa tăng 831 tỷ đồng; dự án công viên văn hóa Vinwonders Nha Trang tăng 1.549,7 tỷ đồng; dự án khu du lịch nghỉ dưỡng Hồng Hà tăng 778,1 tỷ đồng; dự án khu đô thị Mipeco Nha Trang tăng 1.948 tỷ đồng…

Ngoài các dự án nói trên, Khánh Hòa đã chấp thuận đầu tư 3 dự án mới với tổng vốn đầu tư khoảng 2.446 tỷ đồng. Các dự án này sẽ thực hiện thủ tục đấu giá quyền sử đất, lựa chọn nhà đầu tư trong thời gian tới.

Liên quan đến thu hút đầu tư, hồi tháng 4/2023, UBND tỉnh đã ký Biên bản ghi nhớ 16 dự án với tổng vốn đăng ký trên 80.600 tỷ đồng, đa số các dự án thuộc khu kinh tế Vân Phong. Theo đó, Khánh Hòa đang tiến hành hỗ trợ cung cấp thông tin, giới thiệu vị trí để các nhà đầu tư nghiên cứu, khảo sát và lập đề xuất dự án.

Bên cạnh đó, Khánh Hòa đang đẩy nhanh tiến độ lập các quy hoạch chung, quy hoạch phân khu xây dựng [tỷ lệ 1/2000] để làm cơ sở triển khai thủ tục đầu tư các dự án theo quy định.

Theo báo cáo của Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong, hiện có 4 đồ án quy hoạch phân khu làm cơ sở triển khai các dự án trọng điểm của khu vực Bắc Vân Phong đã được đơn vị lập xong và đang trình thẩm định.

4 đồ án án quy hoạch của Khu kinh tế Vân Phong dự kiến được phê duyệt trong tháng 12/2023. [Ảnh: Trung Nhân]

Cụ thể, khu du lịch sinh thái đảo Hòn Lớn [phân khu 1]; khu du lịch núi Khải Lương [phân khu 2]; trung tâm cảng biển - đô thị Đầm Môn [phân khu 3] và khu đô thị du lịch Cổ Mã - Tu Bông [phân khu 8]. Dự kiến, 4 đồ án quy hoạch này sẽ được trình HĐND tỉnh thông qua và UBND tỉnh phê duyệt vào cuối năm nay.

Đối với 8 phân khu đã được phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch Ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong đang lập nhiệm vụ khảo sát, lập dự toán đồ án các phân khu để trình xin kinh phí thực hiện.

Riêng khu du lịch đảo Điệp Sơn [phân khu 6]; khu đô thị Vạn Giã và vùng phụ cận [phân khu 11] đã lập xong nhiệm vụ quy hoạch và trình Sở Xây dựng thẩm định.

Ngoài ra, 5 quy hoạch phân khu còn lại sẽ được ban triển khai trong năm 2024. Dự kiến, sẽ trình thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch trong quý I/2024 và trình thẩm định, phê duyệt quy hoạch trong quý IV/2024.

[ĐTCK] Trước thực trạng các doanh nghiệp đăng ký “xí” đất, tỉnh Khánh Hòa đã ra quyết định “trảm” 7 dự án ở khu vực Bắc bán đảo Cam Ranh.

\>> Bắc bán đảo Cam Ranh: Vùng đất vàng đang được đánh thức \>> Sẽ thu hồi giấy phép nhiều dự án FDI du lịch

Điểm mặt dự án bị thu hồi

Được thiên nhiên ban tặng một bờ biển tuyệt đẹp, cùng với khí hậu trong lành, Bắc bán đảo Cam Ranh được ví là vùng đất vàng về du lịch và nghỉ dưỡng. Từ năm 2003, khu vực này được Chính phủ phê duyệt quy hoạch với định hướng phát triển thành một khu du lịch chất lượng cao, dịch vụ vận tải hàng không và các trung tâm thương mại, trung tâm hội nghị cao cấp quốc gia và quốc tế. Tỉnh Khánh Hòa cũng đã phê duyệt quy hoạch chung Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh giai đoạn 1 có tổng diện tích 2.150 héc-ta.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa, tính đến cuối năm 2012, Bắc bán đảo Cam Ranh có 33 nhà đầu tư với 32 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư [Riêng Khu dân cư và tái định cư N3 chưa đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư], tổng diện tích hơn 1.240 héc-ta, tổng vốn đăng ký hơn 19.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, không ít dự án ở đây chủ yếu đăng ký để “xí” đất. Trước tình trạng này, tỉnh Khánh Hòa đã ra quyết định “trảm” 7 dự án.

Đại lộ Nguyễn Tất Thành ở Bắc bán đảo Cao Ranh được đầu tư đẹp, nhưng chưa có dự án nào hình thành

Dự án đầu tiên là Khu du lịch Cam Ranh Bay Resort & Spa [lô D10b], do Công ty TNHH Tiến Phước làm chủ đầu tư. Được cấp phép từ tháng 12/2007, tổng vốn đầu tư 363,6 tỷ đồng, diện tích 13,85 héc-ta; thời gian hoàn thành thủ tục đầu tư là 12 tháng; hoàn thành thi công công trình trong 36 tháng kể từ ngày cấp phép xây dựng. Tháng 2/2010, dự án được tỉnh giao đất, nhưng kể từ khi khởi công [tháng 12/2012] đến nay, nhà đầu tư chỉ xây dựng được hàng rào phía Đại lộ Nguyễn Tất Thành.

Dự án tiếp theo là Khu trung tâm dịch vụ ven biển Delta [lô TT3a] của Công ty TNHH Delta, được cấp giấy chứng nhận đầu tư vào tháng 4/2008, tổng vốn đầu tư 239 tỷ đồng, diện tích 9,29 héc-ta; thời gian hoàn thành thủ tục đầu tư là 12 tháng; thời gian thi công công trình 36 tháng. Tuy đã được các ngành chức năng của tỉnh và chính quyền huyện Cam Lâm tạo mọi thuận lợi, nhưng nhà đầu tư vẫn không triển khai.

Tương tự, Dự án Khu du lịch và nghỉ dưỡng cao cấp Thịnh Vượng của CTCP Thịnh Vượng được cấp giấy chứng nhận đầu tư vào tháng 3/2008, tổng vốn 470,5 tỷ đồng, diện tích 18,05 héc-ta; tiến độ hoàn thành thủ tục đầu tư 14 tháng; hoàn thành thi công công trình 48 tháng. Vậy nhưng, sau hơn 5 năm, đến tháng 5/2013, nhà đầu tư vẫn chưa chi trả tiền bồi thường để giải phóng mặt bằng.

Trong khi đó, Dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp Vườn Đại Dương [tên cũ là Khu nghỉ dưỡng Quê Việt] tại lô TT14a, TT1b, X9b, của Công ty TNHH Anh Nguyễn được cấp giấy chứng nhận đầu tư vào tháng 6/2010, dù không phải đền bù, giải phóng mặt bằng như các dự án khác vì đất do Nhà nước quản lý, nhưng vẫn triển khai chậm tiến độ.

Ngoài những dự án trên, các dự án khác ở Bắc bán đảo Cam Ranh cũng bị “trảm” đợt này là Dự án Khu du lịch Angela Hotel & Resort của Công ty TNHH Dịch vụ kinh doanh nhà và xây dựng Hoàng Thái Mỹ; Dự án Cactus Cam Ranh Resort & Spa của CTCP Đầu tư và phát triển điện miền Trung; Dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp & spa và biệt thự Swiss-Attixs tại lô D6a của CTCP Khu nghỉ dưỡng cao cấp Swiss Deluxe Cam Ranh.

Muốn đầu tư phải ký quỹ 100 tỷ đồng

Để tránh tình trạng nhà đầu tư “tay không bắt giặc”, mới đây, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành quyết định, từ nay, các dự án đầu tư hoạt động du lịch, dịch vụ, sân golf tại Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh [khu vực Bãi Dài] phải ký quỹ 100 tỷ đồng/dự án. Theo đó, trong vòng 35 ngày làm việc, kể từ ngày được chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư phải hoàn thành việc nộp tiền ký quỹ vào tài khoản do Sở Tài chính hoặc nhà đầu tư mở tại một ngân hàng thương mại tại Khánh Hòa. Số tiền ký quỹ không được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và các khoản thuế, phí khác phải nộp của dự án. Tiền ký quỹ sẽ được giải ngân theo tiến độ thực tế thực hiện dự án. Trường hợp do lỗi của nhà đầu tư, dự án không được triển khai hoặc không triển khai đúng tiến độ quy định, UBND tỉnh Khánh Hòa sẽ thu hồi dự án và thu luôn số tiền ký quỹ.

Ông Đỗ Hữu Thiệt, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Khánh Hòa cho biết, trước đây, chủ trương của tỉnh Khánh Hòa trong việc kêu gọi đầu tư vào Bắc bán đảo Cam Ranh chủ yếu là nhà đầu tư trong nước, nhưng hiện nay, để thúc đẩy tiến độ đầu tư các dự án, tỉnh sẵn sàng mở “room” cho các nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, nhà đầu tư nào có khả năng đầu tư dự án để đưa vào sử dụng trước 2015 sẽ được tỉnh khuyến khích, hỗ trợ nhiều chính sách để thay thế một số nhà đầu tư yếu năng lực tài chính.

Chủ Đề