Chương 7 môn đường lối cách mạng

Chương VIIĐường lối xây dựng, phát triển nền văn hóa và giải quyết các vấnđề xã hộiI. Quá trình nhận thức & nội dung đường lối xây dựng, phát triển nền vănhóa1. Trước thời kỳ đổi mới2. Trong thời kỳ đổi mớiKHÁI NiỆM VĂN HÓATheo nghĩa rộng: Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất & tinh thần do cộng đồng cácdân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước & giữ nước.Theo nghĩa hẹp:Văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội.Văn hóa là hệ các giá trị, truyền thống, lối sống.Văn hóa là bản sắc của một dân tộc, là cái phân biệt dân tộc này với dân tộc khác…I. Quá trình nhận thức và nội dung đường lốixây dựng và phát triển văn hoá1. Thời kỳ trước đổi mới [tự nghiên cứu]a. Quan điểm chủ trương về XD nền VH mới* Trong những năm 1943 - 1954TrướcCMT8Đề cương văn hoá Việt Nam [1943]Chống nạn mù chữ & giáo dục lại tinh thần1945-1946nhân dân1946-1954Đường lối văn hoá kháng chiến2. Trong thời kỳ đổi mớia. Quá trình đổi mới tư duy vềxây dựng & phát triển nền văn hóaTừ Đại hội VI [1986] đến Đại hội XI[2011] của ĐCS Việt Nam là quá trìnhđổi mới tư duy lý luận của Đảng về vịtrí, vai trò của văn hóa đối với sự pháttriển của đất nước.a. Quá trình đổi mới tư duy vềxây dựng & phát triển nền văn hóaVị trí, vai trò của văn học nghệ thuậtĐại hội VIVí trí của khoa học kỹ thuậtMục tiêu, đặc trưng của nền VH VNĐại hội VIIVai trò của giáo dục và đào tạo,khoa học và công nghệĐại hộiVH là nền tảng tinh thần của XH,vừaVIII - XIlà mục tiêu, động lực của sự phát triểnHNTƯ 5khóa VIII5 quan điểm cơ bản chỉ đạovề xây dựng và phát triển VHHội nghị TƯHội nghị TƯ9 [khóa IX]10 [khóa IX]b. Quan điểm chỉ đạo & chủ trương về xây dựngvà phát triển văn hoáMột là, văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển KT-XH.Hai là, nền văn hoá mà chúng ta xây dựnglà nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộcBa là, nền văn hoá Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt NamBốn là, XD & phát triển VH là sự nghiệp chung của toàn dân, do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quantrọngNăm là, giáo dục & đào tạo, cùng với KH & công nghệ được coi là quốc sách hàng đầuSáu là, văn hoá là một mặt trận; xây dựng & phát triển văn hóa là sự nghiệp CM lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí CM & sự kiêntrì, thận trọngc. Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân Kết quả và ý nghĩaVăn hóaCơ sởvật chấtkĩ thuậtcủa nềnVH mớibướcđầutạodựngGiáoKhoadụchọc && đàocôngtạo cónghệbướccóphátbướctriểnphátmớitriểnpháttriển,XD đờisốngVH &nếpsốngVH cótiến bộ Hạn chế và nguyên nhânNguyên nhân chủ quan: nhận thức của Đảng về vai trò đặc biệt quan trọng của văn hoá chưathật đầy đủ. Các quan điểm chỉ đạo về phát triển văn hoá chưa được quán triệt,thực hiện nghiêm túcChưa xây dựng được cơ chế, chính sách và giải pháp phù hợp để phát triển văn hoá trongcơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tếChương VIIĐường lối xây dựng và phát triển nền văn hoá,giải quyết các vấn đề xã hộiI.Quá trình nhận thức1.Trước thời kỳ đổi mớivà nội dung đường lốixây dựng và phát triển VH2.Trong thời kỳ đổi mớiII. Quá trình nhận thức và chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội1. Thời kỳ trước đổi mới [tự nghiên cứu]a. Chủ trương của Đảng về giải quyết các vấn đề XH1945 - 1954Mô hình dân chủ nhân dânChính phủ hướng dẫn các tầng lớp nhân dân chủ động tự mình giải quyết các vấn đề xã hội.+ Chính sách xã hội cấp bách là làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân được học hành.+ Làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu, người khá giàu thì giàu thêm.1955 – 1975- Giải quyết trong mô hình xây dựng CNXH kiểu cũ thời chiến.- Chế độ phân phối về thực chất là theo chủ nghĩa bình quân. Nhà nước và tập thể đáp ứng các nhu cầu xã hội thiết yếu bằng chế độ baocấp dựa vào viện trợ.1975 – 1985- Được giải quyết theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp.- Đất nước lâm vào khủng hoảng KT- XH nghiêm trọng, nguồn viện trợ giảm dần, bị bao vây, cô lập và cấm vậnb. Đánh giá việc thực hiện đường lối Kết quả và ý nghĩaBảo đảm xã hội ổn định trong chiến tranh ác liệt, kéo dài, tạo niềm tin vào chế độ Hạn chếHình thành tâm lý thụ động, ỷ lại vào Nhà nước và tập thể, tâm lý bình quân, cào bằng, khôngkhuyến khích làm tốt làm giỏi. Hình thành một xã hội đóng, kém năng động Nguyên nhânDuy trì quá lâu cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp. Đặt chưa đúngtầm chính sách xã hội trong quan hệ với chính sách thuộc các lĩnh vực khácII. Quá trình nhận thức và nội dung đường lốixây dựng và phát triển XH2.Trong thời kỳ đổi mớia. Quá trình đổi mới nhận thức về giải quyết các vấn đề xã hộib. Quan điểm về giải quyết các vấn đề xã hộic. Chủ trương giải quyết các vấn đề xã hộid, Đánh giá sự thực hiện đường lốia. Quá trình đổi mới nhận thức về giải quyết các vấn đề xã hộiThời kì đổi mớiĐại hội VIĐại hội IXHNTW 419862001Khóa X [1-2007]Đại hội VIIIĐại hội XĐại hội XI199620062011b. Quan điểm về giải quyết các vấn đề xã hộiMột là, kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hộiHai là, xây dựng và hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội trong từngchính sách phát triểnBa là, chính sách xã hội được thực hiện trên cơ sở phát triển kinh tế; gắn bó hữu cơ giữa quyền lợi vànghĩa vụ, giữa cống hiến và hưởng thụBốn là, coi trọng chỉ tiêu GDP bình quân đầu người gắn với chỉ tiêu phát triển con người [HDI] và chỉtiêu phát triển các lĩnh vực xã hộic. Chủ trương giải quyết các vấn đề xã hộiMột là, khuyến khích mọi người dân làm giàu theo pháp luật, thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo.Hai là, đảm bảo cung ứng dịch vụ công thiết yếu, bình đẳng cho mọi người dân, tạo việc làm và thu nhập, chăm sócsức khoẻ cộng đồngBa là, phát triển hệ thống y tế công bằng và hiệu quảBốn là, xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức khoẻ và cải thiện giống nòiNăm là, thực hiện tốt các chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đìnhSáu là, chú trọng các chính sách ưu đãi xã hộiBảy là, đổi mới cơ chế quản lý và phương thúc cung ứng các dịch vụ công cộngc. Chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội♣ Một là, khuyến khích mọi người dân làm giàu theo pháp luật, thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo Làm giàu theo pháp luật và không quay lưng lại xã hội♣Hai là, đảm bảo cung ứng dịch vụ công thiết yếu, bình đẳng cho mọi người dân, tạo việc làm và thu nhập,chăm sóc sức khoẻ cộng đồng Xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa dạng Đa dạng hoá các loại hình cứu trợ xã hội♣ Ba là, phát triển hệ thống y tế công bằng và hiệu quả♣ Bốn là, xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức khoẻ và cải thiện giống nòi♣ Năm là, thực hiện tốt các chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình Đảm bảo bình đẳng giới Chống nạn bạo hành trong quan hệ gia đình♣ Sáu là, chú trọng các chính sách ưu đãi xã hội♣ Bảy là, đổi mới cơ chế quản lý và phương thúc cung ứng các dịch vụ công cộngd, Đánh giá sự thực hiện đường lối Kết quả và ý nghĩa Sau 25 năm đổi mới chính sách xã hội, nhận thức về vấn đề phát triển xã hội của Đảng và nhân dân ta đãcó nhiều thay đổi có ý nghĩa bước ngoặt rất quan trọng sau đây:“Từ tâm lý thụ động, ỷ lại vào nhà nước và tập thể, trông chờ viện trợ đã chuyển sang tính năng động,chủ động và tích cực của tất cả các tầng lớp dân cư”Từ chỗ đề cao quá mức lợi ích của tập thể một cách chung chung, trừu tượng: thi hành chế độphân phối theo lao động trên danh nghĩa nhưng thực tế là bình quân – cào bằng đã từng bướcchuyển sang thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thờiphân phối theo mức đóng góp các nguồn lực khác vào sản xuất - kinh doanh và thông qua phúc lợixã hội. Nhờ vậy, công bằng xã hội được thể hiện ngày một rõ hơn....Từ chỗ không đặt đúng tầm quan trọng của chính sách xã hội trong mối quan hệ tương tác với chínhsách kinh tế đã đi đến thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội, xem trình độ phát triển kinh tế làđiều kiện vật chất để thực hiện chính sách xã hội, đồng thời thực hiện tốt chính sách xã hội là động lựcquan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hộingay trong từng bước phát triểnTừ chỗ nhà nước bao cấp toàn bộ trong việc giải quyết việc làm đã dần dần chuyển trọng tâm sang thiết lập cơchế, chính sách đề các thành phần kinh tế và người lao động đều tham gia tạo việc làm....Từ chỗ không chấp nhận có sự phân hoá giàu – nghèo đã đi đến khuyến khíchmọi người làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xoá đói giảm nghèo, coi việc cómột bộ phận dân cư giàu trước là cần thiết cho sự phát triển....Từ chỗ muốn nhanh chóng xây dựng một cơ cấu xã hội “thuần nhất” chỉ còn có giai cấp công nhân,giai cấp nông dân tập thể và tầng lớp trí thức đã đi đến quan niệm cần thiết xây dựng một cộng đồng xã hộiđa dạng, trong đó các giai cấp, các tầng lớp dân cư đều có nghĩa vụ, quyền lợi chính đáng, đoàn kết chặtchẽ, góp phần xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh

chương VII: ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA VÀ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

CHƯƠNG VII

ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA VÀ

GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

«˜

I. QÚA TRÌNH NHẬN THỨC VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA

1. Thời kỳ trước đổi mới

a. Quan điểm, chủ trương về xây dựng nền văn hóa mới

- Trong những năm 1943 - 1954:

+ Đề cương văn hóa Việt Nam [1943] xác định: Văn hóa là một trong ba mặt trận [kinh tế, chính trị, văn hóa] của cách mạng Việt Nam và đề ra 3 nguyên tắc xây dựng nền văn hóa mới:

ØDân tộc hóa [chống lại mọi ảnh hưởng của văn hóa nô dịch và thuộc địa].

ØĐại chúng hóa [chống mọi chủ trương, hành động làm cho văn hóa phản lại hoặc xa rời quần chúng].

ØKhoa học hóa [chống lại tất cả những gì làm cho văn hóa phản tiến bộ, trái khoa học].

+ 3/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng chính phủ đã thông qua 6 nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, trong đó có 2 nhiệm vụ thuộc về văn hóa là chống nạn mù chữ và giáo dục lại tinh thần nhân dân.

+ Đầu 1946, Ban TW vận động đời sống mới được thành lập và tổ chức cuộc vận động thực hiện đời sống mới nhằm giáo dục lại tinh thần của nhân dân.

+ Đường lối Văn hóa kháng chiến dần dần được hình thành trong các văn kiện: Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” của Ban thường vụ TW Đảng [11/1947], Báo cáo “Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam” của Trường Chinh [7/1948], Bức thư về “Nhiệm vụ văn hóa Việt Nam trong công cuộc cứu nước và xây dựng nước hiện nay” Trường Chinh [16/11/1946].

- Trong những năm 1955 - 1986:

+ Đại hội III [1960] chủ trương tiến hành cuộc cách mạng tư tưởng và văn hóa đồng thời với cuộc cách mạng về quan hệ sản xuất và cách mạng về khoa học kỹ thuật nhằm xây dựng phát triển nền văn hóa mới, con người mới.

+ Đại hội IV và V tiếp tục đường lối của Đại hội III, xác định nền văn hóa mới là nền văn hóa có nội dung XHCN và tính dân tộc, có tính Đảng và tính nhân dân.

b. Đánh giá sự thực hiện đường lối

- Thành tựu:

+ Nền văn hóa dân chủ mới – văn hóa cứu quốc đã bước đầu được hình thành và đạt nhiều thành tựu trong kháng chiến và kiến quốc. Xóa bỏ dần những mặt lạc hậu, lỗi thời trong di sản văn hóa phong kiến và văn hóa nô dịch của thực dân Pháp, bước đầu xây dựng nền văn hóa dân chủ mới có tính chất dân tộc, khoa học, đại chúng. Phát triển hệ thống giáo dục, cải cách phương pháp dạy học, thực hành rộng rãi đời sống mới, bài trừ hủ tục, lạc hậu. Động viên nhân dân tham gia tích cực vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

+ Trong những năm 1955 – 1986, công tác tư tưởng và văn hóa đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng cả nước. Trình độ văn hóa chung của xã hội đã được nâng lên một cách đáng kể. Lối sống mới đã trở thành phổ biến, người với người sống có tình nghĩa, đoàn kết thương yêu nhau.

- Hạn chế và nguyên nhân:

+ Việc xây dựng thể chế văn hóa còn chậm. Đời sống văn học, nghệ thuật còn có những mặt bất cập. Một số công trình văn hóa vật thể và phi vật thể truyền thống có giá trị không được quan tâm bảo tồn, lưu giữ, thậm chí bị phá hủy, mai một.

+ Công tác tư tưởng văn hóa thiếu sắc bén, thiếu tính chiến đấu. Sự suy thoái về đạo đức, lối sống có chiều hướng phát triển.

+ Chiến tranh cùng với cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp và tâm lý bình quân chủ nghĩa đã làm giảm động lực phát triển văn hóa, giáo dục, kìm hãm năng lực tự do sáng tạo;

2. Trong thời kỳ đổi mới

a. Quá trình đổi mới tư duy về xây dựng và phát triển nền văn hóa

          Từ Đại hội VI đến XI Đảng ta đã hình thành từng bước nhận thức mới về đặc trưng của nền văn hóa mới cần xây dựng, về chức năng, vai trò, vị trí của văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

- Đại hội VI [1986] của Đảng xác định khoa học – kỹ thuật là một động lực to lớn thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội, có vị trí then chốt trong sự nghiệp xây dựng CNXH.

- Đại hội VII [9/1991] lần đầu tiên đưa ra quan niệm nền văn hóa Việt Nam có đặc trưng: tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

- Từ Đại hội VII đến Đại hội XI, Đảng luôn xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội và coi văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực của phát triển.

- Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII [7/1998] đưa ra 5 quan điểm cơ bản chỉ đạo quá trình phát triển văn hóa trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước.

- Hội nghị Trung ương 9 khóa IX [1/2004] xác định thêm “phát triển văn hóa đồng bộ với phát triển kinh tế”

- Hội nghị trung ương 10 khóa IX [7/2004] đã nhận định về sự biến đổi của văn hóa trong quá trình đổi mới.

- Nghị quyết Đại hội XI của Đảng yêu cầu xây dựng văn hóa phải hài hòa với phát triển kinh tế. 

- Đại hội XII gắn nhiệm vụ xây dựng văn hóa, con người với nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước, gắn xây dựng mội trường văn hóa với xây dựng con người, bước đầu hình thành những giá trị mới về con người với các phẩm chất về trách nhiệm xã hội, ý thức công dân, dân chủ, chủ động, sáng tạo, khát vọng vươn lên.

b. Quan điểm chỉ đạo và chủ trương về xây dựng và phát triển văn hóa

              Theo Nghị quyết HNTW 9 khóa XI: “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn”

1- Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội.

2- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.

3- Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa. Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo.

4 - Xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trò của gia đình, cộng đồng. Phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; cần chú ý đầy đủ đến yếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế.

5- Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.

c. Đánh giá việc thực hiện đường lối

- Kết quả và ý nghĩa:

+ Cơ sở vật chất, kỹ thuật của nền văn hóa mới đã bước đầu tạo dựng; quá trình đổi mới tư duy về văn hóa và xây dựng con người, nguồn nhân lực có bước phát triển rõ rệt; môi trường văn hóa chuyển biến theo hướng tích cực; hợp tác, giao lưu quốc tế về văn hóa được mở rộng.

+ Giáo dục và đào tạo có bước phát triển mới.

+ Khoa học và công nghệ có bước phát triển, phục vụ thiết thực hơn nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

+ Văn hóa phát triển, việc xây dựng đời sống văn hóa và nếp sống văn minh có tiến bộ ở tất cả các tỉnh thành.

 - Hạn chế và nguyên nhân:

+ Những tiến bộ và thành tựu đạt được trong lĩnh vực văn hóa chưa tương xứng và chưa vững chắc, chưa đủ để tác động có hiệu quả đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực tư tưởng. Đạo đức và lối sống diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và niềm tin của nhân dân.

+ Sự phát triển của văn hóa chưa đồng bộ và tương xứng với tăng trưởng kinh tế, thiếu gắn bó với nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

+ Việc xây dựng thể chế văn hóa còn chậm, chưa đổi mới, thiếu đồng bộ, làm hạn chế tác dụng của văn hóa đối với các lĩnh vực quan trọng của đời sống đất nước.

+ Tình trạng nghèo nàn, thiếu thốn, lạc hậu về đời sống văn hóa - tinh thần ở nhiều vùng nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa … chưa được khắc phục có hiệu quả. Khoảng cách chênh lệch về hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, miền tiếp tục mở rộng.

 - Nguyên nhân chủ quan:

+ Chưa quán triệt, thực hiện nghiêm túc các quan điểm phát triển văn hóa của Đảng   + Bệnh chủ quan, duy ý chí, khủng hoảng chính sách, giải pháp phát triển văn hóa trong cơ chế thị trường XHCN, hội nhập quốc tế.

+ Một bộ phận những người hoạt động trên lĩnh vực văn hóa có biểu hiện thực dụng, xa rời thiên chức của văn hóa, thị hiếu thấp kém.

II. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ CHỦ TRƯƠNG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

1. Thời kỳ trước đổi mới

a. Chủ trương của Đảng về giải quyết các vấn đề xã hội

- Giai đoạn 1945 – 1954: Các vấn đề xã hội được giải quyết trong mô hình dân chủ nhân dân, Chính phủ có chủ trương và hướng dẫn để các tầng lớp nhân dân chủ động và tự tổ chức giải quyết các vấn đề xã hội của chính mình.

- Giai đoạn 1955 – 1975: Các vấn đề xã hội được giải quyết trong mô hình CNXH kiểu cũ, trong hoàn cảnh có chiến tranh. Chế độ phân phối về thực chất là theo chủ nghĩa bình quân.

- Giai đoạn 1975 – 1985: Các vấn đề xã hội dược giải quyết theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp, trong hoàn cảnh đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng, nguồn viện trợ giảm dần, bị bao vây, cô lập và cấm vận.

 b. Kết quả và hạn chế

- Kết quả và ý nghĩa:

+ Chính sách xã hội thời kỳ trước đổi mới tuy có đã đảm bảo được sự ổn định của xã hội đồng thời còn đạt được những thành tựu phát triển đáng tự hào trên một số lĩnh vực như văn hóa, giáo dục, y tế, lối sống, đạo đức, kỷ cương và an ninh xã hội.

+ Nói lên bản chất tốt đẹp của chế độ mới và sự lãnh đạo đúng đắn của trong giải quyết các vấn đề xã hội trong điều kiện chiến tranh kéo dài, kinh tế chậm phát triển.

- Hạn chế và nguyên nhân:

+ Trong xã hội hình thành tâm lý thụ động, ỷ lại vào Nhà nước và tập thể trong cách giải quyết.

+ Chế độ phân phối theo bình quân – cào bằng không khuyến khích những đơn vị, cá nhân làm tốt, làm giỏi.

+ Hình thành một xã hội đóng, ổn định nhưng kém năng động, chậm phát triển về nhiều mặt.

+ Do đặt chưa đúng tầm chính sách xã hội trong quan hệ với chính sách thuộc các lĩnh vực khác, đồng thời áp dụng và duy trì quá lâu cơ chế quản lý cũ.

2. Trong thời kỳ đổi mới

a. Quá trình đổi mới nhận thức về giải quyết các vấn đề xã hội

- Đại hội VI [1986] lần đầu tiên Đảng ta nâng các vấn đề xã hội lên tầm chính sách xã hội, đặt rõ tầm quan trọng của chính sách xã hội đối với chính sách kinh tế và chính sách ở các lĩnh khác.

- Đại hội VIII [1996] của Đảng tiếp tục khẳng định, bổ sung một số quan điểm:

+ Tăng trưởng kinh tế là phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển.

+ Thực hiện nhiều hình thức phân phối.

+ Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xóa đói, giảm nghèo.

+ Các vấn đề chính sách xã hội đều phải giải quyết theo tinh thần xã hội hóa.

- Đại hội IX [2001] chủ trương các chính sách xã hội phải hướng vào phát triển và làm lành mạnh hóa xã hội, thực hiện công bằng trong phân phối, tạo động lực mạnh mẽ để phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội, thực hiện bình đẳng trong các quan hệ xã hội, khuyến khích nhân dân làm giàu hợp pháp.

- Đại hội X chủ trương phải kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội trong phạm vi cả nước, ở từng lĩnh vực, địa phương.

- Hội nghị TW 4 khóa X [1/2007] nhấn mạnh phải giải quyết tốt các vấn đề xã hội nảy sinh trong qúa trình thực thi các cam kết với WTO.

- Đại hội XI chủ trương phát triển toàn diện, mạnh mẽ các lĩnh vực văn hóa, xã hội hài hòa với phát triển kinh tế.

- Đại hội XII nhấn mạnh cần nhận thức sâu sắc vị trí, tầm quan trọng của phát triển xã hội bền vững và quản lý phát triển xã hội đối với sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc.

b. Quan điểm về giải quyết các vấn đề xã hội

- Kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội.

- Xây dựng và hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển.

- Chính sách xã hội được thực hiện trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn bó hữu cơ giữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa cống hiến và hưởng thụ.

- Coi trọng chỉ tiêu GDP bình quân đầu người gắn với chỉ tiêu phát triển con người [HDI] và chỉ tiêu các lĩnh vực xã hội.

c. Chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội

- Khuyến khích mọi người dân làm giàu theo pháp luật, thực hiện có hiệu quả mục tiêu xóa đói giảm nghèo.

- Bảo đảm cung ứng dịch vụ công thiết yếu, bình đẳng cho mọi người dân, tạo việc làm và thu nhập, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

- Phát triển hệ thống y tế công bằng và hiệu quả.

- Xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe và cải thiện giống nòi.

- Thực hiện tốt các chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình.

- Chú trọng các chính sách ưu đãi xã hội.

- Đổi mới cơ chế quản lý và phương thức cung ứng các dịch vụ công cộng.

d. Đánh giá sự thực hiện đường lối

- Tính năng động, chủ động và tính tích cực xã hội trong tất cả các tầng lớp nhân dân.

- Thực hiện phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp các nguồn lực khác vào sản xuất – kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội.

- Thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội.

- Thiết lập cơ chế, chính sách đề các thành phần kinh tế và người lao động đều tham gia tạo việc làm.

- Khuyến khích mọi người làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xóa đói giảm nghèo.

- Xây dựng một cộng đồng xã hội đa dạng, trong đó các giai cấp, các tầng lớp nhân dân đều có nghĩa vụ, quyền lợi chính đáng, đoàn kết chặt chẽ, góp phần xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh.

* Hạn chế 

- Áp lực gia tăng dân số vẫn còn lớn.

- Sự phân hóa giàu – nghèo và bất công xã hội tiếp tục gia tăng đáng lo ngại.

- Tệ nạn xã hội gia tăng và diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn về kinh tế và an sinh xã hội.

- Môi trường sinh thái bị ô nhiễm tiếp tục gia tăng thêm, tài nguyên bị khai thác bừa bãi và tàn phá.

- Hệ thống giáo dục, y tế lạc hậu, xuống cấp, có nhiều bất cập, an sinh xã hội chưa được đảm bảo.

* Nguyên nhân:

- Tăng trưởng kinh tế vẫn tách rời mục tiêu và chính sách xã hội, chạy theo số lượng, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững xã hội.

- Quản lý xã hội còn nhiều bất cập, không theo kịp sự phát triển kinh tế - xã hội.

Video liên quan

Chủ Đề