Cif incoterms 2010 là gì

Trả lời câu hỏi CIF là gì có lẽ khá đơn giản với người có kinh nghiệm về xuất nhập khẩu hoặc thủ tục hải quan. Tuy nhiên, với người mới vào nghề hoặc những ai không trong lĩnh vực này thì đây có thể là một từ xa lạ.

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ xuất nhập khẩu cơ bản này.

Khái niệm CIF là gì

CIF là viết tắt của điều kiện giao hàng, có nghĩa là giao hàng tại cảng dỡ hàng: Cost, Insurance, Freight [tiền hàng, bảo hiểm, cước phí]. Nó thường được viết liền với một tên cảng biển nào đó, chẳng hạn: CIF Haiphong.

Về cơ bản, nó phân chia trách nhiệm và rủi ro giữa người mua và bán hàng trong thương mại quốc tế. Với điều kiện này, người bán hàng chịu chi phí thuê tàu, bảo hiểm đến cảng dỡ hàng.

Trong ví dụ trên với CIF Hải Phòng, bạn hiểu rằng người bán sẽ mua bảo hiểm và chuyển hàng đến cảng Hải Phòng, người mua nhận hàng và làm tiếp thủ tục từ địa điểm giao hàng này.

Chuyển giao rủi ro ở đâu?

Sơ đồ mô tả điều kiện CIF là gì

Với điều kiện CIF, bạn cần lưu ý rằng rủi ro chuyển giao từ cảng xếp hàng, chứ không phải ở cảng dỡ. Người bán chỉ mua bảo hiểm đường biển thay cho người mua, sau đó họ gửi đơn bảo hiểm cho người mua cùng bộ chứng từ. 

Người mua mới là người được bảo hiểm. Vì thế, nếu tổn thất xảy ra trên đường vận chuyển, người mua chứ không phải người bán đứng ra đòi bảo hiểm.

Nói cách khác, với điều kiện cơ sở giao hàng là CIF, người bán trả phí vận chuyển nhưng không chịu rủi ro cho hàng hóa trên chặng vận chuyển biển.

Khi làm thủ tục hải quan cho khách hàng, tôi thấy có nhiều trường hợp, nhà nhập khẩu Việt Nam nghĩ rằng cứ mua CIF cho chắc và nhàn, vì chỉ cần nhận hàng tại cảng ở Việt Nam mà không cần lo gì trên chặng trước đó.

Thực tế thì không hẳn như vậy. Như trên đã nói, người bán trả chi phí, nhưng họ không chịu trách nhiệm và rủi ro cho chặng đường biển. Có xảy ra tổn thất, người nhập khẩu Việt Nam phải tự làm việc với bảo hiểm, mà thường là đại lý của công ty bảo hiểm nước ngoài [do người bán đã chọn tại nước họ]. Tình thế đó khá là không thuận lợi. Vì vậy, trong quá trình thương thảo cho hợp đồng nhập khẩu CIF về Việt Nam, bạn nên lưu ý trao đổi trước về công ty bảo hiểm, và công ty này có đại lý ở Việt Nam hay thành phố bạn làm việc không.

Điều kiện giao hàng khác

Tất nhiên ngoài CIF còn các điều kiện khác để áp dụng phù hợp với các phương thức vận tải, địa điểm giao hàng, chuyển giao chi phí, rủi ro...

Với Incoterms 2000, có 13 điều kiện giao hàng tất cả, Incoterms 2010 giảm xuống còn 11. >> Xem bài viết Incoterms là gì?

Dưới đây là những điều kiện phổ biến khác sử dụng cho hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển:

  • ExWork – Giao hàng tại nhà máy. Người mua nhận hàng tại nhà máy của người bán, sau đó chịu chi phí, rủi ro, và làm mọi thủ tục cần thiết để đưa hàng về nước nhập khẩu.
  • FOB – Giao hàng lên tàu. Người bán giao hàng cho người mua qua lan can tàu tại cảng xếp hàng. [Tôi thấy khá nhiều người thắc mắc FOB là gì, cũng tương tự như câu hỏi với điều kiện CIF]. Ví dụ: nếu công ty bạn xuất khẩu theo điều kiện FOB Hải Phòng, nghĩa là bạn sẽ giao hàng cho người bán tại cảng này, sau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan và giao hàng cho hãng tàu.
  • CFR – Tiền hàng và cước phí. Gần giống như điều kiện CIF, nhưng người bán không mua bảo hiểm cho hàng.
  • DDU – Giao hàng tại đích chưa nộp thuế. Người bán giao hàng tại địa điểm của người mua ở nước nhập khẩu, nhưng chưa nộp thuế phát sinh tại nước nhập khẩu.
  • DDP – Giao hàng tại đích đã nộp thuế. Gần giống như DDU, nhưng người bán nộp thuế nhập khẩu và các thuế phát sinh tại nước nhập khẩu. Trường hợp này, người mua chỉ việc phối hợp với người bán làm thủ tục nhập khẩu, và nhận hàng.

Để hiểu rõ hơn về các điều kiện cơ sở giao hàng, bạn có thể tìm đọc trong Incoterms, phiên bản 2000 hoặc 2010.

Trong bài viết này, tôi đã trả lời câu hỏi CIF là gì cùng với khái niệm ngắn gọn về một số điều kiện giao hàng phổ biến khác.

Đọc thêm bài viết về:

Nếu bạn tìm thấy thông tin hữu ích trong bài viết này thì nhấp Like & Share để bạn bè cùng đọc nhé. Cám ơn bạn!

Chuyển từ CIF là gì về Xuất nhập khẩu

Chuyển từ CIF là gì đến Chứng từ xuất nhập khẩu

Tham gia nhóm Facebook:

  1. Hỗ trợ thủ tục hải quan
  2. Check cước biển quốc tế

Nhận email chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về Logistics, Xuất nhập khẩu, và Thủ tục hải quan

và download tài liệu hữu ích: Danh sách Hãng tàu tại Hải Phòng, Tp. HCM, biểu thuế XNK mới nhất...

Vui lòng nhập địa chỉ email, và tick vào các ô xác nhận, sau đó nhấn nút Subscribe.

[Lưu ý: Bạn cần nhập chính xác và xác nhận qua email trước khi nhận file]

Enjoy this page? Please pay it forward. Here's how...

Would you prefer to share this page with others by linking to it?

  1. Click on the HTML link code below.
  2. Copy and paste it, adding a note of your own, into your blog, a Web page, forums, a blog comment, your Facebook account, or anywhere that someone would find this page valuable.

- Bên bán, bên mua trong chuyển giao hàng hóa cần biết khái niệm CIF là gì?
- Các cá nhân liên quan trong giao nhận hàng cần nắm rõ những quy định trong điều kiện CIF?
- Người bán, người mua chưa biết cách áp dụng CIF sao cho hiệu quả, nên mua CIF khi nào?

Những quy định liên quan đến điều kiện CIF, về vai trò nghĩa vụ của người bán cũng như người mua trong Incoterm sẽ được Proship.vn chia sẻ một cách chi tiết nhất nhằm đáp ứng tối đa mọi vấn đề bạn đặt ra. Đặc biệt hơn cả là những lưu ý khi sử dụng CIF, những trường hợp cần thiết nên mua CIF Incoterm 2010 cũng được chỉ ra. Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo để nắm vững kiến thức cơ bản & tìm kiếm cho mình một Đơn vị vận chuyển hàng hóa đường biển phù hợp và đáng tin cậy.


Hotline liên hệ vận chuyển: 

Mr Quốc: 0909 344 247
Mr Hưng: 0906 855 247

Điều kiện CIF là gì?

CIF là gì? CIF được hiểu là điều kiện giao hàng, tức là giao hàng tại cảng dỡ hàng: "Cost, Insurance, Freight [tiền hàng, bảo hiểm, cước phí]". Thông thường, điều kiện này thường được viết liền với một tên cảng biển nào đó bất kỳ [ví dụ: CIF Haiphong]. Về cơ bản, CIF có sự phân chia trách nhiệm và rủi ro giữa người mua với người bán trong Thương mại quốc tế.Với điều kiện CIF này, người bán hàng phải chịu chi phí thuê tàu, bảo hiểm đến cảng dỡ hàng. Trong ví dụ trên với CIF Hải Phòng, bạn hiểu rằng người bán sẽ mua bảo hiểm và chuyển hàng đến cảng Hải Phòng, người mua nhận hàng và làm tiếp thủ tục từ địa điểm giao hàng này.

Điều kiện CIF là được hiểu là điều kiện giao hàng tại cảng dỡ hàng theo yêu cầu thỏa thuận từ trước.

Với điều kiện CIF, bạn cần lưu ý rằng, rủi ro chuyển giao từ cảng xếp hàng mà không phải ở cảng dỡ. Người bán chỉ mua bảo hiểm đường biển thay cho người mua, sau đó họ gửi đơn bảo hiểm cho người mua cùng toàn bộ chứng từ cần thiết. Người mua mới là người được bảo hiểm. Do đó, nếu tổn thất xảy ra trong quá trình vận chuyển thì người mua chứ không phải người bán sẽ đứng ra đòi bảo hiểm đền bù thiệt hại. Hay nói cách khác, với điều kiện cơ sở giao hàng là CIF, người bán trả phí vận chuyển nhưng không chịu rủi ro cho hàng hóa trên chặng vận chuyển đường biển.

Tìm hiểu những quy định mới nhất trong điều kiện CIF

Sau khi đã tìm hiểu về khái niệm CIF là gì thì những quy định liên quan đến nghĩa vụ của người bán và người mua trong điều kiện CIF cũng là nội dung cần nắm rõ, cụ thể như sau:

Điều kiện CIF quy định rõ ràng về nghĩa vụ cho cả đối tượng người bán cũng như người mua trong Incoterm.

Hotline liên hệ vận chuyển: 

Mr Hưng: 0906 855 247
Mr Quốc: 0909 344 247

Nên mua CIF trong trường hợp nào & lưu ý gì khi sử dụng?

Khi nào nên mua CIF?CIF được đánh giá là một điều khoản có lợi dành cho các Doanh nghiệp vừa & nhỏ hoặc những Doanh nghiệp mới tham gia mua bán quốc tế và lượng hàng hóa chưa nhiều. Trong điều khoản này, trách nhiệm người mua với hàng hóa cao hơn người bán nhưng về mặt chi phí, họ sẽ phải chịu ít hơn do người bán đã chịu các chi phí cước biển...đưa hàng đến nước của người mua.Cần hiểu rằng, CIF có thể khiến người mua tốn nhiều tiền hơn vì người bán trực tiếp làm việc với bên vận chuyển, có được giá họ mong muốn như cách kiếm thêm lợi nhuận. Bên cạnh đó, khi lượng hàng nhiều hơn, người mua có thể sẽ gặp phải khó khăn khi kiểm soát hàng hóa. Vì kể từ khi hàng được xếp lên tàu, người bán đã không còn trách nhiệm đối với hàng hóa nên nếu có vấn đề gì phát sinh trong quá trình vận chuyển, người bán có thể sẽ không thể xử lý kịp thời, thông tin sẽ đến chậm với người mua do phải qua các bên trung gian.

Những lưu ý khi sử dụng CIF?

Điều kiện CIF chỉ áp dụng cho những kiện hàng được giao bằng đường biển và đường thủy nội địa. Theo quy định của điều kiện CIF, cho dù hãng tàu có yêu cầu người bán giao hàng/giao Container ở ICD hay cảng biển lớn thì khi nào hàng đã nằm trên tàu rồi thì người bán mới hết trách nhiệm chịu rủi ro.Trường hợp hãng tàu yêu cầu người bán hạ Container hàng ở ICD thì đoạn đường từ ICD ra cảng thường là do hãng tàu tự sắp xếp vận chuyển bởi chính hãng tàu còn người bán sẽ không thể kiểm soát được rủi ro đối với hàng của mình suốt quãng đường này. Nếu chẳng may có xảy ra rủi ro, người bán phải gánh mà không phải người mua. Mâu thuẫn ở đây có thể hiểu là hãng tàu [do người mua thuê] gây ra lỗi lầm vận chuyển từ ICD ra cảng biển lớn, khiến hàng hóa bị hư hao nhưng người bán phải chịu thiệt hại.

Áp dụng CIF hiệu quả sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả người bán lẫn người mua.

Do đó, người bán cần nhớ rằng, nếu giao hàng bằng Container, hãng tàu yêu cầu người bán chở hàng đến giao ở ICD kiểu như trên thì người bán nên chuyển sang sử dụng điều kiện CIP thay vì dùng CIF để người bán có thể kết thúc trách nhiệm ngay khi đã giao hàng cho hãng tàu tại ICD.Người bán trả tiền cước thuê tàu đến cảng đích nhưng người bán chỉ gánh rủi ro liên quan đến hàng cho tới khi hàng lên tàu xong. Mọi rủi ro đối với hàng hóa trên đường biển và cả đoạn đường về sau ở nội địa nước người mua là do người mua chịu. 


Nếu bạn đang quan tâm đến khái niệm về điều kiện CIF là gì & những quy định liên quan trong CIF có thể tham khảo bài chia sẻ trên để có căn cứ phân định rõ trách nhiệm cụ thể cho cả đôi bên [bên bán & bên mua]. Đồng thời, nếu cá nhân các đối tượng liên quan trong Incoterm muốn tìm thuê một Dịch vụ vận chuyển, giao nhận hàng tận nơi theo yêu cầu của người bán hoặc người mua, vui lòng liên hệ qua hotline 19001247 để được tư vấn, hỗ trợ miễn phí & báo giá nhanh cho bạn.


Hotline liên hệ vận chuyển: 

Mr Quốc: 0909 344 247
Mr Hưng: 0906 855 247

Video liên quan

Chủ Đề